Văn Học & Nghệ Thuật
Đọc Đèn Cù để kính yêu Nguyễn Tư Nghiêm
Thú thật tôi cũng không rành hội họa lắm, nên cái tên Nguyễn Tư Nghiêm rất xa lạ với tôi. Nhờ có Đèn Cù mà tôi biết được tên tuổi của người họa sỹ tài hoa, một con người một nhân phẩm thật cao quý.
Trong cuộc CCRĐ long trời lở đất, luân thường đạo lý bị đảo lộn, ông đã không khuất phục, và nhất quyết không chịu đấu tố những người đã sinh thành nuôi nấng mình..
“..Nhưng Nghiêm cứ đau khổ lí nhí bảo tôi: – Không…, không căm thù mẹ được. .” (Đèn Cù) .
Và chỉ vì “không căm thù mẹ được”, không chịu hưởng ứng CCRĐ người ta đã bỏ ông vào nhà thương điên. “..Nghiêm trốn đội cải cách chỉ còn có cánh đồng và những đòng lúa non cho anh bứt nhá thay cơm nhiều ngày. Phát hiện ra anh, người ta chỉ có thể kết luận là anh điên. ..” (Đèn Cù)
Và cho dù bị hành hạ ở nhà thương điên, ông vẫn nhất định không thoát di ..”..Và Nghiêm đã vào nhà thương điên Bạch Mai. Chung phòng với một anh lính điên…Cậu lính khen Nghiêm tốt lắm nhưng hễ lên cơn anh ta lại cứ nhè đầu Nghiêm mà nện. Tài, – Kim Lân nói, đau thế, ngày hai ba trận đòn điên thế mà nhất định không chịu ra nhá. Sau nhiều lần vào, tớ cứ dỗ cu cậu. Nào về với anh em đi, Nghiêm… Về…, về vẽ với anh em cho vui nhỉ…” (Đèn Cù)
Nhân cách của ông còn được thể hiện qua sự khinh bỉ những lãnh đạo to nhất thời bấy giờ …”Sau đó, Trường Chinh muốn an ủi Nghiêm, ba lần mời Nghiêm đến gặp. Nghiêm từ chối. Rúc vào đồng im lặng. Nay những bức vẽ Kiều được săn lùng ngang đồ sứ Minh – Thanh…” (Đèn Cù)
Đọc về ông tôi lại nghĩ ngay đến nhà thơ Hữu Loan, những nhân phẩm cao quý, những viên ngọc sáng của Hà Thành…
Cám ơn Đèn Cù đã cho tôi biết về ông, ước mơ bây giờ là nắm được tay ông để nói sự kính phục của tôi đến với ông … Người họa sỹ tài ba Nguyễn Tư Nghiêm !
Fb Lâm Mạnh Di
Bàn ra tán vào (0)
Đọc Đèn Cù để kính yêu Nguyễn Tư Nghiêm
Thú thật tôi cũng không rành hội họa lắm, nên cái tên Nguyễn Tư Nghiêm rất xa lạ với tôi. Nhờ có Đèn Cù mà tôi biết được tên tuổi của người họa sỹ tài hoa, một con người một nhân phẩm thật cao quý.
Trong cuộc CCRĐ long trời lở đất, luân thường đạo lý bị đảo lộn, ông đã không khuất phục, và nhất quyết không chịu đấu tố những người đã sinh thành nuôi nấng mình..
“..Nhưng Nghiêm cứ đau khổ lí nhí bảo tôi: – Không…, không căm thù mẹ được. .” (Đèn Cù) .
Và chỉ vì “không căm thù mẹ được”, không chịu hưởng ứng CCRĐ người ta đã bỏ ông vào nhà thương điên. “..Nghiêm trốn đội cải cách chỉ còn có cánh đồng và những đòng lúa non cho anh bứt nhá thay cơm nhiều ngày. Phát hiện ra anh, người ta chỉ có thể kết luận là anh điên. ..” (Đèn Cù)
Và cho dù bị hành hạ ở nhà thương điên, ông vẫn nhất định không thoát di ..”..Và Nghiêm đã vào nhà thương điên Bạch Mai. Chung phòng với một anh lính điên…Cậu lính khen Nghiêm tốt lắm nhưng hễ lên cơn anh ta lại cứ nhè đầu Nghiêm mà nện. Tài, – Kim Lân nói, đau thế, ngày hai ba trận đòn điên thế mà nhất định không chịu ra nhá. Sau nhiều lần vào, tớ cứ dỗ cu cậu. Nào về với anh em đi, Nghiêm… Về…, về vẽ với anh em cho vui nhỉ…” (Đèn Cù)
Nhân cách của ông còn được thể hiện qua sự khinh bỉ những lãnh đạo to nhất thời bấy giờ …”Sau đó, Trường Chinh muốn an ủi Nghiêm, ba lần mời Nghiêm đến gặp. Nghiêm từ chối. Rúc vào đồng im lặng. Nay những bức vẽ Kiều được săn lùng ngang đồ sứ Minh – Thanh…” (Đèn Cù)
Đọc về ông tôi lại nghĩ ngay đến nhà thơ Hữu Loan, những nhân phẩm cao quý, những viên ngọc sáng của Hà Thành…
Cám ơn Đèn Cù đã cho tôi biết về ông, ước mơ bây giờ là nắm được tay ông để nói sự kính phục của tôi đến với ông … Người họa sỹ tài ba Nguyễn Tư Nghiêm !
Fb Lâm Mạnh Di