Di Sản Hồ Chí Minh
Giã từ GDP “bẩn”
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vừa lên tiếng kêu gọi thay đổi tư duy phát triển, không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế bằng mọi giá.
Phát biểu của Thủ tướng
Thảm họa môi trường ven biển miền Trung, có vẻ là giọt nước tràn ly khiến Việt Nam phải nghĩ tới việc chấm dứt hai thập niên phát triển bằng cách thu hút đầu tư nước ngoài ồ ạt, ưu đãi giảm nhẹ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được xem là lãnh đạo đầu tiên đã nói thẳng về thực trạng môi trường quá tệ hại của Việt Nam. Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ môi trường sáng 24/8/2016 được báo chí đưa tin rộng rãi, Thủ tướng nhìn nhận tình trạng ô nhiễm môi trường bùng phát trên phạm vi cả nước là hậu quả tích tụ của hàng chục năm phát triển nhưng xem nhẹ việc bảo vệ môi trường.
Báo điện tử Dân Trí trích nguyên văn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng, đã đến lúc buộc phải thay đổi tư duy phát triển, không đánh đổi kinh tế lấy môi trường để gây ảnh hưởng cuộc sống bình yên của người dân. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh, thực trạng môi trường đặt ra những thách thức, bộc lộ sự yếu kém trong quản lý mà chưa có giải pháp cơ bản ở các địa phương cũng như trung ương.
Nhận định về sự thay đổi tích cực trong chính sách phát triển mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa đề cập, Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhận định:
Để thực thi những lời phát biểu ấy đối với tất cả cán bộ, các cơ quan, các ngành thì cần có sự giám sát thật chặt chẽ, trong đó sự giám sát của người dân là vô cùng quan trọng.
- Tiến sĩ Vũ Văn Hóa
“Lời phát biểu ấy rất mạnh mẽ kiên quyết và đúng hướng của sự phát triển kinh tế nói chung. Bởi lẽ như chúng ta biết, các nước phát triển trong thời gian bắt đầu của công nghiệp hóa thì cũng có hiện tượng như kiểu Việt Nam, dù mức độ có thể khác nhau. Vừa rồi Việt Nam có hiện tượng vi phạm đến bảo vệ môi trường rất là lớn, bây giờ người đứng đầu Chính phủ đã có một ý kiên quyết như vậy, chúng tôi cho đó là bước đầu rất tốt. Tuy nhiên để thực thi những lời phát biểu ấy đối với tất cả cán bộ, các cơ quan, các ngành thì cần có sự giám sát thật chặt chẽ, trong đó sự giám sát của người dân là vô cùng quan trọng. Do đó từng bước phải có sự đánh giá rõ rang...”
Tại Hội nghị trực tuyến 24/8, những tiết lộ về tình trạng phát triển bừa bãi xem nhẹ ô nhiễm môi trường trong mấy chục năm qua làm nhiều ngưởi giật mình. Theo báo điện tử Một Thế Giới, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cho biết trên toàn quốc đang hiện diện 283 khu công nghiệp với hơn 550.000 m3 nước thải mỗi ngày đêm; 615 cụm công nghiệp mà 95% không có hệ thống xử lý nước thải tập trung, toàn bộ các cơ sở sản xuất tự xử lý nước thải hoặc xả thải trực tiếp ra môi trường.
Một loạt số liệu gây kinh ngạc, cũng được Bộ trưởng Trần Hồng Hà tiết lộ, theo đó trên cả nước hiện có 500.000 cơ sở sản xuất thuộc các ngành nghề gây ô nhiễm môi trường và sử dụng công nghệ lạc hậu; 13.500 cơ sở y tế phát sinh mỗi ngày 47 tấn chất thải nguy hại và 125.000 m3 nước thải y tế. Ngoài ra hàng năm ở Việt Nam có thể có tới 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật bị sử dụng sai qui định. Đó là chưa kể tới 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, 630 nghìn tấn chất thải nguy hại. Đồng thời trong số 458 bãi chôn lấp có tới 337 bãi không hợp vệ sinh, cùng hơn 100 lò đốt rác sinh hoạt công suất nhỏ, có nguy cơ phát sinh khí Dioxin, furan.
Bức tranh mô tả Việt Nam như bãi rác thải khổng lồ vượt khả năng kiểm soát còn được tô đậm nét hơn, qua mấy thập niên áp dụng cơ chế thu hút đầu tư nước ngoài FDI bằng mọi giá, đánh đổi chi phí cơ hội về môi trường.
Các chuyên gia từng cảnh báo
Báo Dân Trí trích lời Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhìn nhận Việt Nam có xu hướng nới lỏng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường nhằm cạnh tranh với các nước khác. Ông Bộ trưởng nhìn nhận các dự án đầu tư nước ngoài đã gây nên những tác hại rất lớn với môi trường, như vụ thảm họa môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra ở 4 tỉnh ven biển miền Trung, hay trước đó là các vụ Vedan, Miwon…
Với thực tế khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu cũng như chi phối 70% tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam. Giới phản biện trong nước, từ chục năm trước đã hoài công cảnh báo thảm kịch phát triển bằng mọi giá mà nhà nước theo đuổi. TS Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển IDS, một tổ chức độc lập ở Hà Nội đã tự giải thể từng nói với chúng tôi:
“…Các chuyên gia thực sự đã cảnh báo về vấn đề phát triển bền vững, về vấn đề hủy hoại môi trường, về những dự án nhất là dự án công nghiệp nặng. Từ lâu lắm rồi, từ vụ bauxite Tây nguyên…hoặc ở IDS chúng tôi 8-9 năm trước thì anh Trần Vĩnh Nguyên đã đặt ra khái niệm GDP bẩn, việc chỉ chú trọng tăng trưởng mà không chú trọng bảo vệ môi trường thì có thể được một cái trước mắt nhưng mà hại một cái vô cùng lâu dài và sẽ rất tốn kém để sửa lại những lỗi lầm đó…hiện nay rất đáng tiếc những hậu quả đó đã hiển hiện lên rồi…”
Các chuyên gia thực sự đã cảnh báo về vấn đề phát triển bền vững, về vấn đề hủy hoại môi trường, về những dự án nhất là dự án công nghiệp nặng.
- TS Nguyễn Quang A
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chính thức lên tiếng, đã đến lúc phải thay đổi tư duy phát triển, kiên quyết không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh đổi môi trường, ảnh hưởng cuộc sống bình yên của người dân. Điều này có nghĩa tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể bị chậm lại, ảnh hưởng công việc làm của người dân. Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa từ Hà Nội nhận định:
“Bước đầu có thể ảnh hưởng tới phát triển kinh tế nói chung và việc giải quyết công ăn việc làm nói riêng của một bộ phận dân cư. Tuy nhiên nếu sau này chúng ta có những nhận định và những hành vi quyết đoán trong việc phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường thì tôi cho là nó sẽ trở lại bình thường thôi. Chứ còn bây giờ mở ra quá nhiều dự án mà không quan tâm đến bảo vệ môi trường, thì trước mắt tạo ra được công ăn việc làm. Tuy nhiên qua phân tích chúng tôi thấy có lý và đúng thực tế là, nếu sự tăng trưởng ấy không bền vững thì sau này những thu nhập đạt được có khi lại không bù đắp nổi việc ảnh hưởng môi trường…”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và chính phủ do ông lãnh đạo sẽ có rất nhiều việc phải làm, khi chuyển từ chính sách gọi là GDP “bẩn” phát triển bằng mọi giá sang chính sách GDP “xanh,” phát triển bền vững coi trọng việc bảo vệ môi trường. Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa cho rằng trước tiên phải công khai minh bạch, sửa đổi các qui chuẩn về bảo vệ môi trường, áp dụng triệt để nguyên tắc trách nhiệm người đứng đầu vốn đã được qui định trong pháp luật.Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Giã từ GDP “bẩn”
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vừa lên tiếng kêu gọi thay đổi tư duy phát triển, không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế bằng mọi giá.
Phát biểu của Thủ tướng
Thảm họa môi trường ven biển miền Trung, có vẻ là giọt nước tràn ly khiến Việt Nam phải nghĩ tới việc chấm dứt hai thập niên phát triển bằng cách thu hút đầu tư nước ngoài ồ ạt, ưu đãi giảm nhẹ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được xem là lãnh đạo đầu tiên đã nói thẳng về thực trạng môi trường quá tệ hại của Việt Nam. Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ môi trường sáng 24/8/2016 được báo chí đưa tin rộng rãi, Thủ tướng nhìn nhận tình trạng ô nhiễm môi trường bùng phát trên phạm vi cả nước là hậu quả tích tụ của hàng chục năm phát triển nhưng xem nhẹ việc bảo vệ môi trường.
Báo điện tử Dân Trí trích nguyên văn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng, đã đến lúc buộc phải thay đổi tư duy phát triển, không đánh đổi kinh tế lấy môi trường để gây ảnh hưởng cuộc sống bình yên của người dân. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh, thực trạng môi trường đặt ra những thách thức, bộc lộ sự yếu kém trong quản lý mà chưa có giải pháp cơ bản ở các địa phương cũng như trung ương.
Nhận định về sự thay đổi tích cực trong chính sách phát triển mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa đề cập, Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhận định:
Để thực thi những lời phát biểu ấy đối với tất cả cán bộ, các cơ quan, các ngành thì cần có sự giám sát thật chặt chẽ, trong đó sự giám sát của người dân là vô cùng quan trọng.
- Tiến sĩ Vũ Văn Hóa
“Lời phát biểu ấy rất mạnh mẽ kiên quyết và đúng hướng của sự phát triển kinh tế nói chung. Bởi lẽ như chúng ta biết, các nước phát triển trong thời gian bắt đầu của công nghiệp hóa thì cũng có hiện tượng như kiểu Việt Nam, dù mức độ có thể khác nhau. Vừa rồi Việt Nam có hiện tượng vi phạm đến bảo vệ môi trường rất là lớn, bây giờ người đứng đầu Chính phủ đã có một ý kiên quyết như vậy, chúng tôi cho đó là bước đầu rất tốt. Tuy nhiên để thực thi những lời phát biểu ấy đối với tất cả cán bộ, các cơ quan, các ngành thì cần có sự giám sát thật chặt chẽ, trong đó sự giám sát của người dân là vô cùng quan trọng. Do đó từng bước phải có sự đánh giá rõ rang...”
Tại Hội nghị trực tuyến 24/8, những tiết lộ về tình trạng phát triển bừa bãi xem nhẹ ô nhiễm môi trường trong mấy chục năm qua làm nhiều ngưởi giật mình. Theo báo điện tử Một Thế Giới, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cho biết trên toàn quốc đang hiện diện 283 khu công nghiệp với hơn 550.000 m3 nước thải mỗi ngày đêm; 615 cụm công nghiệp mà 95% không có hệ thống xử lý nước thải tập trung, toàn bộ các cơ sở sản xuất tự xử lý nước thải hoặc xả thải trực tiếp ra môi trường.
Một loạt số liệu gây kinh ngạc, cũng được Bộ trưởng Trần Hồng Hà tiết lộ, theo đó trên cả nước hiện có 500.000 cơ sở sản xuất thuộc các ngành nghề gây ô nhiễm môi trường và sử dụng công nghệ lạc hậu; 13.500 cơ sở y tế phát sinh mỗi ngày 47 tấn chất thải nguy hại và 125.000 m3 nước thải y tế. Ngoài ra hàng năm ở Việt Nam có thể có tới 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật bị sử dụng sai qui định. Đó là chưa kể tới 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, 630 nghìn tấn chất thải nguy hại. Đồng thời trong số 458 bãi chôn lấp có tới 337 bãi không hợp vệ sinh, cùng hơn 100 lò đốt rác sinh hoạt công suất nhỏ, có nguy cơ phát sinh khí Dioxin, furan.
Bức tranh mô tả Việt Nam như bãi rác thải khổng lồ vượt khả năng kiểm soát còn được tô đậm nét hơn, qua mấy thập niên áp dụng cơ chế thu hút đầu tư nước ngoài FDI bằng mọi giá, đánh đổi chi phí cơ hội về môi trường.
Các chuyên gia từng cảnh báo
Báo Dân Trí trích lời Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhìn nhận Việt Nam có xu hướng nới lỏng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường nhằm cạnh tranh với các nước khác. Ông Bộ trưởng nhìn nhận các dự án đầu tư nước ngoài đã gây nên những tác hại rất lớn với môi trường, như vụ thảm họa môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra ở 4 tỉnh ven biển miền Trung, hay trước đó là các vụ Vedan, Miwon…
Với thực tế khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu cũng như chi phối 70% tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam. Giới phản biện trong nước, từ chục năm trước đã hoài công cảnh báo thảm kịch phát triển bằng mọi giá mà nhà nước theo đuổi. TS Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển IDS, một tổ chức độc lập ở Hà Nội đã tự giải thể từng nói với chúng tôi:
“…Các chuyên gia thực sự đã cảnh báo về vấn đề phát triển bền vững, về vấn đề hủy hoại môi trường, về những dự án nhất là dự án công nghiệp nặng. Từ lâu lắm rồi, từ vụ bauxite Tây nguyên…hoặc ở IDS chúng tôi 8-9 năm trước thì anh Trần Vĩnh Nguyên đã đặt ra khái niệm GDP bẩn, việc chỉ chú trọng tăng trưởng mà không chú trọng bảo vệ môi trường thì có thể được một cái trước mắt nhưng mà hại một cái vô cùng lâu dài và sẽ rất tốn kém để sửa lại những lỗi lầm đó…hiện nay rất đáng tiếc những hậu quả đó đã hiển hiện lên rồi…”
Các chuyên gia thực sự đã cảnh báo về vấn đề phát triển bền vững, về vấn đề hủy hoại môi trường, về những dự án nhất là dự án công nghiệp nặng.
- TS Nguyễn Quang A
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chính thức lên tiếng, đã đến lúc phải thay đổi tư duy phát triển, kiên quyết không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh đổi môi trường, ảnh hưởng cuộc sống bình yên của người dân. Điều này có nghĩa tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể bị chậm lại, ảnh hưởng công việc làm của người dân. Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa từ Hà Nội nhận định:
“Bước đầu có thể ảnh hưởng tới phát triển kinh tế nói chung và việc giải quyết công ăn việc làm nói riêng của một bộ phận dân cư. Tuy nhiên nếu sau này chúng ta có những nhận định và những hành vi quyết đoán trong việc phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường thì tôi cho là nó sẽ trở lại bình thường thôi. Chứ còn bây giờ mở ra quá nhiều dự án mà không quan tâm đến bảo vệ môi trường, thì trước mắt tạo ra được công ăn việc làm. Tuy nhiên qua phân tích chúng tôi thấy có lý và đúng thực tế là, nếu sự tăng trưởng ấy không bền vững thì sau này những thu nhập đạt được có khi lại không bù đắp nổi việc ảnh hưởng môi trường…”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và chính phủ do ông lãnh đạo sẽ có rất nhiều việc phải làm, khi chuyển từ chính sách gọi là GDP “bẩn” phát triển bằng mọi giá sang chính sách GDP “xanh,” phát triển bền vững coi trọng việc bảo vệ môi trường. Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa cho rằng trước tiên phải công khai minh bạch, sửa đổi các qui chuẩn về bảo vệ môi trường, áp dụng triệt để nguyên tắc trách nhiệm người đứng đầu vốn đã được qui định trong pháp luật.