Di Sản Hồ Chí Minh
Đứa trẻ bên trong mỗi người không bao giờ chết
Tất cả chúng ta đều muốn làm nghệ thuật, chúng ta thích cắm hoa, nấu ăn, vẽ, chơi nhạc, ca hát, làm thơ, viết văn, vân vân. Chúng ta thích trang trí phòng ốc sao cho đẹp, màu mè, trang trí tập vở bằng nhiều loại bút khác nhau, trang trí cơ thể bằng quần áo và trang sức… Chúng ta thể hiện sở thích về nghệ thuật của mình ở khắp nơi và nếu chúng ta làm điều đó chỉ vì ta thích thế, nó làm ta vui thì có khả năng rất cao là đứa trẻ bên trong chúng ta vẫn luôn luôn tồn tại dù cho ta có bao nhiêu tuổi đi nữa.
Tất cả những lời tôi viết không phải hoàn toàn xuất phát từ suy nghĩ của tôi, tôi được nghệ sĩ Young-ha Kim truyền cảm hứng bằng bài diễn thuyết của anh mà tôi xem trên Ted talks. Vì vậy, để bài viết này “coi cho được” đối với tôi thực là khó, nó có phải là ý tưởng của tôi đâu.
Theo anh Young-ha Kim, trẻ con dành tất cả thời gian để chơi đùa với nghệ thuật. Chúng ca hát, kể chuyện, vẽ vời, nhảy múa, đóng kịch, nấu ăn… Và chúng không bao giờ biết mệt, chúng chỉ mệt khi người lớn bắt chúng ăn và đi ngủ thôi. Đến khi lớn hơn một chút, nghệ thuật trở nên nhàm chán khi chúng bị ép buộc phải thi đấu và chiến thắng, tính sáng tạo bị người lớn bóp chết bằng việc phê bình đúng sai, đẹp xấu, hay dở.
Còn đối với những ai thậm chí chẳng còn nhớ nổi vì sao mình đã từ bỏ nghệ thuật thì bị nhồi nhét bởi những quan niệm ghê gớm về nó. Chúng ta nghĩ làm nghệ thuật ắt hẳn phải có năng khiếu thiên bẩm, phải được dạy dỗ đàng hoàng đầy đủ các kĩ năng này nọ, phải được trang bị các loại dụng cụ đặc biệt này kia, tác phẩm nghệ thuật phải có giá trị cốt lõi nhân văn, phải hàm chứa gì gì đó… Hay ghê gớm hơn là chúng ta thường có ý nghĩ rằng người nghệ sĩ, họ phải có “máu điên” hay sao ấy, phải “đi mây về gió” hay sao ấy, phải hâm hâm dở dở một chút hay sao ấy… Để nổi tiếng, được ghi danh muôn thuở thì những điều đó có thể đúng nhưng để cho cuộc đời vẫn đẹp sao thì chúng ta đã hiểu sai rồi.
Cuộc sống của chúng ta không biết đã trở nên nghiêm túc, căng thẳng từ bao giờ. Chúng ta mệt mỏi vì làm việc chúng ta nghĩ rằng mình thích, nếu thực sự thích thì ta không thấy mệt mỏi đâu. Vấn đề là ta không dám dành một phần trong con người mình để nuôi sống đứa trẻ ở bên trong, không dám dành một phần thời gian để làm điều khiến chúng ta vui. Chúng ta bận rộn, bận rộn và bận rộn rồi tự hào vì chúng ta đang bận rộn lắm không có dư hơi làm việc của trẻ con. Chúng ta vội vã trưởng thành để rồi sợ hãi rằng mình đã già.
Phần lớn chúng ta ở trong diễn đàn này, ngoài viết ra thì còn làm gì khác? Tôi thích vẽ nhưng tôi không có can đảm vẽ vì tôi vẽ xấu kinh khủng. Tôi thích chụp ảnh nhưng điện thoại của tôi từ chối việc đó, thế là tôi chỉ còn mỗi việc viết. Điều này có vẻ đơn giản hơn. Tôi rất hy vọng biên tập viên của web cho phép tác giả được phép đăng những tác phẩm khác của mình như tranh vẽ hay ảnh chụp hoặc các đoạn phim ngắn… Có khi tác giả có hứng viết, cũng có khi tác giả chỉ muốn vẽ, có khi một bức ảnh lại hàm chứa cả ngàn lời nói dông dài miên man.
Chỉ là một chút suy nghĩ, một chút cảm hứng mà thôi.
Quyên Quyên
http://www.triethocduongpho.com/2014/03/31/dua-tre-ben-trong-moi-nguoi-khong-bao-gio-chet/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Đứa trẻ bên trong mỗi người không bao giờ chết
Tất cả chúng ta đều muốn làm nghệ thuật, chúng ta thích cắm hoa, nấu ăn, vẽ, chơi nhạc, ca hát, làm thơ, viết văn, vân vân. Chúng ta thích trang trí phòng ốc sao cho đẹp, màu mè, trang trí tập vở bằng nhiều loại bút khác nhau, trang trí cơ thể bằng quần áo và trang sức… Chúng ta thể hiện sở thích về nghệ thuật của mình ở khắp nơi và nếu chúng ta làm điều đó chỉ vì ta thích thế, nó làm ta vui thì có khả năng rất cao là đứa trẻ bên trong chúng ta vẫn luôn luôn tồn tại dù cho ta có bao nhiêu tuổi đi nữa.
Tất cả những lời tôi viết không phải hoàn toàn xuất phát từ suy nghĩ của tôi, tôi được nghệ sĩ Young-ha Kim truyền cảm hứng bằng bài diễn thuyết của anh mà tôi xem trên Ted talks. Vì vậy, để bài viết này “coi cho được” đối với tôi thực là khó, nó có phải là ý tưởng của tôi đâu.
Theo anh Young-ha Kim, trẻ con dành tất cả thời gian để chơi đùa với nghệ thuật. Chúng ca hát, kể chuyện, vẽ vời, nhảy múa, đóng kịch, nấu ăn… Và chúng không bao giờ biết mệt, chúng chỉ mệt khi người lớn bắt chúng ăn và đi ngủ thôi. Đến khi lớn hơn một chút, nghệ thuật trở nên nhàm chán khi chúng bị ép buộc phải thi đấu và chiến thắng, tính sáng tạo bị người lớn bóp chết bằng việc phê bình đúng sai, đẹp xấu, hay dở.
Còn đối với những ai thậm chí chẳng còn nhớ nổi vì sao mình đã từ bỏ nghệ thuật thì bị nhồi nhét bởi những quan niệm ghê gớm về nó. Chúng ta nghĩ làm nghệ thuật ắt hẳn phải có năng khiếu thiên bẩm, phải được dạy dỗ đàng hoàng đầy đủ các kĩ năng này nọ, phải được trang bị các loại dụng cụ đặc biệt này kia, tác phẩm nghệ thuật phải có giá trị cốt lõi nhân văn, phải hàm chứa gì gì đó… Hay ghê gớm hơn là chúng ta thường có ý nghĩ rằng người nghệ sĩ, họ phải có “máu điên” hay sao ấy, phải “đi mây về gió” hay sao ấy, phải hâm hâm dở dở một chút hay sao ấy… Để nổi tiếng, được ghi danh muôn thuở thì những điều đó có thể đúng nhưng để cho cuộc đời vẫn đẹp sao thì chúng ta đã hiểu sai rồi.
Cuộc sống của chúng ta không biết đã trở nên nghiêm túc, căng thẳng từ bao giờ. Chúng ta mệt mỏi vì làm việc chúng ta nghĩ rằng mình thích, nếu thực sự thích thì ta không thấy mệt mỏi đâu. Vấn đề là ta không dám dành một phần trong con người mình để nuôi sống đứa trẻ ở bên trong, không dám dành một phần thời gian để làm điều khiến chúng ta vui. Chúng ta bận rộn, bận rộn và bận rộn rồi tự hào vì chúng ta đang bận rộn lắm không có dư hơi làm việc của trẻ con. Chúng ta vội vã trưởng thành để rồi sợ hãi rằng mình đã già.
Phần lớn chúng ta ở trong diễn đàn này, ngoài viết ra thì còn làm gì khác? Tôi thích vẽ nhưng tôi không có can đảm vẽ vì tôi vẽ xấu kinh khủng. Tôi thích chụp ảnh nhưng điện thoại của tôi từ chối việc đó, thế là tôi chỉ còn mỗi việc viết. Điều này có vẻ đơn giản hơn. Tôi rất hy vọng biên tập viên của web cho phép tác giả được phép đăng những tác phẩm khác của mình như tranh vẽ hay ảnh chụp hoặc các đoạn phim ngắn… Có khi tác giả có hứng viết, cũng có khi tác giả chỉ muốn vẽ, có khi một bức ảnh lại hàm chứa cả ngàn lời nói dông dài miên man.
Chỉ là một chút suy nghĩ, một chút cảm hứng mà thôi.
Quyên Quyên
http://www.triethocduongpho.com/2014/03/31/dua-tre-ben-trong-moi-nguoi-khong-bao-gio-chet/