Cà Kê Dê Ngỗng
Dương Hoài Linh - Trung Quốc có thể nào vượt qua Mỹ hay không?
Trong khi đó yếu tố làm nên nước Mỹ chính là yếu tố nhập cư. Những người nhập cư khi đến một vùng đất mới thường có ý chí và lòng khát khao lao động bằng trí óc và sức lực để làm giàu nhằm bắt kịp với những người
Dương Hoài Linh
Mai Anh chuyển
Xã hội Trung Quốc xuất phát từ một nền văn minh bảo thủ của một lục địa
già cỗi trong đó ý thức Khổng Giáo đã ăn sâu nên người dân rất dễ thỏa
mãn. Các cộng đồng dân tộc trong xã hội Trung Quốc cũng rất chia rẻ. Hơn
nữa còn lâu họ mới xây dựng được một xã hội pháp quyền như Mỹ.
Trong khi đó yếu tố làm nên nước Mỹ chính là yếu tố nhập cư. Những người
nhập cư khi đến một vùng đất mới thường có ý chí và lòng khát khao lao
động bằng trí óc và sức lực để làm giàu nhằm bắt kịp với những người đã
sống trước đó. Chính sách thu hút nhân tài và chất xám của Mỹ vì thế
cũng là yếu tố mà Trung Quốc khó có thể bắt kịp. Hơn nữa Mỹ còn có một
nguồn chất xám quý giá mà không nước nào có thể tận dụng bằng đó chính
là những người Do Thái chiếm 30% các giải thưởng Nobel hàng năm.
Mỹ
không hề ngại Trung Quốc hoặc bất kỳ nước nào chuyển đổi sang thể chế
dân chủ để cạnh tranh với họ. Ngược lại khi cả thế giới đều dân chủ tất
nhiên yếu tố luật pháp phải đặt lên hàng đầu, Mỹ sẽ rất dễ dàng lập lại
trật tự thế giới bằng luật pháp quốc tế. Họ sẽ tiết kiệm được ngân sách
cho ngoại giao và quốc phòng, thị trường sẽ được mở rộng và mang tính an
toàn lâu dài cho các đầu tư kinh tế lớn chứ không phải thay đổi cho phù
hợp với thứ luật rừng của các nước độc tài hay luật của các tổ chức
kinh tế khác nhau.
Dân chủ đi đôi với nhân quyền. Khi quyền con người được coi trọng và là
một nguyên tắc chuẩn mực thì với vai trò lãnh đạo thế giới họ cũng rất
dễ dàng để đưa ra những phán xét để duy trì một thế giới hòa bình và
thịnh vượng như lời John Mc Cain đã nói khi bút chiến với Putin. Mọi ý
kiến cho rằng Mỹ không muốn Trung Quốc dân chủ chỉ là suy đoán cá nhân.
Trung Quốc cũng khó mà bắt kịp Mỹ về "thương hiệu". Thương hiệu là một
tài sản quý giá. Các thế hệ sau nếu được kế thừa một thương hiệu tốt, có
thể ngồi không ăn cả đời không hết. Họ có thể chỉ cần bán thương hiệu,
rồi cử một hệ thống quản lý thương hiệu đó cho tốt là tiền của tự động
chảy vào túi mình.
Người Mỹ rất có ý thức trong việc tạo dựng và giữ gìn thương hiệu của
mình. Thương hiệu có hai loại chính là thương hiệu quốc gia và thương
hiệu của các tập đoàn. Về thương hiệu quốc gia thì ngay đến một ông già
khó tính như Lý Quang Diệu cũng phải tuyên bố"Chỉ có thằng ngu mà không
chơi với Mỹ".
Nước Mỹ là nước thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước nhất trên
thế giới và chức vụ Bộ trưởng ngoại giao là chức vụ quan trọng bậc nhất
trong các bộ trưởng của Mỹ. Các chính khách Mỹ ra nước ngoài cũng rất
chú trọng đến việc nâng cao thương hiệu quốc gia. Đừng tưởng một cái bắt
tay của B. Clinton với sinh viên Việt Nam được báo chí chụp lại ấy chỉ
là một động thái nhất thời. Nó có thể đem đến cả tỷ đô một khi hình ảnh
nước Mỹ trong con mắt của dư luận thế giới là hình ảnh thân thiện và cởi
mở. Nó mở đường cho các dự án đầu tư của các tập đoàn kinh tế Mỹ ra
khắp thế giới.
Do vậy các công tác như cứu hộ, cứu nạn máy bay, bệnh tật Ebola, động
đất sóng thần ngoài ý nghĩa nhân đạo vốn thuộc về bản chất của người Mỹ
còn là một phương cách để nâng cao "thương hiệu quốc gia'. Điều này thì
mai này nếu có dân chủ Trung Quốc cũng phải mất hàng trăm năm mới tạo
dựng được nếu có ý thức. Chính nhờ thương hiệu này Mỹ có thể dễ dàng làm
ăn với hầu hết các nước trên thế giới ngoài các nước đồng minh.
Về mặt thương hiệu của các tập đoàn thì Mỹ cũng đang dẫn đầu. Hình ảnh
của các thương hiệu này rất uy tín có chất lượng lâu dài với cách làm ăn
tôn trọng khách hàng. Họ có thể thu lại tất cả các sản phẩm lỗi hàng
loạt bất chấp lỗ vốn để giữ gìn thương hiệu chứ không như Trung Quốc chỉ
làm ăn theo kiểu thấy lợi trước mắt, chuyên vào các sản phẩm rẻ tiền,
chất lượng thấp.
Trung Quốc nếu có giàu cũng chỉ là anh trọc phú bên cạnh một người quý
tộc có học, quý phái. Vì vậy khi cả thế giới có dân chủ, nước Mỹ sẽ bán
thương hiệu của mình cho các nước sau đó chỉ cần quản lý thương hiệu cho
tốt, còn vốn, nhân công các nước tự bỏ ra để sản xuất không dính dáng
tới họ. Trong khi hiện tại đôi lúc họ cũng không dám buông lỏng thương
hiệu cho các nước có luật rừng làm ăn bừa bãi, gây mất uy tín cho cái mà
họ đã mất công tạo dựng hàng chục, thậm chí hàng trăm năm nay.
Như vậy xét trên nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan có lẻ Trung Quốc
muôn đời vẫn không thể vượt qua Mỹ để chiếm lấy vị trí lãnh đạo thế giới
cho dù họ có dân số gấp bốn lần nước Mỹ.
Mai Anh chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Dương Hoài Linh - Trung Quốc có thể nào vượt qua Mỹ hay không?
Trong khi đó yếu tố làm nên nước Mỹ chính là yếu tố nhập cư. Những người nhập cư khi đến một vùng đất mới thường có ý chí và lòng khát khao lao động bằng trí óc và sức lực để làm giàu nhằm bắt kịp với những người
Xã hội Trung Quốc xuất phát từ một nền văn minh bảo thủ của một lục địa
già cỗi trong đó ý thức Khổng Giáo đã ăn sâu nên người dân rất dễ thỏa
mãn. Các cộng đồng dân tộc trong xã hội Trung Quốc cũng rất chia rẻ. Hơn
nữa còn lâu họ mới xây dựng được một xã hội pháp quyền như Mỹ.
Trong khi đó yếu tố làm nên nước Mỹ chính là yếu tố nhập cư. Những người
nhập cư khi đến một vùng đất mới thường có ý chí và lòng khát khao lao
động bằng trí óc và sức lực để làm giàu nhằm bắt kịp với những người đã
sống trước đó. Chính sách thu hút nhân tài và chất xám của Mỹ vì thế
cũng là yếu tố mà Trung Quốc khó có thể bắt kịp. Hơn nữa Mỹ còn có một
nguồn chất xám quý giá mà không nước nào có thể tận dụng bằng đó chính
là những người Do Thái chiếm 30% các giải thưởng Nobel hàng năm.
Mỹ
không hề ngại Trung Quốc hoặc bất kỳ nước nào chuyển đổi sang thể chế
dân chủ để cạnh tranh với họ. Ngược lại khi cả thế giới đều dân chủ tất
nhiên yếu tố luật pháp phải đặt lên hàng đầu, Mỹ sẽ rất dễ dàng lập lại
trật tự thế giới bằng luật pháp quốc tế. Họ sẽ tiết kiệm được ngân sách
cho ngoại giao và quốc phòng, thị trường sẽ được mở rộng và mang tính an
toàn lâu dài cho các đầu tư kinh tế lớn chứ không phải thay đổi cho phù
hợp với thứ luật rừng của các nước độc tài hay luật của các tổ chức
kinh tế khác nhau.
Dân chủ đi đôi với nhân quyền. Khi quyền con người được coi trọng và là
một nguyên tắc chuẩn mực thì với vai trò lãnh đạo thế giới họ cũng rất
dễ dàng để đưa ra những phán xét để duy trì một thế giới hòa bình và
thịnh vượng như lời John Mc Cain đã nói khi bút chiến với Putin. Mọi ý
kiến cho rằng Mỹ không muốn Trung Quốc dân chủ chỉ là suy đoán cá nhân.
Trung Quốc cũng khó mà bắt kịp Mỹ về "thương hiệu". Thương hiệu là một
tài sản quý giá. Các thế hệ sau nếu được kế thừa một thương hiệu tốt, có
thể ngồi không ăn cả đời không hết. Họ có thể chỉ cần bán thương hiệu,
rồi cử một hệ thống quản lý thương hiệu đó cho tốt là tiền của tự động
chảy vào túi mình.
Người Mỹ rất có ý thức trong việc tạo dựng và giữ gìn thương hiệu của
mình. Thương hiệu có hai loại chính là thương hiệu quốc gia và thương
hiệu của các tập đoàn. Về thương hiệu quốc gia thì ngay đến một ông già
khó tính như Lý Quang Diệu cũng phải tuyên bố"Chỉ có thằng ngu mà không
chơi với Mỹ".
Nước Mỹ là nước thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước nhất trên
thế giới và chức vụ Bộ trưởng ngoại giao là chức vụ quan trọng bậc nhất
trong các bộ trưởng của Mỹ. Các chính khách Mỹ ra nước ngoài cũng rất
chú trọng đến việc nâng cao thương hiệu quốc gia. Đừng tưởng một cái bắt
tay của B. Clinton với sinh viên Việt Nam được báo chí chụp lại ấy chỉ
là một động thái nhất thời. Nó có thể đem đến cả tỷ đô một khi hình ảnh
nước Mỹ trong con mắt của dư luận thế giới là hình ảnh thân thiện và cởi
mở. Nó mở đường cho các dự án đầu tư của các tập đoàn kinh tế Mỹ ra
khắp thế giới.
Do vậy các công tác như cứu hộ, cứu nạn máy bay, bệnh tật Ebola, động
đất sóng thần ngoài ý nghĩa nhân đạo vốn thuộc về bản chất của người Mỹ
còn là một phương cách để nâng cao "thương hiệu quốc gia'. Điều này thì
mai này nếu có dân chủ Trung Quốc cũng phải mất hàng trăm năm mới tạo
dựng được nếu có ý thức. Chính nhờ thương hiệu này Mỹ có thể dễ dàng làm
ăn với hầu hết các nước trên thế giới ngoài các nước đồng minh.
Về mặt thương hiệu của các tập đoàn thì Mỹ cũng đang dẫn đầu. Hình ảnh
của các thương hiệu này rất uy tín có chất lượng lâu dài với cách làm ăn
tôn trọng khách hàng. Họ có thể thu lại tất cả các sản phẩm lỗi hàng
loạt bất chấp lỗ vốn để giữ gìn thương hiệu chứ không như Trung Quốc chỉ
làm ăn theo kiểu thấy lợi trước mắt, chuyên vào các sản phẩm rẻ tiền,
chất lượng thấp.
Trung Quốc nếu có giàu cũng chỉ là anh trọc phú bên cạnh một người quý
tộc có học, quý phái. Vì vậy khi cả thế giới có dân chủ, nước Mỹ sẽ bán
thương hiệu của mình cho các nước sau đó chỉ cần quản lý thương hiệu cho
tốt, còn vốn, nhân công các nước tự bỏ ra để sản xuất không dính dáng
tới họ. Trong khi hiện tại đôi lúc họ cũng không dám buông lỏng thương
hiệu cho các nước có luật rừng làm ăn bừa bãi, gây mất uy tín cho cái mà
họ đã mất công tạo dựng hàng chục, thậm chí hàng trăm năm nay.
Như vậy xét trên nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan có lẻ Trung Quốc
muôn đời vẫn không thể vượt qua Mỹ để chiếm lấy vị trí lãnh đạo thế giới
cho dù họ có dân số gấp bốn lần nước Mỹ.
Mai Anh chuyển