Văn Học & Nghệ Thuật

ĐỨNG TRƯỚC “CĂN PHÒNG BÍ MẬT” CỦA TRẦN HẠ VI - PHẠM ĐỨC NHÌ .

( HNPĐ )Tôi đã chọn và đưa Căn Phòng Bí Mật của Trần Hạ Vi vào danh sách những bài thơ sẽ bình từ khá lâu. Những lúc rảnh rang hoặc đầu óc trống vắng tôi lại đem bài thơ ra nhâm nhi, nghiền ngẫm



( HNPD ) Tôi đã chọn và đưa Căn Phòng Bí Mật của Trần Hạ Vi vào danh sách những bài thơ sẽ bình từ khá lâu. Những lúc rảnh rang hoặc đầu óc trống vắng tôi lại đem bài thơ ra nhâm nhi, nghiền ngẫm. Tôi cũng mường tượng một vài bài viết khác – liên quan đến thơ - lấy ý tứ của CPBM làm điểm tựa. Có thể nói đây là bài thơ “làm phiền” tôi nhiều nhất. Có độ tôi đã “ăn ngủ” với nó cả mấy ngày liên tiếp để cố gắng tìm ra thế trận hợp lý, có hiệu quả cho bài bình của mình. Nhưng rồi vẫn thấy chưa vừa ý – duyên chưa đến - nên lại cho qua.

Hôm nay, ngồi ở sau nhà thả hồn theo những đám mây bay rồi lẩm nhẩm đọc lại CPBM, chợt thấy cái duyên ngầm của nó, bèn hứng chí chạy vào nhà mở máy gõ mấy lời bình để mời bạn đọc cùng bước vào một góc của thế giới thơ Trần Hạ Vi.

CĂN PHÒNG BÍ MẬT

Có những điều sẽ chẳng nói ra
cho dù chúng ta

có yêu nhau đến thế nào chăng nữa
mấy ngàn ngày...
và có thể mấy vạn ngày tiếp lửa
chuyện anh

chuyện em
vẫn ẩn chứa bí mật của mỗi người

Có những góc tối ở trong hồn
của riêng ta

không bao giờ chia sẻ
chẳng phải vì niềm tin không vẹn vẽ
nhưng vì đó là căn phòng bí mật

chẳng nên mở bao giờ

Con yêu tinh ngày xưa có một yêu cầu đơn sơ
cô gái sẽ sống mãi trong bạc vàng nhung gấm
chỉ đừng bao giờ mở cánh cửa cấm
ai cũng cần một góc nhỏ cho riêng mình (1)

Chúng ta ân ân ái ái

tan chảy ân tình
nhưng mỗi người chỉ có thể là riêng một
một anh

một em
dù ngọt ngào chung hưởng

đắng cay chia sớt
nhưng em là em
và anh vẫn là anh

Phòng chứa bí mật của phù thủy vẫn sẵn dành (2)
để chúng ta cất giữ những ước mơ ngông cuồng hoang dại nhất
tình yêu này sẽ luôn luôn có thật
khi em được là em
và anh được là anh
với căn phòng bé nhỏ của riêng mình.

27.08.2016/THV
#thotranhavi

(1) Truyện cổ tích

(2) Harry Potter và phòng chứa bí mật


Thơ Hay Là Vè?

CPBM bàn đến một đề tài rất lớn và khó hiểu (a). Dùng thơ để mô tả, chuyển tải một ý niệm trừu tượng, nặng tính triết học, rất dễ đi đến chỗ khô khan, làm người đọc chán ngán. Nếu không khéo “thơ” sẽ biến thành vè một cách dễ dàng. Bởi vậy, việc đầu tiên phải chẩn đoán xem nó có vượt qua được cửa ải “vè” chưa? Nếu chưa thì đành xếp bút, đưa bài thơ khác lên bàn mổ chứ ai lại đi bình một bài vè.

Cũng may, Trần Hạ Vi đã tạo ra một khung cảnh thơ hợp lý. Đọc hết bài thơ tôi có cảm tưởng chị đang tâm sự với người yêu của mình lúc được yêu cầu trải tất tật lòng ra với nhau khi đã thực sự yêu. Chị không đồng ý và lời lẽ phản đối của chị nhẹ nhàng nhưng quyết liệt. Ở đây tâm đã đối cảnh và đã có cảm xúc, đã là thơ.

Tứ Thơ

Bài thơ không có phép ẩn dụ toàn bài nên tứ với ý là một: Tác giả dùng hình ảnh “căn phòng bí mật” để nói đến những góc tối trong tâm hồn không thể sẻ chia dù với người thân yêu nhất.

Thụy Khuê, khi bàn về trường phái Siêu Thực, cũng có nhắc đến CPBM, nhưng với cái tên thật của nó.

“Freud chia hoạt động tâm thần làm ba khu vực: Vùng vô thức tức là cái đó (le ça trong tiếng Pháp, Es tiếng Đức) chứa đựng toàn bộ những nhu cầu bản năng bị dồn nén, cấm kỵ không được phát lộ ra ngoài. Vùng ý thức tức cái tôi (le moi, ego), hay ý thức xã hội, cái tôi xã hội, chứa đựng những gì đã được thanh lọc bởi lý trí và đạo đức xã hội, sẵn sàng trình làng. Và cái siêu ngã (le sur moi) có trách nhiệm kiểm duyệt.

Theo Freud, cái vô thức mới là bộ mặt thật, là cái tôi đích thực của con người. Nó chi phối mọi hoạt động. Còn cái tôi ý thức chỉ là bộ mặt bề ngoài, giả dối và ngụy tạo.”(b)

Nhưng cái tôi ý thức – mà trong một vài bài khác tôi gọi là cái tôi văn hóa - mới chính là cuộc sống thực tế của con người. Con người tương tác, giao tiếp với nhau hoàn toàn bằng cái tôi văn hóa. Cái tôi đích thực bị “cầm tù” trong vùng vô thức mà Trần Hạ Vi gọi là CPBM. Nếu vì một lý do gì đó CPBM bị bung khóa, những góc tối của tâm hồn lộ ra giữa thanh thiên bạch nhật, thì con người sẽ không còn niềm tin vì nhìn đâu cũng thấy dối trá, lừa lọc. Lúc ấy vô số thần tượng sẽ sụp đổ, trật tự sẽ đảo lộn, xã hội sẽ rối loạn. Con buôn gian dối thì không nói làm gì, vì đó là “chuyện thường ngày” của họ. Nhưng các bậc mô phạm mặt cũng khắc đầy những chữ “xạo” to tổ bố. Các đấng Quân Vương của thời đại mới - Tổng Thống, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng - “xạo” thì cũng thường tình, vì có thế họ mới có thể mị dân, giữ ngai vàng, giữ ghế. Nhưng ngay cả những vị chức sắc cao nhất của các tôn giáo – khi “những ước mơ ngông cuồng hoang dại nhất” từ “những góc tối của tâm hồn” lúc còn thơ trẻ hiển hiện trước mắt người đời – ít ra, chắc cũng sẽ ngượng ngùng cúi mặt.

Kỹ Thuật Thơ

1/ Thể Thơ: tác giả viết theo thể thơ mới, số chữ trong câu tùy tiện, không theo một nguyên tắc bó buộc nào.

2/ Vần Và Dòng Chảy Của Tứ Thơ: vần liên tiếp, khá đều đặn, nhưng không có hội chứng nhàm chán vần. Có lẽ do có vài chỗ thoát vận và nhịp điệu khác lạ nhờ những cụm từ:
a/ chuyện anh/ chuyện em (đoạn 1)

b/ một anh/ một em,  nhưng em là em/ và anh vẫn là anh (đoạn 4)

c/ khi em được là em/ và anh được là anh (đoạn 5)

Dòng chảy của tứ thơ trơn tru, nhẹ nhàng, thoải mái.

3/ Ngôn Ngữ Thơ: tương đối đẹp, có một số hình tượng khá độc đáo:

cho dù chúng ta
có yêu nhau đến thế nào chăng nữa
mấy ngàn ngày...
và có thể mấy vạn ngày tiếp lửa
Cụm từ “tiếp lửa” lạ và hay
Có những góc tối ở trong hồn
của riêng ta

không bao giờ chia sẻ
chẳng phải vì niềm tin không vẹn vẽ

Tĩnh từ “vẹn vẽ” vừa rất “bắc kỳ” vừa đắt.

Chúng ta ân ân ái ái
tan chảy ân tình
là câu thơ có sức “gợi”mạnh, rất hợp với khung cảnh đoạn thơ.

4/ Thế Trận: hợp lý, hoàn thành nhiệm vụ chuyển tải tứ thơ.


Cảm Xúc:


    1/ Tầng 1: người đọc thả tâm trí theo dòng chảy của tứ thơ, có cảm tình với cái đẹp văn chương (ngôn ngữ, hình tuợng) và mới chỉ khám phá được một phần ý tứ của tác giả nên cảm xúc nếu có, cũng không nhiều


    2/ Tầng 2: ở cuối bài, khi thế trận của chữ nghĩa đã phát huy hiệu quả, tác giả đã dồn hết sức mạnh của tình yêu và lời thơ của mình vào đoạn cuối, bài thơ đã được đẩy đến cao trào với rất nhiều cảm xúc.

    3/ Tầng 3: hồn thơ không có.

Sự Trùng Lặp Hay Một Cách Nhấn Mạnh Khéo Léo.

Ở lần đọc bài thơ đầu tiên tôi có cảm giác tác giả đã phạm một lỗi lớn: ý tưởng trùng lặp quá nhiều. Bài thơ có 5 đoạn mà đoạn nào tác giả cũng - bằng cách này hay cách khác - cắt nghĩa, giải thích vai trò của CPBM đối với con người.

Đến khi đọc hết bài rồi lại đọc thêm vài lần nữa tôi mới nhận ra dụng ý của sự lập đi lập lại ấy. THV đã lỡ “yêu” phải một tứ thơ quá cứng. Trước năm 1975, ở lớp cao nhất của bậc trung học (Đệ Nhất) học sinh mới bắt đầu làm quen với Triết Học trong đó  Vô Thức là một ý niệm khó nhai và khó nuốt nhất. Sau đó nếu không học Văn Khoa hoặc Đại Học Sư Phạm Văn, ngay cả những người học thức, khi bàn đến “những góc tối của tâm hồn” cũng không ai dám nhận là đã hiểu đến nơi đến chốn.

Tôi có cảm tưởng chị đã mời 5 “tay búa” tập trung đập vào một khoảnh nhỏ trên bức tường ngăn cách giữa thi sĩ và người đọc. Chỉ có một khoảnh tường nhỏ nhưng 5 tay búa thì, từ vóc dáng đến cách quai búa, mỗi người một vẻ khác nhau. Và với 2 nhát búa mạnh mẽ sau cùng, bức tường ngăn cách đã ngã đổ và chị đã tuôn ra được những điều đáng nói nhất với người yêu của mình: căn phòng bí mật là nơi “cất giữ những ước mơ ngông cuồng hoang dại nhất”



“tình yêu này sẽ luôn luôn có thật...
khi em được là em
và anh được là anh
với căn phòng bé nhỏ của riêng mình”

Chị muốn nói với người yêu bằng tất cả sự tự tin và tình yêu tha thiết từ trái tim:

“Chỉ khi cánh cửa CPBM luôn đóng kín thì – không phải lo cái tôi đích thực của mình bị lộ ra - em được là em và anh được là anh (trong bộ áo của cái tôi văn hóa) - vâng, chỉ lúc ấy tình yêu mới trở thành hiện thực và có cơ đứng vững.”

Độc giả không cảm thấy chán ngán dù phải gặp hình tượng CPBM đến mấy lần là vì thế. Và chức năng truyền thông của bài thơ, có thể nói, đã thành công.

Nhận Xét Chung Cuộc

Trước khi bình bài thơ này của THV, theo thói quen, tôi đã đọc hầu hết thơ của chị trên FB. Chị cũng gởi cho tôi một số những bài thơ tuyển mà chị rất tâm đắc. Không hiểu sao tôi lại chọn CPBM. Một thằng bạn cũ cũng chơi FB, khi được hỏi ý kiến đã phán “Mày tinh mắt đấy! Bài này trội nhất. Những bài khác (của THV) không sai phạm chỗ này cũng sơ xuất chỗ kia.” Tôi chỉ dám nhận là mình may mắn, đã “phải lòng” một bài thơ không tệ.

Có thể nói CPBM khá tròn trịa, “đẹp” ở nhiều mặt. Tứ thơ hay, biểu lộ cái nhìn sâu sắc của tác giả về con người, cuộc sống. Kỹ thuật thơ khá vững. Cách sử dụng vần khéo léo, đúng liều lượng, tạo vị ngọt vừa phải, giúp dòng chảy của ý tưởng, cảm xúc suôn sẻ, không có những mô gò làm người đọc khựng lại, mất hứng. Thế trận hơi lạ nhưng rất hiệu quả, dẫn đến đoạn kết đầy ấn tượng. Nhờ vậy cảm xúc ở tầng hai khá mạnh, đặc biệt ở hai đoạn cuối. Tuy vậy, chưa thấy xuất hiện hồn thơ.


Kết Luận

 
Trần Hạ Vi đã đứng về phía đại đa số những người ủng hộ lối sống Phương Tây. Đó là lối sống rất nhiều nước trên thế giới đã chấp nhận hoặc đang học hỏi để “bắt chước”. Nhưng cũng có nhiều triết gia ở chính Phương Tây cho rằng lối sống ấy đã làm cho con người “vong thân” (đánh mất chính mình) (c), làm nô lệ cho một “kẻ xa lạ” (d) đang chiếm hữu thân xác mình vì đã để cái tôi văn hóa che khuất cái tôi đích thực. Dĩ nhiên mỗi người có quyền có quan niệm sống riêng của mình. Qua CPBM, Trần Hạ Vi đã ra sức biểu dương cái tôi văn hóa. Và theo tôi - bằng kỹ thuật thơ và nhiệt tình cháy bỏng - chị đã làm rất đông người đọc mỉm cười mãn nguyện vì cảm thấy và tin rằng sự lựa chọn của mình là đúng.

CHÚ THÍCH:

   a/ Tôi không biết tác giả “mượn” hình tượng Căn Phòng Bí Mật từ đâu - từ Harry Potter, từ một truyện cổ tích nào đó, hay từ trải nghiệm rút ra trong quá trình đọc của mình? Ở đây tôi không làm công việc truy tìm nguồn gốc ý tưởng mà chỉ “bàn” một chút về khả năng đưa ý tưởng ấy vào thơ.

   b/ (http://thuykhue.free.fr/stt/s/breton.html)
   c/ Jean Paul Sartre.

   d/ Albert Camus

Phạm Đức Nhì ( HNPĐ )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

ĐỨNG TRƯỚC “CĂN PHÒNG BÍ MẬT” CỦA TRẦN HẠ VI - PHẠM ĐỨC NHÌ .

( HNPĐ )Tôi đã chọn và đưa Căn Phòng Bí Mật của Trần Hạ Vi vào danh sách những bài thơ sẽ bình từ khá lâu. Những lúc rảnh rang hoặc đầu óc trống vắng tôi lại đem bài thơ ra nhâm nhi, nghiền ngẫm



( HNPD ) Tôi đã chọn và đưa Căn Phòng Bí Mật của Trần Hạ Vi vào danh sách những bài thơ sẽ bình từ khá lâu. Những lúc rảnh rang hoặc đầu óc trống vắng tôi lại đem bài thơ ra nhâm nhi, nghiền ngẫm. Tôi cũng mường tượng một vài bài viết khác – liên quan đến thơ - lấy ý tứ của CPBM làm điểm tựa. Có thể nói đây là bài thơ “làm phiền” tôi nhiều nhất. Có độ tôi đã “ăn ngủ” với nó cả mấy ngày liên tiếp để cố gắng tìm ra thế trận hợp lý, có hiệu quả cho bài bình của mình. Nhưng rồi vẫn thấy chưa vừa ý – duyên chưa đến - nên lại cho qua.

Hôm nay, ngồi ở sau nhà thả hồn theo những đám mây bay rồi lẩm nhẩm đọc lại CPBM, chợt thấy cái duyên ngầm của nó, bèn hứng chí chạy vào nhà mở máy gõ mấy lời bình để mời bạn đọc cùng bước vào một góc của thế giới thơ Trần Hạ Vi.

CĂN PHÒNG BÍ MẬT

Có những điều sẽ chẳng nói ra
cho dù chúng ta

có yêu nhau đến thế nào chăng nữa
mấy ngàn ngày...
và có thể mấy vạn ngày tiếp lửa
chuyện anh

chuyện em
vẫn ẩn chứa bí mật của mỗi người

Có những góc tối ở trong hồn
của riêng ta

không bao giờ chia sẻ
chẳng phải vì niềm tin không vẹn vẽ
nhưng vì đó là căn phòng bí mật

chẳng nên mở bao giờ

Con yêu tinh ngày xưa có một yêu cầu đơn sơ
cô gái sẽ sống mãi trong bạc vàng nhung gấm
chỉ đừng bao giờ mở cánh cửa cấm
ai cũng cần một góc nhỏ cho riêng mình (1)

Chúng ta ân ân ái ái

tan chảy ân tình
nhưng mỗi người chỉ có thể là riêng một
một anh

một em
dù ngọt ngào chung hưởng

đắng cay chia sớt
nhưng em là em
và anh vẫn là anh

Phòng chứa bí mật của phù thủy vẫn sẵn dành (2)
để chúng ta cất giữ những ước mơ ngông cuồng hoang dại nhất
tình yêu này sẽ luôn luôn có thật
khi em được là em
và anh được là anh
với căn phòng bé nhỏ của riêng mình.

27.08.2016/THV
#thotranhavi

(1) Truyện cổ tích

(2) Harry Potter và phòng chứa bí mật


Thơ Hay Là Vè?

CPBM bàn đến một đề tài rất lớn và khó hiểu (a). Dùng thơ để mô tả, chuyển tải một ý niệm trừu tượng, nặng tính triết học, rất dễ đi đến chỗ khô khan, làm người đọc chán ngán. Nếu không khéo “thơ” sẽ biến thành vè một cách dễ dàng. Bởi vậy, việc đầu tiên phải chẩn đoán xem nó có vượt qua được cửa ải “vè” chưa? Nếu chưa thì đành xếp bút, đưa bài thơ khác lên bàn mổ chứ ai lại đi bình một bài vè.

Cũng may, Trần Hạ Vi đã tạo ra một khung cảnh thơ hợp lý. Đọc hết bài thơ tôi có cảm tưởng chị đang tâm sự với người yêu của mình lúc được yêu cầu trải tất tật lòng ra với nhau khi đã thực sự yêu. Chị không đồng ý và lời lẽ phản đối của chị nhẹ nhàng nhưng quyết liệt. Ở đây tâm đã đối cảnh và đã có cảm xúc, đã là thơ.

Tứ Thơ

Bài thơ không có phép ẩn dụ toàn bài nên tứ với ý là một: Tác giả dùng hình ảnh “căn phòng bí mật” để nói đến những góc tối trong tâm hồn không thể sẻ chia dù với người thân yêu nhất.

Thụy Khuê, khi bàn về trường phái Siêu Thực, cũng có nhắc đến CPBM, nhưng với cái tên thật của nó.

“Freud chia hoạt động tâm thần làm ba khu vực: Vùng vô thức tức là cái đó (le ça trong tiếng Pháp, Es tiếng Đức) chứa đựng toàn bộ những nhu cầu bản năng bị dồn nén, cấm kỵ không được phát lộ ra ngoài. Vùng ý thức tức cái tôi (le moi, ego), hay ý thức xã hội, cái tôi xã hội, chứa đựng những gì đã được thanh lọc bởi lý trí và đạo đức xã hội, sẵn sàng trình làng. Và cái siêu ngã (le sur moi) có trách nhiệm kiểm duyệt.

Theo Freud, cái vô thức mới là bộ mặt thật, là cái tôi đích thực của con người. Nó chi phối mọi hoạt động. Còn cái tôi ý thức chỉ là bộ mặt bề ngoài, giả dối và ngụy tạo.”(b)

Nhưng cái tôi ý thức – mà trong một vài bài khác tôi gọi là cái tôi văn hóa - mới chính là cuộc sống thực tế của con người. Con người tương tác, giao tiếp với nhau hoàn toàn bằng cái tôi văn hóa. Cái tôi đích thực bị “cầm tù” trong vùng vô thức mà Trần Hạ Vi gọi là CPBM. Nếu vì một lý do gì đó CPBM bị bung khóa, những góc tối của tâm hồn lộ ra giữa thanh thiên bạch nhật, thì con người sẽ không còn niềm tin vì nhìn đâu cũng thấy dối trá, lừa lọc. Lúc ấy vô số thần tượng sẽ sụp đổ, trật tự sẽ đảo lộn, xã hội sẽ rối loạn. Con buôn gian dối thì không nói làm gì, vì đó là “chuyện thường ngày” của họ. Nhưng các bậc mô phạm mặt cũng khắc đầy những chữ “xạo” to tổ bố. Các đấng Quân Vương của thời đại mới - Tổng Thống, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng - “xạo” thì cũng thường tình, vì có thế họ mới có thể mị dân, giữ ngai vàng, giữ ghế. Nhưng ngay cả những vị chức sắc cao nhất của các tôn giáo – khi “những ước mơ ngông cuồng hoang dại nhất” từ “những góc tối của tâm hồn” lúc còn thơ trẻ hiển hiện trước mắt người đời – ít ra, chắc cũng sẽ ngượng ngùng cúi mặt.

Kỹ Thuật Thơ

1/ Thể Thơ: tác giả viết theo thể thơ mới, số chữ trong câu tùy tiện, không theo một nguyên tắc bó buộc nào.

2/ Vần Và Dòng Chảy Của Tứ Thơ: vần liên tiếp, khá đều đặn, nhưng không có hội chứng nhàm chán vần. Có lẽ do có vài chỗ thoát vận và nhịp điệu khác lạ nhờ những cụm từ:
a/ chuyện anh/ chuyện em (đoạn 1)

b/ một anh/ một em,  nhưng em là em/ và anh vẫn là anh (đoạn 4)

c/ khi em được là em/ và anh được là anh (đoạn 5)

Dòng chảy của tứ thơ trơn tru, nhẹ nhàng, thoải mái.

3/ Ngôn Ngữ Thơ: tương đối đẹp, có một số hình tượng khá độc đáo:

cho dù chúng ta
có yêu nhau đến thế nào chăng nữa
mấy ngàn ngày...
và có thể mấy vạn ngày tiếp lửa
Cụm từ “tiếp lửa” lạ và hay
Có những góc tối ở trong hồn
của riêng ta

không bao giờ chia sẻ
chẳng phải vì niềm tin không vẹn vẽ

Tĩnh từ “vẹn vẽ” vừa rất “bắc kỳ” vừa đắt.

Chúng ta ân ân ái ái
tan chảy ân tình
là câu thơ có sức “gợi”mạnh, rất hợp với khung cảnh đoạn thơ.

4/ Thế Trận: hợp lý, hoàn thành nhiệm vụ chuyển tải tứ thơ.


Cảm Xúc:


    1/ Tầng 1: người đọc thả tâm trí theo dòng chảy của tứ thơ, có cảm tình với cái đẹp văn chương (ngôn ngữ, hình tuợng) và mới chỉ khám phá được một phần ý tứ của tác giả nên cảm xúc nếu có, cũng không nhiều


    2/ Tầng 2: ở cuối bài, khi thế trận của chữ nghĩa đã phát huy hiệu quả, tác giả đã dồn hết sức mạnh của tình yêu và lời thơ của mình vào đoạn cuối, bài thơ đã được đẩy đến cao trào với rất nhiều cảm xúc.

    3/ Tầng 3: hồn thơ không có.

Sự Trùng Lặp Hay Một Cách Nhấn Mạnh Khéo Léo.

Ở lần đọc bài thơ đầu tiên tôi có cảm giác tác giả đã phạm một lỗi lớn: ý tưởng trùng lặp quá nhiều. Bài thơ có 5 đoạn mà đoạn nào tác giả cũng - bằng cách này hay cách khác - cắt nghĩa, giải thích vai trò của CPBM đối với con người.

Đến khi đọc hết bài rồi lại đọc thêm vài lần nữa tôi mới nhận ra dụng ý của sự lập đi lập lại ấy. THV đã lỡ “yêu” phải một tứ thơ quá cứng. Trước năm 1975, ở lớp cao nhất của bậc trung học (Đệ Nhất) học sinh mới bắt đầu làm quen với Triết Học trong đó  Vô Thức là một ý niệm khó nhai và khó nuốt nhất. Sau đó nếu không học Văn Khoa hoặc Đại Học Sư Phạm Văn, ngay cả những người học thức, khi bàn đến “những góc tối của tâm hồn” cũng không ai dám nhận là đã hiểu đến nơi đến chốn.

Tôi có cảm tưởng chị đã mời 5 “tay búa” tập trung đập vào một khoảnh nhỏ trên bức tường ngăn cách giữa thi sĩ và người đọc. Chỉ có một khoảnh tường nhỏ nhưng 5 tay búa thì, từ vóc dáng đến cách quai búa, mỗi người một vẻ khác nhau. Và với 2 nhát búa mạnh mẽ sau cùng, bức tường ngăn cách đã ngã đổ và chị đã tuôn ra được những điều đáng nói nhất với người yêu của mình: căn phòng bí mật là nơi “cất giữ những ước mơ ngông cuồng hoang dại nhất”



“tình yêu này sẽ luôn luôn có thật...
khi em được là em
và anh được là anh
với căn phòng bé nhỏ của riêng mình”

Chị muốn nói với người yêu bằng tất cả sự tự tin và tình yêu tha thiết từ trái tim:

“Chỉ khi cánh cửa CPBM luôn đóng kín thì – không phải lo cái tôi đích thực của mình bị lộ ra - em được là em và anh được là anh (trong bộ áo của cái tôi văn hóa) - vâng, chỉ lúc ấy tình yêu mới trở thành hiện thực và có cơ đứng vững.”

Độc giả không cảm thấy chán ngán dù phải gặp hình tượng CPBM đến mấy lần là vì thế. Và chức năng truyền thông của bài thơ, có thể nói, đã thành công.

Nhận Xét Chung Cuộc

Trước khi bình bài thơ này của THV, theo thói quen, tôi đã đọc hầu hết thơ của chị trên FB. Chị cũng gởi cho tôi một số những bài thơ tuyển mà chị rất tâm đắc. Không hiểu sao tôi lại chọn CPBM. Một thằng bạn cũ cũng chơi FB, khi được hỏi ý kiến đã phán “Mày tinh mắt đấy! Bài này trội nhất. Những bài khác (của THV) không sai phạm chỗ này cũng sơ xuất chỗ kia.” Tôi chỉ dám nhận là mình may mắn, đã “phải lòng” một bài thơ không tệ.

Có thể nói CPBM khá tròn trịa, “đẹp” ở nhiều mặt. Tứ thơ hay, biểu lộ cái nhìn sâu sắc của tác giả về con người, cuộc sống. Kỹ thuật thơ khá vững. Cách sử dụng vần khéo léo, đúng liều lượng, tạo vị ngọt vừa phải, giúp dòng chảy của ý tưởng, cảm xúc suôn sẻ, không có những mô gò làm người đọc khựng lại, mất hứng. Thế trận hơi lạ nhưng rất hiệu quả, dẫn đến đoạn kết đầy ấn tượng. Nhờ vậy cảm xúc ở tầng hai khá mạnh, đặc biệt ở hai đoạn cuối. Tuy vậy, chưa thấy xuất hiện hồn thơ.


Kết Luận

 
Trần Hạ Vi đã đứng về phía đại đa số những người ủng hộ lối sống Phương Tây. Đó là lối sống rất nhiều nước trên thế giới đã chấp nhận hoặc đang học hỏi để “bắt chước”. Nhưng cũng có nhiều triết gia ở chính Phương Tây cho rằng lối sống ấy đã làm cho con người “vong thân” (đánh mất chính mình) (c), làm nô lệ cho một “kẻ xa lạ” (d) đang chiếm hữu thân xác mình vì đã để cái tôi văn hóa che khuất cái tôi đích thực. Dĩ nhiên mỗi người có quyền có quan niệm sống riêng của mình. Qua CPBM, Trần Hạ Vi đã ra sức biểu dương cái tôi văn hóa. Và theo tôi - bằng kỹ thuật thơ và nhiệt tình cháy bỏng - chị đã làm rất đông người đọc mỉm cười mãn nguyện vì cảm thấy và tin rằng sự lựa chọn của mình là đúng.

CHÚ THÍCH:

   a/ Tôi không biết tác giả “mượn” hình tượng Căn Phòng Bí Mật từ đâu - từ Harry Potter, từ một truyện cổ tích nào đó, hay từ trải nghiệm rút ra trong quá trình đọc của mình? Ở đây tôi không làm công việc truy tìm nguồn gốc ý tưởng mà chỉ “bàn” một chút về khả năng đưa ý tưởng ấy vào thơ.

   b/ (http://thuykhue.free.fr/stt/s/breton.html)
   c/ Jean Paul Sartre.

   d/ Albert Camus

Phạm Đức Nhì ( HNPĐ )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm