Tham Khảo
Dân chủ hay tan rã ở châu Âu
“Châu Âu sẽ dân chủ hóa hoặc sẽ tan rã”. Châm ngôn này còn hơn cả một khẩu hiệu trong bản tuyên ngôn của Phong trào Dân chủ ở châu Âu (Democracy in Europe Movement – DiEM25),
Nguồn: Yanis Varoufakis, “Democracy or Bust in Europe”, Project Syndicate, 22/02/2016.
Biên dịch: Nguyễn Hồng Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
“Châu Âu sẽ dân chủ hóa hoặc sẽ tan rã”. Châm ngôn này còn hơn cả một
khẩu hiệu trong bản tuyên ngôn của Phong trào Dân chủ ở châu Âu
(Democracy in Europe Movement – DiEM25), một nhóm chính trị tôi vừa giúp
thành lập ở Berlin. Điều này là một thực tế giản đơn nhưng lại không
được thừa nhận.
Tình hình tan rã ở châu Âu hiện nay là quá rõ ràng. Những sự chia rẽ mới
đường như đang xuất hiện ở tất cả mọi nơi mà người ta có thể nhìn thấy:
dọc theo các biên giới, trong các nền kinh tế và ngay trong tâm trí của
những người dân EU.
Sự tan rã ở châu Âu đã trở nên hiển nhiên đến đau lòng với những diễn
biến mới nhất của cuộc khủng hoảng người tị nạn. Các nhà lãnh đạo châu
Âu đã kêu gọi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan mở cửa biên
giới quốc gia của mình cho những người tị nạn đến từ Aleppo, thành phố
bị chiến tranh tàn phá của Syria. Cùng lúc đó, họ lại trừng phạt Hy Lạp
vì đã cho phép những người tị nạn vào lãnh thổ “châu Âu” và thậm chí còn
đe dọa sẽ thiết lập các hàng rào dọc các biên giới giữa Hy Lạp và phần
còn lại của châu Âu.
Sự tan rã tương tự có thể được nhìn thấy trong lĩnh vực kinh tế. Nếu một
công dân Mỹ trúng xổ số, cô ấy không cần quan tâm tới việc sẽ gửi tiền ở
ngân hàng ở Nevada hay New York. Nhưng điều này không xảy ra với khu
vực đồng Euro. Một số tiền Euro như nhau có những giá trị “được mong
đợi” rất khác nhau ở một tài khoản ngân hàng ở Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Ý và
Bồ Đào Nha, bởi các ngân hàng ở các quốc gia thành viên yếu hơn đều phụ
thuộc vào các khoản cứu trợ từ các chính phủ vốn đang gặp khó khăn về
ngân sách. Đây là một dấu hiệu chắc chắn cho thấy sự tan rã của khối
đồng tiền chung.
Trong khi đó, những rạn nứt về chính trị đang nhân rộng và gây ra những
mối bất hòa ở khu vực trung tâm của Liên minh châu Âu. Nước Anh đang bị
chia rẽ về việc đi hay ở – phản ánh sự miễn cưỡng đã có từ lâu của hệ
thống chính trị đất nước này trong việc bảo vệ EU cũng như đối đầu với
chính sự chuyên chế của họ. Kết quả là đã xuất hiện xu hướng cử tri đổ
lỗi cho EU về mọi sai lầm mà không hề quan tâm tới việc vận động cho một
châu Âu dân chủ hơn hay việc rời khỏi thị trường chung EU.
Đáng lo ngại hơn, trục Đức – Pháp vốn ủng hộ hội nhập châu Âu đã bị rạn
nứt. Không có gì ớn lạnh hơn khi Bộ trưởng Kinh tế Pháp Emmanuel Macron
nói rằng hai quốc gia này đang tiến gần tới phiên bản hiện đại của cuộc
chiến tranh 30 năm giữa đạo Tin lành và đạo Thiên Chúa.
Cùng với đó, các quốc gia phía Nam đang kiệt quệ trong tình trạng suy
thoái kéo dài mà họ đổ lỗi cho các quốc gia Bắc Âu. Một mối đe dọa khác
đã xuất hiện ở khu vực Bức Màn Sắt trước đây khi các chính phủ của các
quốc gia cộng sản cũ công khai thách thức tinh thần đoàn kết vốn đã từng
được coi là đặc điểm (ít nhất là trong lý thuyết) của Dự án hội nhập
châu Âu.
Tại sao châu Âu lại đang tan rã? Và chúng ta có thể làm những gì?
Câu trả lời nằm ở nguồn gốc của châu Âu. EU đã bắt đầu như một cartel
(nhóm độc quyền bên bán – NBT) sản xuất và phân phối về công nghiệp nặng
nhằm thao túng giá cả và tái phân phối lợi nhuận độc quyền thông qua
một trụ sở ở Brussels. Việc cố định tỷ giá hối đoái là một việc cần
thiết để có thể giữ vững giá cả trên toàn châu Âu, và nước Mỹ đã “cung
cấp” dịch vụ này trong suốt kỷ nguyên Bretton Woods. Nhưng kể từ khi Hoa
Kỳ từ bỏ hệ thống Bretton Woods vào mùa hè 1971, những nhà quản lý ở
Brussels bắt đầu thiết kế một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định cho châu
Âu. Sau nhiều thất bại, đồng Euro đã được ra đời để gắn kết các tỷ giá
hối đoái với nhau.
Cũng như tất cả các nhà quản lý cartel khác, những nhà kỹ trị EU đều coi
nền dân chủ toàn-châu-Âu đích thực là một mối đe dọa. Việc phi chính
trị hóa quá trình ra quyết định đã được thực hiện một cách kiên nhẫn và
có trình tự. Các chính trị gia của các nước đều được tưởng thưởng hậu
hĩnh cho sự phục tùng của họ trong khi những người phản đối phương pháp
tiếp cận kỹ trị của cartel này đều bị coi là một kẻ ngoài cuộc và “không
phải người châu Âu”.
Vì vậy, mặc dù các quốc gia châu Âu vẫn duy trì nền dân chủ, các thể chế
của EU, nơi chủ quyền đối với các quyết định quan trọng đã được các
nước chuyển giao, vẫn không hề có dân chủ. Như Magaret Thatcher đã nói
khi xuất hiện ở Nghị viện lần cuối cùng trên cương vị Thủ tướng Anh,
người nào kiểm soát tiền bạc và lãi suất thì sẽ kiểm soát chính trị của
châu Âu.
Chuyển giao nền chính trị và tiền tệ của châu Âu cho giới quản lý của
một cartel không chỉ báo hiệu hồi kết cho nền dân chủ ở châu Âu mà còn
kích hoạt một vòng luẩn quẩn của chủ nghĩa chuyên chế và những kết quả
kinh tế nghèo nàn. Giới quản lý chính thống của châu Âu càng triệt tiêu
nền dân chủ bao nhiêu thì quyền lực chính trị của nó càng trở nên ít hợp
pháp bấy nhiêu. Điều này đã buộc các nhà lãnh đạo châu Âu càng phải
tăng cường sự chuyên chế để tiếp tục duy trì những chính sách thất bại
của mình khi mà xu thế suy thoái kinh tế trở nên mạnh hơn. Đó là lý do
tại sao châu Âu là nền kinh tế duy nhất trên thế giới không thể phục hồi
từ năm 2008.
Chính vì vòng xoáy xấu xa này mà cuộc khủng hoảng châu Âu đang khiến
người dân châu Âu trở nên hướng nội và chống lại nhau, ngấm ngầm cổ vũ
cho chủ nghĩa sô-vanh hiếu chiến và tinh thần bài ngoại. Thật vậy, chính
điều này đã làm cho châu Âu trở nên bất lực trong việc thích nghi với
những cú sốc từ bên ngoài – như dòng người tị nạn mùa hè năm ngoái.
Điều chúng ta nên làm bây giờ là điều mà lẽ ra các nhà dân chủ đã nên
làm vào năm 1930 để ngăn chặn một thảm họa vốn có khả năng xảy ra một
lần nữa. Chúng ta nên thành lập một liên minh các nhà dân chủ của các
Đảng Tự do, Xanh, Cấp tiến và Xã hội để đưa người dân trở về với dân
chủ, chống lại một giới cầm quyền chính thống của EU vốn coi quyền lực
của người dân như một mối đe dọa đối với quyền lực của họ. Đây chính là
lý do mà DiEM25 ra đời và vì sao nó lại cần thiết.
Liệu rằng chúng ta có đang không tưởng không? Có thể. Nhưng nó có thể
thực tế hơn những cố gắng của EU để duy trì một liên-minh-kiểu-cartel
phản dân chủ và đang tan rã. Nếu dự án của chúng ta là không tưởng, thì
nó cũng là một sự thay thế duy nhất cho một thể chế hủ bại đang được
hình thành.
Mối đe dọa thực sự không phải là chúng ta đề ra mục tiêu quá cao và sẽ
thất bại. Hiểm họa thực sự là người dân châu Âu đang dán mắt vào vực
thẳm và kết thúc hành trình của mình ở đó.
Biên dịch: Nguyễn Hồng Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Yanis Varoufakis là cựu Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp và hiện nay là Giáo sư Kinh tế của trường Đại học Athens.
Copyright: Project Syndicate 2016 – Democracy or Bust in Europe
(Nghiên Cứu Quốc Tế)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Dân chủ hay tan rã ở châu Âu
“Châu Âu sẽ dân chủ hóa hoặc sẽ tan rã”. Châm ngôn này còn hơn cả một khẩu hiệu trong bản tuyên ngôn của Phong trào Dân chủ ở châu Âu (Democracy in Europe Movement – DiEM25),
“Châu Âu sẽ dân chủ hóa hoặc sẽ tan rã”. Châm ngôn này còn hơn cả một
khẩu hiệu trong bản tuyên ngôn của Phong trào Dân chủ ở châu Âu
(Democracy in Europe Movement – DiEM25), một nhóm chính trị tôi vừa giúp
thành lập ở Berlin. Điều này là một thực tế giản đơn nhưng lại không
được thừa nhận.
Tình hình tan rã ở châu Âu hiện nay là quá rõ ràng. Những sự chia rẽ mới
đường như đang xuất hiện ở tất cả mọi nơi mà người ta có thể nhìn thấy:
dọc theo các biên giới, trong các nền kinh tế và ngay trong tâm trí của
những người dân EU.
Sự tan rã ở châu Âu đã trở nên hiển nhiên đến đau lòng với những diễn
biến mới nhất của cuộc khủng hoảng người tị nạn. Các nhà lãnh đạo châu
Âu đã kêu gọi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan mở cửa biên
giới quốc gia của mình cho những người tị nạn đến từ Aleppo, thành phố
bị chiến tranh tàn phá của Syria. Cùng lúc đó, họ lại trừng phạt Hy Lạp
vì đã cho phép những người tị nạn vào lãnh thổ “châu Âu” và thậm chí còn
đe dọa sẽ thiết lập các hàng rào dọc các biên giới giữa Hy Lạp và phần
còn lại của châu Âu.
Sự tan rã tương tự có thể được nhìn thấy trong lĩnh vực kinh tế. Nếu một
công dân Mỹ trúng xổ số, cô ấy không cần quan tâm tới việc sẽ gửi tiền ở
ngân hàng ở Nevada hay New York. Nhưng điều này không xảy ra với khu
vực đồng Euro. Một số tiền Euro như nhau có những giá trị “được mong
đợi” rất khác nhau ở một tài khoản ngân hàng ở Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Ý và
Bồ Đào Nha, bởi các ngân hàng ở các quốc gia thành viên yếu hơn đều phụ
thuộc vào các khoản cứu trợ từ các chính phủ vốn đang gặp khó khăn về
ngân sách. Đây là một dấu hiệu chắc chắn cho thấy sự tan rã của khối
đồng tiền chung.
Trong khi đó, những rạn nứt về chính trị đang nhân rộng và gây ra những
mối bất hòa ở khu vực trung tâm của Liên minh châu Âu. Nước Anh đang bị
chia rẽ về việc đi hay ở – phản ánh sự miễn cưỡng đã có từ lâu của hệ
thống chính trị đất nước này trong việc bảo vệ EU cũng như đối đầu với
chính sự chuyên chế của họ. Kết quả là đã xuất hiện xu hướng cử tri đổ
lỗi cho EU về mọi sai lầm mà không hề quan tâm tới việc vận động cho một
châu Âu dân chủ hơn hay việc rời khỏi thị trường chung EU.
Đáng lo ngại hơn, trục Đức – Pháp vốn ủng hộ hội nhập châu Âu đã bị rạn
nứt. Không có gì ớn lạnh hơn khi Bộ trưởng Kinh tế Pháp Emmanuel Macron
nói rằng hai quốc gia này đang tiến gần tới phiên bản hiện đại của cuộc
chiến tranh 30 năm giữa đạo Tin lành và đạo Thiên Chúa.
Cùng với đó, các quốc gia phía Nam đang kiệt quệ trong tình trạng suy
thoái kéo dài mà họ đổ lỗi cho các quốc gia Bắc Âu. Một mối đe dọa khác
đã xuất hiện ở khu vực Bức Màn Sắt trước đây khi các chính phủ của các
quốc gia cộng sản cũ công khai thách thức tinh thần đoàn kết vốn đã từng
được coi là đặc điểm (ít nhất là trong lý thuyết) của Dự án hội nhập
châu Âu.
Tại sao châu Âu lại đang tan rã? Và chúng ta có thể làm những gì?
Câu trả lời nằm ở nguồn gốc của châu Âu. EU đã bắt đầu như một cartel
(nhóm độc quyền bên bán – NBT) sản xuất và phân phối về công nghiệp nặng
nhằm thao túng giá cả và tái phân phối lợi nhuận độc quyền thông qua
một trụ sở ở Brussels. Việc cố định tỷ giá hối đoái là một việc cần
thiết để có thể giữ vững giá cả trên toàn châu Âu, và nước Mỹ đã “cung
cấp” dịch vụ này trong suốt kỷ nguyên Bretton Woods. Nhưng kể từ khi Hoa
Kỳ từ bỏ hệ thống Bretton Woods vào mùa hè 1971, những nhà quản lý ở
Brussels bắt đầu thiết kế một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định cho châu
Âu. Sau nhiều thất bại, đồng Euro đã được ra đời để gắn kết các tỷ giá
hối đoái với nhau.
Cũng như tất cả các nhà quản lý cartel khác, những nhà kỹ trị EU đều coi
nền dân chủ toàn-châu-Âu đích thực là một mối đe dọa. Việc phi chính
trị hóa quá trình ra quyết định đã được thực hiện một cách kiên nhẫn và
có trình tự. Các chính trị gia của các nước đều được tưởng thưởng hậu
hĩnh cho sự phục tùng của họ trong khi những người phản đối phương pháp
tiếp cận kỹ trị của cartel này đều bị coi là một kẻ ngoài cuộc và “không
phải người châu Âu”.
Vì vậy, mặc dù các quốc gia châu Âu vẫn duy trì nền dân chủ, các thể chế
của EU, nơi chủ quyền đối với các quyết định quan trọng đã được các
nước chuyển giao, vẫn không hề có dân chủ. Như Magaret Thatcher đã nói
khi xuất hiện ở Nghị viện lần cuối cùng trên cương vị Thủ tướng Anh,
người nào kiểm soát tiền bạc và lãi suất thì sẽ kiểm soát chính trị của
châu Âu.
Chuyển giao nền chính trị và tiền tệ của châu Âu cho giới quản lý của
một cartel không chỉ báo hiệu hồi kết cho nền dân chủ ở châu Âu mà còn
kích hoạt một vòng luẩn quẩn của chủ nghĩa chuyên chế và những kết quả
kinh tế nghèo nàn. Giới quản lý chính thống của châu Âu càng triệt tiêu
nền dân chủ bao nhiêu thì quyền lực chính trị của nó càng trở nên ít hợp
pháp bấy nhiêu. Điều này đã buộc các nhà lãnh đạo châu Âu càng phải
tăng cường sự chuyên chế để tiếp tục duy trì những chính sách thất bại
của mình khi mà xu thế suy thoái kinh tế trở nên mạnh hơn. Đó là lý do
tại sao châu Âu là nền kinh tế duy nhất trên thế giới không thể phục hồi
từ năm 2008.
Chính vì vòng xoáy xấu xa này mà cuộc khủng hoảng châu Âu đang khiến
người dân châu Âu trở nên hướng nội và chống lại nhau, ngấm ngầm cổ vũ
cho chủ nghĩa sô-vanh hiếu chiến và tinh thần bài ngoại. Thật vậy, chính
điều này đã làm cho châu Âu trở nên bất lực trong việc thích nghi với
những cú sốc từ bên ngoài – như dòng người tị nạn mùa hè năm ngoái.
Điều chúng ta nên làm bây giờ là điều mà lẽ ra các nhà dân chủ đã nên
làm vào năm 1930 để ngăn chặn một thảm họa vốn có khả năng xảy ra một
lần nữa. Chúng ta nên thành lập một liên minh các nhà dân chủ của các
Đảng Tự do, Xanh, Cấp tiến và Xã hội để đưa người dân trở về với dân
chủ, chống lại một giới cầm quyền chính thống của EU vốn coi quyền lực
của người dân như một mối đe dọa đối với quyền lực của họ. Đây chính là
lý do mà DiEM25 ra đời và vì sao nó lại cần thiết.
Liệu rằng chúng ta có đang không tưởng không? Có thể. Nhưng nó có thể
thực tế hơn những cố gắng của EU để duy trì một liên-minh-kiểu-cartel
phản dân chủ và đang tan rã. Nếu dự án của chúng ta là không tưởng, thì
nó cũng là một sự thay thế duy nhất cho một thể chế hủ bại đang được
hình thành.
Mối đe dọa thực sự không phải là chúng ta đề ra mục tiêu quá cao và sẽ
thất bại. Hiểm họa thực sự là người dân châu Âu đang dán mắt vào vực
thẳm và kết thúc hành trình của mình ở đó.
Biên dịch: Nguyễn Hồng Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Yanis Varoufakis là cựu Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp và hiện nay là Giáo sư Kinh tế của trường Đại học Athens.
Copyright: Project Syndicate 2016 – Democracy or Bust in Europe
(Nghiên Cứu Quốc Tế)