Di Sản Hồ Chí Minh
Đón tết ở đâu khi không còn nhà?
GNsP (08.02.2016) – Sau hơn 1 tháng khi nhà cầm quyền địa phương ra quyết định cưỡng chế, thu hồi đất của người dân với giá đền bù rẻ mạt để thực hiện “dự án”, thì họ mới trưng ra quyết định “thu hồi dự án” đã được ban hành cách đây hơn 1 năm.
Đó là trường hợp của 60 hộ dân cư ngụ tại phường 22, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Dự án nhập nhằng giữa khu tái định cư và khu nhà ở cao tầng
Vào ngày 12.04.2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 427/QĐ-TTg với nội dung thu hồi 29.827 m2 đất (lô 13 và 14), phường 22, quận Bình Thạnh để giao cho công ty Thanh niên Xung phong đầu tư xây dựng khu nhà ở tái định cư đường Nguyễn Hữu Cảnh. Họ đền bù cho người dân với giá rẻ mạt, mỗi căn hộ được đền bù trên dưới 1 tỷ đồng, không đủ để mua một căn hộ chung cư.
Tuy nhiên đây là dự án từ nhiều năm qua, chính truyền thông của nhà cầm quyền cũng phải lên tiếng cho rằng “nhập nhèm” giữa các quyết định cấp thủ tướng, UB thành phố. Theo đó, ban đầu dự án được thủ tướng duyệt toàn bộ 29.827m2 đất đều sử dụng để “tái định cư”. Nhưng UB Thành phố lại “nhập nhèm” lẫn lộn quyết định “xây dựng khu nhà ở tái định cư” với “khu nhà ở cao tầng” (kinh doanh). Kinh doanh, nhưng UB lại đứng ra thu hồi đất, bồi thường theo giá “nhà nước” phục vụ công ích (tái định cư) thay cho “chủ đầu tư”. Kết quả, dự án từ khi được duyệt năm 2001 đến nay, kéo dài hơn 10 năm, vẫn chưa thực hiện được, người dân thì thua thiệt, khổ sở…
UBND quyết định thu hồi dự án
Chính vì lý do dự án kéo dài nhiều năm, “được giao đất từ năm 2001 nhưng không tổ chức triển khai”, nên vào ngày 06.11.2015, nhà cầm quyền đã ra quyết định số 5710/QĐ-UBND với nội dung “thu hồi dự án và chấm dứt thực hiện Quyết định số 427/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ”.
Như vậy, nhà cầm quyền UBND quận Bình Thạnh đã có công văn chỉ đạo thu hồi và dừng dự án suốt hơn 1 năm nay, nhưng không hiểu lý do vì sao quyết định này bị giấu nhẹm.
UBND quận Bình Thạnh ra quyết định cưỡng chế đất
Tuy nhiên, sau hơn 1 năm ra quyết định thu hồi dự án, vào ngày 26.11.2015, nhà cầm quyền địa phương vẫn ra quyết định ‘cưỡng chế thu hồi đất’ của 60 hộ dân nơi đây với Quyết định số 14489/QĐ-UBND. Và, vào ngày 15.12.2015, nhà cầm quyền địa phương huy động lực lượng công quyền khoảng 300 người: CSGT, CSCĐ, công an, dân phòng xuống tháo dỡ nhà cửa và cưỡng chế đất của 30/60 căn hộ. 60 căn hộ được chia làm hai dãy nhà A và B, mỗi dãy 30 căn nhà. Hiện nay, nhà cầm quyền địa phương đã đập tan tành 30 ngôi nhà thuộc dãy B, 30 căn hộ còn lại đang sống trong tình cảnh nơm mớp lo sợ vì nhà cầm quyền đe dọa qua Tết sẽ giải tỏa. Các hộ dân này vẫn đi khiếu kiện và kêu oan.
UBND quận Bình Thạnh giải quyết các thủ tục đất theo đúng quy định của pháp luật
Do đó, những hộ dân chưa được bồi thường một cách thỏa đáng thì UBND phải tổ chức họp và công khai xin lỗi các hộ dân này, vì Quyết định số 427/QĐ-TTg nêu rõ:
“Đối với khu đất Công ty Thanh niên xung phong đã bồi thường cho các hộ dân: quản lý chặt chẽ, không để lấn chiếm.”
“Đối với khu đất chưa bồi thường: Giao Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh tổ chức họp dân công bố công khai đến người sử dụng đất được biết, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân quận và phường để người dân theo dõi, giám sát”.
“Chỉ đạo UBND phường 22, quận Bình Thạnh và các Phòng Ban trực thuộc giải quyết các thủ tục đất đai có liên quan cho người sử dụng đất theo đúng quy định.”
“Tổ chức kiểm tra, rà soát việc quản lý quy hoạch, sử dụng đất. Việc xây dựng và thực hiện quy hoạch trong khu vực theo đúng quy định: kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật.”
UBND quận Bình Thạnh có dấu hiệu vi phạm pháp luật
Theo quy định của pháp luật, nhà cầm quyền đập phá ngôi nhà của các hộ dân này khi đã có quyết định thu hồi dự án là vi phạm pháp luật và có dấu hiệu “lấn, chiếm, hủy hoại đất đai”; “Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố”; “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai”; “không cung cấp thông tin về đất đai” được quy định tại Điều 12 Luật Đất Đai và Bô luật hình sự.
Rõ ràng, hệ thống điều hành đất nước có những thiếu sót nghiêm trọng khi đã có quyết định thu hồi dự án nhưng nhà cầm quyền địa phương vẫn ra quyết định cưỡng chế, thu hồi đất của bà con dân oan một cách bất công. Điều này cũng chứng tỏ, lãnh đạo cũng không kiểm tra cấp dưới đã triển khai các kế hoạch dự án ra sao, hoặc cấp lãnh đạo quận và thành phố cũng không thèm màng tới các đơn khiếu nại của người dân trước khi UBND cưỡng chế đất của các hộ dân.
Buồn vui ngày tết đến
Trong những ngày lễ Tết nhiều gia đình đầm ấp, sum vầy, tươi cười và hạnh phúc bên nhau dưới một mái nhà. Nhưng vẫn còn nhiều gia đình ở đâu đó trên đất nước VN thiếu hơi ấm của người cha người mẹ khi cha mẹ vắng nhà, thiếu tiếng cười rộn ràng của những đứa con khi xa nhà, không những thiếu mà mất luôn tổ ấm của ông bà mẹ cha đã để lại vì lợi ích của một nhóm nhỏ. Ông Ân một trong số 30 hộ dân bị cưỡng chế, bộc bạch:
“Năm nay, gia đình tôi làm gì còn có nhà để mà đón tết, không có bàn thờ rước ông bà về nhà vì họ đập nhà mất rồi. Từ ngày bị cưỡng chế, gia đình tôi ở nhờ nhà họ hàng. Từ khi nhà tôi bị đập nát như thế có cán bộ nào xuống hỏi thăm chúng tôi xem đời sống chúng tôi như thế nào đâu. Tôi tính làm một cái đơn yêu cầu nhà nước này dỡ luôn hai ngôi mộ của ông bà già tôi luôn cho rồi…”
Cũng thuộc trong số 30 căn hộ bị cưỡng chế nhà vào cuối tháng 12, ông Khá chia sẻ: “Gia đình tôi đón tết thế nào được, nhà bị đập rồi làm sao mà rước ông bà về trong những ngày lễ tết đây. Buồn lắm! Hiện nay, gia đình tôi hơn mười mấy người phải thuê nhà dưới Bình Dương sinh sống, một tháng mất gần 3 triệu tiền thuê nhà. Ban ngày tôi chạy xe ôm ở đây (Sài Gòn) vì tôi chạy xe lâu rồi với lại quen khách nữa, tối về tôi lại chạy về Bình Dương ngủ. Vợ tôi cũng phải lên đây bán bánh mì kiếm sống qua ngày. Chua xót lắm!”
Ông Chẵng một trong số 30 hộ dân chưa bị cưỡng chế, bày tỏ: “Năm nay, gia đình tôi không thể đón tết được, bởi vì lúc nào cũng lo lắng không biết họ sẽ giải tỏa nhà của mình lúc nào vì gia đình tôi vẫn chưa có nơi để ở và sinh sống. Tôi mong muốn họ bồi thường thỏa đáng cho chúng tôi để chúng tôi có một cuộc sống an cư lạc nghiệp.”
Hiện nay, chúng tôi chỉ có tờ giấy phôtô Quyết định thu hồi dự án số 5710/QĐ-UBND nên có thể đặt giả thiết rằng đây là công văn giả. Nếu quả thật có văn bản này thật thì quản lý đất đai nhà nước có vấn đề chăng? Nhưng bất kể tình huống nào, còn những hộ dân mất nhà, mất đất vào ngay thời điểm Tết đến này, thì “vì dân, do dân, của dân” mãi vẫn chỉ là khẩu hiệu treo trên tường của các ông quan cộng sản.
Huyền Trang, GNsP
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Đón tết ở đâu khi không còn nhà?
GNsP (08.02.2016) – Sau hơn 1 tháng khi nhà cầm quyền địa phương ra quyết định cưỡng chế, thu hồi đất của người dân với giá đền bù rẻ mạt để thực hiện “dự án”, thì họ mới trưng ra quyết định “thu hồi dự án” đã được ban hành cách đây hơn 1 năm.
Đó là trường hợp của 60 hộ dân cư ngụ tại phường 22, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Dự án nhập nhằng giữa khu tái định cư và khu nhà ở cao tầng
Vào ngày 12.04.2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 427/QĐ-TTg với nội dung thu hồi 29.827 m2 đất (lô 13 và 14), phường 22, quận Bình Thạnh để giao cho công ty Thanh niên Xung phong đầu tư xây dựng khu nhà ở tái định cư đường Nguyễn Hữu Cảnh. Họ đền bù cho người dân với giá rẻ mạt, mỗi căn hộ được đền bù trên dưới 1 tỷ đồng, không đủ để mua một căn hộ chung cư.
Tuy nhiên đây là dự án từ nhiều năm qua, chính truyền thông của nhà cầm quyền cũng phải lên tiếng cho rằng “nhập nhèm” giữa các quyết định cấp thủ tướng, UB thành phố. Theo đó, ban đầu dự án được thủ tướng duyệt toàn bộ 29.827m2 đất đều sử dụng để “tái định cư”. Nhưng UB Thành phố lại “nhập nhèm” lẫn lộn quyết định “xây dựng khu nhà ở tái định cư” với “khu nhà ở cao tầng” (kinh doanh). Kinh doanh, nhưng UB lại đứng ra thu hồi đất, bồi thường theo giá “nhà nước” phục vụ công ích (tái định cư) thay cho “chủ đầu tư”. Kết quả, dự án từ khi được duyệt năm 2001 đến nay, kéo dài hơn 10 năm, vẫn chưa thực hiện được, người dân thì thua thiệt, khổ sở…
UBND quyết định thu hồi dự án
Chính vì lý do dự án kéo dài nhiều năm, “được giao đất từ năm 2001 nhưng không tổ chức triển khai”, nên vào ngày 06.11.2015, nhà cầm quyền đã ra quyết định số 5710/QĐ-UBND với nội dung “thu hồi dự án và chấm dứt thực hiện Quyết định số 427/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ”.
Như vậy, nhà cầm quyền UBND quận Bình Thạnh đã có công văn chỉ đạo thu hồi và dừng dự án suốt hơn 1 năm nay, nhưng không hiểu lý do vì sao quyết định này bị giấu nhẹm.
UBND quận Bình Thạnh ra quyết định cưỡng chế đất
Tuy nhiên, sau hơn 1 năm ra quyết định thu hồi dự án, vào ngày 26.11.2015, nhà cầm quyền địa phương vẫn ra quyết định ‘cưỡng chế thu hồi đất’ của 60 hộ dân nơi đây với Quyết định số 14489/QĐ-UBND. Và, vào ngày 15.12.2015, nhà cầm quyền địa phương huy động lực lượng công quyền khoảng 300 người: CSGT, CSCĐ, công an, dân phòng xuống tháo dỡ nhà cửa và cưỡng chế đất của 30/60 căn hộ. 60 căn hộ được chia làm hai dãy nhà A và B, mỗi dãy 30 căn nhà. Hiện nay, nhà cầm quyền địa phương đã đập tan tành 30 ngôi nhà thuộc dãy B, 30 căn hộ còn lại đang sống trong tình cảnh nơm mớp lo sợ vì nhà cầm quyền đe dọa qua Tết sẽ giải tỏa. Các hộ dân này vẫn đi khiếu kiện và kêu oan.
UBND quận Bình Thạnh giải quyết các thủ tục đất theo đúng quy định của pháp luật
Do đó, những hộ dân chưa được bồi thường một cách thỏa đáng thì UBND phải tổ chức họp và công khai xin lỗi các hộ dân này, vì Quyết định số 427/QĐ-TTg nêu rõ:
“Đối với khu đất Công ty Thanh niên xung phong đã bồi thường cho các hộ dân: quản lý chặt chẽ, không để lấn chiếm.”
“Đối với khu đất chưa bồi thường: Giao Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh tổ chức họp dân công bố công khai đến người sử dụng đất được biết, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân quận và phường để người dân theo dõi, giám sát”.
“Chỉ đạo UBND phường 22, quận Bình Thạnh và các Phòng Ban trực thuộc giải quyết các thủ tục đất đai có liên quan cho người sử dụng đất theo đúng quy định.”
“Tổ chức kiểm tra, rà soát việc quản lý quy hoạch, sử dụng đất. Việc xây dựng và thực hiện quy hoạch trong khu vực theo đúng quy định: kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật.”
UBND quận Bình Thạnh có dấu hiệu vi phạm pháp luật
Theo quy định của pháp luật, nhà cầm quyền đập phá ngôi nhà của các hộ dân này khi đã có quyết định thu hồi dự án là vi phạm pháp luật và có dấu hiệu “lấn, chiếm, hủy hoại đất đai”; “Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố”; “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai”; “không cung cấp thông tin về đất đai” được quy định tại Điều 12 Luật Đất Đai và Bô luật hình sự.
Rõ ràng, hệ thống điều hành đất nước có những thiếu sót nghiêm trọng khi đã có quyết định thu hồi dự án nhưng nhà cầm quyền địa phương vẫn ra quyết định cưỡng chế, thu hồi đất của bà con dân oan một cách bất công. Điều này cũng chứng tỏ, lãnh đạo cũng không kiểm tra cấp dưới đã triển khai các kế hoạch dự án ra sao, hoặc cấp lãnh đạo quận và thành phố cũng không thèm màng tới các đơn khiếu nại của người dân trước khi UBND cưỡng chế đất của các hộ dân.
Buồn vui ngày tết đến
Trong những ngày lễ Tết nhiều gia đình đầm ấp, sum vầy, tươi cười và hạnh phúc bên nhau dưới một mái nhà. Nhưng vẫn còn nhiều gia đình ở đâu đó trên đất nước VN thiếu hơi ấm của người cha người mẹ khi cha mẹ vắng nhà, thiếu tiếng cười rộn ràng của những đứa con khi xa nhà, không những thiếu mà mất luôn tổ ấm của ông bà mẹ cha đã để lại vì lợi ích của một nhóm nhỏ. Ông Ân một trong số 30 hộ dân bị cưỡng chế, bộc bạch:
“Năm nay, gia đình tôi làm gì còn có nhà để mà đón tết, không có bàn thờ rước ông bà về nhà vì họ đập nhà mất rồi. Từ ngày bị cưỡng chế, gia đình tôi ở nhờ nhà họ hàng. Từ khi nhà tôi bị đập nát như thế có cán bộ nào xuống hỏi thăm chúng tôi xem đời sống chúng tôi như thế nào đâu. Tôi tính làm một cái đơn yêu cầu nhà nước này dỡ luôn hai ngôi mộ của ông bà già tôi luôn cho rồi…”
Cũng thuộc trong số 30 căn hộ bị cưỡng chế nhà vào cuối tháng 12, ông Khá chia sẻ: “Gia đình tôi đón tết thế nào được, nhà bị đập rồi làm sao mà rước ông bà về trong những ngày lễ tết đây. Buồn lắm! Hiện nay, gia đình tôi hơn mười mấy người phải thuê nhà dưới Bình Dương sinh sống, một tháng mất gần 3 triệu tiền thuê nhà. Ban ngày tôi chạy xe ôm ở đây (Sài Gòn) vì tôi chạy xe lâu rồi với lại quen khách nữa, tối về tôi lại chạy về Bình Dương ngủ. Vợ tôi cũng phải lên đây bán bánh mì kiếm sống qua ngày. Chua xót lắm!”
Ông Chẵng một trong số 30 hộ dân chưa bị cưỡng chế, bày tỏ: “Năm nay, gia đình tôi không thể đón tết được, bởi vì lúc nào cũng lo lắng không biết họ sẽ giải tỏa nhà của mình lúc nào vì gia đình tôi vẫn chưa có nơi để ở và sinh sống. Tôi mong muốn họ bồi thường thỏa đáng cho chúng tôi để chúng tôi có một cuộc sống an cư lạc nghiệp.”
Hiện nay, chúng tôi chỉ có tờ giấy phôtô Quyết định thu hồi dự án số 5710/QĐ-UBND nên có thể đặt giả thiết rằng đây là công văn giả. Nếu quả thật có văn bản này thật thì quản lý đất đai nhà nước có vấn đề chăng? Nhưng bất kể tình huống nào, còn những hộ dân mất nhà, mất đất vào ngay thời điểm Tết đến này, thì “vì dân, do dân, của dân” mãi vẫn chỉ là khẩu hiệu treo trên tường của các ông quan cộng sản.
Huyền Trang, GNsP