Tham Khảo
Donald Trump và tương lai chính sách đối ngoại Mỹ
Nguồn: Christopher R. Hill, “The Trumping of US Foreign Policy”, Project Syndicate, 29/07/2016.
Biên dịch: Hiếu Minh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, vốn đã kéo dài và ồn ào, chắc chắn sẽ càng trở nên kéo dài và ồn ào hơn trong những tháng tới, khi ứng cử viên được chọn của hai đảng đối mặt nhau trước cuộc bầu cử tháng 11. Tuy vậy, cử tri sẽ có lựa chọn dứt khoát đối với hai ứng viên, đặc biệt là về chính sách đối ngoại.
Ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton hứa hẹn về sự tiếp nối. Một chính quyền Clinton vẫn sẽ là một đối tác thiện chí đối với bạn bè và đồng minh của Mỹ, và sẽ làm rõ với các đối thủ của Mỹ rằng đường lối chung của chính sách đối ngoại Mỹ sẽ không thay đổi. Chính sách hiện tại của Mỹ, có nguồn gốc dựa trên sức mạnh và được dẫn dắt bởi chủ nghĩa thục dụng đã khá thành công trong việc bảo đảm hoà bình và ổn định trong nhiều thập kỷ.
Phía Đảng Cộng hoà lại có một tầm nhìn tương đối khác, với việc Donald Trump là ứng viên được chọn. Tuy vậy Trump chỉ là một vấn đề thứ yếu, và chỉ là một biểu hiện của sự thay đổi nhanh chóng bên trong chính Đảng Cộng hoà, điều khá gây bối rối cho người Mỹ cũng như cộng đồng quốc tế.
Các thành viên dòng chính Đảng Cộng hoà trong suốt mùa bầu cử sơ bộ đã luôn phải tự hỏi tại sao Donald Trump có thể thành ứng viên của đảng này. Ví dụ vào tháng 3 năm 2016, hàng trăm cố vấn Đảng Cộng hoà đại diện cho các quan điểm chính sách đối ngoại đa dạng đã ký thư ngỏ thể hiện sự phản đối Donald Trump. Trong khi một số cố vấn, những người đã được trấn an rằng Trump cam kết sẽ ủng hộ quan điểm của họ, có thể ủng hộ Trump vào mùa thu này, đa số các cố vấn khác sẽ không làm như vậy.
Đảng Cộng hoà đã chọn một ứng viên tổng thống với tầm nhìn thiển cận về tương lai nước Mỹ đến nỗi ứng viên này tin rằng Mỹ đã rơi vào vực sâu không thể thoát ra nổi. Trong khi thế giới vẫn mong đợi sự lãnh đạo khôn ngoan từ Mỹ, Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hoà ở Cleverland, nơi Trump được chọn, chỉ đưa ra kế hoạch cho những nỗi sợ và sự ghét bỏ.
Một trong những yếu tố nổi bật trong bài phát biểu của Trump tại Đại hội đảng Cộng hoà là việc Trump đã tấn công chính quyền Cộng hoà gần đây nhất. Trump miêu tả George W. Bush như là kẻ đồng mưu với Hilary Clinton trong nhiều vướng mắc đối ngoại, ví dụ như chiến tranh và tệ hơn là các thoả thuận thương mại.
Tuy nhiên trong bài phát biểu, Trump đã không hề nhắc đến phần còn lại trong di sản 162 năm của Đảng Cộng hoà. Abraham Lincoln? Quên ông ấy đi. Tướng Dwight D. Eisenhower, một anh hùng chiến tranh và một tổng thống đã xây dựng nên hệ thống đường cao tốc liên bang mà Trump nhắc đến như một công trình đang xuống cấp đến mức nguy hiểm? Cũng không hề được nhắc đến. Và các đại biểu dường như không hề thấy có vấn đề gì với những sự bỏ qua này, đồng thanh đồng ý với bất kỳ luận điểm đâm chọt và những lời cảnh báo tận thế nào của Trump.
Ít người xem trọng Trump, một ngôi sao truyền hình thực tế chưa bao giờ giữ chức vụ trong chính quyền, cho đến khi Trump bắt đầu thắng các vòng bầu cử sơ bộ. Bây giờ Trump là ứng cả viên dẫn đầu Đảng Cộng hoà và là người nắm giữ lá cờ tranh chức tổng thống. Điều đó đã xảy ra như thế nào?
Ronald Reagan, “vị thánh đỡ đầu” của Đảng Cộng hoà hiện đại, đã từng nói rằng chính phủ là nguồn cơn vấn đề chứ không phải giải pháp, một châm ngôn khắc hoạ ác cảm với chính phủ, đặc trưng của Đảng Cộng hoà. Giờ thì một điều mỉa mai là bất kỳ một ứng viên tổng thống Cộng hoà nào cũng sẽ làm suy yếu chính phủ hơn là phục vụ nó. Không ngạc nhiên lắm khi cử tri đảng Cộng hoà đã bầu ra một người chưa từng phục vụ trong chính phủ.
Quốc phòng luôn là ngoại lệ duy nhất đối với quan điểm chống chính phủ này. Tuy nhiên ngay cả trong vấn đề này, Đảng Cộng hoà đã thay đổi. Trump đã chỉ ra rằng Trump sẽ không quan tâm đến những nghĩa vụ của Mỹ đối với NATO, không quan tâm đến những thể chế quản trị toàn cầu, và xem các cuộc đàm phán với các nước khác là những lễ nghi khiến các nước khác phải chấp thuận lập trường của Mỹ chứ không phải là những cuộc thảo luận hai chiều.
Tuy nhiên, nếu các chính trị gia dòng chính phụ trách chính sách đối ngoại của Đảng Cộng hoà muốn hiểu được nguồn gốc tư tưởng của một ứng viên như Trump, các thành viên đảng này phải nhìn vào hành vi của một vài người trong số họ. Những người như Max Boot, người đã luôn kêu gọi việc sử dụng vũ lực đơn phương trong những điểm nóng toàn cầu, đã dọn đường cho Trump, ngay cả khi giờ đây không ủng hộ Trump. Một số người khác đã giúp đỡ Trump trong chiến dịch kiểu cãi lộn như ở quán bar của Trump, khi Trump chuyển những bất đồng chính sách dân sự thành các cuộc tấn công cá nhân phi lý.
Theo thăm dò dư luận và chuyên gia, Trump có khả năng sẽ thua vào tháng 11. Nếu tám năm vừa qua là không đủ để Đảng Cộng hoà khắc phục các vấn đề của mình, có lẽ bốn năm hoặc tám năm nữa sẽ đủ. Hi vọng rằng Đảng Cộng hoà sẽ thành công. Nền dân chủ Mỹ – và chính sách đối ngoại Mỹ – cần ít nhất hai đảng chính, không phải một đảng chính và một đảng ngoài lề cực đoạn.
Christopher R.Hill, Cựu Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Đông Á, là Đại sứ Hoa Kỳ tại Iraq, Hàn Quốc, Macedonia, và Ba Lan, Phái viên đặc biệt của Hoa Kỳ về Kosovo, Nhà đàm phán của Hiệp định hòa bình Dayton, và là Nhà đàm phán chính của Hoa Kỳ với Bắc Triều Tiên từ 2005 – 2009. Ông hiện là Trưởng khoa Quan hệ quốc tế của Trường Korbel, Đại học Denver, và tác giả của cuốn Outpost.
Copyright: Project Syndicate 2016 – The Trumping of US Foreign Policy
http://nghiencuuquocte.org/2016/09/06/donald-trump-chinh-sach-doi-ngoai-my/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Donald Trump và tương lai chính sách đối ngoại Mỹ
Nguồn: Christopher R. Hill, “The Trumping of US Foreign Policy”, Project Syndicate, 29/07/2016.
Biên dịch: Hiếu Minh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, vốn đã kéo dài và ồn ào, chắc chắn sẽ càng trở nên kéo dài và ồn ào hơn trong những tháng tới, khi ứng cử viên được chọn của hai đảng đối mặt nhau trước cuộc bầu cử tháng 11. Tuy vậy, cử tri sẽ có lựa chọn dứt khoát đối với hai ứng viên, đặc biệt là về chính sách đối ngoại.
Ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton hứa hẹn về sự tiếp nối. Một chính quyền Clinton vẫn sẽ là một đối tác thiện chí đối với bạn bè và đồng minh của Mỹ, và sẽ làm rõ với các đối thủ của Mỹ rằng đường lối chung của chính sách đối ngoại Mỹ sẽ không thay đổi. Chính sách hiện tại của Mỹ, có nguồn gốc dựa trên sức mạnh và được dẫn dắt bởi chủ nghĩa thục dụng đã khá thành công trong việc bảo đảm hoà bình và ổn định trong nhiều thập kỷ.
Phía Đảng Cộng hoà lại có một tầm nhìn tương đối khác, với việc Donald Trump là ứng viên được chọn. Tuy vậy Trump chỉ là một vấn đề thứ yếu, và chỉ là một biểu hiện của sự thay đổi nhanh chóng bên trong chính Đảng Cộng hoà, điều khá gây bối rối cho người Mỹ cũng như cộng đồng quốc tế.
Các thành viên dòng chính Đảng Cộng hoà trong suốt mùa bầu cử sơ bộ đã luôn phải tự hỏi tại sao Donald Trump có thể thành ứng viên của đảng này. Ví dụ vào tháng 3 năm 2016, hàng trăm cố vấn Đảng Cộng hoà đại diện cho các quan điểm chính sách đối ngoại đa dạng đã ký thư ngỏ thể hiện sự phản đối Donald Trump. Trong khi một số cố vấn, những người đã được trấn an rằng Trump cam kết sẽ ủng hộ quan điểm của họ, có thể ủng hộ Trump vào mùa thu này, đa số các cố vấn khác sẽ không làm như vậy.
Đảng Cộng hoà đã chọn một ứng viên tổng thống với tầm nhìn thiển cận về tương lai nước Mỹ đến nỗi ứng viên này tin rằng Mỹ đã rơi vào vực sâu không thể thoát ra nổi. Trong khi thế giới vẫn mong đợi sự lãnh đạo khôn ngoan từ Mỹ, Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hoà ở Cleverland, nơi Trump được chọn, chỉ đưa ra kế hoạch cho những nỗi sợ và sự ghét bỏ.
Một trong những yếu tố nổi bật trong bài phát biểu của Trump tại Đại hội đảng Cộng hoà là việc Trump đã tấn công chính quyền Cộng hoà gần đây nhất. Trump miêu tả George W. Bush như là kẻ đồng mưu với Hilary Clinton trong nhiều vướng mắc đối ngoại, ví dụ như chiến tranh và tệ hơn là các thoả thuận thương mại.
Tuy nhiên trong bài phát biểu, Trump đã không hề nhắc đến phần còn lại trong di sản 162 năm của Đảng Cộng hoà. Abraham Lincoln? Quên ông ấy đi. Tướng Dwight D. Eisenhower, một anh hùng chiến tranh và một tổng thống đã xây dựng nên hệ thống đường cao tốc liên bang mà Trump nhắc đến như một công trình đang xuống cấp đến mức nguy hiểm? Cũng không hề được nhắc đến. Và các đại biểu dường như không hề thấy có vấn đề gì với những sự bỏ qua này, đồng thanh đồng ý với bất kỳ luận điểm đâm chọt và những lời cảnh báo tận thế nào của Trump.
Ít người xem trọng Trump, một ngôi sao truyền hình thực tế chưa bao giờ giữ chức vụ trong chính quyền, cho đến khi Trump bắt đầu thắng các vòng bầu cử sơ bộ. Bây giờ Trump là ứng cả viên dẫn đầu Đảng Cộng hoà và là người nắm giữ lá cờ tranh chức tổng thống. Điều đó đã xảy ra như thế nào?
Ronald Reagan, “vị thánh đỡ đầu” của Đảng Cộng hoà hiện đại, đã từng nói rằng chính phủ là nguồn cơn vấn đề chứ không phải giải pháp, một châm ngôn khắc hoạ ác cảm với chính phủ, đặc trưng của Đảng Cộng hoà. Giờ thì một điều mỉa mai là bất kỳ một ứng viên tổng thống Cộng hoà nào cũng sẽ làm suy yếu chính phủ hơn là phục vụ nó. Không ngạc nhiên lắm khi cử tri đảng Cộng hoà đã bầu ra một người chưa từng phục vụ trong chính phủ.
Quốc phòng luôn là ngoại lệ duy nhất đối với quan điểm chống chính phủ này. Tuy nhiên ngay cả trong vấn đề này, Đảng Cộng hoà đã thay đổi. Trump đã chỉ ra rằng Trump sẽ không quan tâm đến những nghĩa vụ của Mỹ đối với NATO, không quan tâm đến những thể chế quản trị toàn cầu, và xem các cuộc đàm phán với các nước khác là những lễ nghi khiến các nước khác phải chấp thuận lập trường của Mỹ chứ không phải là những cuộc thảo luận hai chiều.
Tuy nhiên, nếu các chính trị gia dòng chính phụ trách chính sách đối ngoại của Đảng Cộng hoà muốn hiểu được nguồn gốc tư tưởng của một ứng viên như Trump, các thành viên đảng này phải nhìn vào hành vi của một vài người trong số họ. Những người như Max Boot, người đã luôn kêu gọi việc sử dụng vũ lực đơn phương trong những điểm nóng toàn cầu, đã dọn đường cho Trump, ngay cả khi giờ đây không ủng hộ Trump. Một số người khác đã giúp đỡ Trump trong chiến dịch kiểu cãi lộn như ở quán bar của Trump, khi Trump chuyển những bất đồng chính sách dân sự thành các cuộc tấn công cá nhân phi lý.
Theo thăm dò dư luận và chuyên gia, Trump có khả năng sẽ thua vào tháng 11. Nếu tám năm vừa qua là không đủ để Đảng Cộng hoà khắc phục các vấn đề của mình, có lẽ bốn năm hoặc tám năm nữa sẽ đủ. Hi vọng rằng Đảng Cộng hoà sẽ thành công. Nền dân chủ Mỹ – và chính sách đối ngoại Mỹ – cần ít nhất hai đảng chính, không phải một đảng chính và một đảng ngoài lề cực đoạn.
Christopher R.Hill, Cựu Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Đông Á, là Đại sứ Hoa Kỳ tại Iraq, Hàn Quốc, Macedonia, và Ba Lan, Phái viên đặc biệt của Hoa Kỳ về Kosovo, Nhà đàm phán của Hiệp định hòa bình Dayton, và là Nhà đàm phán chính của Hoa Kỳ với Bắc Triều Tiên từ 2005 – 2009. Ông hiện là Trưởng khoa Quan hệ quốc tế của Trường Korbel, Đại học Denver, và tác giả của cuốn Outpost.
Copyright: Project Syndicate 2016 – The Trumping of US Foreign Policy
http://nghiencuuquocte.org/2016/09/06/donald-trump-chinh-sach-doi-ngoai-my/