Tham Khảo
Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ lộ ra con hổ giấy
Mặc dù quân đội Thổ Nhĩ Kỳ là lực lượng lớn thứ hai trong NATO với 750.000 quân, nhưng sức mạnh thực tế không có vẻ như vậy, nhà báo Evgeni Krutikov nhận định.
Trong bảng xếp hạng sức mạnh quân sự của các cường quốc trên thế giới do trang web Global Fire Power công bố vào năm 2011, Thổ Nhĩ Kỳ đứng ở vị trí thứ 6.
Theo tờ Pravda của Nga, xét về mặt lực lượng trong khối NATO, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đứng sau Mỹ. Cứ nhìn vào sự hiện diện của số lượng tàu ngầm và tàu chiến của Thổ Nhĩ Kỳ tại Biển Đen sẽ thấy quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chẳng thua kém bất cứ quốc gia nào trong khu vực.
Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS cũng đánh giá Thổ Nhĩ Kỳ có tiềm lực mạnh về cả lục quân, không quân và hải quân với ngân sách quân sự hằng năm vào khoảng 25 tỷ USD. Trang web www.turkeydefence.com của Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho hay, chỉ riêng lục quân Thổ Nhĩ Kỳ hiện đã có khoảng 402.000 binh sĩ và quân đội nước này có thể điều khoảng 50.000 người cho một chiến dịch chỉ trong chớp mắt.
Tuy nhiên, theo tiết lộ của tờ Al-Monitor, trong khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ gồm hơn 700.000 nhân viên, có đến khoảng 470.000 thành viên không phải lính chuyên nghiệp.
Trên tờ Vzglyad, chuyên gia Evgeni Krutikov nhấn mạnh rằng: “"Cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ, cuộc chiến ở Syria, cuộc khủng hoảng Karabakh và vụ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga đã thu hút rất nhiều sự quan tâm dành cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên tất cả chỉ dừng lại ở cái nhìn đầu tiên, ở đây có nhiều vấn đề và thất bại hơn là thành công”.
Chuyên gia Evgeni Krutikov nhấn mạnh đến một thực tế rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã được hình thành "hỗn loạn", phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế và chính trị.
Krutikov nhấn mạnh rằng trong một thời gian dài Ankara đã coi Hy Lạp là đối thủ lớn của Thổ Nhĩ Kỳ, bất kể thực tế là cả Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp là quốc gia thành viên NATO.
Vì điều này, hầu như không đáng ngạc nhiên rằng một phần lớn của lực lượng quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tập trung vào biên giới phía tây của đất nước.
Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia chiến đấu cùng với đội quân NATO.
Ngoài ra, ông Krutikov cũng nhấn mạnh rằng các lực lượng hải quân, không quân và bộ binh Thổ Nhĩ Kỳ cần hiện đại hóa nghiêm trọng. Hầu hết các vũ khí thu được từ NATO là lỗi thời và có thể chỉ được sử dụng trong các cuộc xung đột địa phương.
Ngoài ra, phòng không của nước này phụ thuộc vào NATO và quân sự của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Chưa kể đến việc cuộc đảo chính quân sự thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ làm giảm sức mạnh của quân đội khi hàng ngàn sĩ quan và binh lính chuyên nghiệp bị bắt giữ.
Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải cải tổ mạnh mẽ bộ máy quân sự sau quyết định của Tổng thống Erdogan sa thải gần 1.700 sĩ quan quân đội các cấp sau vụ đảo chính bất thành hôm 15.7 vừa qua. Ngoài quân sự, Chính quyền của Tổng thống Erdogan còn sa thải hàng chục nghìn cảnh sát, hiến binh, thẩm phán, công tố viên... tình nghi liên quan đến vụ đảo chính .
Có vẻ như chính quyền Tổng thống Erdogan nhận thấy rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị suy yếu đáng kể do các cuộc thanh trừng liên tục. Bộ máy lãnh đạo quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ đã có cuộc cải tổ mạnh mẽ sau khi Hội đồng Quân sự Tối cao Thổ Nhĩ Kỳ ngày 28.7 công bố quyết định thăng hàm cho 99 đại tá, 16 tướng và đô đốc, đồng thời và kéo dài thời gian công tác của 20 tướng và đô đốc thêm 1 năm.
\Quyết định trên được đưa ra sau cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Quân sự Tối cao Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra 28.7 tại thủ đô Ankara. Tại cuộc họp này, Hội đồng Quân sự Tối cao Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã chỉ định Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, Tướng Yasar Guler làm Tư lệnh Lực lượng Hiến binh quốc gia, trong khi Tư lệnh Quân đoàn 1, Tướng Umit Dundar sẽ giữ vị trí Phó Tổng Tham mưu thay thế ông Guler. Tướng Umit Dundar là người có công báo cáo kịp thời cho Tổng thống Tayip Erdogan về âm mưu đảo chính, giúp ông Erdogan tránh được việc bị nhóm binh lính tham gia đảo chính bắt giữ và sát hại.
Tổng Tham mưu trưởng quân đội Hulusi Akar, người từng bị lực lượng
đảo chính bắt làm con tin trong cuộc chính biến, sẽ vẫn giữ nguyên chức
vụ.
Dân Việt
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ lộ ra con hổ giấy
Mặc dù quân đội Thổ Nhĩ Kỳ là lực lượng lớn thứ hai trong NATO với 750.000 quân, nhưng sức mạnh thực tế không có vẻ như vậy, nhà báo Evgeni Krutikov nhận định.
Trong bảng xếp hạng sức mạnh quân sự của các cường quốc trên thế giới do trang web Global Fire Power công bố vào năm 2011, Thổ Nhĩ Kỳ đứng ở vị trí thứ 6.
Theo tờ Pravda của Nga, xét về mặt lực lượng trong khối NATO, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đứng sau Mỹ. Cứ nhìn vào sự hiện diện của số lượng tàu ngầm và tàu chiến của Thổ Nhĩ Kỳ tại Biển Đen sẽ thấy quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chẳng thua kém bất cứ quốc gia nào trong khu vực.
Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS cũng đánh giá Thổ Nhĩ Kỳ có tiềm lực mạnh về cả lục quân, không quân và hải quân với ngân sách quân sự hằng năm vào khoảng 25 tỷ USD. Trang web www.turkeydefence.com của Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho hay, chỉ riêng lục quân Thổ Nhĩ Kỳ hiện đã có khoảng 402.000 binh sĩ và quân đội nước này có thể điều khoảng 50.000 người cho một chiến dịch chỉ trong chớp mắt.
Tuy nhiên, theo tiết lộ của tờ Al-Monitor, trong khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ gồm hơn 700.000 nhân viên, có đến khoảng 470.000 thành viên không phải lính chuyên nghiệp.
Trên tờ Vzglyad, chuyên gia Evgeni Krutikov nhấn mạnh rằng: “"Cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ, cuộc chiến ở Syria, cuộc khủng hoảng Karabakh và vụ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga đã thu hút rất nhiều sự quan tâm dành cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên tất cả chỉ dừng lại ở cái nhìn đầu tiên, ở đây có nhiều vấn đề và thất bại hơn là thành công”.
Chuyên gia Evgeni Krutikov nhấn mạnh đến một thực tế rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã được hình thành "hỗn loạn", phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế và chính trị.
Krutikov nhấn mạnh rằng trong một thời gian dài Ankara đã coi Hy Lạp là đối thủ lớn của Thổ Nhĩ Kỳ, bất kể thực tế là cả Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp là quốc gia thành viên NATO.
Vì điều này, hầu như không đáng ngạc nhiên rằng một phần lớn của lực lượng quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tập trung vào biên giới phía tây của đất nước.
Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia chiến đấu cùng với đội quân NATO.
Ngoài ra, ông Krutikov cũng nhấn mạnh rằng các lực lượng hải quân, không quân và bộ binh Thổ Nhĩ Kỳ cần hiện đại hóa nghiêm trọng. Hầu hết các vũ khí thu được từ NATO là lỗi thời và có thể chỉ được sử dụng trong các cuộc xung đột địa phương.
Ngoài ra, phòng không của nước này phụ thuộc vào NATO và quân sự của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Chưa kể đến việc cuộc đảo chính quân sự thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ làm giảm sức mạnh của quân đội khi hàng ngàn sĩ quan và binh lính chuyên nghiệp bị bắt giữ.
Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải cải tổ mạnh mẽ bộ máy quân sự sau quyết định của Tổng thống Erdogan sa thải gần 1.700 sĩ quan quân đội các cấp sau vụ đảo chính bất thành hôm 15.7 vừa qua. Ngoài quân sự, Chính quyền của Tổng thống Erdogan còn sa thải hàng chục nghìn cảnh sát, hiến binh, thẩm phán, công tố viên... tình nghi liên quan đến vụ đảo chính .
Có vẻ như chính quyền Tổng thống Erdogan nhận thấy rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị suy yếu đáng kể do các cuộc thanh trừng liên tục. Bộ máy lãnh đạo quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ đã có cuộc cải tổ mạnh mẽ sau khi Hội đồng Quân sự Tối cao Thổ Nhĩ Kỳ ngày 28.7 công bố quyết định thăng hàm cho 99 đại tá, 16 tướng và đô đốc, đồng thời và kéo dài thời gian công tác của 20 tướng và đô đốc thêm 1 năm.
\Quyết định trên được đưa ra sau cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Quân sự Tối cao Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra 28.7 tại thủ đô Ankara. Tại cuộc họp này, Hội đồng Quân sự Tối cao Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã chỉ định Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, Tướng Yasar Guler làm Tư lệnh Lực lượng Hiến binh quốc gia, trong khi Tư lệnh Quân đoàn 1, Tướng Umit Dundar sẽ giữ vị trí Phó Tổng Tham mưu thay thế ông Guler. Tướng Umit Dundar là người có công báo cáo kịp thời cho Tổng thống Tayip Erdogan về âm mưu đảo chính, giúp ông Erdogan tránh được việc bị nhóm binh lính tham gia đảo chính bắt giữ và sát hại.
Tổng Tham mưu trưởng quân đội Hulusi Akar, người từng bị lực lượng
đảo chính bắt làm con tin trong cuộc chính biến, sẽ vẫn giữ nguyên chức
vụ.
Dân Việt