Trang lá cải
Đôi trai gái ‘mây mưa’ trong rạp chiếu phim và quan niệm sai lầm của bạn gái trong tình yêu
Ngày 29/7, hình ảnh đôi trai gái ngang nhiên quan hệ tình dục trong rạp chiếu phim CGV bị phát tán trên mạng. Vài ngày sau người ta lại thấy một đôi bạn trẻ khác cũng “hồn nhiên” không kém khi “mây mưa” ngay trong quán trà sữa tại Thái Nguyên như chốn không người.
Theo Nghị định 73 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm quy định về nếp sống văn minh, các hành vi như không mặc quần áo, mặc quần áo lót nơi tập trung đông người, các địa điểm văn hóa, tín ngưỡng, nơi làm việc của cơ quan nhà nước đều có thể bị phạt hành chính từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng. Một con số quá ít ỏi khi con người dám ngang nhiên phá hoại thuần phong mỹ tục của cả một dân tộc!
Tuy nhiên, từ năm 2013, hành vi vi phạm quy định về nếp sống văn minh nói trên đã bị loại ra ngoài sự điều chỉnh của pháp luật. Thiết nghĩ khi con người không còn bị ước thúc bởi những quan niệm đạo đức truyền thống mà người ta cho là “cổ hủ”, “lạc hậu” ấy và ngay cả pháp luật cũng không quản thì con người sẽ đi về đâu?
Ai biết mình là ai?
Sở dĩ một số bạn trẻ có thể phóng túng, buông thả tới mức ngang nhiên hành sự như chốn không người cũng bởi tâm lý: “Ai biết mình là ai?”. Vì chẳng ai biết mình nên cũng không cảm thấy xấu hổ. Nếu xoay ngược trở lại, những người xung quanh, là cha mẹ, là người thân, là bạn bè hữu hảo, liệu các bạn trẻ ấy có dám “công khai” như vậy?
Chẳng thế mà những nơi công cộng “Ai biết mình là ai?” như công viên, quán xá mới được các cặp đôi lựa chọn, mà không phải là trong căn nhà yêu thương của mình. Nếu giới trẻ ngày nay cũng “cổ hủ” như các cụ ngày xưa, biết sợ “Trên đầu 3 tấc có thần linh”, hay nghĩ rằng “Nhân sinh nhất niệm thiên địa tận giai tri”, nghĩa là con người vừa xuất ra một niệm cả trời đất đều biết, thì có lẽ nơi công cộng sẽ không bị “ô nhiễm” như vậy.
Ở Đài Loan nếu ai đó hút thuốc nơi công cộng mà bị người khác chụp được, người chụp sẽ được thưởng vì ý thức bảo vệ cộng đồng, còn người vi phạm sẽ nhận được biên lại phạt gửi về tận nhà. Ở Singapore, nếu ai đó “vô tình đánh rơi” rác ra ngoài đường phố hay ở nơi công cộng mà chẳng may bị camera chụp lại thì người ấy cũng phải thanh toán tiền phạt. Thậm chí ở Đài Loan, mọi sai phạm lớn của cá nhân đều bị ghi lại trong hồ sơ cá nhân trên mạng, nên chỉ cần một cú kích chuột thì cả một quá trình sinh trưởng của họ sẽ hiện ra. Vậy nên con người phải vô cùng thận trọng trước khi quyết định làm một việc sai phạm gây ảnh hưởng đến người khác và cộng đồng, chứ không được tự do theo kiểu “mình thích thì mình làm thôi”.
Trong khi đó, nhân viên của CGV, người chụp lại hình ảnh nhạy cảm của cặp đôi trong rạp chiếu phim và tung lên mạng xã hội sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì đã truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ. Người này có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10-20 triệu đồng. Nặng hơn, nhân viên của CGV có thể bị phạt 2 năm tù vì tội “Làm nhục người khác” theo quy định tại điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015. Người bị tung ảnh cũng có quyền khởi kiện, yêu cầu khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại cho danh dự của bản thân. Có vẻ như những người dám làm “việc động trời” ấy, làm ô nhiễm môi trường chung, đến khi “ai cũng biết mình là ai” mới kịp nhận ra mình cũng bị “tổn thương” và cần được “bảo vệ”!
Đánh đổi tình dục lấy tình yêu
“Thời lạc hậu ngày xưa” nam nữ thụ thụ bất thân, trai gái dẫu trao nhận đồ vật gì cũng không được chạm vào tay nhau. Ngày ấy dẫu con người yêu nhau cũng phải lấy đạo đức làm đầu, như vậy mới xứng danh bậc “chính nhân quân tử”. Người xưa cũng quan niệm rằng người nam và người nữ chỉ khi chính thức là vợ chồng, được cha mẹ, trời đất, Thần Phật chứng giám mới dám hoà nhập hoàn toàn về cả tâm hồn và thể xác. Khi ấy hai con người xa lạ mới như “ván đã đóng thuyền”, sẵn sàng đồng cam cộng khổ bên nhau cả một đời. Nên giây phút động phòng hoa chúc mới thiêng liêng và đẹp đẽ đến vậy.
Nếu trót dại mà “ăn trái cấm” thì người con trai sẽ bị cho là quân Sở Khanh, người con gái và cả gia đình, dòng tộc của cô ấy sẽ bị khinh khi, ghẻ lạnh vì thất tiết. Đó là còn chưa kể đến việc các cô gái có thể bị cạo đầu, bôi vôi và thả trôi sông.
Ngày nay, khi những ràng buộc về đạo đức không còn, người nam đến với người nữ trước tiên đều muốn “khám phá cơ thể”. Ngoài kia, truyền hình, ti-vi, internet nhan nhản hình ảnh các minh tinh ăn mặc gợi cảm và được ca ngợi là “nữ thần”, những người được vinh danh là “hoa khôi”, “hoa hậu” phải trút bỏ gần hết xiêm y trên người để chứng minh rằng mình đẹp. Ngày ngày sống chung với những hình ảnh mát mẻ ấy, vô tình khiến dục vọng của con người âm ỉ cháy, chỉ cần dịp thích hợp là bùng phát.
Một số người còn viện cớ là cần tìm hiểu trước để sau này có thể “hoà hợp về tình dục” hay tránh bị “điếc” mà không có con. Nào ai còn nghĩ được vợ chồng, con cái là duyên trời định. Con người đến với nhau là để trả ân, trả oán từ bao đời trước.
Vậy nên muốn đời sống vợ chồng hạnh phúc thì cần phải hành xử theo Đạo Trời, chứ không phải khám phá về thể xác. Vô sinh là trái mà hạt giống “tà dâm” gây nên. “Vạn ác dâm vi thủ”, nghĩa là trong vạn cái ác, tội tà dâm đứng đầu. Tà dâm là tơ tưởng, ôm ấp, quan hệ với người khác giới nhưng không phải là vợ hay là chồng mình, hay còn gọi là ngoại tình thể xác và ngoại tình tư tưởng. Phật gia giảng khi con người quan hệ ngoài luồng, tự ý nạo phá thai thì tội nghiệp chồng chất như núi.
Chỉ khi con người thức tỉnh và giữ gìn đạo hạnh thì tội nghiệp nặng mới thành nhẹ, hoạ mới chuyển thành phúc. Nhưng trớ trêu thay, thay vì tìm trong chính lối sống và đạo đức của bản thân, họ lại đi tìm các phương pháp trị liệu khoa học khác. “Con gái yêu bằng tai, con trai yêu bằng mắt”, vậy nên khi những giá trị đạo đức truyền thống “cổ hủ” mất đi, thì con trai sẵn sàng đề nghị bạn gái mình “mây mưa” cho thoả mãn dục tính. Thậm chí, nếu không được đáp ứng, các cô gái còn bị doạ sẽ chia tay.
Nhưng trớ trêu thay, đàn ông thường ích kỷ, khi yêu thì muốn “khám phá” người yêu, nhưng khi kết hôn lại muốn vợ mình vẫn còn “trinh trắng”. Con gái nếu chẳng may thất tiết, đôi khi còn bị chì chiết cả một đời trong cuộc sống hôn nhân sau này. Rất nhiều trường hợp, người con trai viện lý do “tình dục không hoà hợp” để chia tay bạn gái mình. Đến khi cô ấy gặp được người mình yêu thương thì bản thân chẳng thể tránh khỏi bị dằn vặt, đau khổ nếu như người đàn ông ấy vô cùng coi trọng tiết hạnh, hay dùng nó để đánh giá sự chung thuỷ của người phụ nữ.
Vậy nên không phải bất cứ khi nào tình dục cũng được đổi lại bằng tình yêu. Theo luật nhân quả thì đó là phạm tội đại ác. Con người sẽ phải chịu đựng rất nhiều khổ nạn trong cuộc sống mới có thể tiêu trừ được khối nghiệp ấy, dưới hình thức gia đình bất hoà, con cái hư hỏng hay vô vàn mâu thuẫn, áp lực khác.
Chỉ cần không thực sự “làm chuyện ấy” thì sẽ coi như không có chuyện gì xảy ra?
Chắc hẳn không ít cô nàng sẽ được người yêu rủ vào nhà nghỉ “tâm sự” cho kín đáo và được thuyết phục rằng sẽ “chẳng có chuyện gì xảy ra”. Nhiều cô gái hẳn sẽ bùi tai và theo chân chàng vào nhà nghỉ. Đặc biệt là khi nhà nghỉ mọc lên san sát khắp nơi với đủ mọi giá cả, từ bình dân cho đến cao cấp như ngày nay, có thể các cô gái cũng tặc lưỡi “người ta cũng thế, thêm mình nữa có sao đâu”. Kiểu như một giọt nước trong chẳng thể ngăn được cả dòng nước đục, nên đục luôn cũng chẳng ai cười!
Nhưng khi cánh cửa nhà nghỉ khép lại thì chàng đột nhiên lại trở thành một người hoàn toàn khác. Khi “mỡ treo miệng mèo”, khi “cá nằm trên thớt”, khi dục vọng bốc lên con người có thể bất chấp tất cả.
Chàng lại thì thào bên tai bạn: “Đã vào đến đây rồi, chỉ có ai đứa, còn xấu hổ gì nữa!” và cam đoan với bạn sẽ không có chuyện gì, hai người chỉ ôm ấp và tâm sự thôi. Dĩ nhiên khi ấy, điều các cô gái chẳng dám nghĩ tới lại xảy tới, bao năm gìn giữ lại về không. Có lần một rồi sẽ có lần hai, cho đến khi con người coi đó là chuyện bình thường và “dây thần kinh xấu hổ bị tê liệt hoàn toàn”.
Các cô gái cứ lầm tưởng rằng mình đã dâng hiến trọn vẹn vì tình yêu qua tình dục thì sẽ nhận lại hạnh phúc và yêu thương. Nhưng đâu có biết dẫu có thể giữ mình vì không làm “chuyện người lớn” thì người ấy cũng đã phạm phải chữ “tà dâm” giữa nam và nữ. Những hành động ôm ấp, vuốt ve quá trớn dẫu pháp luật của con người không trừng trị thì cũng đủ phạm luật Trời. Con người đã dám làm thì phải tự mình chịu trách nhiệm với những hành vi đó, dẫu muốn chối bỏ cũng chẳng còn cách nào khác. Bởi lẽ cuộc sống của con người đều chịu ước thúc thầm lặng của luật nhân quả, dẫu bạn muốn hay không. Có lẽ vì vậy nên con người ngày nay thật khó để có được một mái ấm hạnh phúc trước những cám dỗ ngoài xã hội. Bởi lẽ cám dỗ ấy là do mỗi người đều góp sóng thành bão mà tạo nên.
Khi cách thể hiện tình yêu vượt quá giới hạn đạo đức, thì điều họ mong đợi chẳng thể xảy đến, chỉ có thể là những khổ đau cho tội nghiệp do mình tạo ra. Cô nào may mắn, kiếp trước vẫn còn lưu lại phúc dày thì vẫn được hưởng cuộc sống sang giàu, hạnh phúc, ấm êm. Nhưng khi phúc đã hưởng trọn thì tội nghiệp vẫn còn, kiếp này chưa trả lại lui đến kiếp sau. Con người sinh ra là tinh hoa của trời đất và chịu sự chi phối của Đạo Trời. Người hiểu đạo, biết giữ gìn tiết hạnh, vượt qua sự cám dỗ ắt sẽ được hạnh phúc.
Đỗ Quyên
Bàn ra tán vào (0)
Đôi trai gái ‘mây mưa’ trong rạp chiếu phim và quan niệm sai lầm của bạn gái trong tình yêu
Ngày 29/7, hình ảnh đôi trai gái ngang nhiên quan hệ tình dục trong rạp chiếu phim CGV bị phát tán trên mạng. Vài ngày sau người ta lại thấy một đôi bạn trẻ khác cũng “hồn nhiên” không kém khi “mây mưa” ngay trong quán trà sữa tại Thái Nguyên như chốn không người.
Theo Nghị định 73 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm quy định về nếp sống văn minh, các hành vi như không mặc quần áo, mặc quần áo lót nơi tập trung đông người, các địa điểm văn hóa, tín ngưỡng, nơi làm việc của cơ quan nhà nước đều có thể bị phạt hành chính từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng. Một con số quá ít ỏi khi con người dám ngang nhiên phá hoại thuần phong mỹ tục của cả một dân tộc!
Tuy nhiên, từ năm 2013, hành vi vi phạm quy định về nếp sống văn minh nói trên đã bị loại ra ngoài sự điều chỉnh của pháp luật. Thiết nghĩ khi con người không còn bị ước thúc bởi những quan niệm đạo đức truyền thống mà người ta cho là “cổ hủ”, “lạc hậu” ấy và ngay cả pháp luật cũng không quản thì con người sẽ đi về đâu?
Ai biết mình là ai?
Sở dĩ một số bạn trẻ có thể phóng túng, buông thả tới mức ngang nhiên hành sự như chốn không người cũng bởi tâm lý: “Ai biết mình là ai?”. Vì chẳng ai biết mình nên cũng không cảm thấy xấu hổ. Nếu xoay ngược trở lại, những người xung quanh, là cha mẹ, là người thân, là bạn bè hữu hảo, liệu các bạn trẻ ấy có dám “công khai” như vậy?
Chẳng thế mà những nơi công cộng “Ai biết mình là ai?” như công viên, quán xá mới được các cặp đôi lựa chọn, mà không phải là trong căn nhà yêu thương của mình. Nếu giới trẻ ngày nay cũng “cổ hủ” như các cụ ngày xưa, biết sợ “Trên đầu 3 tấc có thần linh”, hay nghĩ rằng “Nhân sinh nhất niệm thiên địa tận giai tri”, nghĩa là con người vừa xuất ra một niệm cả trời đất đều biết, thì có lẽ nơi công cộng sẽ không bị “ô nhiễm” như vậy.
Ở Đài Loan nếu ai đó hút thuốc nơi công cộng mà bị người khác chụp được, người chụp sẽ được thưởng vì ý thức bảo vệ cộng đồng, còn người vi phạm sẽ nhận được biên lại phạt gửi về tận nhà. Ở Singapore, nếu ai đó “vô tình đánh rơi” rác ra ngoài đường phố hay ở nơi công cộng mà chẳng may bị camera chụp lại thì người ấy cũng phải thanh toán tiền phạt. Thậm chí ở Đài Loan, mọi sai phạm lớn của cá nhân đều bị ghi lại trong hồ sơ cá nhân trên mạng, nên chỉ cần một cú kích chuột thì cả một quá trình sinh trưởng của họ sẽ hiện ra. Vậy nên con người phải vô cùng thận trọng trước khi quyết định làm một việc sai phạm gây ảnh hưởng đến người khác và cộng đồng, chứ không được tự do theo kiểu “mình thích thì mình làm thôi”.
Trong khi đó, nhân viên của CGV, người chụp lại hình ảnh nhạy cảm của cặp đôi trong rạp chiếu phim và tung lên mạng xã hội sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì đã truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ. Người này có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10-20 triệu đồng. Nặng hơn, nhân viên của CGV có thể bị phạt 2 năm tù vì tội “Làm nhục người khác” theo quy định tại điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015. Người bị tung ảnh cũng có quyền khởi kiện, yêu cầu khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại cho danh dự của bản thân. Có vẻ như những người dám làm “việc động trời” ấy, làm ô nhiễm môi trường chung, đến khi “ai cũng biết mình là ai” mới kịp nhận ra mình cũng bị “tổn thương” và cần được “bảo vệ”!
Đánh đổi tình dục lấy tình yêu
“Thời lạc hậu ngày xưa” nam nữ thụ thụ bất thân, trai gái dẫu trao nhận đồ vật gì cũng không được chạm vào tay nhau. Ngày ấy dẫu con người yêu nhau cũng phải lấy đạo đức làm đầu, như vậy mới xứng danh bậc “chính nhân quân tử”. Người xưa cũng quan niệm rằng người nam và người nữ chỉ khi chính thức là vợ chồng, được cha mẹ, trời đất, Thần Phật chứng giám mới dám hoà nhập hoàn toàn về cả tâm hồn và thể xác. Khi ấy hai con người xa lạ mới như “ván đã đóng thuyền”, sẵn sàng đồng cam cộng khổ bên nhau cả một đời. Nên giây phút động phòng hoa chúc mới thiêng liêng và đẹp đẽ đến vậy.
Nếu trót dại mà “ăn trái cấm” thì người con trai sẽ bị cho là quân Sở Khanh, người con gái và cả gia đình, dòng tộc của cô ấy sẽ bị khinh khi, ghẻ lạnh vì thất tiết. Đó là còn chưa kể đến việc các cô gái có thể bị cạo đầu, bôi vôi và thả trôi sông.
Ngày nay, khi những ràng buộc về đạo đức không còn, người nam đến với người nữ trước tiên đều muốn “khám phá cơ thể”. Ngoài kia, truyền hình, ti-vi, internet nhan nhản hình ảnh các minh tinh ăn mặc gợi cảm và được ca ngợi là “nữ thần”, những người được vinh danh là “hoa khôi”, “hoa hậu” phải trút bỏ gần hết xiêm y trên người để chứng minh rằng mình đẹp. Ngày ngày sống chung với những hình ảnh mát mẻ ấy, vô tình khiến dục vọng của con người âm ỉ cháy, chỉ cần dịp thích hợp là bùng phát.
Một số người còn viện cớ là cần tìm hiểu trước để sau này có thể “hoà hợp về tình dục” hay tránh bị “điếc” mà không có con. Nào ai còn nghĩ được vợ chồng, con cái là duyên trời định. Con người đến với nhau là để trả ân, trả oán từ bao đời trước.
Vậy nên muốn đời sống vợ chồng hạnh phúc thì cần phải hành xử theo Đạo Trời, chứ không phải khám phá về thể xác. Vô sinh là trái mà hạt giống “tà dâm” gây nên. “Vạn ác dâm vi thủ”, nghĩa là trong vạn cái ác, tội tà dâm đứng đầu. Tà dâm là tơ tưởng, ôm ấp, quan hệ với người khác giới nhưng không phải là vợ hay là chồng mình, hay còn gọi là ngoại tình thể xác và ngoại tình tư tưởng. Phật gia giảng khi con người quan hệ ngoài luồng, tự ý nạo phá thai thì tội nghiệp chồng chất như núi.
Chỉ khi con người thức tỉnh và giữ gìn đạo hạnh thì tội nghiệp nặng mới thành nhẹ, hoạ mới chuyển thành phúc. Nhưng trớ trêu thay, thay vì tìm trong chính lối sống và đạo đức của bản thân, họ lại đi tìm các phương pháp trị liệu khoa học khác. “Con gái yêu bằng tai, con trai yêu bằng mắt”, vậy nên khi những giá trị đạo đức truyền thống “cổ hủ” mất đi, thì con trai sẵn sàng đề nghị bạn gái mình “mây mưa” cho thoả mãn dục tính. Thậm chí, nếu không được đáp ứng, các cô gái còn bị doạ sẽ chia tay.
Nhưng trớ trêu thay, đàn ông thường ích kỷ, khi yêu thì muốn “khám phá” người yêu, nhưng khi kết hôn lại muốn vợ mình vẫn còn “trinh trắng”. Con gái nếu chẳng may thất tiết, đôi khi còn bị chì chiết cả một đời trong cuộc sống hôn nhân sau này. Rất nhiều trường hợp, người con trai viện lý do “tình dục không hoà hợp” để chia tay bạn gái mình. Đến khi cô ấy gặp được người mình yêu thương thì bản thân chẳng thể tránh khỏi bị dằn vặt, đau khổ nếu như người đàn ông ấy vô cùng coi trọng tiết hạnh, hay dùng nó để đánh giá sự chung thuỷ của người phụ nữ.
Vậy nên không phải bất cứ khi nào tình dục cũng được đổi lại bằng tình yêu. Theo luật nhân quả thì đó là phạm tội đại ác. Con người sẽ phải chịu đựng rất nhiều khổ nạn trong cuộc sống mới có thể tiêu trừ được khối nghiệp ấy, dưới hình thức gia đình bất hoà, con cái hư hỏng hay vô vàn mâu thuẫn, áp lực khác.
Chỉ cần không thực sự “làm chuyện ấy” thì sẽ coi như không có chuyện gì xảy ra?
Chắc hẳn không ít cô nàng sẽ được người yêu rủ vào nhà nghỉ “tâm sự” cho kín đáo và được thuyết phục rằng sẽ “chẳng có chuyện gì xảy ra”. Nhiều cô gái hẳn sẽ bùi tai và theo chân chàng vào nhà nghỉ. Đặc biệt là khi nhà nghỉ mọc lên san sát khắp nơi với đủ mọi giá cả, từ bình dân cho đến cao cấp như ngày nay, có thể các cô gái cũng tặc lưỡi “người ta cũng thế, thêm mình nữa có sao đâu”. Kiểu như một giọt nước trong chẳng thể ngăn được cả dòng nước đục, nên đục luôn cũng chẳng ai cười!
Nhưng khi cánh cửa nhà nghỉ khép lại thì chàng đột nhiên lại trở thành một người hoàn toàn khác. Khi “mỡ treo miệng mèo”, khi “cá nằm trên thớt”, khi dục vọng bốc lên con người có thể bất chấp tất cả.
Chàng lại thì thào bên tai bạn: “Đã vào đến đây rồi, chỉ có ai đứa, còn xấu hổ gì nữa!” và cam đoan với bạn sẽ không có chuyện gì, hai người chỉ ôm ấp và tâm sự thôi. Dĩ nhiên khi ấy, điều các cô gái chẳng dám nghĩ tới lại xảy tới, bao năm gìn giữ lại về không. Có lần một rồi sẽ có lần hai, cho đến khi con người coi đó là chuyện bình thường và “dây thần kinh xấu hổ bị tê liệt hoàn toàn”.
Các cô gái cứ lầm tưởng rằng mình đã dâng hiến trọn vẹn vì tình yêu qua tình dục thì sẽ nhận lại hạnh phúc và yêu thương. Nhưng đâu có biết dẫu có thể giữ mình vì không làm “chuyện người lớn” thì người ấy cũng đã phạm phải chữ “tà dâm” giữa nam và nữ. Những hành động ôm ấp, vuốt ve quá trớn dẫu pháp luật của con người không trừng trị thì cũng đủ phạm luật Trời. Con người đã dám làm thì phải tự mình chịu trách nhiệm với những hành vi đó, dẫu muốn chối bỏ cũng chẳng còn cách nào khác. Bởi lẽ cuộc sống của con người đều chịu ước thúc thầm lặng của luật nhân quả, dẫu bạn muốn hay không. Có lẽ vì vậy nên con người ngày nay thật khó để có được một mái ấm hạnh phúc trước những cám dỗ ngoài xã hội. Bởi lẽ cám dỗ ấy là do mỗi người đều góp sóng thành bão mà tạo nên.
Khi cách thể hiện tình yêu vượt quá giới hạn đạo đức, thì điều họ mong đợi chẳng thể xảy đến, chỉ có thể là những khổ đau cho tội nghiệp do mình tạo ra. Cô nào may mắn, kiếp trước vẫn còn lưu lại phúc dày thì vẫn được hưởng cuộc sống sang giàu, hạnh phúc, ấm êm. Nhưng khi phúc đã hưởng trọn thì tội nghiệp vẫn còn, kiếp này chưa trả lại lui đến kiếp sau. Con người sinh ra là tinh hoa của trời đất và chịu sự chi phối của Đạo Trời. Người hiểu đạo, biết giữ gìn tiết hạnh, vượt qua sự cám dỗ ắt sẽ được hạnh phúc.
Đỗ Quyên