TIN CỘNG ĐỒNG
Đêm Văn Nghệ Tưởng Niệm Việt Dzũng ở Brisbane.
Đó không phải là một đêm nhạc thính phòng. Và chắc chắn cũng không phải là một đại nhạc hội. Tôi xem đó như một đêm nhạc gia đình. Gia đình đây là những người tỵ nạn ở Brisbane. Tụ họp bên nhau. Quây quần cùng nhau trong ngày mùng Hai Tết. Để nhớ về một người cháu, một người anh, một người em dễ thương nhưng hào hùng, hiền hòa nhưng kiên cường đã đột ngột ra đi trong một ngày cuối năm vừa qua.
Cộng đồng người Việt tự do ở Brisbane làm buổi tưởng niệm Việt Dzũng sau nhiều nơi khác.Nhưng tôi không cho đó là điều quan trọng. Chánh yếu là chúng ta có một buổi tối ngồi với nhau nghe hát những bản nhạc mà người thanh niên đó đã để lại cho đời.
Tôi vẫn thường nghĩ Việt Dzũng là một nhạc sĩ của tình yêu.
Trước hết là tình yêu hiểu theo nghĩa thông thường giữa Nam và Nữ.
Như những lời thổn thức trong bài “Và em cũng nói yêu anh” với tiếng hát và phần trình diễn thật xuất sắc của Quế Thanh tối hôm nay.
Hay lời thầm thì trong “Cỏ tương tư” mà giọng hát sau bao nhiêu năm vẫn còn trầm ấm của Bác sĩ Kế Hòa đã truyền đạt.
Cũng như những khắc khoải cho thân phận trong “Tự trầm”, một bài rất khó hát mà ca sĩ Cao Tùng đã dắt dìu người nghe đi qua một cách thật nhẹ nhàng cũng như anh đã miêu tả lại nét đẹp của người tình cũ trong nhạc phẩm “Dáng Xưa” ở phần một của chương trình.
Hoặc dí dỏm của “Tình như cây cà rem” mà Tony Toàn đã làm sống động hội trường với cách diễn đạt thật trẻ trung của anh.
Hay “Bài Tango cuối cùng” mà Ngọc Sương đã hát như những lời nức nở của đôi tình nhân không tròn duyên kiếp.
Và “Thung lũng chim bay” đã được Thanh Vân mời mọi người ghé bước. Phải viết thêm về chị Ủy viên Văn nghệ này của Cộng đồng. Một tuần trước đây, chị vẫn còn nằm trong nhà thương vì bị virus đột kích, phải nhờ người khác trông nom phần văn nghệ của hai đêm Hội chợ Tết. Hôm nay, sức khỏe chỉ mới hồi phục phần nào nhưng chị cũng đã đến với đêm tưởng nhớ vì theo chị “Buổi hôm nay với Thanh Vân rất quan trọng vì từ đó đến nay, Thanh Vân lúc nào cũng ngưỡng mộ anh Việt Dzũng”.
Nhưng nếu chỉ có những bản nhạc về tình yêu Nam Nữ thì những dấu ấn mà Việt Dzũng để lại cho âm nhạc Việt Nam có lẽ cũng chỉ đậm đà như nhiều nhạc sĩ viết nhạc tình khác.
Chính thể loại tình yêu thứ hai trong âm nhạc Việt Dzũng mới dành được sự trọn vẹn yêu thương của người nghe, nhất là những người mang thân phận tỵ nạn. Đó là tình yêu quê hương, tình yêu tổ quốc.
Như những lời kêu gọi thiết tha trong “Mời em về”. Ai không khỏi hoài vọng về một chốn bình yên xưa cũ khi Ngọc Sương nỉ non “Tôi muốn mời em về. Thăm lại Hà Nội xưa. Cổ ngư chiều đổ lá. Trong mưa buồn lưa thưa. Tôi muốn mời em về. Thăm lại Sàigòn xưa. Duy Tân chiều say nắng. Uống môi nồng hương xưa”.
Để rồi phải bàng hoàng đối diện với thực tại “ Tôi muốn mời em về. Nhưng quê hương kia quá xa. Bên kia bờ Thái Bình bao la”.
Hay Kế Hoà đã mở đầu chương trình với “Một chút quà cho quê hương”, ca khúc đã trở thành bất tử về một cuộc đổi đời bi thảm sau những ngày tháng Tư 75.
Cuộc đổi đời khởi đầu từ “Quân Lệnh cuối cùng” oan nghiệt mà Tony Toàn đã thay lời mọi người tri ơn các vị tướng đã tuẩn tiết “ …Tướng chết theo thành. Ngàn năm bất khuất ghi vào sử sách. Đã bao năm tên anh còn mãi. Danh tướng anh hùng đời sau vẫn nhớ..”
Đưa đến một cuộc ra đi vĩ đại và hào hùng nhất trong lịch sử nhân loại mà trong đó chin phần chết chỉ có một phần sống như được Thanh Vân thuật lại trong “Lời kinh đêm” .
“ … Thuyền trôi xa về đâu ai biết. Thuyền có về ghé bến tự do. Trời cao xanh hay trời oan nghiệt. Trời có buồn hay trời chỉ làm ngơ..”.
Để có những người phải vùi thây giữa lòng biển lạnh. Hay giờ đây cũng
đã an phần nơi đất khách quê người. Để Thanh Hùng nhắc nhở chúng ta qua
“ Tự Tình Khúc”
“ .. Chiều nay ai ra mộ vắng. Thắp dùm tôi nén hương tàn. Thương người nằm sâu đất lạnh. Đang buồn quê hương nát tan”.
Và để Cung Đàn, thành viên duy nhứt của phong trào Hưng Ca ở Brisbane và là linh hồn của buổi tổ chức hôm nay,đã nhắc nhở chúng ta “Những đứa con của Mẹ” hãy sống cho trọn tình, trọn nghĩa với quê hương, đất nước.Rồi anh đã kết thúc phần trình diễn của các nghệ sĩ với nhạc phẩm “Chết Khô”, sáng tác cuối cùng của Việt Dzũng.
Ngoài phần âm nhạc, đêm Tưởng Niệm Việt Dzũng ở Brisbane còn có những bài nói chuyện, chia sẻ tâm tình của Bác sĩ Bùi trọng Cường, Chủ tịch CĐNVTD UC/Qld, của các anh Cao Tùng, Cung Đàn về những kỷ niệm với Việt Dzũng cùng phần trình chiếu video do bạn Tuấn Lê thực hiện về cuộc đời và đám tang của Việt Dzũng.
Ba tiếng đồng hồ trầm tưởng về người nghệ sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh rồi cũng phải chấm dứt. Ở một nơi nào đó trên kia, chắc anh cũng đã có được một nụ cười đầu Xuân. Vì anh biết chúng tôi đã nhớ đến anh, đã ngậm ngùi vĩnh biệt nhưng không bao giờ quên anh.-
HƯNG VIỆT
Mùng 2 Tết Giáp Ngọ
01/02/2014
Việt Trần chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Đêm Văn Nghệ Tưởng Niệm Việt Dzũng ở Brisbane.
Đó không phải là một đêm nhạc thính phòng. Và chắc chắn cũng không phải là một đại nhạc hội. Tôi xem đó như một đêm nhạc gia đình. Gia đình đây là những người tỵ nạn ở Brisbane. Tụ họp bên nhau. Quây quần cùng nhau trong ngày mùng Hai Tết. Để nhớ về một người cháu, một người anh, một người em dễ thương nhưng hào hùng, hiền hòa nhưng kiên cường đã đột ngột ra đi trong một ngày cuối năm vừa qua.
Cộng đồng người Việt tự do ở Brisbane làm buổi tưởng niệm Việt Dzũng sau nhiều nơi khác.Nhưng tôi không cho đó là điều quan trọng. Chánh yếu là chúng ta có một buổi tối ngồi với nhau nghe hát những bản nhạc mà người thanh niên đó đã để lại cho đời.
Tôi vẫn thường nghĩ Việt Dzũng là một nhạc sĩ của tình yêu.
Trước hết là tình yêu hiểu theo nghĩa thông thường giữa Nam và Nữ.
Như những lời thổn thức trong bài “Và em cũng nói yêu anh” với tiếng hát và phần trình diễn thật xuất sắc của Quế Thanh tối hôm nay.
Hay lời thầm thì trong “Cỏ tương tư” mà giọng hát sau bao nhiêu năm vẫn còn trầm ấm của Bác sĩ Kế Hòa đã truyền đạt.
Cũng như những khắc khoải cho thân phận trong “Tự trầm”, một bài rất khó hát mà ca sĩ Cao Tùng đã dắt dìu người nghe đi qua một cách thật nhẹ nhàng cũng như anh đã miêu tả lại nét đẹp của người tình cũ trong nhạc phẩm “Dáng Xưa” ở phần một của chương trình.
Hoặc dí dỏm của “Tình như cây cà rem” mà Tony Toàn đã làm sống động hội trường với cách diễn đạt thật trẻ trung của anh.
Hay “Bài Tango cuối cùng” mà Ngọc Sương đã hát như những lời nức nở của đôi tình nhân không tròn duyên kiếp.
Và “Thung lũng chim bay” đã được Thanh Vân mời mọi người ghé bước. Phải viết thêm về chị Ủy viên Văn nghệ này của Cộng đồng. Một tuần trước đây, chị vẫn còn nằm trong nhà thương vì bị virus đột kích, phải nhờ người khác trông nom phần văn nghệ của hai đêm Hội chợ Tết. Hôm nay, sức khỏe chỉ mới hồi phục phần nào nhưng chị cũng đã đến với đêm tưởng nhớ vì theo chị “Buổi hôm nay với Thanh Vân rất quan trọng vì từ đó đến nay, Thanh Vân lúc nào cũng ngưỡng mộ anh Việt Dzũng”.
Nhưng nếu chỉ có những bản nhạc về tình yêu Nam Nữ thì những dấu ấn mà Việt Dzũng để lại cho âm nhạc Việt Nam có lẽ cũng chỉ đậm đà như nhiều nhạc sĩ viết nhạc tình khác.
Chính thể loại tình yêu thứ hai trong âm nhạc Việt Dzũng mới dành được sự trọn vẹn yêu thương của người nghe, nhất là những người mang thân phận tỵ nạn. Đó là tình yêu quê hương, tình yêu tổ quốc.
Như những lời kêu gọi thiết tha trong “Mời em về”. Ai không khỏi hoài vọng về một chốn bình yên xưa cũ khi Ngọc Sương nỉ non “Tôi muốn mời em về. Thăm lại Hà Nội xưa. Cổ ngư chiều đổ lá. Trong mưa buồn lưa thưa. Tôi muốn mời em về. Thăm lại Sàigòn xưa. Duy Tân chiều say nắng. Uống môi nồng hương xưa”.
Để rồi phải bàng hoàng đối diện với thực tại “ Tôi muốn mời em về. Nhưng quê hương kia quá xa. Bên kia bờ Thái Bình bao la”.
Hay Kế Hoà đã mở đầu chương trình với “Một chút quà cho quê hương”, ca khúc đã trở thành bất tử về một cuộc đổi đời bi thảm sau những ngày tháng Tư 75.
Cuộc đổi đời khởi đầu từ “Quân Lệnh cuối cùng” oan nghiệt mà Tony Toàn đã thay lời mọi người tri ơn các vị tướng đã tuẩn tiết “ …Tướng chết theo thành. Ngàn năm bất khuất ghi vào sử sách. Đã bao năm tên anh còn mãi. Danh tướng anh hùng đời sau vẫn nhớ..”
Đưa đến một cuộc ra đi vĩ đại và hào hùng nhất trong lịch sử nhân loại mà trong đó chin phần chết chỉ có một phần sống như được Thanh Vân thuật lại trong “Lời kinh đêm” .
“ … Thuyền trôi xa về đâu ai biết. Thuyền có về ghé bến tự do. Trời cao xanh hay trời oan nghiệt. Trời có buồn hay trời chỉ làm ngơ..”.
Để có những người phải vùi thây giữa lòng biển lạnh. Hay giờ đây cũng
đã an phần nơi đất khách quê người. Để Thanh Hùng nhắc nhở chúng ta qua
“ Tự Tình Khúc”
“ .. Chiều nay ai ra mộ vắng. Thắp dùm tôi nén hương tàn. Thương người nằm sâu đất lạnh. Đang buồn quê hương nát tan”.
Và để Cung Đàn, thành viên duy nhứt của phong trào Hưng Ca ở Brisbane và là linh hồn của buổi tổ chức hôm nay,đã nhắc nhở chúng ta “Những đứa con của Mẹ” hãy sống cho trọn tình, trọn nghĩa với quê hương, đất nước.Rồi anh đã kết thúc phần trình diễn của các nghệ sĩ với nhạc phẩm “Chết Khô”, sáng tác cuối cùng của Việt Dzũng.
Ngoài phần âm nhạc, đêm Tưởng Niệm Việt Dzũng ở Brisbane còn có những bài nói chuyện, chia sẻ tâm tình của Bác sĩ Bùi trọng Cường, Chủ tịch CĐNVTD UC/Qld, của các anh Cao Tùng, Cung Đàn về những kỷ niệm với Việt Dzũng cùng phần trình chiếu video do bạn Tuấn Lê thực hiện về cuộc đời và đám tang của Việt Dzũng.
Ba tiếng đồng hồ trầm tưởng về người nghệ sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh rồi cũng phải chấm dứt. Ở một nơi nào đó trên kia, chắc anh cũng đã có được một nụ cười đầu Xuân. Vì anh biết chúng tôi đã nhớ đến anh, đã ngậm ngùi vĩnh biệt nhưng không bao giờ quên anh.-
HƯNG VIỆT
Mùng 2 Tết Giáp Ngọ
01/02/2014
Việt Trần chuyển