Tham Khảo
F-14 TOMCAT: CHIẾN BINH KHÔNG CHIẾN TRƯỜNG. Khắc Chân
Lực lượng quân sự Mỹ hùng mạnh nhờ các hạm đội hàng không mẫu hạm, có thể tức thời có mặt tại mọi điểm nóng xung đột trên thế giới.
Hình 1: Chiến đâu cơ F-14 Tomcat
Hải Quân Hoa Kỳ cũng biết rằng cuộc Chiến Tranh Lạnh nếu đến cực điểm, một cuộc ác chiến hủy diệt sẽ diễn ra trên bầu trời. Do vậy Hải Quân cần một loại máy bay lấy mẫu hạm làm căn cứ xuất phát, có thể phục vụ với tính cách tiên phong để bảo vệ hạm đội, có thể tiến gần oanh tạc cơ địch ở tốc độ cao và nghênh cản ngay từ xa, giúp luôn giữ khoảng cách an toàn cho hạm đội.
Trong khi Hải Quân đào tạo những phi công ưu tú nhất để đối phó với không lực của địch đồng thời họ cũng cần một loại máy bay vừa có thể cất cánh lẫn đáp xuống trên một phi đạo ngắn, như hàng không mẫu hạm. Chương trình TFX ra đời trước nhu cầu của cả Không lẫn Hải Quân Hoa Kỳ đúng vào lúc ông Robert McNamara được bổ nhiệm làm bộ trưởng quốc phòng vào tháng 01-1961.
TFX viết tắt từ Tactical Fighter Experimental, tạm dịch là chiến đấu cơ chiến thuật thử nghiệm. Chương trình TFX nhằm thiết kế một kiểu máy bay có hai động cơ phản lực, hai chỗ ngồi, và đặc biệt là cánh có thể xếp mở dọc theo thân. Tuy trang bị vũ khí nặng mà vẫn chở được đầy nhiên liệu, có thể bay với vận tốc siêu âm, và hoạt động như một chiến đấu cơ nghênh cản máy bay địch. Cánh của máy bay có thể xếp mở dọc theo thân, xòe rộng ra phía trước giúp máy bay đạt được sức nâng tối đa khi cất cánh và cụp sát vào thân giúp giảm thiểu sức trì kéo khi bay ở vận tốc cao.
Thực ra ý niệm “cánh cụp cánh xòe” này chưa hẳn là mới mẻ gì, vì đã từng được thiết kế nơi chiếc Messerschmitt P 1101 của Đức Quốc Xã, trong giai đoạn thử nghiệm, khi quân Mỹ chiếm được trung tâm nghiên cứu của Đức ở Bavarian Alps vào năm 1945.
Hình 2: Đội tâm lý chiến Hoa Kỳ chụp kỷ niệm bên chiếc Messerschmitt P 1101, máy bay đầu tiên có thể xếp mở cánh, tịch thu được của Đức Quốc Xã vào thời gian cuối Thế Chiến 2. (Green4life80/ Wikimedia Commons).
Chiếc F-14 Tomcat ra đời, đặt tên theo tên của Đô Đốc Hải Quân Thomas “Tomcat” Connelly, người điều trần trước Quốc Hội Mỹ, thuyết phục để được chấp thuận cho sự tiến hành chế tạo chiếc phi cơ này. Ông Charlie Brown, thành viên của toán thiết kế và là phi công thí nghiệm của chiếc F-14, cho hay rằng Hải Quân Mỹ muốn có kiểu chiến đấu cơ có thể đạt vận tốc Mach 2.34, tức nhanh gấp 2,34 lần tốc độ của âm thanh. Ông Brown nói, tuy thế trong thời gian bay thử, ông đã từng vài lần bay nhanh đến Mach 2.5. Hải Quân Mỹ hài lòng kiểu máy bay mới này đến nỗi bỏ qua thời gian thử nghiệm và đưa ngay vào sản xuất vào năm 1969, và đợt giao hàng đầu tiên xảy ra vào năm 1972.
Hình 3: F-14 Tomcat xếp cánh khi bay ở tốc độ siêu âm. (US Navy/ Getty Images)
Việc sản xuất tiếp tục mãi đến năm 1991, với tổng số 712 chiếc được chế tạo. Với chiều dài 63 ft (1 mét tương đương khoảng 3 ft) và sải cánh 64 ft, chiếc F-14 Tomcat có thể đạt được vận tốc nhanh hơn Mach 1 khi bay sát mặt biển và vượt tốc độ Mach 2.34 ở trên không, nhờ sức đẩy của hai động cơ phản lực General Electric F110-GE-400, mà mỗi động cơ tạo sức tống hơn 28 ngàn pound. F-14 có thể bay xa 1600 dặm mà không cần tiếp tế nhiên liệu, nhưng tầm hoạt động trung bình là 1000 dặm khi hoạt động chiến đấu. Bộ “cánh cụp cánh xòe” của F-14 có khả năng xếp mở tự động để đạt được tối ưu ở mọi vận tốc hay cao độ khác nhau.
Ở chỗ ngồi của hoa tiêu, sau lưng phi công, sĩ quan phi hành có thể theo dõi được đến 24 máy bay địch ở tầm xa 195 dặm nhờ hệ thống AWG-9 X-band pulse-doppler radar, và cũng lần đầu tiên những con “chip” siêu xử lý microprocessor hiện diện trên một chiếc chiến đấu cơ. Hệ thống tối tân này có thể điều khiển các hỏa tiễn tầm xa bay đến sáu mục tiêu khác nhau trong cùng một lúc.
Hình 4: Với những hỏa tiễn AIM-54 Phoenix, F-14 bảo vệ hạm đội tránh khỏi sự tấn công của các oanh tạc cơ siêu âm của Xô Viết, vốn có mục đích duy nhất là hủy diệt hàng không mẫu hạm đối phương. (Hulton Deutsch / Getty Images)
Hệ thống AUG-9 radar khiến F-14 có thể vừa phá hủy mục tiêu vừa ngăn chận hỏa tiễn hành trình bắn đến từ xa. Tùy theo mục tiêu hoặc tầm xa gần, F-14 có thể được chọn lựa trang bị vũ khí khác nhau mà trọng tải có thể lên đến 14.500 pound.
Sau biến cố sụp đổ của Liên Bang Xô Viết vào năm 1991, F-14 trở thành một chiến binh không có chiến trường. Sáu mươi lăm chiếc được cải biến từ nhiệm vụ không chiến trở thành phi cơ trinh sát, trong khi những chiếc còn lại thì được tái thiết kế để thực hiện các phi vụ tấn công trên bộ.
Khi xảy ra cuộc Chiến Tranh Vùng Vịnh, vì quá sợ uy danh vô địch không chiến của F-14, các chiến đấu cơ Iraq tìm cách tránh đụng độ chúng, khiến F-14 chỉ còn biết bay tuần tiễu không hơn không kém. Tệ hơn nữa, một chiếc Tomcat của Hải Quân Mỹ bị hỏa tiễn địa đối không SA-2 của Iraq bắn rơi.
Hải Quân Mỹ bắt đầu nhận thấy việc duy trì một đội ngũ chiến đấu cơ bá chủ không trung trên hàng không mẫu hạm, vừa không còn quan trọng mà còn quá tốn kém. Cộng với chi phí bảo trì quá cao và khó điều khiển hơn so với thế hệ sau như F/A 18 Hornet và kiểu mới hơn Super Hornet, F-14 chính thức được cho về vườn vào năm 2006, để thay thế hoàn toàn bằng Super Hornet, vốn được thiết kế để tấn công trên bộ, tuy chậm hơn nhưng rẻ hơn nhiều.
Trước khi xảy ra cuộc cách mạng Hồi Giáo ở Iran vào cuối thập niên 1970, Hoa Kỳ từng bán cho Iran 79 chiếc Tomcat, mà nay người ta tin chỉ còn không đến 12 chiếc là còn có thể hoạt động được, nhưng Hoa Kỳ muốn bảo đảm không bất kỳ cơ phận còn sót lại nào của F-14 có thể tìm cách lọt vào tay của Iran.
Giải pháp là, Hải Quân Mỹ đưa hầu hết những chiếc F-14 còn lại qua tiến trình băm xẻ nát vụn, một kết thúc bi thảm đối với một kiểu máy bay biểu tượng như thế. Hãy xem đoạn video (click vào tam giác màu trắng của video) để thấy kết thúc bi thảm ấy của F-14 diễn ra như thế nào. F-14 là một chiến đấu cơ được chế tạo với mục đích phục vụ cho một cuộc chiến vốn chưa hề xảy ra. Nhưng ít ra Tomcat cũng đã hoàn tất được nhiệm vụ răn đe đối với đối phương của mình.
Khắc Chân
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
F-14 TOMCAT: CHIẾN BINH KHÔNG CHIẾN TRƯỜNG. Khắc Chân
Lực lượng quân sự Mỹ hùng mạnh nhờ các hạm đội hàng không mẫu hạm, có thể tức thời có mặt tại mọi điểm nóng xung đột trên thế giới.
Hình 1: Chiến đâu cơ F-14 Tomcat
Hải Quân Hoa Kỳ cũng biết rằng cuộc Chiến Tranh Lạnh nếu đến cực điểm, một cuộc ác chiến hủy diệt sẽ diễn ra trên bầu trời. Do vậy Hải Quân cần một loại máy bay lấy mẫu hạm làm căn cứ xuất phát, có thể phục vụ với tính cách tiên phong để bảo vệ hạm đội, có thể tiến gần oanh tạc cơ địch ở tốc độ cao và nghênh cản ngay từ xa, giúp luôn giữ khoảng cách an toàn cho hạm đội.
Trong khi Hải Quân đào tạo những phi công ưu tú nhất để đối phó với không lực của địch đồng thời họ cũng cần một loại máy bay vừa có thể cất cánh lẫn đáp xuống trên một phi đạo ngắn, như hàng không mẫu hạm. Chương trình TFX ra đời trước nhu cầu của cả Không lẫn Hải Quân Hoa Kỳ đúng vào lúc ông Robert McNamara được bổ nhiệm làm bộ trưởng quốc phòng vào tháng 01-1961.
TFX viết tắt từ Tactical Fighter Experimental, tạm dịch là chiến đấu cơ chiến thuật thử nghiệm. Chương trình TFX nhằm thiết kế một kiểu máy bay có hai động cơ phản lực, hai chỗ ngồi, và đặc biệt là cánh có thể xếp mở dọc theo thân. Tuy trang bị vũ khí nặng mà vẫn chở được đầy nhiên liệu, có thể bay với vận tốc siêu âm, và hoạt động như một chiến đấu cơ nghênh cản máy bay địch. Cánh của máy bay có thể xếp mở dọc theo thân, xòe rộng ra phía trước giúp máy bay đạt được sức nâng tối đa khi cất cánh và cụp sát vào thân giúp giảm thiểu sức trì kéo khi bay ở vận tốc cao.
Thực ra ý niệm “cánh cụp cánh xòe” này chưa hẳn là mới mẻ gì, vì đã từng được thiết kế nơi chiếc Messerschmitt P 1101 của Đức Quốc Xã, trong giai đoạn thử nghiệm, khi quân Mỹ chiếm được trung tâm nghiên cứu của Đức ở Bavarian Alps vào năm 1945.
Hình 2: Đội tâm lý chiến Hoa Kỳ chụp kỷ niệm bên chiếc Messerschmitt P 1101, máy bay đầu tiên có thể xếp mở cánh, tịch thu được của Đức Quốc Xã vào thời gian cuối Thế Chiến 2. (Green4life80/ Wikimedia Commons).
Chiếc F-14 Tomcat ra đời, đặt tên theo tên của Đô Đốc Hải Quân Thomas “Tomcat” Connelly, người điều trần trước Quốc Hội Mỹ, thuyết phục để được chấp thuận cho sự tiến hành chế tạo chiếc phi cơ này. Ông Charlie Brown, thành viên của toán thiết kế và là phi công thí nghiệm của chiếc F-14, cho hay rằng Hải Quân Mỹ muốn có kiểu chiến đấu cơ có thể đạt vận tốc Mach 2.34, tức nhanh gấp 2,34 lần tốc độ của âm thanh. Ông Brown nói, tuy thế trong thời gian bay thử, ông đã từng vài lần bay nhanh đến Mach 2.5. Hải Quân Mỹ hài lòng kiểu máy bay mới này đến nỗi bỏ qua thời gian thử nghiệm và đưa ngay vào sản xuất vào năm 1969, và đợt giao hàng đầu tiên xảy ra vào năm 1972.
Hình 3: F-14 Tomcat xếp cánh khi bay ở tốc độ siêu âm. (US Navy/ Getty Images)
Việc sản xuất tiếp tục mãi đến năm 1991, với tổng số 712 chiếc được chế tạo. Với chiều dài 63 ft (1 mét tương đương khoảng 3 ft) và sải cánh 64 ft, chiếc F-14 Tomcat có thể đạt được vận tốc nhanh hơn Mach 1 khi bay sát mặt biển và vượt tốc độ Mach 2.34 ở trên không, nhờ sức đẩy của hai động cơ phản lực General Electric F110-GE-400, mà mỗi động cơ tạo sức tống hơn 28 ngàn pound. F-14 có thể bay xa 1600 dặm mà không cần tiếp tế nhiên liệu, nhưng tầm hoạt động trung bình là 1000 dặm khi hoạt động chiến đấu. Bộ “cánh cụp cánh xòe” của F-14 có khả năng xếp mở tự động để đạt được tối ưu ở mọi vận tốc hay cao độ khác nhau.
Ở chỗ ngồi của hoa tiêu, sau lưng phi công, sĩ quan phi hành có thể theo dõi được đến 24 máy bay địch ở tầm xa 195 dặm nhờ hệ thống AWG-9 X-band pulse-doppler radar, và cũng lần đầu tiên những con “chip” siêu xử lý microprocessor hiện diện trên một chiếc chiến đấu cơ. Hệ thống tối tân này có thể điều khiển các hỏa tiễn tầm xa bay đến sáu mục tiêu khác nhau trong cùng một lúc.
Hình 4: Với những hỏa tiễn AIM-54 Phoenix, F-14 bảo vệ hạm đội tránh khỏi sự tấn công của các oanh tạc cơ siêu âm của Xô Viết, vốn có mục đích duy nhất là hủy diệt hàng không mẫu hạm đối phương. (Hulton Deutsch / Getty Images)
Hệ thống AUG-9 radar khiến F-14 có thể vừa phá hủy mục tiêu vừa ngăn chận hỏa tiễn hành trình bắn đến từ xa. Tùy theo mục tiêu hoặc tầm xa gần, F-14 có thể được chọn lựa trang bị vũ khí khác nhau mà trọng tải có thể lên đến 14.500 pound.
Sau biến cố sụp đổ của Liên Bang Xô Viết vào năm 1991, F-14 trở thành một chiến binh không có chiến trường. Sáu mươi lăm chiếc được cải biến từ nhiệm vụ không chiến trở thành phi cơ trinh sát, trong khi những chiếc còn lại thì được tái thiết kế để thực hiện các phi vụ tấn công trên bộ.
Khi xảy ra cuộc Chiến Tranh Vùng Vịnh, vì quá sợ uy danh vô địch không chiến của F-14, các chiến đấu cơ Iraq tìm cách tránh đụng độ chúng, khiến F-14 chỉ còn biết bay tuần tiễu không hơn không kém. Tệ hơn nữa, một chiếc Tomcat của Hải Quân Mỹ bị hỏa tiễn địa đối không SA-2 của Iraq bắn rơi.
Hải Quân Mỹ bắt đầu nhận thấy việc duy trì một đội ngũ chiến đấu cơ bá chủ không trung trên hàng không mẫu hạm, vừa không còn quan trọng mà còn quá tốn kém. Cộng với chi phí bảo trì quá cao và khó điều khiển hơn so với thế hệ sau như F/A 18 Hornet và kiểu mới hơn Super Hornet, F-14 chính thức được cho về vườn vào năm 2006, để thay thế hoàn toàn bằng Super Hornet, vốn được thiết kế để tấn công trên bộ, tuy chậm hơn nhưng rẻ hơn nhiều.
Trước khi xảy ra cuộc cách mạng Hồi Giáo ở Iran vào cuối thập niên 1970, Hoa Kỳ từng bán cho Iran 79 chiếc Tomcat, mà nay người ta tin chỉ còn không đến 12 chiếc là còn có thể hoạt động được, nhưng Hoa Kỳ muốn bảo đảm không bất kỳ cơ phận còn sót lại nào của F-14 có thể tìm cách lọt vào tay của Iran.
Giải pháp là, Hải Quân Mỹ đưa hầu hết những chiếc F-14 còn lại qua tiến trình băm xẻ nát vụn, một kết thúc bi thảm đối với một kiểu máy bay biểu tượng như thế. Hãy xem đoạn video (click vào tam giác màu trắng của video) để thấy kết thúc bi thảm ấy của F-14 diễn ra như thế nào. F-14 là một chiến đấu cơ được chế tạo với mục đích phục vụ cho một cuộc chiến vốn chưa hề xảy ra. Nhưng ít ra Tomcat cũng đã hoàn tất được nhiệm vụ răn đe đối với đối phương của mình.
Khắc Chân