Quán Bên Đường
Giòng sông Bến Hải vẫn còn
Tác Giả: Kha Trần
Ngày
20 tháng 7 năm 1954, đất nước VN đã bị chia đối theo vĩ tuyến 17 ký
giữa Pháp và Việt Minh. Sau biến cố đau thương tháng Tư 1975, dĩ nhiên,
theo con mắt bình thường xem như giòng sông Bến hải chia đôi bờ Nam-Bắc
Việt Nam không còn nữa . Đảng Cộng Sản Việt Nam từng vỗ ngực tự hào có
công "thống nhất tổ quốc VN " thế nhưng, những sự thực trân tráo và phũ
phàng của hiện trạng đau thương đủ mọi mặt của quê mẹ Việt Nam đang quằn
quại rên xiết dưới bàn tay cai trị độc tài của cái đảng tham tàn CSVN
đã và đang dẫn đưa dãi đất hình chữ S thân yêu của con dân nước Việt tới
bờ mất nước! Trong những biến thái đau khổ chung của dân tộc có nhũng
hố sâu ngăn cách, "Gìòng Bến Hải" vẫn còn đó, dù vô hình cho đất nước
chúng ta khi còn bóng cái đảng bán nước hại dân Cộng Sản Việt Nam mà
quốc Tặc Hồ Chí Minh đã đưa đường dẫn lối về tàn hại dân mình :
Xuân Khê xin mạn phép ghi lại một hồi ức vào ngày 20 tháng 7:
Ngày
20 tháng 7 năm 1954 của 58 năm về trước, đất nước VN chia đôi và từ đó
giòng sông Bến Hải quê tôi trở thành một địa danh lịch sử.
Quá
khứ chập chùng đưa tôi về lại hinh ảnh ngày xưa, những ngày còn bé một
thuở tạm gọi thanh bình dưới thời Đệ nhất Cộng Hòa của Cố TT Ngô Đình
Diệm cứ mỗi năm dịp kỷ niệm 20 tháng 7 đất nước chia đôi, tôi khi đó chỉ
là một thằng bé được cả nhà đưa ra quận Trung Lương cùng đồng bào Quảng
Trị làm lễ Mit ting kỷ niệm ngày chia đôi đất nước lần 5 , lần 6 gì đó .
Hồi
đó muốn ra tới Cầu Bến Hải xe phải qua đèo Ba Dốc. Đèo này không cao
nhưng muốn xuống đèo xe phải lái rất cẩn thận, xuống được 3 cái dốc rất
ngặt nên cũng rất nguy hiểm . Hết đèo là xe có thể ‘bon bon’ chạy trên
một đoạn đường thẳng trên một đồng bằng hiếm hoi của quận Trung Lương để
đến chân cầu Bến Hả,i nơi này có trụ sở kiểm soát đình chiến kết hợp
cảnh sát Trung Lương làm việc ở đây.
Tôi nhớ rõ nhất là hai lá cờ
to lớn có thể là ‘vĩ đại’ nhất trong trí nhớ của tôi, dĩ nhiên cờ vàng
ba sọc đỏ bên ‘miềng’ (tiếng gọi MÌNH của dân Quảng Trị chúng tôi) và cờ
đỏ sao vàng bên “tê” (kia) . Hai là cờ to lớn theo trí nhớ của tôi thì
nó có thể phủ kín một cái nhà một cách dễ dàng. Cái cầu cũng bị chia
đôi, mỗi bên mỗi màu và sơn đúng một nửa bên mình thì màu xanh . Nhân
viên 2 phía đi lui đi tới trên cầu thỉnh thoảng đi qua mặt nhau cũng đôi
lúc cả 2 cùng nói gì đó và cùng ngó xuống mặt nước sông Hiền lương. Bề
mặt của chiếc cầu rất hẹp và nó chẳng cần chi cho chuyện xe cộ, mà để
trao đổi nhân viên 2 miền qua lại làm việc hàng ngày. Gia đình tôi còn
kể rằng mỗi ngày cảnh sát quận Trung Lương cũng qua làm việc bên kia, và
đổi lại bên kia cũng có một người qua ‘làm việc’ bên mình . Văn phòng
làm việc của mỗi bên đều gần sát cầu, kế cột cờ mà là cờ Vàng đang phất
phới bay theo gió .
Đến giờ hành lễ, đồng bào tới sát cầu, mặt
hướng về bờ sông bên kia, tai thì nghe ban tổ chức đọc diễn văn và cáo
trạng Cộng Sản miền Bắc đang đày đọa đồng bào ruột thịt miền Bắc, khi họ
cố tâm xây dựng cho được Chủ nghĩa Xã hội áp đặt lý thuyết Cộng sản lên
đầu dân chúng miền Bắc. Xen kẽ còn có những bài hát đề cao tự do no ấm
của miền Nam như "Khúc hát thanh bình - Chuyến đò vĩ tuyến - Nắng đẹp
miền Nam…"
Lúc này phía bên kia đâu có chịu yên, họ đem một đội
quân nhạc bận complet trắng, cùng hướng về bờ Nam hợp tấu những bài
“hùng ca” gì đó nhưng phía bên mình ồn quá làm sao nghe được, hơn nữa họ
chỉ muốn phá đám buổi lễ của đồng bào mình mà thôi.
Bỗng có
những tiếng la hét và một đám đông đồng bào hốt hoảng chạy ngược lùi lại
phía sau, và những hoảng loạn đó lan truyền rất nhanh làm tôi cũng chạy
mất luôn đôi dép "nhựa" (hồi đó ít ai mà có giày). Sau đó mới vỡ lẽ là
một "ông cán bộ VC" đang trực trên cầu vô ý vứt tàn thuốc xuống một đám
cỏ khô bên cầu, có gió nó bắt lửa lên khói làm đồng bào hoảng sợ tưởng
chuyện gì. Những đám đông khác thấy chạy thì cứ chạy nên hoảng loạn mới
lan nhanh như thế .
Tội nghiệp mấy chú cảnh sát Trung Lương vất
vả giải thích một hồi lâu, thì đồng bào mình mới yên tâm. Hết lễ, bà con
chia thành từng tốp nhỏ đi theo men sông để ngắm phía "bên tê".
Trí
nhớ của tôi còn ghi lại một giòng sông nhỏ bé, nước lặng lờ trôi . Bên
tê sông hình dáng những người dân miền Bắc kham khổ chịu đựng, những
cánh áo nâu khom khom người "lùng sục" dưới đáy sông kiếm từng con cá;
hay những chiếc thuyền nan bé tí teo, những chiếc nón lá chỉ biết im
lăng, câm nín cúi đầu với công việc kiếm ăn. Họ im lìm tuyệt đối không
có một cử chỉ tò mò gì khi bên này sông, đồng bào mình đang đi như trẩy
hội. Bên kia sông chỉ một khoảng cách ngắn ngủi mà thôi, thế mà đồng bào
bờ Bắc như không thấy không nghe, không dám ngẫng đầu nhìn. Một sức
mạnh vô hình đang bắt họ phải điếc, phải mù. Ôi! gớm ghiếc thay bạo
quyền Cộng sản, một sức mạnh khủng bố mà tôi đã cảm nhận ra ngay, dù lúc
đó còn bé xíu.
Men theo bờ Hiền Lương, cứ cách chừng một cây số
mỗi bên bờ đều có một trụ phát thanh, mỗi trụ gắn khoảng gần 20 cái loa
đều mở hết "volume" hướng về bờ kia để phát thanh cùng ca nhạc tuyên
truyền cho chế độ mình . Bên nào cũng mở hết cỡ âm thanh làm huyên náo
cả một vùng, khiến tôi quên cả sợ hãi phập phồng. Hình như tôi cũng biết
sợ bị Việt Cộng bắt qua phía bên kia thì phải, kiểm soát lại ký ức của
tôi ngay từ thuở bé xíu cũng tâm trạng chung đồng bào phía Nam nghe hai
chữ Việt Cộng thì sợ lắm.
Qua năm sau, cũng dịp này lần này tôi
có dịp đi ra phía Cửa Tùng, cửa sông Hiền Lương. Cửa Tùng dáng vẻ đìu
hiu buồn bả vô cùng . Bên “tê” chỉ lác đác vài ba cái thúng của dân đánh
cá miền Bắc, không có dân . Còn phía bờ Nam cửa Tùng thì tuyệt đối đồng
bào mình không có làm ăn ở đây. Sau này tôi có thể hiểu rằng, bên kia
tuy đóng vai dân chài làm ăn vậy nhưng toàn là cán bộ Việt Cộng ngụy
trang cả mà thôi .
Rồi chiến sự leo thang, cường độ cuộc chiến
càng ngày càng ác liệt. Những năm sau 1960, Trung Lương càng ngày càng
hoang vắng , Công sản miền Bắc xé hiệp định Geneve tăng quân ngang nhiên
xâm lăng miền Nam. Trung Lương và Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến bất lực,
quân Trung Lương xoá sổ, 1967 toàn bộ dân Gio Linh di tản hết lên Cam
Lộ, vào Nam tái định cư . Tuyến MacNamara ra đời . Chiến tranh không tập
miền Bắc gia tăng mức độ cường tập đến cái cống trên trục lộ giao thông
miền Bắc. Và chuyện đi chơi dự Míting ở cầu Bến Hải đã thực sự nằm
trong dĩ vãng.
58 năm qua, cầu Bến Hải phân chia hai miền Nam Bắc
đánh dấu một khúc quanh lịch sử dân Việt tưởng chừng như nó đã là một
danh từ trong sử Việt . Thế mà khi nhìn lại những gì Đảng Cộng Sản Việt
Nam đã di họa cho toàn dân Việt sau 37 năm cưỡng chiếm miền Nam “thống
nhất” đất nước chỉ là hố phân cách sâu thăm thẳm giữa khối dân bị trị và
một đảng cầm quyền . Đảng Cộng Sản Việt Nam qua máu xương dân tộc đã
nghiễm nhiên cướp lấy bộ máy cầm quyền đáng lý là do dân, vì dân và của
dân, trái lại cái đảng cướp này dùng bộ máy này để làm một công cụ đàn
áp, khống chế và bóc lột dân lành. Rõ ràng "giòng sông Bến Hải" vẫn còn
đó ngăn chia giữa dân và kẻ cầm quyền, nó chỉ lấp được khi tá cả đều trở
về lại quyền sở hữu của dân tộc Việt Nam, phục vụ cho ý muốn và quyền
lợi toàn dân tộc.
"Giòng sông Bến Hải" vẫn còn, khi trong xã hội
Việt Nam hố phân chia sâu vời vợi giữa quần chúng lao động nghèo nàn,
rách nát, đầu tắt mặt tối làm không đủ ăn. Cái đói, cái nghèo đến mức
phải bán máu, và bán máu trớ trêu trở thành một cái nghề nuôi sống cho
chính họ và gia đình. Trái lại giai cấp cầm quyền, quý tộc Đỏ thì tiền
bạc thừa mứa, giàu nứt đố đổ vách, ăn chơi sa đọa , trụy lạc đến mức tận
cùng của trụy lạc, không còn bút mực nào tả xiết. Những thành phố xa
hoa một cái "bung tay" cho ticket thưởng “boa’ cho các em “cave” vũ
trường hộp đêm, thì số tiền đó các em nhỏ đánh giày, lượm nylon trong
những đống rác thành phố hay những ông già kéo xe, đạp xích lô không bao
giờ dám mơ tưởng đến. Đó là chưa kể đến các "ông" thái thương hoàng
Cộng Sản Việt Nam, các "ông" cán bộ cấp trung ương thì của chìm của nổi
không biết bỏ đâu ( chuyện này hỏi ở Hoa Kỳ và Thụy sĩ ).
Làm
sao mà hết "giòng sông Bến Hải" chia đôi hai giai cấp nghèo giàu, khi
mà những thảm trạng ở miền Nam bộ những em gái tuổi còn dưới 10 mà phải
bị bán qua Campuchia làm điếm. Hàng trăm ngàn thiếu nữ nông thôn phải
"tự nguyện lấy chồng ngoại" rồi trở thành những "đồ chơi" rẻ tiền và lắm
lúc phải bỏ xác quê người cũng vì hoàn cảnh nghèo nàn đều đã xảy ra ở
khắp chốn nông thôn nước Việt . Còn còn nữa , những hố sâu “BẾN HẢI’ vẫn
hằn sâu trên đất mẹ Việt Nam, khi bạo quyền Cộng Sản vẫn còn. Hãy nhìn
những cụ già đói khát bệnh tật khắp mọi miền đất nước, đảng giàu đảng
sang thế mà họ đang ngày ngày chờ lòng hảo tâm của "Việt kiều" hải ngoại
động lòng về giúp đỡ cho từng ký gạo từng tấm mền.
Nội tình
trong lòng dân Việt vẫn còn một "giòng Bến Hải" khi những tên "cán bộ"
từ Bắc vào Nam đem theo gia đình, họ hàng ngang nhiên cướp đất, cướp nhà
người dân miền Nam, người sắc tộc Tây nguyên làm giàu phục vụ cho đầy
túi tham của chúng. Thế là lòng căm thù miền Bắc càng lúc càng dâng trào
chất ngất trong lòng họ, và đã tạo nên lòng ác cảm chung Nam Bắc, đó
cũng do chính sách ĂN CƯỚP của đám cầm quyền Cộng Sản Việt Nam là nguyên
do to lớn nhất .
Làm sao lấp được một giòng sông khi những tiếng
nói đòi hỏi tự do, công lý, dân chủ, nhân quyền hàng ngày bị Cộng Sản
Việt Nam dùng bạo lực công an quân đội khống chế, đàn áp, bịt miệng bỏ
tù giam giữ ngày đêm trong tù ngục .
Những tập thể trí thức tranh
đấu cho người dân thấp cổ bé miệng thì bị lũ côn đồ Cộng Sản Việt Nam
trù dập khủng bố ngày đêm, ngăn sông cấm chợ, áp bức trăm bề .
Đối
với mấy triệu người dân Việt bỏ xứ ra đi thì "Giòng sông Bến Hải" vẫn
mãi mãi còn trong lòng của họ, khi chính sách của Cộng Sản Việt Nam hiện
tại vẫn coi "Việt kiều" là con bò sữa vĩ đại, phải "VẮT" cho được khối
đô la này, nhưng trong lòng bọn cầm đầu Bắc bộ phủ tại Hà Nôi vẫn canh
cánh thành kiến là "âm mưu diễn tiến hòa bình" sẵn sang còng tay bỏ tù
những ai về lại Việt Nam không hợp ý chúng.
"Hai bờ Bến Hải" vẫn
còn khi đảng Cộng Sản Việt Nam càng ngày càng trân tráo, ngang ngược,
dựa vào thế và lực của Tầu và súng đạn chúng đang có trong tay, nên cứ
chà đạp dân quyền và nhân quyền toàn thể dân tộc Việt. Ngày nào tập đoàn
của Đảng Cộng Sản Việt Nam còn tồn tại, thì đất nước Việt Nam vẫn còn
điêu linh, thống khổ. Hoa Dân Chủ Tự Do cho dân Việt chỉ nở khi cái Đảng
bán nước Cộng Sản Việt Nam bị triệt tiêu, và chỉ ngày đó, "giòng sông
BẾN HẢI" mới thực sự được khỏa lấp để cùng hòa ca khúc nhạc tình thương
của ba miền đất Việt.
Giòng sông Bến Hải vẫn còn
Tác Giả: Kha Trần
Ngày
20 tháng 7 năm 1954, đất nước VN đã bị chia đối theo vĩ tuyến 17 ký
giữa Pháp và Việt Minh. Sau biến cố đau thương tháng Tư 1975, dĩ nhiên,
theo con mắt bình thường xem như giòng sông Bến hải chia đôi bờ Nam-Bắc
Việt Nam không còn nữa . Đảng Cộng Sản Việt Nam từng vỗ ngực tự hào có
công "thống nhất tổ quốc VN " thế nhưng, những sự thực trân tráo và phũ
phàng của hiện trạng đau thương đủ mọi mặt của quê mẹ Việt Nam đang quằn
quại rên xiết dưới bàn tay cai trị độc tài của cái đảng tham tàn CSVN
đã và đang dẫn đưa dãi đất hình chữ S thân yêu của con dân nước Việt tới
bờ mất nước! Trong những biến thái đau khổ chung của dân tộc có nhũng
hố sâu ngăn cách, "Gìòng Bến Hải" vẫn còn đó, dù vô hình cho đất nước
chúng ta khi còn bóng cái đảng bán nước hại dân Cộng Sản Việt Nam mà
quốc Tặc Hồ Chí Minh đã đưa đường dẫn lối về tàn hại dân mình :
Xuân Khê xin mạn phép ghi lại một hồi ức vào ngày 20 tháng 7:
Ngày
20 tháng 7 năm 1954 của 58 năm về trước, đất nước VN chia đôi và từ đó
giòng sông Bến Hải quê tôi trở thành một địa danh lịch sử.
Quá
khứ chập chùng đưa tôi về lại hinh ảnh ngày xưa, những ngày còn bé một
thuở tạm gọi thanh bình dưới thời Đệ nhất Cộng Hòa của Cố TT Ngô Đình
Diệm cứ mỗi năm dịp kỷ niệm 20 tháng 7 đất nước chia đôi, tôi khi đó chỉ
là một thằng bé được cả nhà đưa ra quận Trung Lương cùng đồng bào Quảng
Trị làm lễ Mit ting kỷ niệm ngày chia đôi đất nước lần 5 , lần 6 gì đó .
Hồi
đó muốn ra tới Cầu Bến Hải xe phải qua đèo Ba Dốc. Đèo này không cao
nhưng muốn xuống đèo xe phải lái rất cẩn thận, xuống được 3 cái dốc rất
ngặt nên cũng rất nguy hiểm . Hết đèo là xe có thể ‘bon bon’ chạy trên
một đoạn đường thẳng trên một đồng bằng hiếm hoi của quận Trung Lương để
đến chân cầu Bến Hả,i nơi này có trụ sở kiểm soát đình chiến kết hợp
cảnh sát Trung Lương làm việc ở đây.
Tôi nhớ rõ nhất là hai lá cờ
to lớn có thể là ‘vĩ đại’ nhất trong trí nhớ của tôi, dĩ nhiên cờ vàng
ba sọc đỏ bên ‘miềng’ (tiếng gọi MÌNH của dân Quảng Trị chúng tôi) và cờ
đỏ sao vàng bên “tê” (kia) . Hai là cờ to lớn theo trí nhớ của tôi thì
nó có thể phủ kín một cái nhà một cách dễ dàng. Cái cầu cũng bị chia
đôi, mỗi bên mỗi màu và sơn đúng một nửa bên mình thì màu xanh . Nhân
viên 2 phía đi lui đi tới trên cầu thỉnh thoảng đi qua mặt nhau cũng đôi
lúc cả 2 cùng nói gì đó và cùng ngó xuống mặt nước sông Hiền lương. Bề
mặt của chiếc cầu rất hẹp và nó chẳng cần chi cho chuyện xe cộ, mà để
trao đổi nhân viên 2 miền qua lại làm việc hàng ngày. Gia đình tôi còn
kể rằng mỗi ngày cảnh sát quận Trung Lương cũng qua làm việc bên kia, và
đổi lại bên kia cũng có một người qua ‘làm việc’ bên mình . Văn phòng
làm việc của mỗi bên đều gần sát cầu, kế cột cờ mà là cờ Vàng đang phất
phới bay theo gió .
Đến giờ hành lễ, đồng bào tới sát cầu, mặt
hướng về bờ sông bên kia, tai thì nghe ban tổ chức đọc diễn văn và cáo
trạng Cộng Sản miền Bắc đang đày đọa đồng bào ruột thịt miền Bắc, khi họ
cố tâm xây dựng cho được Chủ nghĩa Xã hội áp đặt lý thuyết Cộng sản lên
đầu dân chúng miền Bắc. Xen kẽ còn có những bài hát đề cao tự do no ấm
của miền Nam như "Khúc hát thanh bình - Chuyến đò vĩ tuyến - Nắng đẹp
miền Nam…"
Lúc này phía bên kia đâu có chịu yên, họ đem một đội
quân nhạc bận complet trắng, cùng hướng về bờ Nam hợp tấu những bài
“hùng ca” gì đó nhưng phía bên mình ồn quá làm sao nghe được, hơn nữa họ
chỉ muốn phá đám buổi lễ của đồng bào mình mà thôi.
Bỗng có
những tiếng la hét và một đám đông đồng bào hốt hoảng chạy ngược lùi lại
phía sau, và những hoảng loạn đó lan truyền rất nhanh làm tôi cũng chạy
mất luôn đôi dép "nhựa" (hồi đó ít ai mà có giày). Sau đó mới vỡ lẽ là
một "ông cán bộ VC" đang trực trên cầu vô ý vứt tàn thuốc xuống một đám
cỏ khô bên cầu, có gió nó bắt lửa lên khói làm đồng bào hoảng sợ tưởng
chuyện gì. Những đám đông khác thấy chạy thì cứ chạy nên hoảng loạn mới
lan nhanh như thế .
Tội nghiệp mấy chú cảnh sát Trung Lương vất
vả giải thích một hồi lâu, thì đồng bào mình mới yên tâm. Hết lễ, bà con
chia thành từng tốp nhỏ đi theo men sông để ngắm phía "bên tê".
Trí
nhớ của tôi còn ghi lại một giòng sông nhỏ bé, nước lặng lờ trôi . Bên
tê sông hình dáng những người dân miền Bắc kham khổ chịu đựng, những
cánh áo nâu khom khom người "lùng sục" dưới đáy sông kiếm từng con cá;
hay những chiếc thuyền nan bé tí teo, những chiếc nón lá chỉ biết im
lăng, câm nín cúi đầu với công việc kiếm ăn. Họ im lìm tuyệt đối không
có một cử chỉ tò mò gì khi bên này sông, đồng bào mình đang đi như trẩy
hội. Bên kia sông chỉ một khoảng cách ngắn ngủi mà thôi, thế mà đồng bào
bờ Bắc như không thấy không nghe, không dám ngẫng đầu nhìn. Một sức
mạnh vô hình đang bắt họ phải điếc, phải mù. Ôi! gớm ghiếc thay bạo
quyền Cộng sản, một sức mạnh khủng bố mà tôi đã cảm nhận ra ngay, dù lúc
đó còn bé xíu.
Men theo bờ Hiền Lương, cứ cách chừng một cây số
mỗi bên bờ đều có một trụ phát thanh, mỗi trụ gắn khoảng gần 20 cái loa
đều mở hết "volume" hướng về bờ kia để phát thanh cùng ca nhạc tuyên
truyền cho chế độ mình . Bên nào cũng mở hết cỡ âm thanh làm huyên náo
cả một vùng, khiến tôi quên cả sợ hãi phập phồng. Hình như tôi cũng biết
sợ bị Việt Cộng bắt qua phía bên kia thì phải, kiểm soát lại ký ức của
tôi ngay từ thuở bé xíu cũng tâm trạng chung đồng bào phía Nam nghe hai
chữ Việt Cộng thì sợ lắm.
Qua năm sau, cũng dịp này lần này tôi
có dịp đi ra phía Cửa Tùng, cửa sông Hiền Lương. Cửa Tùng dáng vẻ đìu
hiu buồn bả vô cùng . Bên “tê” chỉ lác đác vài ba cái thúng của dân đánh
cá miền Bắc, không có dân . Còn phía bờ Nam cửa Tùng thì tuyệt đối đồng
bào mình không có làm ăn ở đây. Sau này tôi có thể hiểu rằng, bên kia
tuy đóng vai dân chài làm ăn vậy nhưng toàn là cán bộ Việt Cộng ngụy
trang cả mà thôi .
Rồi chiến sự leo thang, cường độ cuộc chiến
càng ngày càng ác liệt. Những năm sau 1960, Trung Lương càng ngày càng
hoang vắng , Công sản miền Bắc xé hiệp định Geneve tăng quân ngang nhiên
xâm lăng miền Nam. Trung Lương và Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến bất lực,
quân Trung Lương xoá sổ, 1967 toàn bộ dân Gio Linh di tản hết lên Cam
Lộ, vào Nam tái định cư . Tuyến MacNamara ra đời . Chiến tranh không tập
miền Bắc gia tăng mức độ cường tập đến cái cống trên trục lộ giao thông
miền Bắc. Và chuyện đi chơi dự Míting ở cầu Bến Hải đã thực sự nằm
trong dĩ vãng.
58 năm qua, cầu Bến Hải phân chia hai miền Nam Bắc
đánh dấu một khúc quanh lịch sử dân Việt tưởng chừng như nó đã là một
danh từ trong sử Việt . Thế mà khi nhìn lại những gì Đảng Cộng Sản Việt
Nam đã di họa cho toàn dân Việt sau 37 năm cưỡng chiếm miền Nam “thống
nhất” đất nước chỉ là hố phân cách sâu thăm thẳm giữa khối dân bị trị và
một đảng cầm quyền . Đảng Cộng Sản Việt Nam qua máu xương dân tộc đã
nghiễm nhiên cướp lấy bộ máy cầm quyền đáng lý là do dân, vì dân và của
dân, trái lại cái đảng cướp này dùng bộ máy này để làm một công cụ đàn
áp, khống chế và bóc lột dân lành. Rõ ràng "giòng sông Bến Hải" vẫn còn
đó ngăn chia giữa dân và kẻ cầm quyền, nó chỉ lấp được khi tá cả đều trở
về lại quyền sở hữu của dân tộc Việt Nam, phục vụ cho ý muốn và quyền
lợi toàn dân tộc.
"Giòng sông Bến Hải" vẫn còn, khi trong xã hội
Việt Nam hố phân chia sâu vời vợi giữa quần chúng lao động nghèo nàn,
rách nát, đầu tắt mặt tối làm không đủ ăn. Cái đói, cái nghèo đến mức
phải bán máu, và bán máu trớ trêu trở thành một cái nghề nuôi sống cho
chính họ và gia đình. Trái lại giai cấp cầm quyền, quý tộc Đỏ thì tiền
bạc thừa mứa, giàu nứt đố đổ vách, ăn chơi sa đọa , trụy lạc đến mức tận
cùng của trụy lạc, không còn bút mực nào tả xiết. Những thành phố xa
hoa một cái "bung tay" cho ticket thưởng “boa’ cho các em “cave” vũ
trường hộp đêm, thì số tiền đó các em nhỏ đánh giày, lượm nylon trong
những đống rác thành phố hay những ông già kéo xe, đạp xích lô không bao
giờ dám mơ tưởng đến. Đó là chưa kể đến các "ông" thái thương hoàng
Cộng Sản Việt Nam, các "ông" cán bộ cấp trung ương thì của chìm của nổi
không biết bỏ đâu ( chuyện này hỏi ở Hoa Kỳ và Thụy sĩ ).
Làm
sao mà hết "giòng sông Bến Hải" chia đôi hai giai cấp nghèo giàu, khi
mà những thảm trạng ở miền Nam bộ những em gái tuổi còn dưới 10 mà phải
bị bán qua Campuchia làm điếm. Hàng trăm ngàn thiếu nữ nông thôn phải
"tự nguyện lấy chồng ngoại" rồi trở thành những "đồ chơi" rẻ tiền và lắm
lúc phải bỏ xác quê người cũng vì hoàn cảnh nghèo nàn đều đã xảy ra ở
khắp chốn nông thôn nước Việt . Còn còn nữa , những hố sâu “BẾN HẢI’ vẫn
hằn sâu trên đất mẹ Việt Nam, khi bạo quyền Cộng Sản vẫn còn. Hãy nhìn
những cụ già đói khát bệnh tật khắp mọi miền đất nước, đảng giàu đảng
sang thế mà họ đang ngày ngày chờ lòng hảo tâm của "Việt kiều" hải ngoại
động lòng về giúp đỡ cho từng ký gạo từng tấm mền.
Nội tình
trong lòng dân Việt vẫn còn một "giòng Bến Hải" khi những tên "cán bộ"
từ Bắc vào Nam đem theo gia đình, họ hàng ngang nhiên cướp đất, cướp nhà
người dân miền Nam, người sắc tộc Tây nguyên làm giàu phục vụ cho đầy
túi tham của chúng. Thế là lòng căm thù miền Bắc càng lúc càng dâng trào
chất ngất trong lòng họ, và đã tạo nên lòng ác cảm chung Nam Bắc, đó
cũng do chính sách ĂN CƯỚP của đám cầm quyền Cộng Sản Việt Nam là nguyên
do to lớn nhất .
Làm sao lấp được một giòng sông khi những tiếng
nói đòi hỏi tự do, công lý, dân chủ, nhân quyền hàng ngày bị Cộng Sản
Việt Nam dùng bạo lực công an quân đội khống chế, đàn áp, bịt miệng bỏ
tù giam giữ ngày đêm trong tù ngục .
Những tập thể trí thức tranh
đấu cho người dân thấp cổ bé miệng thì bị lũ côn đồ Cộng Sản Việt Nam
trù dập khủng bố ngày đêm, ngăn sông cấm chợ, áp bức trăm bề .
Đối
với mấy triệu người dân Việt bỏ xứ ra đi thì "Giòng sông Bến Hải" vẫn
mãi mãi còn trong lòng của họ, khi chính sách của Cộng Sản Việt Nam hiện
tại vẫn coi "Việt kiều" là con bò sữa vĩ đại, phải "VẮT" cho được khối
đô la này, nhưng trong lòng bọn cầm đầu Bắc bộ phủ tại Hà Nôi vẫn canh
cánh thành kiến là "âm mưu diễn tiến hòa bình" sẵn sang còng tay bỏ tù
những ai về lại Việt Nam không hợp ý chúng.
"Hai bờ Bến Hải" vẫn
còn khi đảng Cộng Sản Việt Nam càng ngày càng trân tráo, ngang ngược,
dựa vào thế và lực của Tầu và súng đạn chúng đang có trong tay, nên cứ
chà đạp dân quyền và nhân quyền toàn thể dân tộc Việt. Ngày nào tập đoàn
của Đảng Cộng Sản Việt Nam còn tồn tại, thì đất nước Việt Nam vẫn còn
điêu linh, thống khổ. Hoa Dân Chủ Tự Do cho dân Việt chỉ nở khi cái Đảng
bán nước Cộng Sản Việt Nam bị triệt tiêu, và chỉ ngày đó, "giòng sông
BẾN HẢI" mới thực sự được khỏa lấp để cùng hòa ca khúc nhạc tình thương
của ba miền đất Việt.