Di Sản Hồ Chí Minh

Đèn Cù Tập II – vài giai thoại

Hãy thú nhận! Đọc sách loại hồi kí hay bán hồi kí (như Đèn Cù của Trần Đĩnh) độc giả thường để tâm đến những … giai thoại. Tôi cũng chẳng phải là một ngoại lệ

GS Nguyễn Văn Tuấn

21-12-2014

Hãy thú nhận! Đọc sách loại hồi kí hay bán hồi kí (như Đèn Cù của Trần Đĩnh) độc giả thường để tâm đến những … giai thoại. Tôi cũng chẳng phải là một ngoại lệ, tức là thỉnh thoảng cũng bị cuốn hút theo những câu chuyện mang tính giai thoại của tác giả. Thật ra, đối với hồi kí chính trị và trong bối cảnh giấu diếm thông tin, những giai thoại đôi khi cũng nói lên vài điều về đương sự.

Dương Thu Hương

Bà là một nhà văn có tài và rất nổi tiếng vì tính kiên trực trước bạo quyền. Trong Đèn Cù Tập II, Trần Đĩnh kể về bà Hương với nhiều chi tiết … bi hài. Năm 1994, bà Hương từ Pháp về Hà Nội thì bị công an lục soát hành lí và tịch thu hộ chiếu. Khi đại sứ quán Đức mời bà sang Đức thì họ phải lo làm hộ chiếu cho bà. Phía VN biện minh rằng không có chuyện tịch thu hộ chiếu, họ chỉ sửa hộ chiếu đục lỗ thôi. Khi bà Hương đến nhận hộ chiếu, người của Cục xuất nhập cảnh yêu cầu bà đến phường để lấy dấu và chủ kí xác nhận. Ở phường, bà Hương khai như sau:

“Tên họ: Dương Thu Hương
Đã bị bỏ tù vì chống chủ nghĩa xã hội. 
Lí do ra tù: do sức ép quốc tế và sự sụp đổ của thành trì xã hội chủ nghĩa”

Mấy người công an ai cũng kiếm cớ ra nhìn cho được người khai những câu chữ đó. Khi đến nhận hộ chiếu, lại gặp rắc rối theo kiểu Việt Nam, người ta yêu cầu ghi vào biên bản nói rằng Nhà nước đã vui lòng cấp hộ chiếu cho bà Dương Thu Hương, nhưng bà thiếu thiện chí đã từ chối vì hận thù chủ nghĩa xã hội. Bà Hương xem biên bản rồi ghi bên cạnh là: “Tôi không hận thù chủ nghĩa xã hội như trong biên bản người đại diện Nhà nước ghi bởi lẽ nó chỉ là một khuynh hướng ấu trĩ của tư tưởng nhân loại. Nhưng tôi chống nó tới cùng bởi lẽ nó đem hợp thức hoá chế độ độc tài, toàn trị lên đầu nhân dân” (Trang 390). Cuối cùng Dương Thu Hương không có hộ chiếu, và bà phải fax cho đại sứ quán Đức để nói lí do.

Chuyện “Chủ tịt”

Một trong những giai thoại tôi thấy hay hay vì nó nói lên sự sùng bái cá nhân thời bao cấp. Chuyện kể rằng một lần nọ nhà in xếp chữ (thời đó còn xếp chữ in) thế nào mà chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh” bị xuống dòng một cách vô duyên biến thành “Chủ tịt Hồ Chí Minh”! Đụng đến dù chỉ cái tên của ông cụ là cả toà soạn nhốn nháo lên. Tất cả cán bộ nhân viên toà soạn báo, tất cả cán bộ nhân viên nhà in, binh lính, sĩ quan, v.v. phải tập hợp đứng im để cho an ninh quân đội điều tra. Dĩ nhiêu câu hỏi lởn vởn trong đầu “người ta” là tại sao có sự nhầm lẫn chết người như thế? Cố ý hay vô tình? Gián điệp cài vào? Ai là thủ phạm? Kể từ đó, tác giả cho biết ông không bao giờ viết về cụ Hồ trên sách báo nữa (trang 501).

Chuyện bắt Lê Trọng Nghĩa

Ông Lê Trọng Nghĩa thường được nhắc đến trong Đèn Cù khá nhiều lần, vì ông dính dáng vào “vụ án xét lại chống đảng”. Ở trang 545, tác giả thuật lại việc bắt Lê Trọng Nghĩa, lúc đó là Cục trưởng Cục tình báo quân đội, đậm màu Statsi. Ngày 8/1/1968, “Nghĩa họp giao ban xong, thì được Văn Tiến Dũng bảo sang bên Phạm Ngọc Mậu có việc. Nghĩa lái xe sang. Mậu nói luôn: Đồng chí bị bắt! Nghĩa vặn: Đồng chí mà bắt?”

Người ta hỏi cung ông Nghĩa rất nhiều, và đặc biệt xoáy vào vấn đề ai là người giao cho ông liên hệ với CIA để chuẩn bị đàm phán Việt – Mĩ? Chủ ý là khai thác để ông Nghĩa khai ra người giao nhiệm vụ là tướng Giáp. Nhưng ông Nghĩa thản nhiên nói: người giao nhiệm vụ là đồng chí Lê Duẩn!

Đồng chí X

Thời gian gần đây, người theo dõi thời sự VN đều nghe đến cách nói “Đồng chí X”. Tôi tưởng đó chỉ là cách nói mới của ông Chủ tịch Trương Tấn Sang, nhưng đọc Đèn Cù mới biết cách nói này đã xuất hiện từ 1971. Năm đó, trong một nghị quyết của đảng, người ta từng bêu tướng Giáp bằng tên X (trang 591).

Tàu rất ghét tướng Giáp. Họ từng trương biểu ngữ trước cửa Thiên An Môn để nói xấu tướng Giáp ngay trước mặt đoàn của Việt Nam do Lê Thanh Nghị dẫn đầu. Năm 1978, khi tướng Giáp sang Tàu cám ơn Tàu đã chi viện cho Bắc Việt Nam đánh Mĩ, thì phía Tàu cho ông ăn cơm với chén bị mẻ!

Trong Đèn Cù Tập II, tác giả cho biết rằng Mao Trạch Đông từng nói với ông Lê Duẩn rằng “Đại biểu của phái hữu ở Việt Nam đại khái như Võ Nguyên Giáp, đại biểu của phái tả đại khái như Nguyễn Chí Thanh. Cách mạng Việt Nam muốn lên thì phải hạ cánh hữu xuống” (trang 592).

Nạn nhân của thể chế

Trong một chương cuối của sách, tác giả Trần Đĩnh cho rằng ông Hồ chính là “nạn nhân trước hết của chủ nghĩa cộng sản và của đảng chính trị kiểu Lenin” (trang 619). Ngay từ đầu, Stalin đã cho đàn em huấn luyện cho các lãnh tụ cộng sản tương lai của VN như Nguyễn Ái Quốc thấm nhuần chân lí: Việt Nam phải chịu sự kiểm soát của Liên Xô và răm rắp tuân lệnh Stalin.

Nhưng sau này thì chính ông lại là nạn nhân của thể chế ông xây dựng nên. Sử gia nổi tiếng người Pháp là Pierre Brocheux viết rằng “trong vụ án xét lại chống đảng, ông Hồ Chí Minh cũng đã nhận ra bản chất của chế độ nhưng chẳng làm gì được. Hơn nữa, kể từ năm 1960, chính nhóm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh mới thực sự là những người nắm quyền. Theo nghiên cứu của tôi thì cả một giai đoạn trước khi qua đời, ông Hồ bị cách li khỏi quyền lực, tức là không hề có quyền gì. Ông ấy tự biến hành một biểu tượng.” (Trang 633).

Những câu hay

Tôi đọc thấy trong Đèn Cù Tập II có nhiều câu phát ngôn đáng được trích dẫn. Đáng trích dẫn vì những câu đó tóm tắt một cách đầy đủ những vấn đề mà chúng ta quan tâm.

“Trật tự đang chế ngự tại đây là một trật tự quan liêu giết chết cá thể, đè bẹp mọi đặc thù, loại bỏ mọi thăng hoa, một trật tự không sự sống. Vâng đất nước Tiệp đang có yên bình của các bãi tha ma” (trích phát biểu của Vaclav Havel, Trang 267).

“Buồn thay cho những nhân dân mà lòng yêu nước đã bị giam cầm vì mất tự do” (trang 396).

“Càng yêu nước càng phải tôn trọng sự thật” (trang 398).

“Ngày xưa, Việt Minh luôn xoáy vào cái ‘nhục mất nước’ để kêu gọi làm cách mạng. Nay không thể xoáy vào cái nhục nghèo nàn, lạc hậu” (trang 401).

“Cộng sản mang ở trong lòng sức mạnh phá phách. Cần có quyền lực thì lãng phí xương máu nhân dân, khi có quyền lực rồi thì tham nhũng tiền của nhân dân” (Trang 503).

“Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Hoa vào”, “Thằng Tây nó tếch, thằng Tàu nó sang” (trang 505).

“Vào đảng cộng sản là theo đuổi có hiệu quả công cuộc ăn cắp cuộc sống, ăn cắp lòng tin” (trích Nhà văn Pháp Claude Roy, cựu đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, trang 507).

“Có thể khẳng định một điều: chiến tranh ‘chống đế quốc Pháp, Mĩ’ của Việt Cộng đều chịu sự chỉ đạo của ý thức hệ cộng sản – chính quyền ra từ nòng súng, vừa ‘giải phóng dân tộc’ vừa ‘đánh đổ từng bộ phận chủ nghĩa đế quốc’, góp phần quan trọng ‘giải phóng loài người’.” (Trang 634).

===

Thế là tôi đã đọc xong và ghi chép lại vài nội dung trong cuốn Đèn Cù Tập II. Đó là những chất liệu mà tôi nhặt được trong sách. Có thể nói tôi chỉ mới thu thập dữ liệu – data, chứ chưa phân tích và bàn luận. Tôi còn đang “tiêu hoá” nội dung cuốn sách, những chất liệu và thông tin trong sách trước khi viết ra những nhận xét của tôi.

Nhưng nói chung, cảm tưởng ban đầu là đây là một cuốn sách bổ sung rất tốt cho tập “Bên thắng cuộc” của Huy Đức, “Những lời trăn trối” của Trần Đức Thảo, và “Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên. Những cuốn sách này cung cấp cho chúng những phác hoạ về các nhân vật quyền lực ở miền Bắc trước đây cùng những việc làm của họ, và qua đó góp phần giải thích tại sao VN vẫn còn là một nước nghèo nàn, lạc hậu và tham nhũng tràn lan như hiện nay.

Nguồn: FB Que Diêm

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Đèn Cù Tập II – vài giai thoại

Hãy thú nhận! Đọc sách loại hồi kí hay bán hồi kí (như Đèn Cù của Trần Đĩnh) độc giả thường để tâm đến những … giai thoại. Tôi cũng chẳng phải là một ngoại lệ

GS Nguyễn Văn Tuấn

21-12-2014

Hãy thú nhận! Đọc sách loại hồi kí hay bán hồi kí (như Đèn Cù của Trần Đĩnh) độc giả thường để tâm đến những … giai thoại. Tôi cũng chẳng phải là một ngoại lệ, tức là thỉnh thoảng cũng bị cuốn hút theo những câu chuyện mang tính giai thoại của tác giả. Thật ra, đối với hồi kí chính trị và trong bối cảnh giấu diếm thông tin, những giai thoại đôi khi cũng nói lên vài điều về đương sự.

Dương Thu Hương

Bà là một nhà văn có tài và rất nổi tiếng vì tính kiên trực trước bạo quyền. Trong Đèn Cù Tập II, Trần Đĩnh kể về bà Hương với nhiều chi tiết … bi hài. Năm 1994, bà Hương từ Pháp về Hà Nội thì bị công an lục soát hành lí và tịch thu hộ chiếu. Khi đại sứ quán Đức mời bà sang Đức thì họ phải lo làm hộ chiếu cho bà. Phía VN biện minh rằng không có chuyện tịch thu hộ chiếu, họ chỉ sửa hộ chiếu đục lỗ thôi. Khi bà Hương đến nhận hộ chiếu, người của Cục xuất nhập cảnh yêu cầu bà đến phường để lấy dấu và chủ kí xác nhận. Ở phường, bà Hương khai như sau:

“Tên họ: Dương Thu Hương
Đã bị bỏ tù vì chống chủ nghĩa xã hội. 
Lí do ra tù: do sức ép quốc tế và sự sụp đổ của thành trì xã hội chủ nghĩa”

Mấy người công an ai cũng kiếm cớ ra nhìn cho được người khai những câu chữ đó. Khi đến nhận hộ chiếu, lại gặp rắc rối theo kiểu Việt Nam, người ta yêu cầu ghi vào biên bản nói rằng Nhà nước đã vui lòng cấp hộ chiếu cho bà Dương Thu Hương, nhưng bà thiếu thiện chí đã từ chối vì hận thù chủ nghĩa xã hội. Bà Hương xem biên bản rồi ghi bên cạnh là: “Tôi không hận thù chủ nghĩa xã hội như trong biên bản người đại diện Nhà nước ghi bởi lẽ nó chỉ là một khuynh hướng ấu trĩ của tư tưởng nhân loại. Nhưng tôi chống nó tới cùng bởi lẽ nó đem hợp thức hoá chế độ độc tài, toàn trị lên đầu nhân dân” (Trang 390). Cuối cùng Dương Thu Hương không có hộ chiếu, và bà phải fax cho đại sứ quán Đức để nói lí do.

Chuyện “Chủ tịt”

Một trong những giai thoại tôi thấy hay hay vì nó nói lên sự sùng bái cá nhân thời bao cấp. Chuyện kể rằng một lần nọ nhà in xếp chữ (thời đó còn xếp chữ in) thế nào mà chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh” bị xuống dòng một cách vô duyên biến thành “Chủ tịt Hồ Chí Minh”! Đụng đến dù chỉ cái tên của ông cụ là cả toà soạn nhốn nháo lên. Tất cả cán bộ nhân viên toà soạn báo, tất cả cán bộ nhân viên nhà in, binh lính, sĩ quan, v.v. phải tập hợp đứng im để cho an ninh quân đội điều tra. Dĩ nhiêu câu hỏi lởn vởn trong đầu “người ta” là tại sao có sự nhầm lẫn chết người như thế? Cố ý hay vô tình? Gián điệp cài vào? Ai là thủ phạm? Kể từ đó, tác giả cho biết ông không bao giờ viết về cụ Hồ trên sách báo nữa (trang 501).

Chuyện bắt Lê Trọng Nghĩa

Ông Lê Trọng Nghĩa thường được nhắc đến trong Đèn Cù khá nhiều lần, vì ông dính dáng vào “vụ án xét lại chống đảng”. Ở trang 545, tác giả thuật lại việc bắt Lê Trọng Nghĩa, lúc đó là Cục trưởng Cục tình báo quân đội, đậm màu Statsi. Ngày 8/1/1968, “Nghĩa họp giao ban xong, thì được Văn Tiến Dũng bảo sang bên Phạm Ngọc Mậu có việc. Nghĩa lái xe sang. Mậu nói luôn: Đồng chí bị bắt! Nghĩa vặn: Đồng chí mà bắt?”

Người ta hỏi cung ông Nghĩa rất nhiều, và đặc biệt xoáy vào vấn đề ai là người giao cho ông liên hệ với CIA để chuẩn bị đàm phán Việt – Mĩ? Chủ ý là khai thác để ông Nghĩa khai ra người giao nhiệm vụ là tướng Giáp. Nhưng ông Nghĩa thản nhiên nói: người giao nhiệm vụ là đồng chí Lê Duẩn!

Đồng chí X

Thời gian gần đây, người theo dõi thời sự VN đều nghe đến cách nói “Đồng chí X”. Tôi tưởng đó chỉ là cách nói mới của ông Chủ tịch Trương Tấn Sang, nhưng đọc Đèn Cù mới biết cách nói này đã xuất hiện từ 1971. Năm đó, trong một nghị quyết của đảng, người ta từng bêu tướng Giáp bằng tên X (trang 591).

Tàu rất ghét tướng Giáp. Họ từng trương biểu ngữ trước cửa Thiên An Môn để nói xấu tướng Giáp ngay trước mặt đoàn của Việt Nam do Lê Thanh Nghị dẫn đầu. Năm 1978, khi tướng Giáp sang Tàu cám ơn Tàu đã chi viện cho Bắc Việt Nam đánh Mĩ, thì phía Tàu cho ông ăn cơm với chén bị mẻ!

Trong Đèn Cù Tập II, tác giả cho biết rằng Mao Trạch Đông từng nói với ông Lê Duẩn rằng “Đại biểu của phái hữu ở Việt Nam đại khái như Võ Nguyên Giáp, đại biểu của phái tả đại khái như Nguyễn Chí Thanh. Cách mạng Việt Nam muốn lên thì phải hạ cánh hữu xuống” (trang 592).

Nạn nhân của thể chế

Trong một chương cuối của sách, tác giả Trần Đĩnh cho rằng ông Hồ chính là “nạn nhân trước hết của chủ nghĩa cộng sản và của đảng chính trị kiểu Lenin” (trang 619). Ngay từ đầu, Stalin đã cho đàn em huấn luyện cho các lãnh tụ cộng sản tương lai của VN như Nguyễn Ái Quốc thấm nhuần chân lí: Việt Nam phải chịu sự kiểm soát của Liên Xô và răm rắp tuân lệnh Stalin.

Nhưng sau này thì chính ông lại là nạn nhân của thể chế ông xây dựng nên. Sử gia nổi tiếng người Pháp là Pierre Brocheux viết rằng “trong vụ án xét lại chống đảng, ông Hồ Chí Minh cũng đã nhận ra bản chất của chế độ nhưng chẳng làm gì được. Hơn nữa, kể từ năm 1960, chính nhóm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh mới thực sự là những người nắm quyền. Theo nghiên cứu của tôi thì cả một giai đoạn trước khi qua đời, ông Hồ bị cách li khỏi quyền lực, tức là không hề có quyền gì. Ông ấy tự biến hành một biểu tượng.” (Trang 633).

Những câu hay

Tôi đọc thấy trong Đèn Cù Tập II có nhiều câu phát ngôn đáng được trích dẫn. Đáng trích dẫn vì những câu đó tóm tắt một cách đầy đủ những vấn đề mà chúng ta quan tâm.

“Trật tự đang chế ngự tại đây là một trật tự quan liêu giết chết cá thể, đè bẹp mọi đặc thù, loại bỏ mọi thăng hoa, một trật tự không sự sống. Vâng đất nước Tiệp đang có yên bình của các bãi tha ma” (trích phát biểu của Vaclav Havel, Trang 267).

“Buồn thay cho những nhân dân mà lòng yêu nước đã bị giam cầm vì mất tự do” (trang 396).

“Càng yêu nước càng phải tôn trọng sự thật” (trang 398).

“Ngày xưa, Việt Minh luôn xoáy vào cái ‘nhục mất nước’ để kêu gọi làm cách mạng. Nay không thể xoáy vào cái nhục nghèo nàn, lạc hậu” (trang 401).

“Cộng sản mang ở trong lòng sức mạnh phá phách. Cần có quyền lực thì lãng phí xương máu nhân dân, khi có quyền lực rồi thì tham nhũng tiền của nhân dân” (Trang 503).

“Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Hoa vào”, “Thằng Tây nó tếch, thằng Tàu nó sang” (trang 505).

“Vào đảng cộng sản là theo đuổi có hiệu quả công cuộc ăn cắp cuộc sống, ăn cắp lòng tin” (trích Nhà văn Pháp Claude Roy, cựu đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, trang 507).

“Có thể khẳng định một điều: chiến tranh ‘chống đế quốc Pháp, Mĩ’ của Việt Cộng đều chịu sự chỉ đạo của ý thức hệ cộng sản – chính quyền ra từ nòng súng, vừa ‘giải phóng dân tộc’ vừa ‘đánh đổ từng bộ phận chủ nghĩa đế quốc’, góp phần quan trọng ‘giải phóng loài người’.” (Trang 634).

===

Thế là tôi đã đọc xong và ghi chép lại vài nội dung trong cuốn Đèn Cù Tập II. Đó là những chất liệu mà tôi nhặt được trong sách. Có thể nói tôi chỉ mới thu thập dữ liệu – data, chứ chưa phân tích và bàn luận. Tôi còn đang “tiêu hoá” nội dung cuốn sách, những chất liệu và thông tin trong sách trước khi viết ra những nhận xét của tôi.

Nhưng nói chung, cảm tưởng ban đầu là đây là một cuốn sách bổ sung rất tốt cho tập “Bên thắng cuộc” của Huy Đức, “Những lời trăn trối” của Trần Đức Thảo, và “Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên. Những cuốn sách này cung cấp cho chúng những phác hoạ về các nhân vật quyền lực ở miền Bắc trước đây cùng những việc làm của họ, và qua đó góp phần giải thích tại sao VN vẫn còn là một nước nghèo nàn, lạc hậu và tham nhũng tràn lan như hiện nay.

Nguồn: FB Que Diêm

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm