Đoạn Đường Chiến Binh
Đưa tù ra Bắc – Chuyển tù vào Nam
Sau hai đợt chuyển tù ở trại Nam Hà vào năm 1981, với phương pháp moi tin gợi chuyện, tôi được một công an quản giáo tiết lộ cho biết là ngành công an quản lý trại giam đều
Tác giả: Nguyễn Văn Phu
Tân Sơn Hoà chuyển
Tác giả: Nguyễn Văn Phu
Sau hai đợt chuyển tù ở trại Nam Hà vào năm 1981, với phương
pháp moi tin gợi chuyện, tôi được một công an quản giáo tiết lộ cho biết
là ngành công an quản lý trại giam đều đã được học tập để quán triệt
chủ trương chính sách của đảng và nhà nước về việc đưa những người đã
từng phục vụ dưới chế độ “Mỹ Ngụy” từ trong Nam ra Bắc để cải tạo, nhằm
mục đích:
1- Tạo cơ hội cho người tù nhận thức được công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
2- Tạo sự ngăn cách xa lìa cha mẹ vợ con với bao nỗi niềm lo âu thương nhớ, giúp người tù cố gắng lao động học tập, cải tạo tốt để được hưởng chính sách khoan hồng, nhân đạo của đảng và nhà nước, sớm về đoàn tụ với gia đình.
3- Tạo điều kiện cho họ đi lao động mới ý thức được lao động là vinh quang, lao động mới sản xuất ra của cải, vật chất để nuôi sống mình, chứ không thể sống ăn bám, bốc lột người khác.
4- Để nhân dân miền Bắc biểu lộ thái độ căm thù đối với những người buôn dân bán nước, ôm chân đế quốc, phản bội tổ quốc, chống phá cách mạng, chống lại nhân dân, hầu giúp họ sớm giác ngộ lao động học tập cải tạo tốt.
5- Tạo sự chia ly nhớ thương đau khổ đối với cha mẹ, vợ con họ, buộc những người này phải cộng tác với chính quyền cách mạng, tố cáo những người bà con, bạn hữu quen biết còn lẫn trốn chống phá cách mạng, không ra trình diện và kêu gọi động viên chồng con cố gắng lao động học tập tốt mới mong được hưởng lượng khoan hồng của đảng và nhà nước chiếu cố cho về sớm.
Chủ trương chính sách của đảng và nhà nước đã ban hành thành nghị quyết và anh em chúng tôi đã được tập trung cải tạo đến nay gần 7 năm, sao đảng và nhà nước không tha về mà lại chuyển vào Nam. Phải chăng vì nhu cầu hay vì tình thế đòi hỏi đã ảnh hưởng đến chủ trương của đảng và nhà nước trong việc đưa tù ra Bắc, chuyển tù vào Nam. Hẵn cán bộ cũng biết việc chuyển tù cải tạo vào Nam cũng khá nhiêu khê, phức tạp, tốn công, tốn của chứ có đơn giản đâu, đồng thời cũng tạo dư luận xôn xao trong quần chúng nhân dân.
Vào thời điểm kinh tế khó khăn này, đảng đã phân tích và thẩm định những điều lợi hại mới quyết định chuyển tù vào Nam, nhằm đáp ứng những yêu cầu như sau:
- Suốt những năm học tập cải tạo, người tù đã biểu lộ thái độ không giác ngộ, không nhận thức được chính sách khoan hồng nhân đạo của đảng và nhà nước, không tin tưởng vào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Khắp các trại cải tạo, người tù thường tỏ ra bất mãn, chống đối, trây lười lao động, có nơi còn đấu tranh không chịu đi lao động, đòi cải thiện chế độ lao tù. Có người còn cung cấp cho thân nhân những thông tin về chế độ sinh hoạt trong trại tù mà cho là bị hành hạ ngược đãi để chuyển ra nước ngoài cho đế quốc khai thác phản đối đảng và nhà nước.
- Nhân dân miền Bắc đã không biểu lộ thái độ căm thù đối với những người phản bội tổ quốc, chống đối cách mạng, phản bội nhân dân. Trái lại còn tỏ ra thiện cảm với người tù, có người còn tiếp tế thức ăn, giúp đở người tù thông tin liên lạc với thân nhân của họ ở trong Nam. Không những thế, ngay cả một số cán bộ coi tù cũng tỏ ra có cảm tình với người tù.
- Thân nhân người tù đã không cộng tác với chính quyền cách mạng như sự mong muốn của đảng và nhà nước. Có người còn trốn ra nước ngoài đặt điều tố cáo chính quyền cách mạng, tạo cơ hội cho đế quốc và bọn phản động chống đối đảng và nhà nước.
- Chuyển tù vào Nam cho gần gia đình họ để cha mẹ, vợ con họ tiện việc thăm nuôi, tiếp tế, đỡ bớt gánh nặng cho đảng và nhà nước trước tình thế kinh tế khó khăn, miền Bắc không đủ lương thực, thực phẩm nuôi tù.
Xin được mở ngoặc ghi rõ là vào thời điểm năm 1982, không biết ngoài xã hội miền Bắc người dân sống như thế nào chứ ở trại tù Nam Hà, anh em tù phải ăn cháo loãng, khoai lang, khoai mì, khoai tây… đã vậy mà còn tính trọng lượng ngang bằng với gạo, chớ không có cơm suốt mấy tháng.
Về chuyện nhân dân miền Bắc đã tỏ ra có cảm tình với anh em tù, theo ghi nhận đã xảy ra ở nhiều nơi, xin đơn cử vài trường hợp:
a) Tại một trại tù trên Yên Bái, mỗi lần tên bộ đội quản giáo bếp trại (vì đưa tù trong Nam ra đông quá nên số tù đưa lên vùng cao đều do bộ đội quản lý) đi mua lương thực, thực phẩm hàng ngày thường dẫn theo mấy anh tù để khuân vác, anh em tù thường được đồng bào lén lút trao cho, khi thì củ sắn, củ khoai, khi thì nắm xôi v.v..
Có một lần nhóm anh em tù này vừa bước vào cái cổng vườn của một nhà nọ thì bị bà chủ nhà đang quét sân, vội vàng vứt cái chổi, chạy vào nhà vác con dao xắt chuối ra rượt anh em và chưởi xối xả: “…cái quân bán nước, cái quân ôm chân đế quốc, cái quân ăn gan uống máu người, giết người không gớm tay, .. tao chém, … tao chém..”. Tên bộ đội vội vàng lên tiếng can ngăn: Làm gì dữ vậy má. Thôi đi má ơi, cho con xin đi má. Chuyện mấy ảnh phản bội tổ quốc, chống phá cách mạng, chống lại nhân dân là chuyện quá khứ rồi. Bây giờ mấy ảnh được đưa ra đây học tập cải tạo, có đảng và nhà nước lo, má đừng làm như vậy khiến mấy ảnh sợ. Má biểu lộ thái độ căm thù như vậy cũng tốt thôi, giúp mấy ảnh thấy rõ được sự công phẩn của nhân dân, giác ngộ để quyết tâm lao động học tập cải tạo tốt, ngõ hầu sớm được hưởng lượng khoan hồng nhân đạo của đảng và nhà nước. Thôi đi má nhé, mà cho con gởi mấy ảnh ở đây để con lội vào các xóm xem có ai bán gì con mua đem về trại.
Chờ cho tên bộ đội đi khá xa, không thể nghe thấy được gì, bà chủ nhà mới dịu giọng: “…đừng buồn nhé, già đóng kích đấy. Trông ngày trông đêm mấy ông ra đây giải phóng cho chúng tôi mà không thấy. Bây giờ mấy ông ra đây ở tù, rỏ chán. Đói lắm phải không? Già nấu sẵn một nồi sắn để trong bếp, vào lấy chia nhau ăn đi, để già trong chừng nó cho”. ( Ghi lại theo lời kể của anh Lê Văn Chiểu, cựu Trung Tá Trung Đoàn Phó một Trung Đoàn thuộc Sư Đoàn 7 bộ binh VNCH.)
Chúng tôi ở trại Nam Hà được hơn môt năm, dần dà anh em tù được điều đi lao động xa trại, có cơ hội tiếp xúc với người dân, được họ cho biết: trước khi quý ông đến đây, tất cả đồng bào cư ngụ gần trại tù đều phải học tập một số điều về quý ông, toàn là những điều xấu xa, tội lỗi ghê gớm. Quý ông đều là những người phản bội Tổ Quốc, chống phá cách mạng, chống lại nhân dân, ôm chân đế quốc, là những kẻ ăn gan uống máu người, giết người không gớm tay, là những kẻ ăn chơi trác táng, bệnh hoạn, vi trùng truyền nhiễm đầy người. Cán bộ hướng dẫn học tập căn dặn chúng tôi tuyệt đối không được gần gũi tiếp xúc với quý ông và phải luôn bày tỏ thái độ căm thù đối với quý ông.
Lúc mới đến đây, nếu có ông nào trốn trại chúng tôi sẽ bắt ngay. Nhưng qua thời gian hơn một năm, chúng tôi đều nhận thấy quý ông đều là những người tốt, những người trí thức, những người có học vấn cao, có đạo đức, chứ không phải là những người xấu, là những kẻ độc ác vô lương tâm như cán bộ đã cho biết. Bây giờ ông nào có điều kiện trốn được thì cứ trốn đi, chúng tôi không bắt và không báo đâu.
Gần trại Nam Hà có nhà máy xi măng hạng hai, đa số công nhân ở đây là thanh thiếu nữ, là thành phần được sinh ra và lớn lên đi học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, nhưng họ lại tỏ ra rất có cảm tình với anh em tù. Mội lần anh em tù trên đường đi lao động gần đến nhà máy xi măng thì đám nữ công nhân này túa ra vẫy tay chào. Nếu chưa đến giờ lao động thì họ lân la tiếp cận hỏi chuyện miền Nam. Dĩ nhiên công an coi tù luôn miệng xua đuổi họ đi, còn anh em tù thì phải dè chừng trước con mắt giám thị của công an. Nhiều lần bị ngăn cản tiếp xúc không được với anh em tù, đám nữ công nhân này đã bạo miệng nói lớn:… tập trung cải tạo là vô thời hạn, quý ông phải giữ gìn sức khỏe, đừng nghe lời họ lao động là vinh quang, lao động học tập cải tạo tốt là sớm được hưởng lượng khoan hồng của đảng và nhà nước về đoàn tụ với gia đình. Tin lời họ chỉ thiệt thân thôi quý ông ơi!…
Qua ba mẫu chuyện kể trên cho thấy qua bao nhiêu năm sống dưới chế độ độc tài toàn trị, đồng bào miền Bắc bị khống chế kềm kẹp phải sống lá mặt lá trái, nên có cơ hội đồng bào cũng không ngần ngại biểu lộ thái độ chán ghét chế độ và hướng về miền Nam.
Về phần công an quản lý trại giam, có thể nói đa số cán bộ quản giáo trại tù Nam Hà đều có cảm tình với anh em tù, cũng có thể nói rằng công an quản giáo các đội lao động đều bị anh em tù mua chuộc, chinh phục. Như chuyện một công an quản giáo lao động đã nhận thù lao để cuối mỗi tuần mang thư của anh em tù ra Phủ Lý hay Nam Định gởi bưu điện chuyển về Sài Gòn và các tỉnh trong Nam, chứ không qua hệ thống kiểm duyệt của Ban Giám Thị trại tù (thư anh em tù gởi theo định kỳ hàng tháng qua hệ thống kiểm duyệt, không đến được các gia đình trong Nam, trái lại anh em phát hiện rơi rớt trong các nhà vệ sinh, tem thư đã bị bóc đi ….)
Bạo gan hơn có hai công an bao che, giúp đỡ anh em tù tạo được cái Radio để nghe tin tức thời sự của các đài VOA và BBC, nhờ đó anh em biết được tin tức về việc Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và chính phủ Hoa Kỳ đang phát động chiến dịch nhân quyền tố cáo nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hành hạ ngược đãi tù chính trị miền Nam. Là món ân tinh thần rất quan trọng, rất thiết thực đã vực dậy tinh thần của anh em tù vốn đã quá suy sụp trong cảnh sống đen tối hãi hùng, lao động khổ sai, đói rét, đau ốm, bệnh tật… và chết chóc! Giúp anh em tù thấy được chút ánh sáng ngày mai, chẳng khác gì phương thuốc hồi sinh đối với người bệnh sắp chết!
Nguyễn Văn Phu
http://hung-viet.org/blog1/2015/05/08/dua-tu-ra-bac-chuyen-tu-vao-nam/1- Tạo cơ hội cho người tù nhận thức được công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
2- Tạo sự ngăn cách xa lìa cha mẹ vợ con với bao nỗi niềm lo âu thương nhớ, giúp người tù cố gắng lao động học tập, cải tạo tốt để được hưởng chính sách khoan hồng, nhân đạo của đảng và nhà nước, sớm về đoàn tụ với gia đình.
3- Tạo điều kiện cho họ đi lao động mới ý thức được lao động là vinh quang, lao động mới sản xuất ra của cải, vật chất để nuôi sống mình, chứ không thể sống ăn bám, bốc lột người khác.
4- Để nhân dân miền Bắc biểu lộ thái độ căm thù đối với những người buôn dân bán nước, ôm chân đế quốc, phản bội tổ quốc, chống phá cách mạng, chống lại nhân dân, hầu giúp họ sớm giác ngộ lao động học tập cải tạo tốt.
5- Tạo sự chia ly nhớ thương đau khổ đối với cha mẹ, vợ con họ, buộc những người này phải cộng tác với chính quyền cách mạng, tố cáo những người bà con, bạn hữu quen biết còn lẫn trốn chống phá cách mạng, không ra trình diện và kêu gọi động viên chồng con cố gắng lao động học tập tốt mới mong được hưởng lượng khoan hồng của đảng và nhà nước chiếu cố cho về sớm.
Chủ trương chính sách của đảng và nhà nước đã ban hành thành nghị quyết và anh em chúng tôi đã được tập trung cải tạo đến nay gần 7 năm, sao đảng và nhà nước không tha về mà lại chuyển vào Nam. Phải chăng vì nhu cầu hay vì tình thế đòi hỏi đã ảnh hưởng đến chủ trương của đảng và nhà nước trong việc đưa tù ra Bắc, chuyển tù vào Nam. Hẵn cán bộ cũng biết việc chuyển tù cải tạo vào Nam cũng khá nhiêu khê, phức tạp, tốn công, tốn của chứ có đơn giản đâu, đồng thời cũng tạo dư luận xôn xao trong quần chúng nhân dân.
Vào thời điểm kinh tế khó khăn này, đảng đã phân tích và thẩm định những điều lợi hại mới quyết định chuyển tù vào Nam, nhằm đáp ứng những yêu cầu như sau:
- Suốt những năm học tập cải tạo, người tù đã biểu lộ thái độ không giác ngộ, không nhận thức được chính sách khoan hồng nhân đạo của đảng và nhà nước, không tin tưởng vào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Khắp các trại cải tạo, người tù thường tỏ ra bất mãn, chống đối, trây lười lao động, có nơi còn đấu tranh không chịu đi lao động, đòi cải thiện chế độ lao tù. Có người còn cung cấp cho thân nhân những thông tin về chế độ sinh hoạt trong trại tù mà cho là bị hành hạ ngược đãi để chuyển ra nước ngoài cho đế quốc khai thác phản đối đảng và nhà nước.
- Nhân dân miền Bắc đã không biểu lộ thái độ căm thù đối với những người phản bội tổ quốc, chống đối cách mạng, phản bội nhân dân. Trái lại còn tỏ ra thiện cảm với người tù, có người còn tiếp tế thức ăn, giúp đở người tù thông tin liên lạc với thân nhân của họ ở trong Nam. Không những thế, ngay cả một số cán bộ coi tù cũng tỏ ra có cảm tình với người tù.
- Thân nhân người tù đã không cộng tác với chính quyền cách mạng như sự mong muốn của đảng và nhà nước. Có người còn trốn ra nước ngoài đặt điều tố cáo chính quyền cách mạng, tạo cơ hội cho đế quốc và bọn phản động chống đối đảng và nhà nước.
- Chuyển tù vào Nam cho gần gia đình họ để cha mẹ, vợ con họ tiện việc thăm nuôi, tiếp tế, đỡ bớt gánh nặng cho đảng và nhà nước trước tình thế kinh tế khó khăn, miền Bắc không đủ lương thực, thực phẩm nuôi tù.
Xin được mở ngoặc ghi rõ là vào thời điểm năm 1982, không biết ngoài xã hội miền Bắc người dân sống như thế nào chứ ở trại tù Nam Hà, anh em tù phải ăn cháo loãng, khoai lang, khoai mì, khoai tây… đã vậy mà còn tính trọng lượng ngang bằng với gạo, chớ không có cơm suốt mấy tháng.
Về chuyện nhân dân miền Bắc đã tỏ ra có cảm tình với anh em tù, theo ghi nhận đã xảy ra ở nhiều nơi, xin đơn cử vài trường hợp:
a) Tại một trại tù trên Yên Bái, mỗi lần tên bộ đội quản giáo bếp trại (vì đưa tù trong Nam ra đông quá nên số tù đưa lên vùng cao đều do bộ đội quản lý) đi mua lương thực, thực phẩm hàng ngày thường dẫn theo mấy anh tù để khuân vác, anh em tù thường được đồng bào lén lút trao cho, khi thì củ sắn, củ khoai, khi thì nắm xôi v.v..
Có một lần nhóm anh em tù này vừa bước vào cái cổng vườn của một nhà nọ thì bị bà chủ nhà đang quét sân, vội vàng vứt cái chổi, chạy vào nhà vác con dao xắt chuối ra rượt anh em và chưởi xối xả: “…cái quân bán nước, cái quân ôm chân đế quốc, cái quân ăn gan uống máu người, giết người không gớm tay, .. tao chém, … tao chém..”. Tên bộ đội vội vàng lên tiếng can ngăn: Làm gì dữ vậy má. Thôi đi má ơi, cho con xin đi má. Chuyện mấy ảnh phản bội tổ quốc, chống phá cách mạng, chống lại nhân dân là chuyện quá khứ rồi. Bây giờ mấy ảnh được đưa ra đây học tập cải tạo, có đảng và nhà nước lo, má đừng làm như vậy khiến mấy ảnh sợ. Má biểu lộ thái độ căm thù như vậy cũng tốt thôi, giúp mấy ảnh thấy rõ được sự công phẩn của nhân dân, giác ngộ để quyết tâm lao động học tập cải tạo tốt, ngõ hầu sớm được hưởng lượng khoan hồng nhân đạo của đảng và nhà nước. Thôi đi má nhé, mà cho con gởi mấy ảnh ở đây để con lội vào các xóm xem có ai bán gì con mua đem về trại.
Chờ cho tên bộ đội đi khá xa, không thể nghe thấy được gì, bà chủ nhà mới dịu giọng: “…đừng buồn nhé, già đóng kích đấy. Trông ngày trông đêm mấy ông ra đây giải phóng cho chúng tôi mà không thấy. Bây giờ mấy ông ra đây ở tù, rỏ chán. Đói lắm phải không? Già nấu sẵn một nồi sắn để trong bếp, vào lấy chia nhau ăn đi, để già trong chừng nó cho”. ( Ghi lại theo lời kể của anh Lê Văn Chiểu, cựu Trung Tá Trung Đoàn Phó một Trung Đoàn thuộc Sư Đoàn 7 bộ binh VNCH.)
Chúng tôi ở trại Nam Hà được hơn môt năm, dần dà anh em tù được điều đi lao động xa trại, có cơ hội tiếp xúc với người dân, được họ cho biết: trước khi quý ông đến đây, tất cả đồng bào cư ngụ gần trại tù đều phải học tập một số điều về quý ông, toàn là những điều xấu xa, tội lỗi ghê gớm. Quý ông đều là những người phản bội Tổ Quốc, chống phá cách mạng, chống lại nhân dân, ôm chân đế quốc, là những kẻ ăn gan uống máu người, giết người không gớm tay, là những kẻ ăn chơi trác táng, bệnh hoạn, vi trùng truyền nhiễm đầy người. Cán bộ hướng dẫn học tập căn dặn chúng tôi tuyệt đối không được gần gũi tiếp xúc với quý ông và phải luôn bày tỏ thái độ căm thù đối với quý ông.
Lúc mới đến đây, nếu có ông nào trốn trại chúng tôi sẽ bắt ngay. Nhưng qua thời gian hơn một năm, chúng tôi đều nhận thấy quý ông đều là những người tốt, những người trí thức, những người có học vấn cao, có đạo đức, chứ không phải là những người xấu, là những kẻ độc ác vô lương tâm như cán bộ đã cho biết. Bây giờ ông nào có điều kiện trốn được thì cứ trốn đi, chúng tôi không bắt và không báo đâu.
Gần trại Nam Hà có nhà máy xi măng hạng hai, đa số công nhân ở đây là thanh thiếu nữ, là thành phần được sinh ra và lớn lên đi học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, nhưng họ lại tỏ ra rất có cảm tình với anh em tù. Mội lần anh em tù trên đường đi lao động gần đến nhà máy xi măng thì đám nữ công nhân này túa ra vẫy tay chào. Nếu chưa đến giờ lao động thì họ lân la tiếp cận hỏi chuyện miền Nam. Dĩ nhiên công an coi tù luôn miệng xua đuổi họ đi, còn anh em tù thì phải dè chừng trước con mắt giám thị của công an. Nhiều lần bị ngăn cản tiếp xúc không được với anh em tù, đám nữ công nhân này đã bạo miệng nói lớn:… tập trung cải tạo là vô thời hạn, quý ông phải giữ gìn sức khỏe, đừng nghe lời họ lao động là vinh quang, lao động học tập cải tạo tốt là sớm được hưởng lượng khoan hồng của đảng và nhà nước về đoàn tụ với gia đình. Tin lời họ chỉ thiệt thân thôi quý ông ơi!…
Qua ba mẫu chuyện kể trên cho thấy qua bao nhiêu năm sống dưới chế độ độc tài toàn trị, đồng bào miền Bắc bị khống chế kềm kẹp phải sống lá mặt lá trái, nên có cơ hội đồng bào cũng không ngần ngại biểu lộ thái độ chán ghét chế độ và hướng về miền Nam.
Về phần công an quản lý trại giam, có thể nói đa số cán bộ quản giáo trại tù Nam Hà đều có cảm tình với anh em tù, cũng có thể nói rằng công an quản giáo các đội lao động đều bị anh em tù mua chuộc, chinh phục. Như chuyện một công an quản giáo lao động đã nhận thù lao để cuối mỗi tuần mang thư của anh em tù ra Phủ Lý hay Nam Định gởi bưu điện chuyển về Sài Gòn và các tỉnh trong Nam, chứ không qua hệ thống kiểm duyệt của Ban Giám Thị trại tù (thư anh em tù gởi theo định kỳ hàng tháng qua hệ thống kiểm duyệt, không đến được các gia đình trong Nam, trái lại anh em phát hiện rơi rớt trong các nhà vệ sinh, tem thư đã bị bóc đi ….)
Bạo gan hơn có hai công an bao che, giúp đỡ anh em tù tạo được cái Radio để nghe tin tức thời sự của các đài VOA và BBC, nhờ đó anh em biết được tin tức về việc Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và chính phủ Hoa Kỳ đang phát động chiến dịch nhân quyền tố cáo nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hành hạ ngược đãi tù chính trị miền Nam. Là món ân tinh thần rất quan trọng, rất thiết thực đã vực dậy tinh thần của anh em tù vốn đã quá suy sụp trong cảnh sống đen tối hãi hùng, lao động khổ sai, đói rét, đau ốm, bệnh tật… và chết chóc! Giúp anh em tù thấy được chút ánh sáng ngày mai, chẳng khác gì phương thuốc hồi sinh đối với người bệnh sắp chết!
Nguyễn Văn Phu
Tân Sơn Hoà chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Đưa tù ra Bắc – Chuyển tù vào Nam
Sau hai đợt chuyển tù ở trại Nam Hà vào năm 1981, với phương pháp moi tin gợi chuyện, tôi được một công an quản giáo tiết lộ cho biết là ngành công an quản lý trại giam đều
Tác giả: Nguyễn Văn Phu
Tân Sơn Hoà chuyển
Sau hai đợt chuyển tù ở trại Nam Hà vào năm 1981, với phương
pháp moi tin gợi chuyện, tôi được một công an quản giáo tiết lộ cho biết
là ngành công an quản lý trại giam đều đã được học tập để quán triệt
chủ trương chính sách của đảng và nhà nước về việc đưa những người đã
từng phục vụ dưới chế độ “Mỹ Ngụy” từ trong Nam ra Bắc để cải tạo, nhằm
mục đích:
1- Tạo cơ hội cho người tù nhận thức được công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
2- Tạo sự ngăn cách xa lìa cha mẹ vợ con với bao nỗi niềm lo âu thương nhớ, giúp người tù cố gắng lao động học tập, cải tạo tốt để được hưởng chính sách khoan hồng, nhân đạo của đảng và nhà nước, sớm về đoàn tụ với gia đình.
3- Tạo điều kiện cho họ đi lao động mới ý thức được lao động là vinh quang, lao động mới sản xuất ra của cải, vật chất để nuôi sống mình, chứ không thể sống ăn bám, bốc lột người khác.
4- Để nhân dân miền Bắc biểu lộ thái độ căm thù đối với những người buôn dân bán nước, ôm chân đế quốc, phản bội tổ quốc, chống phá cách mạng, chống lại nhân dân, hầu giúp họ sớm giác ngộ lao động học tập cải tạo tốt.
5- Tạo sự chia ly nhớ thương đau khổ đối với cha mẹ, vợ con họ, buộc những người này phải cộng tác với chính quyền cách mạng, tố cáo những người bà con, bạn hữu quen biết còn lẫn trốn chống phá cách mạng, không ra trình diện và kêu gọi động viên chồng con cố gắng lao động học tập tốt mới mong được hưởng lượng khoan hồng của đảng và nhà nước chiếu cố cho về sớm.
Chủ trương chính sách của đảng và nhà nước đã ban hành thành nghị quyết và anh em chúng tôi đã được tập trung cải tạo đến nay gần 7 năm, sao đảng và nhà nước không tha về mà lại chuyển vào Nam. Phải chăng vì nhu cầu hay vì tình thế đòi hỏi đã ảnh hưởng đến chủ trương của đảng và nhà nước trong việc đưa tù ra Bắc, chuyển tù vào Nam. Hẵn cán bộ cũng biết việc chuyển tù cải tạo vào Nam cũng khá nhiêu khê, phức tạp, tốn công, tốn của chứ có đơn giản đâu, đồng thời cũng tạo dư luận xôn xao trong quần chúng nhân dân.
Vào thời điểm kinh tế khó khăn này, đảng đã phân tích và thẩm định những điều lợi hại mới quyết định chuyển tù vào Nam, nhằm đáp ứng những yêu cầu như sau:
- Suốt những năm học tập cải tạo, người tù đã biểu lộ thái độ không giác ngộ, không nhận thức được chính sách khoan hồng nhân đạo của đảng và nhà nước, không tin tưởng vào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Khắp các trại cải tạo, người tù thường tỏ ra bất mãn, chống đối, trây lười lao động, có nơi còn đấu tranh không chịu đi lao động, đòi cải thiện chế độ lao tù. Có người còn cung cấp cho thân nhân những thông tin về chế độ sinh hoạt trong trại tù mà cho là bị hành hạ ngược đãi để chuyển ra nước ngoài cho đế quốc khai thác phản đối đảng và nhà nước.
- Nhân dân miền Bắc đã không biểu lộ thái độ căm thù đối với những người phản bội tổ quốc, chống đối cách mạng, phản bội nhân dân. Trái lại còn tỏ ra thiện cảm với người tù, có người còn tiếp tế thức ăn, giúp đở người tù thông tin liên lạc với thân nhân của họ ở trong Nam. Không những thế, ngay cả một số cán bộ coi tù cũng tỏ ra có cảm tình với người tù.
- Thân nhân người tù đã không cộng tác với chính quyền cách mạng như sự mong muốn của đảng và nhà nước. Có người còn trốn ra nước ngoài đặt điều tố cáo chính quyền cách mạng, tạo cơ hội cho đế quốc và bọn phản động chống đối đảng và nhà nước.
- Chuyển tù vào Nam cho gần gia đình họ để cha mẹ, vợ con họ tiện việc thăm nuôi, tiếp tế, đỡ bớt gánh nặng cho đảng và nhà nước trước tình thế kinh tế khó khăn, miền Bắc không đủ lương thực, thực phẩm nuôi tù.
Xin được mở ngoặc ghi rõ là vào thời điểm năm 1982, không biết ngoài xã hội miền Bắc người dân sống như thế nào chứ ở trại tù Nam Hà, anh em tù phải ăn cháo loãng, khoai lang, khoai mì, khoai tây… đã vậy mà còn tính trọng lượng ngang bằng với gạo, chớ không có cơm suốt mấy tháng.
Về chuyện nhân dân miền Bắc đã tỏ ra có cảm tình với anh em tù, theo ghi nhận đã xảy ra ở nhiều nơi, xin đơn cử vài trường hợp:
a) Tại một trại tù trên Yên Bái, mỗi lần tên bộ đội quản giáo bếp trại (vì đưa tù trong Nam ra đông quá nên số tù đưa lên vùng cao đều do bộ đội quản lý) đi mua lương thực, thực phẩm hàng ngày thường dẫn theo mấy anh tù để khuân vác, anh em tù thường được đồng bào lén lút trao cho, khi thì củ sắn, củ khoai, khi thì nắm xôi v.v..
Có một lần nhóm anh em tù này vừa bước vào cái cổng vườn của một nhà nọ thì bị bà chủ nhà đang quét sân, vội vàng vứt cái chổi, chạy vào nhà vác con dao xắt chuối ra rượt anh em và chưởi xối xả: “…cái quân bán nước, cái quân ôm chân đế quốc, cái quân ăn gan uống máu người, giết người không gớm tay, .. tao chém, … tao chém..”. Tên bộ đội vội vàng lên tiếng can ngăn: Làm gì dữ vậy má. Thôi đi má ơi, cho con xin đi má. Chuyện mấy ảnh phản bội tổ quốc, chống phá cách mạng, chống lại nhân dân là chuyện quá khứ rồi. Bây giờ mấy ảnh được đưa ra đây học tập cải tạo, có đảng và nhà nước lo, má đừng làm như vậy khiến mấy ảnh sợ. Má biểu lộ thái độ căm thù như vậy cũng tốt thôi, giúp mấy ảnh thấy rõ được sự công phẩn của nhân dân, giác ngộ để quyết tâm lao động học tập cải tạo tốt, ngõ hầu sớm được hưởng lượng khoan hồng nhân đạo của đảng và nhà nước. Thôi đi má nhé, mà cho con gởi mấy ảnh ở đây để con lội vào các xóm xem có ai bán gì con mua đem về trại.
Chờ cho tên bộ đội đi khá xa, không thể nghe thấy được gì, bà chủ nhà mới dịu giọng: “…đừng buồn nhé, già đóng kích đấy. Trông ngày trông đêm mấy ông ra đây giải phóng cho chúng tôi mà không thấy. Bây giờ mấy ông ra đây ở tù, rỏ chán. Đói lắm phải không? Già nấu sẵn một nồi sắn để trong bếp, vào lấy chia nhau ăn đi, để già trong chừng nó cho”. ( Ghi lại theo lời kể của anh Lê Văn Chiểu, cựu Trung Tá Trung Đoàn Phó một Trung Đoàn thuộc Sư Đoàn 7 bộ binh VNCH.)
Chúng tôi ở trại Nam Hà được hơn môt năm, dần dà anh em tù được điều đi lao động xa trại, có cơ hội tiếp xúc với người dân, được họ cho biết: trước khi quý ông đến đây, tất cả đồng bào cư ngụ gần trại tù đều phải học tập một số điều về quý ông, toàn là những điều xấu xa, tội lỗi ghê gớm. Quý ông đều là những người phản bội Tổ Quốc, chống phá cách mạng, chống lại nhân dân, ôm chân đế quốc, là những kẻ ăn gan uống máu người, giết người không gớm tay, là những kẻ ăn chơi trác táng, bệnh hoạn, vi trùng truyền nhiễm đầy người. Cán bộ hướng dẫn học tập căn dặn chúng tôi tuyệt đối không được gần gũi tiếp xúc với quý ông và phải luôn bày tỏ thái độ căm thù đối với quý ông.
Lúc mới đến đây, nếu có ông nào trốn trại chúng tôi sẽ bắt ngay. Nhưng qua thời gian hơn một năm, chúng tôi đều nhận thấy quý ông đều là những người tốt, những người trí thức, những người có học vấn cao, có đạo đức, chứ không phải là những người xấu, là những kẻ độc ác vô lương tâm như cán bộ đã cho biết. Bây giờ ông nào có điều kiện trốn được thì cứ trốn đi, chúng tôi không bắt và không báo đâu.
Gần trại Nam Hà có nhà máy xi măng hạng hai, đa số công nhân ở đây là thanh thiếu nữ, là thành phần được sinh ra và lớn lên đi học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, nhưng họ lại tỏ ra rất có cảm tình với anh em tù. Mội lần anh em tù trên đường đi lao động gần đến nhà máy xi măng thì đám nữ công nhân này túa ra vẫy tay chào. Nếu chưa đến giờ lao động thì họ lân la tiếp cận hỏi chuyện miền Nam. Dĩ nhiên công an coi tù luôn miệng xua đuổi họ đi, còn anh em tù thì phải dè chừng trước con mắt giám thị của công an. Nhiều lần bị ngăn cản tiếp xúc không được với anh em tù, đám nữ công nhân này đã bạo miệng nói lớn:… tập trung cải tạo là vô thời hạn, quý ông phải giữ gìn sức khỏe, đừng nghe lời họ lao động là vinh quang, lao động học tập cải tạo tốt là sớm được hưởng lượng khoan hồng của đảng và nhà nước về đoàn tụ với gia đình. Tin lời họ chỉ thiệt thân thôi quý ông ơi!…
Qua ba mẫu chuyện kể trên cho thấy qua bao nhiêu năm sống dưới chế độ độc tài toàn trị, đồng bào miền Bắc bị khống chế kềm kẹp phải sống lá mặt lá trái, nên có cơ hội đồng bào cũng không ngần ngại biểu lộ thái độ chán ghét chế độ và hướng về miền Nam.
Về phần công an quản lý trại giam, có thể nói đa số cán bộ quản giáo trại tù Nam Hà đều có cảm tình với anh em tù, cũng có thể nói rằng công an quản giáo các đội lao động đều bị anh em tù mua chuộc, chinh phục. Như chuyện một công an quản giáo lao động đã nhận thù lao để cuối mỗi tuần mang thư của anh em tù ra Phủ Lý hay Nam Định gởi bưu điện chuyển về Sài Gòn và các tỉnh trong Nam, chứ không qua hệ thống kiểm duyệt của Ban Giám Thị trại tù (thư anh em tù gởi theo định kỳ hàng tháng qua hệ thống kiểm duyệt, không đến được các gia đình trong Nam, trái lại anh em phát hiện rơi rớt trong các nhà vệ sinh, tem thư đã bị bóc đi ….)
Bạo gan hơn có hai công an bao che, giúp đỡ anh em tù tạo được cái Radio để nghe tin tức thời sự của các đài VOA và BBC, nhờ đó anh em biết được tin tức về việc Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và chính phủ Hoa Kỳ đang phát động chiến dịch nhân quyền tố cáo nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hành hạ ngược đãi tù chính trị miền Nam. Là món ân tinh thần rất quan trọng, rất thiết thực đã vực dậy tinh thần của anh em tù vốn đã quá suy sụp trong cảnh sống đen tối hãi hùng, lao động khổ sai, đói rét, đau ốm, bệnh tật… và chết chóc! Giúp anh em tù thấy được chút ánh sáng ngày mai, chẳng khác gì phương thuốc hồi sinh đối với người bệnh sắp chết!
Nguyễn Văn Phu
http://hung-viet.org/blog1/2015/05/08/dua-tu-ra-bac-chuyen-tu-vao-nam/1- Tạo cơ hội cho người tù nhận thức được công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
2- Tạo sự ngăn cách xa lìa cha mẹ vợ con với bao nỗi niềm lo âu thương nhớ, giúp người tù cố gắng lao động học tập, cải tạo tốt để được hưởng chính sách khoan hồng, nhân đạo của đảng và nhà nước, sớm về đoàn tụ với gia đình.
3- Tạo điều kiện cho họ đi lao động mới ý thức được lao động là vinh quang, lao động mới sản xuất ra của cải, vật chất để nuôi sống mình, chứ không thể sống ăn bám, bốc lột người khác.
4- Để nhân dân miền Bắc biểu lộ thái độ căm thù đối với những người buôn dân bán nước, ôm chân đế quốc, phản bội tổ quốc, chống phá cách mạng, chống lại nhân dân, hầu giúp họ sớm giác ngộ lao động học tập cải tạo tốt.
5- Tạo sự chia ly nhớ thương đau khổ đối với cha mẹ, vợ con họ, buộc những người này phải cộng tác với chính quyền cách mạng, tố cáo những người bà con, bạn hữu quen biết còn lẫn trốn chống phá cách mạng, không ra trình diện và kêu gọi động viên chồng con cố gắng lao động học tập tốt mới mong được hưởng lượng khoan hồng của đảng và nhà nước chiếu cố cho về sớm.
Chủ trương chính sách của đảng và nhà nước đã ban hành thành nghị quyết và anh em chúng tôi đã được tập trung cải tạo đến nay gần 7 năm, sao đảng và nhà nước không tha về mà lại chuyển vào Nam. Phải chăng vì nhu cầu hay vì tình thế đòi hỏi đã ảnh hưởng đến chủ trương của đảng và nhà nước trong việc đưa tù ra Bắc, chuyển tù vào Nam. Hẵn cán bộ cũng biết việc chuyển tù cải tạo vào Nam cũng khá nhiêu khê, phức tạp, tốn công, tốn của chứ có đơn giản đâu, đồng thời cũng tạo dư luận xôn xao trong quần chúng nhân dân.
Vào thời điểm kinh tế khó khăn này, đảng đã phân tích và thẩm định những điều lợi hại mới quyết định chuyển tù vào Nam, nhằm đáp ứng những yêu cầu như sau:
- Suốt những năm học tập cải tạo, người tù đã biểu lộ thái độ không giác ngộ, không nhận thức được chính sách khoan hồng nhân đạo của đảng và nhà nước, không tin tưởng vào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Khắp các trại cải tạo, người tù thường tỏ ra bất mãn, chống đối, trây lười lao động, có nơi còn đấu tranh không chịu đi lao động, đòi cải thiện chế độ lao tù. Có người còn cung cấp cho thân nhân những thông tin về chế độ sinh hoạt trong trại tù mà cho là bị hành hạ ngược đãi để chuyển ra nước ngoài cho đế quốc khai thác phản đối đảng và nhà nước.
- Nhân dân miền Bắc đã không biểu lộ thái độ căm thù đối với những người phản bội tổ quốc, chống đối cách mạng, phản bội nhân dân. Trái lại còn tỏ ra thiện cảm với người tù, có người còn tiếp tế thức ăn, giúp đở người tù thông tin liên lạc với thân nhân của họ ở trong Nam. Không những thế, ngay cả một số cán bộ coi tù cũng tỏ ra có cảm tình với người tù.
- Thân nhân người tù đã không cộng tác với chính quyền cách mạng như sự mong muốn của đảng và nhà nước. Có người còn trốn ra nước ngoài đặt điều tố cáo chính quyền cách mạng, tạo cơ hội cho đế quốc và bọn phản động chống đối đảng và nhà nước.
- Chuyển tù vào Nam cho gần gia đình họ để cha mẹ, vợ con họ tiện việc thăm nuôi, tiếp tế, đỡ bớt gánh nặng cho đảng và nhà nước trước tình thế kinh tế khó khăn, miền Bắc không đủ lương thực, thực phẩm nuôi tù.
Xin được mở ngoặc ghi rõ là vào thời điểm năm 1982, không biết ngoài xã hội miền Bắc người dân sống như thế nào chứ ở trại tù Nam Hà, anh em tù phải ăn cháo loãng, khoai lang, khoai mì, khoai tây… đã vậy mà còn tính trọng lượng ngang bằng với gạo, chớ không có cơm suốt mấy tháng.
Về chuyện nhân dân miền Bắc đã tỏ ra có cảm tình với anh em tù, theo ghi nhận đã xảy ra ở nhiều nơi, xin đơn cử vài trường hợp:
a) Tại một trại tù trên Yên Bái, mỗi lần tên bộ đội quản giáo bếp trại (vì đưa tù trong Nam ra đông quá nên số tù đưa lên vùng cao đều do bộ đội quản lý) đi mua lương thực, thực phẩm hàng ngày thường dẫn theo mấy anh tù để khuân vác, anh em tù thường được đồng bào lén lút trao cho, khi thì củ sắn, củ khoai, khi thì nắm xôi v.v..
Có một lần nhóm anh em tù này vừa bước vào cái cổng vườn của một nhà nọ thì bị bà chủ nhà đang quét sân, vội vàng vứt cái chổi, chạy vào nhà vác con dao xắt chuối ra rượt anh em và chưởi xối xả: “…cái quân bán nước, cái quân ôm chân đế quốc, cái quân ăn gan uống máu người, giết người không gớm tay, .. tao chém, … tao chém..”. Tên bộ đội vội vàng lên tiếng can ngăn: Làm gì dữ vậy má. Thôi đi má ơi, cho con xin đi má. Chuyện mấy ảnh phản bội tổ quốc, chống phá cách mạng, chống lại nhân dân là chuyện quá khứ rồi. Bây giờ mấy ảnh được đưa ra đây học tập cải tạo, có đảng và nhà nước lo, má đừng làm như vậy khiến mấy ảnh sợ. Má biểu lộ thái độ căm thù như vậy cũng tốt thôi, giúp mấy ảnh thấy rõ được sự công phẩn của nhân dân, giác ngộ để quyết tâm lao động học tập cải tạo tốt, ngõ hầu sớm được hưởng lượng khoan hồng nhân đạo của đảng và nhà nước. Thôi đi má nhé, mà cho con gởi mấy ảnh ở đây để con lội vào các xóm xem có ai bán gì con mua đem về trại.
Chờ cho tên bộ đội đi khá xa, không thể nghe thấy được gì, bà chủ nhà mới dịu giọng: “…đừng buồn nhé, già đóng kích đấy. Trông ngày trông đêm mấy ông ra đây giải phóng cho chúng tôi mà không thấy. Bây giờ mấy ông ra đây ở tù, rỏ chán. Đói lắm phải không? Già nấu sẵn một nồi sắn để trong bếp, vào lấy chia nhau ăn đi, để già trong chừng nó cho”. ( Ghi lại theo lời kể của anh Lê Văn Chiểu, cựu Trung Tá Trung Đoàn Phó một Trung Đoàn thuộc Sư Đoàn 7 bộ binh VNCH.)
Chúng tôi ở trại Nam Hà được hơn môt năm, dần dà anh em tù được điều đi lao động xa trại, có cơ hội tiếp xúc với người dân, được họ cho biết: trước khi quý ông đến đây, tất cả đồng bào cư ngụ gần trại tù đều phải học tập một số điều về quý ông, toàn là những điều xấu xa, tội lỗi ghê gớm. Quý ông đều là những người phản bội Tổ Quốc, chống phá cách mạng, chống lại nhân dân, ôm chân đế quốc, là những kẻ ăn gan uống máu người, giết người không gớm tay, là những kẻ ăn chơi trác táng, bệnh hoạn, vi trùng truyền nhiễm đầy người. Cán bộ hướng dẫn học tập căn dặn chúng tôi tuyệt đối không được gần gũi tiếp xúc với quý ông và phải luôn bày tỏ thái độ căm thù đối với quý ông.
Lúc mới đến đây, nếu có ông nào trốn trại chúng tôi sẽ bắt ngay. Nhưng qua thời gian hơn một năm, chúng tôi đều nhận thấy quý ông đều là những người tốt, những người trí thức, những người có học vấn cao, có đạo đức, chứ không phải là những người xấu, là những kẻ độc ác vô lương tâm như cán bộ đã cho biết. Bây giờ ông nào có điều kiện trốn được thì cứ trốn đi, chúng tôi không bắt và không báo đâu.
Gần trại Nam Hà có nhà máy xi măng hạng hai, đa số công nhân ở đây là thanh thiếu nữ, là thành phần được sinh ra và lớn lên đi học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, nhưng họ lại tỏ ra rất có cảm tình với anh em tù. Mội lần anh em tù trên đường đi lao động gần đến nhà máy xi măng thì đám nữ công nhân này túa ra vẫy tay chào. Nếu chưa đến giờ lao động thì họ lân la tiếp cận hỏi chuyện miền Nam. Dĩ nhiên công an coi tù luôn miệng xua đuổi họ đi, còn anh em tù thì phải dè chừng trước con mắt giám thị của công an. Nhiều lần bị ngăn cản tiếp xúc không được với anh em tù, đám nữ công nhân này đã bạo miệng nói lớn:… tập trung cải tạo là vô thời hạn, quý ông phải giữ gìn sức khỏe, đừng nghe lời họ lao động là vinh quang, lao động học tập cải tạo tốt là sớm được hưởng lượng khoan hồng của đảng và nhà nước về đoàn tụ với gia đình. Tin lời họ chỉ thiệt thân thôi quý ông ơi!…
Qua ba mẫu chuyện kể trên cho thấy qua bao nhiêu năm sống dưới chế độ độc tài toàn trị, đồng bào miền Bắc bị khống chế kềm kẹp phải sống lá mặt lá trái, nên có cơ hội đồng bào cũng không ngần ngại biểu lộ thái độ chán ghét chế độ và hướng về miền Nam.
Về phần công an quản lý trại giam, có thể nói đa số cán bộ quản giáo trại tù Nam Hà đều có cảm tình với anh em tù, cũng có thể nói rằng công an quản giáo các đội lao động đều bị anh em tù mua chuộc, chinh phục. Như chuyện một công an quản giáo lao động đã nhận thù lao để cuối mỗi tuần mang thư của anh em tù ra Phủ Lý hay Nam Định gởi bưu điện chuyển về Sài Gòn và các tỉnh trong Nam, chứ không qua hệ thống kiểm duyệt của Ban Giám Thị trại tù (thư anh em tù gởi theo định kỳ hàng tháng qua hệ thống kiểm duyệt, không đến được các gia đình trong Nam, trái lại anh em phát hiện rơi rớt trong các nhà vệ sinh, tem thư đã bị bóc đi ….)
Bạo gan hơn có hai công an bao che, giúp đỡ anh em tù tạo được cái Radio để nghe tin tức thời sự của các đài VOA và BBC, nhờ đó anh em biết được tin tức về việc Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và chính phủ Hoa Kỳ đang phát động chiến dịch nhân quyền tố cáo nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hành hạ ngược đãi tù chính trị miền Nam. Là món ân tinh thần rất quan trọng, rất thiết thực đã vực dậy tinh thần của anh em tù vốn đã quá suy sụp trong cảnh sống đen tối hãi hùng, lao động khổ sai, đói rét, đau ốm, bệnh tật… và chết chóc! Giúp anh em tù thấy được chút ánh sáng ngày mai, chẳng khác gì phương thuốc hồi sinh đối với người bệnh sắp chết!
Nguyễn Văn Phu
Tân Sơn Hoà chuyển