Di Sản Hồ Chí Minh
Giàn khoan đi, vấn đề vẫn còn đó
Giàn khoan HD 981 đã chuyển đi nhưng những vấn đề nó khơi lên vẫn còn đó. Ảnh TL |
(TBKTSG Online) – Tin Trung Quốc tuyên bố chuyển giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam dù sao cũng là tin tốt lành bởi Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng cương quyết buộc Trung Quốc phải làm như thế.
Thế nhưng giàn khoan 981 có ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng những vấn đề nó khơi lên vẫn còn ở đó, buộc chúng ta phải tiếp tục đấu tranh, cả trên mặt trận ngoại giao lẫn trong chiến lược lâu dài về kinh tế.
Vấn đề đầu tiên là tuyên bố rất sai trái của Trung Quốc khi công bố chuyện di chuyển giàn khoan. Theo Tân hoa xã, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc cho rằng đã phát hiện dấu hiệu dầu và khí đốt ở vùng họ khoan thăm dò nhưng tạm thời chưa cho khai thác vì Bắc Kinh còn phải tổng hợp, phân tích và đánh giá những tài liệu về khu vực này. Họ tuyên bố cứ như thể đấy là vùng biển của họ, muốn làm gì thì làm!
Tuyên bố này cho thấy khả năng trong tương lai Trung Quốc cho giàn khoan trở lại hoạt động trong vùng biển của Việt Nam như họ từng làm trong hơn hai tháng qua là rất cao. Do vậy đây là thời gian chúng ta gấp rút chuẩn bị các phương án đối phó, kể cả việc kiện Trung Quốc ra tòa như dự tính. Nói cách khác, việc Trung Quốc dời giàn khoan không làm thay đổi bản chất tham vọng muốn độc chiếm Biển Đông của nước này và do đó, chúng ta phải tiếp tục cảnh giác như thời gian giàn khoan nằm sừng sững trên vùng biển nước ta.
Quan trọng hơn, kể từ lúc giàn khoan 981 cắm vào thềm lục địa của Việt Nam, nhiều người trong chúng ta mới sực tỉnh về nhiều khía cạnh; ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến khía cạnh kinh tế. Trong hơn hai tháng qua, hàng loạt nghiên cứu, tham luận, bài viết đã dần dần làm rõ nét mức độ phụ thuộc của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế Trung Quốc như thế nào.
Trước đó, cùng với các báo khác, TBKTSG đã có khá nhiều bài viết cảnh báo về tính chất bất tương xứng trong quan hệ kinh tế Việt-Trung, nhiều chuyên gia đã đưa ra những kiến nghị nhằm giảm bớt sự bất tương xứng này. Nhưng chỉ khi giàn khoan xuất hiện lù lù trên đất của chúng ta thì những phân tích như thế mới mang tính cấp bách và mang tính cảnh báo cao độ. Ở đây có lẽ không cần lập lại các con số hay sự kiện về sự phụ thuộc này, từ cán cân xuất nhập khẩu, đến nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất; từ các công trình điện, hạ tầng cơ sở rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc đến hiện tượng lao động phổ thông Trung Quốc ở nhiều công trình trên khắp cả nước.
Vấn đề là cho dù giàn khoan 981 có ở đó hay rút về Hải Nam thì câu chuyện bất tương xứng trong quan hệ kinh tế Việt-Trung vẫn còn đó; những nỗ lực để cân bằng trở lại mối quan hệ này vẫn cần đẩy mạnh chứ không hề lơi tay.
Cái được trong hơn hai tháng qua là ý thức về sự cấp bách trong nỗ lực “không bỏ hết trứng vào một giỏ” để tìm nguồn nguyên liệu thay thế, chặt chẽ hơn trong khâu xét duyệt nhà thầu, nghiêm khắc hơn trong việc cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài đã được nâng cao trong mọi tầng lớp dân chúng, kể cả các quan chức và các địa phương.
Vì thế, nhắc nhở cho nhau về chuyện giàn khoan rút đi, các vấn đề vẫn còn đó là một nhắc nhỏ cần thiết. Lúc đó những nỗ lực đấu tranh của các lực lượng chấp hành pháp luật trên biển, trên mặt trận ngoại giao… mới không uổng phí.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Giàn khoan đi, vấn đề vẫn còn đó
Giàn khoan HD 981 đã chuyển đi nhưng những vấn đề nó khơi lên vẫn còn đó. Ảnh TL |
(TBKTSG Online) – Tin Trung Quốc tuyên bố chuyển giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam dù sao cũng là tin tốt lành bởi Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng cương quyết buộc Trung Quốc phải làm như thế.
Thế nhưng giàn khoan 981 có ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng những vấn đề nó khơi lên vẫn còn ở đó, buộc chúng ta phải tiếp tục đấu tranh, cả trên mặt trận ngoại giao lẫn trong chiến lược lâu dài về kinh tế.
Vấn đề đầu tiên là tuyên bố rất sai trái của Trung Quốc khi công bố chuyện di chuyển giàn khoan. Theo Tân hoa xã, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc cho rằng đã phát hiện dấu hiệu dầu và khí đốt ở vùng họ khoan thăm dò nhưng tạm thời chưa cho khai thác vì Bắc Kinh còn phải tổng hợp, phân tích và đánh giá những tài liệu về khu vực này. Họ tuyên bố cứ như thể đấy là vùng biển của họ, muốn làm gì thì làm!
Tuyên bố này cho thấy khả năng trong tương lai Trung Quốc cho giàn khoan trở lại hoạt động trong vùng biển của Việt Nam như họ từng làm trong hơn hai tháng qua là rất cao. Do vậy đây là thời gian chúng ta gấp rút chuẩn bị các phương án đối phó, kể cả việc kiện Trung Quốc ra tòa như dự tính. Nói cách khác, việc Trung Quốc dời giàn khoan không làm thay đổi bản chất tham vọng muốn độc chiếm Biển Đông của nước này và do đó, chúng ta phải tiếp tục cảnh giác như thời gian giàn khoan nằm sừng sững trên vùng biển nước ta.
Quan trọng hơn, kể từ lúc giàn khoan 981 cắm vào thềm lục địa của Việt Nam, nhiều người trong chúng ta mới sực tỉnh về nhiều khía cạnh; ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến khía cạnh kinh tế. Trong hơn hai tháng qua, hàng loạt nghiên cứu, tham luận, bài viết đã dần dần làm rõ nét mức độ phụ thuộc của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế Trung Quốc như thế nào.
Trước đó, cùng với các báo khác, TBKTSG đã có khá nhiều bài viết cảnh báo về tính chất bất tương xứng trong quan hệ kinh tế Việt-Trung, nhiều chuyên gia đã đưa ra những kiến nghị nhằm giảm bớt sự bất tương xứng này. Nhưng chỉ khi giàn khoan xuất hiện lù lù trên đất của chúng ta thì những phân tích như thế mới mang tính cấp bách và mang tính cảnh báo cao độ. Ở đây có lẽ không cần lập lại các con số hay sự kiện về sự phụ thuộc này, từ cán cân xuất nhập khẩu, đến nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất; từ các công trình điện, hạ tầng cơ sở rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc đến hiện tượng lao động phổ thông Trung Quốc ở nhiều công trình trên khắp cả nước.
Vấn đề là cho dù giàn khoan 981 có ở đó hay rút về Hải Nam thì câu chuyện bất tương xứng trong quan hệ kinh tế Việt-Trung vẫn còn đó; những nỗ lực để cân bằng trở lại mối quan hệ này vẫn cần đẩy mạnh chứ không hề lơi tay.
Cái được trong hơn hai tháng qua là ý thức về sự cấp bách trong nỗ lực “không bỏ hết trứng vào một giỏ” để tìm nguồn nguyên liệu thay thế, chặt chẽ hơn trong khâu xét duyệt nhà thầu, nghiêm khắc hơn trong việc cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài đã được nâng cao trong mọi tầng lớp dân chúng, kể cả các quan chức và các địa phương.
Vì thế, nhắc nhở cho nhau về chuyện giàn khoan rút đi, các vấn đề vẫn còn đó là một nhắc nhỏ cần thiết. Lúc đó những nỗ lực đấu tranh của các lực lượng chấp hành pháp luật trên biển, trên mặt trận ngoại giao… mới không uổng phí.