Tham Khảo
Dân chủ có đuôi XHCN
Trong một từ ghép, đuôi XHCN là tính từ. Tức là chỉ tính chất của danh từ, vật mà nó bổ nghiã. Thí dụ, thịt gà tức là thịt cuả con gà thì không phải là thịt chuộ
Bùi Quang Vơm
Paris, 18/03/2016
(Quangvom's Blog)
Trong một từ ghép, đuôi XHCN là tính từ. Tức là chỉ tính chất
của danh từ, vật mà nó bổ nghiã. Thí dụ, thịt gà tức là
thịt cuả con gà thì không phải là thịt chuột, là thịt cuả con
chuột, cái nhà đất, thì từ móng nhà, tường nhà, nền nhà,
thậm chí cả mái nhà... đều bằng đất, không giống nhà xây, tức
là từ móng trở lên..., đều được xây bằng gạch, bằng đá. Cũng
như vậy, khi nói thuyền gỗ, to một chút thì gọi là tàu gỗ,
đều được làm bằng gỗ. Tàu làm bằng gỗ thì dễ vỡ và dễ
dàng bị tàu sắt đâm thủng và đâm chìm. Cho nên tàu gỗ cuả ngư
dân người Việt thường bị "Tàu lạ", thường là loại tàu làm
bằng sắt đâm chìm, ngư dân Việt bị chết oan.
Nói lạc đề thêm một chút, Tàu lạ không phải chỉ là phương
tiện đi được dưới nước, nhưng lạ, tức là không quen, tức là
khác thường, mà vì người Việt vẫn quen gọi người Trung quốc
là người Tàu. Tàu lạ, vì vậy, còn có nghiã là người Trung
quốc lạ, tức là một loại người Trung quốc không bình thường.
Người Trung quốc này là người Trung quốc có diện mạo (hay mặt
mũi) cộng sản, làm theo lệnh của Nhà cầm quyền cộng sản Trung
quốc, anh em cùng cha khác mẹ với đảng cộng sản Việt Nam (Cha
là Mác, nhưng mẹ là Mao hoặc Lênin, mẹ nhưng cũng là đàn ông).
Ghi ghép cái đuôi XHCN vào một cái gì đó thì nó làm cho cái
đó biến về chất, tức là không còn là chính nó nữa. Ngạn ngữ
Nga có câu "Một mẩu bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một mẩu
sự thật không phải là sự thật". Gắn thêm cái đuôi XHCN vào một
khái niệm là lập lờ đánh tráo khái niệm đó, là "tháo nhể"
(ăn cắp) linh hồn của khái niệm đó, tạo ra cảm giác ngộ nhận.
Đây là một sự lừa bịp có chủ ý, cho thấy những kẻ tạo ra
nó, không phải là những người tử tế, những người không đứng
đắn, và có thể còn không lương thiện. Ở những bài viết trước
(phần Hai bài viết "Liệu Việt Nam có tự cải cách", và bài,
"Có nhà nước Pháp quyền XHCN không"), chúng ta đã chứng minh
rằng, không có cái gì gọi là Thị trường XHCN, và cũng không
cái gì gọi là Pháp quyền XHCN.
Dân chủ XHCN, Nhân quyền XHCN cũng vậy. Ghép thêm đuôi XHCN, những
tác giả (một vài vị thôi) của nền lý luận cộng sản Việt Nam
cố tình chính trị hoá những khái niệm Dân chủ và Nhân quyền,
là những khái niệm phổ quát, bất biến cuả nhân loại, để nhốt
tất cả vào cái cũi XHCN, trói dân tộc Việt Nam vào cái trại
tập trung cộng sản.
Nói theo kiểu lý luận thì XHCN nghiã là Tự do, Nhân quyền, Dân
chủ, Pháp luật... mọi thứ ở Việt Nam đều chịu sự kiểm soát
và chịu sự lãnh đạo cuả đảng cộng sản Việt Nam, là tổ chức
chính trị của một nhóm người đã tách biệt, cách ly với mọi
thành phần có trong xã hội, nhưng nắm quyền cai trị, thao túng
mọi hoạt động xã hội bằng các công cụ bạo lực chuyên chế, và
bằng cách che chắn sự thật.
Bầu cử là Nền tảng của dân chủ.
a- Ở một xã hội dân chủ đích thực, Nhà nước có vai trò trung
gian, phi chính trị, không quản trị xã hội bằng cương lĩnh và
đường lối mà bằng pháp luật, gọi là nhà nước Pháp quyền.
Trong nhà nước Pháp quyền, quyền lực tối thượng là pháp luật.
Tổng thống là đại diện cao nhất các lợi ích quốc gia, nhưng
người có quyền cao nhất cuả công cụ quyền lực nhà nước là
Chánh án Toà án tối cao. Chánh án Toà tối cao do Tổng thống
chỉ định, nhưng độc lập hoàn toàn với Tổng thống. Trong khi
tổng thống có thể là đại diện của một đảng chính trị, thì
Chánh án bắt buộc phải tuyên thệ phi chính trị.
Xã hội dân sự là xã hội gồm các tổ chức thuần tuý dân sự.
Tổ chức dân sự là hội đoàn tự nguyện của các cá nhân hay nhóm
cá nhân có chung quyền lợi, hoạt động chỉ nhằm bảo vệ quyền
lợi cuả hội viên không có mục đích vụ lợi, khác về chất với
các hội đoàn trong chế độ XHCN.
Trong xã hội dân chủ đích thực, nơi quyền tự do lập hội không
bị tước đoạt, mọi người dân, mọi thành phần xã hội đều tự
tổ chức thành nhóm, thành hội đoàn để tự bảo vệ quyền lợi
của mình. Bầu cử lập pháp là bầu cử Quốc hội, thực chất là
bầu Chính phủ. Vì Chính phủ là bộ máy của lực lượng chính
trị hay đảng chính trị chiếm được đa số ghế trong Quốc hội.
Chính phủ đứng giữa một bên là Thị trường hay Doanh nghiệp và
một bên là Xã hội dân sự, hay là xã hội lao động.
Hội đồng bầu cử Quốc gia trung ương do Chánh án Toà tối cao
trực tiếp làm chủ tịch và chỉ định các cấp địa phương trong
hệ thống thẩm phán. Hội đồng bầu cử có trách nhiệm tiếp danh
sách đăng ký ứng cử của tất cả mọi cá nhân, mọi tổ chức,
không hạn chế số lượng, không hạn chế tuổi tác, không có bất
cứ một hạn chế nào, nhưng với điều kiện có lượng chữ ký ủng
hộ nhất định, do hội đồng quy định. Vì vậy, thông thường các
cá nhân hoặc tổ chức nhỏ có quyền lợi gần nhau thường liên
danh với nhau.
Bầu cử được tổ chức theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu và bỏ
phiếu kín. Số ghế trong Quốc hội được phân bổ theo tỷ lệ
tương ứng với số phiếu thu được từ kết quả bầu cử. Nếu ở
vòng một, gọi là vòng tỷ lệ, không có đảng phái nào chiếm đa
số phiếu tuyệt đối, sẽ phải tổ chức vòng hai. Ở vòng hai,
các đảng phái hay lực lượng chính trị tiếp tục chiến dịch
vận động và tìm cách liên minh với các đảng phái khác cùng
cánh, tả hoặc hữu, nhằm mục đích dồn phiếu cho nhau. Nếu không
tạo được liên minh đủ để chỉ còn hai phe, vòng hai tiếp tục
là vòng gọi là vòng loại trực tiếp, tức là lấy hai đảng có
số phiếu cao nhất tính từ trên xuống. Vòng ba là vòng cuối,
chỉ còn là tranh chấp giữa hai phe. Phe chiếm đa số sẽ đứng ra
lập Chính phủ. Nhân sự Chính phủ trong trường hợp phải liên
danh, cũng sẽ là sự thương lượng giữa các đảng liên minh theo
tỷ lệ tương ứng với số phiếu ở vòng đầu.
Bản chất của một xã hội được gọi là dân chủ hay phi dân chủ,
dân chủ giả hiệu hay dân chủ đích thực thể hiện qua cơ chế bầu
cử. Bởi vì Bầu cứ là cơ chế thực thi quyền làm chủ của
người dân, là lúc người dân thực hiện hành vi quyền làm chủ
cuả mình.
Xã hội là không gian nơi diễn ra các tương tác của các tác nhân
xã hội, cụ thể là các hoạt động hai chiều giữa mọi cá nhân,
mọi tập hợp các cá nhân, mọi hình thức tổ chức, mọi nghiệp
đoàn, mọi đảng phái, tôn giáo... Các tương tác đó có những
lúc cùng hướng, nhưng có lúc trở thành xung đột. Công cụ Nhà
nước hình thành từ nhu cầu phân xử, hoà giải, và điều chỉnh
các xung đột đó. Vì vậy Nhà nước không có bản chất cai trị.
Nhà nước chỉ đơn thuần là không gian hình thành các quy ước xã
hội, các thoả thuận giữa các tác nhân, nhằm tạo dựng sự đồng
thuận của cộng đồng theo xu hướng tiến bộ, tức là thịnh vượng
và văn minh.
Thiết chế quyền lực cốt yếu của chế độ là Quốc hội, tức là
Đại hội Quốc dân, là cơ quan quyền lực cao nhất của dân, không
phải là tổ chức của bất cứ đảng phái hay lực lượng chính trị
nào, không phải là công cụ để "thể chế hóa cương lĩnh chính
trị" của bất cứ đảng phái nào.
Cương lĩnh chính trị là mục tiêu hướng tới theo triết lý chính
trị của một nhóm cá nhân có chung tư tưởng, một tổ chức, hay
một đảng phái. Vì vậy, cương lĩnh chỉ là tài sản của một
nhóm cá nhân, một đảng chính trị. Nó là sản phẩm của nhận
thức, trong khi nhận thức là một quá trình có tính vận động
tự hoàn thiện. Nó có thể là một nhân tố tích cực, nhưng khi
đi ngược lại nguyện vọng chung, đi ngược lại xu thế, lại trở
thành vật cản của tiến bộ.
Vì vậy, Quốc hội phải do người dân lựa chọn thông qua ứng cử
và bầu cử trực tiếp, không thể thông qua hiệp thương của các tổ
chức trung gian.
b- Trong hệ thống bầu cử của nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam
hiện nay, Chủ tịch Hội đồng bầu cử là uỷ viên bộ chính trị,
một trong tứ trụ của chế độ, có trách nhiệm cụ thể là điều
khiển bầu cử theo đúng sự chỉ đạo thống nhất cuả bộ chính
trị.
Cơ chế quyết định thành công của bầu cử là cơ chế Hiệp thương.
Linh hồn hay bản chất của bầu cử thể hiện ở cơ chế hình thành
danh sách để đưa ra bầu chọn. Không thể bầu chọn cho những
người không có tên trong danh sách. Danh sách được lập ra càng
đúng với thiết kế hay chỉ đạo trước, thì càng được đánh giá
là thành công. Hiệp thương chính là công cụ được tổ chức cho
mục đích đó.
Hiệp thương do Mặt trận Tổ quốc chủ trì tổ chức. Chủ tịch
Mặt trận là uỷ viên bộ chính trị, có nhiệm vụ thực thi ý
chí của bộ chính trị. Hiệp thương là sự thoả thuận việc phân
bổ chỉ tiêu ứng viên giữa các tổ chức xã hội với nhau theo cơ
cấu chỉ đạo của bộ chính trị (một loại quota).
Các tổ chức xã hội bao gồm các tổ chức chính trị xã hội như
Liên đoàn lao động, Hội liên hiệp phụ nữ, liên đoàn Thanh niên
cộng sản, Mặt trận tổ quốc... các tổ chức xã hội là các
hiệp hội ngành nghề, văn hoá, văn học, nghệ thuật... như hội
nông dân, hội nghề cá, hội doanh nghiệp... tất cả, thậm chí cả
hội buôn bán cá thể, đều do đảng và nhà nước thành lập. Các
loại tổ chức và các loại hiệp hội này có ở mọi loại sinh
hoạt cuả xã hội, được chủ động thành lập nhằm mục đích lấp
đầy, chiếm chỗ mọi cơ hội có thể xuất hiện một hiệp hội độc
lập, bên ngoài sự kiểm soát của đảng. Các hiệp hội này không
nhằm bảo vệ quyền lợi cuả hội viên, mà chủ yếu là phương
tiện phổ biến, giải thích và quán triệt các chính sách, các
chủ trương đường lối cuả đảng, và là tai mắt, là đặc tình
của đảng nhằm nắm bắt mọi biến động trong nội bộ hiệp hội,
hoá giải từ trứng nước những chuyển động bất lợi cho đảng.
Quy trình hiệp thương có thể tóm tắt như sau:
Hiệp thương lần thứ nhất là thoả thuận dự kiến phân bổ ứng viên theo gợ ý của bộ chính trị.
Hiệp thương lần thứ hai là tập hợp danh sách ứng viên
Hiệp thương lần ba là điều chỉnh danh sách tiến tới chốt danh sách cuối cùng.
Hiệp thương lần bấn là công bố danh sách chính thức và công bố ngày bỏ phiếu.
Trong suốt quá trình hình thành danh sách, không có lúc nào cho
phép sự can thiệp của người dân. Các cuộc thương thảo không
diễn ra công khai đại chúng mà chỉ công bố kết qủa.
Quốc hội là "cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan
quyền lực Nhà nước cao nhất, là nơi thực hiện các chức năng quan
trọng nhất của quốc gia là việc lập hiến, lập pháp, phê chuẩn
các quyết định quan trọng nhất cuả đất nước và giám sát hoạt
động cuả nhà nước, bao gồm hoạt động của người đứng đầu Nhà
nước và của Chính phủ"( luật Quốc hội). Vì vậy, có hai đặc
điểm cần phải được hiểu rõ. Một là, các quyết định của Quốc
hội ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của mỗi người dân và
của toàn xã hội. Hai là, các vấn đề mà Quốc hội phải đưa ra
quyết định, phê chuẩn hay bác bỏ là những vấn đề có tầm quan
trọng Quốc gia. Từ hai đặc điểm này, đại biểu quốc hội phải
đồng thời là đại diện đầy đủ mọi tầng lớp, mọi cá thể, và
phải có trình độ kiến thức và một năng lực trí tuệ được xác
nhận.
Ngày bầu cử Quốc hội 14, được ấn định vào ngày 22/05/2016
nhưng ngay từ ngày 04/01/2016, tức là trước bốn tháng, đã có
"Chỉ thị số 51-CT/TW ngày 04/01/2016 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc
bầu cử ĐBQH khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-
2021". Trong đó nhấn mạnh "Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, các tổ
chức đảng... có kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể việc chuẩn bị các điều
kiện cần thiết để tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử... bảo đảm tỉ lệ người
ứng cử là phụ nữ, người dân tộc thiểu số theo đúng quy định của Luật Bầu
cử; có tỉ lệ hợp lý đại biểu các tôn giáo, đại biểu tái cử, đại biểu
trẻ tuổi..."
Trong khi luật bầu cử quy định:
"Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội;
số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức
xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương và
địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội để bảo đảm tỷ lệ đại
diện hợp lý của các tầng lớp nhân dân trong Quốc hội ít nhất mười tám
phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử
đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số, ít nhất ba mươi lăm phần
trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại
biểu Quốc hội là phụ nữ.
1. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất ba đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương
2. Số lượng đại biểu tiếp theo được tính theo số dân và đặc điểm của mỗi
địa phương, bảo đảm tổng số đại biểu Quốc hội dự kiến được bầu là năm
trăm người."
Báo Vnexpress ngày 17/03 cho biết:
"100% đại biểu có mặt tại hội nghị Hiệp thương lần thứ hai bầu cử Đại
biểu Quốc hội khóa 14, ngày 17/3, đồng ý thông qua danh sách 197 ứng
viên đại biểu Quốc hội khối trung ương, trong đó có 19 uỷ viên Bộ Chính
trị."
Trong 500 đại biểu, theo luật, mỗi tỉnh có 3 đại biểu, 63 tỉnh
thì con số này là 126 người. Khối TW có 197 người (theo gợi ý
trước đấy là 198), như vậy số ghế được ấn cho cái tên là đại
diện cho 94 triệu dân chỉ còn lại 177 người, trong đó phải đảm
bảo yêu cầu có "ít nhất 18% là người dân tộc thiểu số" và
"ít nhất 30% là phụ nữ", lại còn phải "chú ý đối với đại
biểu tuổi trẻ".
Như vậy, sẽ thấy ngay rằng, Quốc hội chỉ làm luật cho đảng, và biểu quyết cho chính sách của đảng.
Phong trào tự ứng cử do tiến sĩ Nguyễn Quang A đề xuất và
chính mình tự ứng cử đang tạo ra một không khí sinh hoạt chính
trị sôi động chưa từng có, cuốn hút sự quan tâm của rất đông
dân chúng, đang là một thách thức uy tín nền dân chủ giả hiệu
được đảng đạo diễn và đe dọa ổn định của chế độ. Con số 48
ứng viên độc lập trên tổng số 88 ở Hà Nội, và 50/97 ở TP Hồ
Chí Minh sau hiệp thương lần hai là một biểu hiện chưa từng có.
Tuy nhiên, chưa thể biết trong số các ứng viên độc lập này, có
bao nhiêu là ứng viên độc lập thật, bao nhiêu ứng viên độc lập
do đảng cài vào, một loại quân xanh, và sắp tới, các ứng viên
còn phải qua vòng, gọi là hội nghị cử tri, để lấy phiếu "tín
nhiệm". Đây là bước chuẩn bị cho hiệp thương lần ba, chốt danh
sách cuối cùng.
Hội nghị cử tri tổ chức tại các địa phương, nơi có ứng viên
sinh sống. Như các lần bầu cử trước, hội nghị cử tri là công
cụ để bôi nhọ và làm nhục các ứng viên không do đảng và nhà
nước giới thiệu, nhằm gạt các ứng viên độc lập ra khỏi danh
sách cuối cùng. Các cử tri sẽ được trả lương, và được huấn
luyện trước. Các tài liệu liên quan tới ứng viên do an ninh cung
cấp và gợi ý, bao gồm cả các tài liệu bịa đặt. Cử tri được
chọn lọc thường là những cá nhân cảm tình cuả đảng, nhưng
cũng có trường hợp do "vô tình" chọn phải những phần tử du
côn, vô văn hoá và thô bạo.
Phương thức hoạt động chủ yếu cuả loại cử tri này là vu cáo
và khiêu khích. Vu cáo nhằm bôi nhọ và hạ nhục. Khiêu khích
nhằm cài bẫy sơ suất cuả ứng viên. Mục đích là gạt bằng được
các ứng viên này ra khỏi danh sách. Giống như kiểu nhận định
của một uỷ viên tiểu ban an ninh bầu cử Hà Nội: “một số người có
sự ủng hộ của tổ chức phản động trong nước, nước ngoài đứng ra vận động
bầu cho họ, thậm chí cung cấp tài chính để vận động”,(báo điện tử
VnExpress, ngày 15/3/2016), nhưng không nói là tổ chức nào và như
thế nào là phản động.
Các ứng viên "quân xanh" cũng là lực lượng giống như các loại
bình luận viên trên mạng, nhằm phân tán ảnh hưởng cuả ứng viên
độc lập, và giành bớt phiếu tín nhiệm có khả năng dồn cho
ứng viên độc lập, cũng là một thủ đoạn lọai trừ ứng viên độc
lập không do đảng kiểm soát.
Khó mà kể ra hết các thủ đoạn dân chủ kiểu XHCN. Các loại
gian lận như danh sách cử tri ma, phiếu bầu ma, kết quả kiểm
phiếu ma v.v... Chúng ta sẽ lần lượt được chứng kiến trình
diễn trên sân khấu dân chủ do đảng cộng sản lãnh đạo.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng tuyên bố "Kiên quyết không để
lọt vào Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất những phần tử có
biểu hiện cơ hội chính trị". Đó chính là thực chất cuả loại bầu
cử có chỉ đạo cuả đảng, kiểu "dân chủ đến thế là cùng" cuả
nền dân chủ XHCN.
Nhưng có một hiện tượng chưa rõ ràng lắm là các nhà tổ chức
bầu cử, mặc dù bên ngoài kêu gào chống phong trào ứng cử tự
do, một cách cố tình ầm ĩ, nhưng có vẻ như bên trong đang ngấm
ngầm ủng hộ.
Tuy nhiên, điều mà chúng ta phải thống nhất khẳng định với nhau
rằng, cái "dân chủ XHCN" đã không còn lừa bịp được ai, và
phải bị tiêu vong. Để cho nhanh đến cái chỗ nó phải đến, hãy
thoả thuận với nhau thế này:
1- Gạch hết tên những người không phải là người địa phương,
2- Bầu cho những ứng viên độc lập không thuộc danh sách giới thiệu.
3- Bầu cho những đại biểu là doanh nhân độc lập ngoài đảng.
4- Bầu cho giới Luật sư độc lập
5- Bầu cho những nhân sĩ, trí thức không thuộc hệ thống
6- Gạch tên tất cả những ứng viên được giới thiệu dưới 30 tuổi và không có học vấn thích hợp.
Hãy cùng hiểu rằng chúng ta có quyền và chỉ chính chúng ta
mới bảo vệ quyền lợi cho chúng ta. Đảng và nhà nước không bao
giờ làm thay được. Điều mà họ làm là tước đoạt quyền cuả
chúng ta bằng sự dối trá, nhân danh XHCN.
Paris, 18/03/2016
(Quangvom's Blog)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Dân chủ có đuôi XHCN
Trong một từ ghép, đuôi XHCN là tính từ. Tức là chỉ tính chất của danh từ, vật mà nó bổ nghiã. Thí dụ, thịt gà tức là thịt cuả con gà thì không phải là thịt chuộ
Trong một từ ghép, đuôi XHCN là tính từ. Tức là chỉ tính chất
của danh từ, vật mà nó bổ nghiã. Thí dụ, thịt gà tức là
thịt cuả con gà thì không phải là thịt chuột, là thịt cuả con
chuột, cái nhà đất, thì từ móng nhà, tường nhà, nền nhà,
thậm chí cả mái nhà... đều bằng đất, không giống nhà xây, tức
là từ móng trở lên..., đều được xây bằng gạch, bằng đá. Cũng
như vậy, khi nói thuyền gỗ, to một chút thì gọi là tàu gỗ,
đều được làm bằng gỗ. Tàu làm bằng gỗ thì dễ vỡ và dễ
dàng bị tàu sắt đâm thủng và đâm chìm. Cho nên tàu gỗ cuả ngư
dân người Việt thường bị "Tàu lạ", thường là loại tàu làm
bằng sắt đâm chìm, ngư dân Việt bị chết oan.
Nói lạc đề thêm một chút, Tàu lạ không phải chỉ là phương
tiện đi được dưới nước, nhưng lạ, tức là không quen, tức là
khác thường, mà vì người Việt vẫn quen gọi người Trung quốc
là người Tàu. Tàu lạ, vì vậy, còn có nghiã là người Trung
quốc lạ, tức là một loại người Trung quốc không bình thường.
Người Trung quốc này là người Trung quốc có diện mạo (hay mặt
mũi) cộng sản, làm theo lệnh của Nhà cầm quyền cộng sản Trung
quốc, anh em cùng cha khác mẹ với đảng cộng sản Việt Nam (Cha
là Mác, nhưng mẹ là Mao hoặc Lênin, mẹ nhưng cũng là đàn ông).
Ghi ghép cái đuôi XHCN vào một cái gì đó thì nó làm cho cái
đó biến về chất, tức là không còn là chính nó nữa. Ngạn ngữ
Nga có câu "Một mẩu bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một mẩu
sự thật không phải là sự thật". Gắn thêm cái đuôi XHCN vào một
khái niệm là lập lờ đánh tráo khái niệm đó, là "tháo nhể"
(ăn cắp) linh hồn của khái niệm đó, tạo ra cảm giác ngộ nhận.
Đây là một sự lừa bịp có chủ ý, cho thấy những kẻ tạo ra
nó, không phải là những người tử tế, những người không đứng
đắn, và có thể còn không lương thiện. Ở những bài viết trước
(phần Hai bài viết "Liệu Việt Nam có tự cải cách", và bài,
"Có nhà nước Pháp quyền XHCN không"), chúng ta đã chứng minh
rằng, không có cái gì gọi là Thị trường XHCN, và cũng không
cái gì gọi là Pháp quyền XHCN.
Dân chủ XHCN, Nhân quyền XHCN cũng vậy. Ghép thêm đuôi XHCN, những
tác giả (một vài vị thôi) của nền lý luận cộng sản Việt Nam
cố tình chính trị hoá những khái niệm Dân chủ và Nhân quyền,
là những khái niệm phổ quát, bất biến cuả nhân loại, để nhốt
tất cả vào cái cũi XHCN, trói dân tộc Việt Nam vào cái trại
tập trung cộng sản.
Nói theo kiểu lý luận thì XHCN nghiã là Tự do, Nhân quyền, Dân
chủ, Pháp luật... mọi thứ ở Việt Nam đều chịu sự kiểm soát
và chịu sự lãnh đạo cuả đảng cộng sản Việt Nam, là tổ chức
chính trị của một nhóm người đã tách biệt, cách ly với mọi
thành phần có trong xã hội, nhưng nắm quyền cai trị, thao túng
mọi hoạt động xã hội bằng các công cụ bạo lực chuyên chế, và
bằng cách che chắn sự thật.
Bầu cử là Nền tảng của dân chủ.
a- Ở một xã hội dân chủ đích thực, Nhà nước có vai trò trung
gian, phi chính trị, không quản trị xã hội bằng cương lĩnh và
đường lối mà bằng pháp luật, gọi là nhà nước Pháp quyền.
Trong nhà nước Pháp quyền, quyền lực tối thượng là pháp luật.
Tổng thống là đại diện cao nhất các lợi ích quốc gia, nhưng
người có quyền cao nhất cuả công cụ quyền lực nhà nước là
Chánh án Toà án tối cao. Chánh án Toà tối cao do Tổng thống
chỉ định, nhưng độc lập hoàn toàn với Tổng thống. Trong khi
tổng thống có thể là đại diện của một đảng chính trị, thì
Chánh án bắt buộc phải tuyên thệ phi chính trị.
Xã hội dân sự là xã hội gồm các tổ chức thuần tuý dân sự.
Tổ chức dân sự là hội đoàn tự nguyện của các cá nhân hay nhóm
cá nhân có chung quyền lợi, hoạt động chỉ nhằm bảo vệ quyền
lợi cuả hội viên không có mục đích vụ lợi, khác về chất với
các hội đoàn trong chế độ XHCN.
Trong xã hội dân chủ đích thực, nơi quyền tự do lập hội không
bị tước đoạt, mọi người dân, mọi thành phần xã hội đều tự
tổ chức thành nhóm, thành hội đoàn để tự bảo vệ quyền lợi
của mình. Bầu cử lập pháp là bầu cử Quốc hội, thực chất là
bầu Chính phủ. Vì Chính phủ là bộ máy của lực lượng chính
trị hay đảng chính trị chiếm được đa số ghế trong Quốc hội.
Chính phủ đứng giữa một bên là Thị trường hay Doanh nghiệp và
một bên là Xã hội dân sự, hay là xã hội lao động.
Hội đồng bầu cử Quốc gia trung ương do Chánh án Toà tối cao
trực tiếp làm chủ tịch và chỉ định các cấp địa phương trong
hệ thống thẩm phán. Hội đồng bầu cử có trách nhiệm tiếp danh
sách đăng ký ứng cử của tất cả mọi cá nhân, mọi tổ chức,
không hạn chế số lượng, không hạn chế tuổi tác, không có bất
cứ một hạn chế nào, nhưng với điều kiện có lượng chữ ký ủng
hộ nhất định, do hội đồng quy định. Vì vậy, thông thường các
cá nhân hoặc tổ chức nhỏ có quyền lợi gần nhau thường liên
danh với nhau.
Bầu cử được tổ chức theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu và bỏ
phiếu kín. Số ghế trong Quốc hội được phân bổ theo tỷ lệ
tương ứng với số phiếu thu được từ kết quả bầu cử. Nếu ở
vòng một, gọi là vòng tỷ lệ, không có đảng phái nào chiếm đa
số phiếu tuyệt đối, sẽ phải tổ chức vòng hai. Ở vòng hai,
các đảng phái hay lực lượng chính trị tiếp tục chiến dịch
vận động và tìm cách liên minh với các đảng phái khác cùng
cánh, tả hoặc hữu, nhằm mục đích dồn phiếu cho nhau. Nếu không
tạo được liên minh đủ để chỉ còn hai phe, vòng hai tiếp tục
là vòng gọi là vòng loại trực tiếp, tức là lấy hai đảng có
số phiếu cao nhất tính từ trên xuống. Vòng ba là vòng cuối,
chỉ còn là tranh chấp giữa hai phe. Phe chiếm đa số sẽ đứng ra
lập Chính phủ. Nhân sự Chính phủ trong trường hợp phải liên
danh, cũng sẽ là sự thương lượng giữa các đảng liên minh theo
tỷ lệ tương ứng với số phiếu ở vòng đầu.
Bản chất của một xã hội được gọi là dân chủ hay phi dân chủ,
dân chủ giả hiệu hay dân chủ đích thực thể hiện qua cơ chế bầu
cử. Bởi vì Bầu cứ là cơ chế thực thi quyền làm chủ của
người dân, là lúc người dân thực hiện hành vi quyền làm chủ
cuả mình.
Xã hội là không gian nơi diễn ra các tương tác của các tác nhân
xã hội, cụ thể là các hoạt động hai chiều giữa mọi cá nhân,
mọi tập hợp các cá nhân, mọi hình thức tổ chức, mọi nghiệp
đoàn, mọi đảng phái, tôn giáo... Các tương tác đó có những
lúc cùng hướng, nhưng có lúc trở thành xung đột. Công cụ Nhà
nước hình thành từ nhu cầu phân xử, hoà giải, và điều chỉnh
các xung đột đó. Vì vậy Nhà nước không có bản chất cai trị.
Nhà nước chỉ đơn thuần là không gian hình thành các quy ước xã
hội, các thoả thuận giữa các tác nhân, nhằm tạo dựng sự đồng
thuận của cộng đồng theo xu hướng tiến bộ, tức là thịnh vượng
và văn minh.
Thiết chế quyền lực cốt yếu của chế độ là Quốc hội, tức là
Đại hội Quốc dân, là cơ quan quyền lực cao nhất của dân, không
phải là tổ chức của bất cứ đảng phái hay lực lượng chính trị
nào, không phải là công cụ để "thể chế hóa cương lĩnh chính
trị" của bất cứ đảng phái nào.
Cương lĩnh chính trị là mục tiêu hướng tới theo triết lý chính
trị của một nhóm cá nhân có chung tư tưởng, một tổ chức, hay
một đảng phái. Vì vậy, cương lĩnh chỉ là tài sản của một
nhóm cá nhân, một đảng chính trị. Nó là sản phẩm của nhận
thức, trong khi nhận thức là một quá trình có tính vận động
tự hoàn thiện. Nó có thể là một nhân tố tích cực, nhưng khi
đi ngược lại nguyện vọng chung, đi ngược lại xu thế, lại trở
thành vật cản của tiến bộ.
Vì vậy, Quốc hội phải do người dân lựa chọn thông qua ứng cử
và bầu cử trực tiếp, không thể thông qua hiệp thương của các tổ
chức trung gian.
b- Trong hệ thống bầu cử của nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam
hiện nay, Chủ tịch Hội đồng bầu cử là uỷ viên bộ chính trị,
một trong tứ trụ của chế độ, có trách nhiệm cụ thể là điều
khiển bầu cử theo đúng sự chỉ đạo thống nhất cuả bộ chính
trị.
Cơ chế quyết định thành công của bầu cử là cơ chế Hiệp thương.
Linh hồn hay bản chất của bầu cử thể hiện ở cơ chế hình thành
danh sách để đưa ra bầu chọn. Không thể bầu chọn cho những
người không có tên trong danh sách. Danh sách được lập ra càng
đúng với thiết kế hay chỉ đạo trước, thì càng được đánh giá
là thành công. Hiệp thương chính là công cụ được tổ chức cho
mục đích đó.
Hiệp thương do Mặt trận Tổ quốc chủ trì tổ chức. Chủ tịch
Mặt trận là uỷ viên bộ chính trị, có nhiệm vụ thực thi ý
chí của bộ chính trị. Hiệp thương là sự thoả thuận việc phân
bổ chỉ tiêu ứng viên giữa các tổ chức xã hội với nhau theo cơ
cấu chỉ đạo của bộ chính trị (một loại quota).
Các tổ chức xã hội bao gồm các tổ chức chính trị xã hội như
Liên đoàn lao động, Hội liên hiệp phụ nữ, liên đoàn Thanh niên
cộng sản, Mặt trận tổ quốc... các tổ chức xã hội là các
hiệp hội ngành nghề, văn hoá, văn học, nghệ thuật... như hội
nông dân, hội nghề cá, hội doanh nghiệp... tất cả, thậm chí cả
hội buôn bán cá thể, đều do đảng và nhà nước thành lập. Các
loại tổ chức và các loại hiệp hội này có ở mọi loại sinh
hoạt cuả xã hội, được chủ động thành lập nhằm mục đích lấp
đầy, chiếm chỗ mọi cơ hội có thể xuất hiện một hiệp hội độc
lập, bên ngoài sự kiểm soát của đảng. Các hiệp hội này không
nhằm bảo vệ quyền lợi cuả hội viên, mà chủ yếu là phương
tiện phổ biến, giải thích và quán triệt các chính sách, các
chủ trương đường lối cuả đảng, và là tai mắt, là đặc tình
của đảng nhằm nắm bắt mọi biến động trong nội bộ hiệp hội,
hoá giải từ trứng nước những chuyển động bất lợi cho đảng.
Quy trình hiệp thương có thể tóm tắt như sau:
Hiệp thương lần thứ nhất là thoả thuận dự kiến phân bổ ứng viên theo gợ ý của bộ chính trị.
Hiệp thương lần thứ hai là tập hợp danh sách ứng viên
Hiệp thương lần ba là điều chỉnh danh sách tiến tới chốt danh sách cuối cùng.
Hiệp thương lần bấn là công bố danh sách chính thức và công bố ngày bỏ phiếu.
Trong suốt quá trình hình thành danh sách, không có lúc nào cho
phép sự can thiệp của người dân. Các cuộc thương thảo không
diễn ra công khai đại chúng mà chỉ công bố kết qủa.
Quốc hội là "cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan
quyền lực Nhà nước cao nhất, là nơi thực hiện các chức năng quan
trọng nhất của quốc gia là việc lập hiến, lập pháp, phê chuẩn
các quyết định quan trọng nhất cuả đất nước và giám sát hoạt
động cuả nhà nước, bao gồm hoạt động của người đứng đầu Nhà
nước và của Chính phủ"( luật Quốc hội). Vì vậy, có hai đặc
điểm cần phải được hiểu rõ. Một là, các quyết định của Quốc
hội ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của mỗi người dân và
của toàn xã hội. Hai là, các vấn đề mà Quốc hội phải đưa ra
quyết định, phê chuẩn hay bác bỏ là những vấn đề có tầm quan
trọng Quốc gia. Từ hai đặc điểm này, đại biểu quốc hội phải
đồng thời là đại diện đầy đủ mọi tầng lớp, mọi cá thể, và
phải có trình độ kiến thức và một năng lực trí tuệ được xác
nhận.
Ngày bầu cử Quốc hội 14, được ấn định vào ngày 22/05/2016
nhưng ngay từ ngày 04/01/2016, tức là trước bốn tháng, đã có
"Chỉ thị số 51-CT/TW ngày 04/01/2016 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc
bầu cử ĐBQH khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-
2021". Trong đó nhấn mạnh "Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, các tổ
chức đảng... có kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể việc chuẩn bị các điều
kiện cần thiết để tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử... bảo đảm tỉ lệ người
ứng cử là phụ nữ, người dân tộc thiểu số theo đúng quy định của Luật Bầu
cử; có tỉ lệ hợp lý đại biểu các tôn giáo, đại biểu tái cử, đại biểu
trẻ tuổi..."
Trong khi luật bầu cử quy định:
"Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội;
số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức
xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương và
địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội để bảo đảm tỷ lệ đại
diện hợp lý của các tầng lớp nhân dân trong Quốc hội ít nhất mười tám
phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử
đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số, ít nhất ba mươi lăm phần
trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại
biểu Quốc hội là phụ nữ.
1. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất ba đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương
2. Số lượng đại biểu tiếp theo được tính theo số dân và đặc điểm của mỗi
địa phương, bảo đảm tổng số đại biểu Quốc hội dự kiến được bầu là năm
trăm người."
Báo Vnexpress ngày 17/03 cho biết:
"100% đại biểu có mặt tại hội nghị Hiệp thương lần thứ hai bầu cử Đại
biểu Quốc hội khóa 14, ngày 17/3, đồng ý thông qua danh sách 197 ứng
viên đại biểu Quốc hội khối trung ương, trong đó có 19 uỷ viên Bộ Chính
trị."
Trong 500 đại biểu, theo luật, mỗi tỉnh có 3 đại biểu, 63 tỉnh
thì con số này là 126 người. Khối TW có 197 người (theo gợi ý
trước đấy là 198), như vậy số ghế được ấn cho cái tên là đại
diện cho 94 triệu dân chỉ còn lại 177 người, trong đó phải đảm
bảo yêu cầu có "ít nhất 18% là người dân tộc thiểu số" và
"ít nhất 30% là phụ nữ", lại còn phải "chú ý đối với đại
biểu tuổi trẻ".
Như vậy, sẽ thấy ngay rằng, Quốc hội chỉ làm luật cho đảng, và biểu quyết cho chính sách của đảng.
Phong trào tự ứng cử do tiến sĩ Nguyễn Quang A đề xuất và
chính mình tự ứng cử đang tạo ra một không khí sinh hoạt chính
trị sôi động chưa từng có, cuốn hút sự quan tâm của rất đông
dân chúng, đang là một thách thức uy tín nền dân chủ giả hiệu
được đảng đạo diễn và đe dọa ổn định của chế độ. Con số 48
ứng viên độc lập trên tổng số 88 ở Hà Nội, và 50/97 ở TP Hồ
Chí Minh sau hiệp thương lần hai là một biểu hiện chưa từng có.
Tuy nhiên, chưa thể biết trong số các ứng viên độc lập này, có
bao nhiêu là ứng viên độc lập thật, bao nhiêu ứng viên độc lập
do đảng cài vào, một loại quân xanh, và sắp tới, các ứng viên
còn phải qua vòng, gọi là hội nghị cử tri, để lấy phiếu "tín
nhiệm". Đây là bước chuẩn bị cho hiệp thương lần ba, chốt danh
sách cuối cùng.
Hội nghị cử tri tổ chức tại các địa phương, nơi có ứng viên
sinh sống. Như các lần bầu cử trước, hội nghị cử tri là công
cụ để bôi nhọ và làm nhục các ứng viên không do đảng và nhà
nước giới thiệu, nhằm gạt các ứng viên độc lập ra khỏi danh
sách cuối cùng. Các cử tri sẽ được trả lương, và được huấn
luyện trước. Các tài liệu liên quan tới ứng viên do an ninh cung
cấp và gợi ý, bao gồm cả các tài liệu bịa đặt. Cử tri được
chọn lọc thường là những cá nhân cảm tình cuả đảng, nhưng
cũng có trường hợp do "vô tình" chọn phải những phần tử du
côn, vô văn hoá và thô bạo.
Phương thức hoạt động chủ yếu cuả loại cử tri này là vu cáo
và khiêu khích. Vu cáo nhằm bôi nhọ và hạ nhục. Khiêu khích
nhằm cài bẫy sơ suất cuả ứng viên. Mục đích là gạt bằng được
các ứng viên này ra khỏi danh sách. Giống như kiểu nhận định
của một uỷ viên tiểu ban an ninh bầu cử Hà Nội: “một số người có
sự ủng hộ của tổ chức phản động trong nước, nước ngoài đứng ra vận động
bầu cho họ, thậm chí cung cấp tài chính để vận động”,(báo điện tử
VnExpress, ngày 15/3/2016), nhưng không nói là tổ chức nào và như
thế nào là phản động.
Các ứng viên "quân xanh" cũng là lực lượng giống như các loại
bình luận viên trên mạng, nhằm phân tán ảnh hưởng cuả ứng viên
độc lập, và giành bớt phiếu tín nhiệm có khả năng dồn cho
ứng viên độc lập, cũng là một thủ đoạn lọai trừ ứng viên độc
lập không do đảng kiểm soát.
Khó mà kể ra hết các thủ đoạn dân chủ kiểu XHCN. Các loại
gian lận như danh sách cử tri ma, phiếu bầu ma, kết quả kiểm
phiếu ma v.v... Chúng ta sẽ lần lượt được chứng kiến trình
diễn trên sân khấu dân chủ do đảng cộng sản lãnh đạo.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng tuyên bố "Kiên quyết không để
lọt vào Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất những phần tử có
biểu hiện cơ hội chính trị". Đó chính là thực chất cuả loại bầu
cử có chỉ đạo cuả đảng, kiểu "dân chủ đến thế là cùng" cuả
nền dân chủ XHCN.
Nhưng có một hiện tượng chưa rõ ràng lắm là các nhà tổ chức
bầu cử, mặc dù bên ngoài kêu gào chống phong trào ứng cử tự
do, một cách cố tình ầm ĩ, nhưng có vẻ như bên trong đang ngấm
ngầm ủng hộ.
Tuy nhiên, điều mà chúng ta phải thống nhất khẳng định với nhau
rằng, cái "dân chủ XHCN" đã không còn lừa bịp được ai, và
phải bị tiêu vong. Để cho nhanh đến cái chỗ nó phải đến, hãy
thoả thuận với nhau thế này:
1- Gạch hết tên những người không phải là người địa phương,
2- Bầu cho những ứng viên độc lập không thuộc danh sách giới thiệu.
3- Bầu cho những đại biểu là doanh nhân độc lập ngoài đảng.
4- Bầu cho giới Luật sư độc lập
5- Bầu cho những nhân sĩ, trí thức không thuộc hệ thống
6- Gạch tên tất cả những ứng viên được giới thiệu dưới 30 tuổi và không có học vấn thích hợp.
Hãy cùng hiểu rằng chúng ta có quyền và chỉ chính chúng ta
mới bảo vệ quyền lợi cho chúng ta. Đảng và nhà nước không bao
giờ làm thay được. Điều mà họ làm là tước đoạt quyền cuả
chúng ta bằng sự dối trá, nhân danh XHCN.
Paris, 18/03/2016
(Quangvom's Blog)