Kinh Đời
HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI ĐƯỢC BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI NẰM XUỐNG VÌ DÂN TỘC
18-1-2017
Những năm trước đó trong cuộc đời, nếu có ai đó hỏi tôi nghĩ gì về những trận hải chiến năm xưa, tôi sẽ chẳng thể trả lời họ. Vì tôi không hề được biết cái gì gọi là nỗi đau Hoàng Sa, cái gì là nước mắt Trường Sa? Những trận hải chiến đã diễn ra vào những năm 1974 và 1988, vì lý do gì? Tôi chưa bao giờ được nghe về những sự kiện này khi con còn đi học. Tôi cũng không hề được thấy thông tin về những cuộc chiến đã đi vào lịch sử trên truyền thông đại chúng.
Bởi sức mạnh của công nghệ thông tin mà giờ đây những hy sinh của người lính năm nào không còn là bí mật của quá khứ, nhiều người đã biết đến những ký ức đau thương trong lịch sử giữ nước của người Việt, trong đó có tôi.
Những năm gần đây người ta buộc phải nhìn nhận về những mất mát của Tổ quốc trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 và 2 cuộc hải chiến Hoàng – Trường Sa trên các mặt báo. Thế nhưng sự thật về những cuộc chiến vẫn không được đưa vào những giáo trình lịch sử trong nhà trường. Và vì vậy phần lớn thế hệ trẻ chúng tôi vẫn sống một cách vô tâm, gạt đi xương máu của ông cha mà không hề hay biết.
Ngày 19/01/1974, 74 người lính VNCH đã bỏ mình nơi đảo xa. Họ đã anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng như bao anh hùng Việt trong lịch sử dựng nước, máu và nước mắt đã đổ để giành giật từng tấc đất tấc đảo trên quê hương nhưng sự hy sinh của họ lại cố tình bị quên lãng, bị coi nhẹ và thậm chí bị xúc phạm bởi sự phân biệt màu cờ chế độ.
Đã là lòng yêu nước thì cần phải được vinh danh, người lính nào ngã xuống vì Tổ quốc cũng đều xứng đáng được truy điệu và ghi ơn đến muôn đời sau. Người Việt dù sống ở chế độ nào cần phải công bằng và nhớ về những người lính VNCH đã hy sinh vì Tổ quốc.
Lịch sử cần phải sòng phẳng với những đứa trẻ sinh ra dưới màu cờ đỏ như chúng tôi để chúng tôi có thể nhận thức một cách đúng đắn hơn về những gì đã xảy ra trong quá khứ. Và rồi tôi tin, thế hệ trẻ chúng tôi sẽ không còn có thể sống một cách vô ơn như đã từng hơn 40 năm qua.
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Tục Đốt Vàng Mã" - By HT Tố Liên / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI ĐƯỢC BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI NẰM XUỐNG VÌ DÂN TỘC
18-1-2017
Những năm trước đó trong cuộc đời, nếu có ai đó hỏi tôi nghĩ gì về những trận hải chiến năm xưa, tôi sẽ chẳng thể trả lời họ. Vì tôi không hề được biết cái gì gọi là nỗi đau Hoàng Sa, cái gì là nước mắt Trường Sa? Những trận hải chiến đã diễn ra vào những năm 1974 và 1988, vì lý do gì? Tôi chưa bao giờ được nghe về những sự kiện này khi con còn đi học. Tôi cũng không hề được thấy thông tin về những cuộc chiến đã đi vào lịch sử trên truyền thông đại chúng.
Bởi sức mạnh của công nghệ thông tin mà giờ đây những hy sinh của người lính năm nào không còn là bí mật của quá khứ, nhiều người đã biết đến những ký ức đau thương trong lịch sử giữ nước của người Việt, trong đó có tôi.
Những năm gần đây người ta buộc phải nhìn nhận về những mất mát của Tổ quốc trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 và 2 cuộc hải chiến Hoàng – Trường Sa trên các mặt báo. Thế nhưng sự thật về những cuộc chiến vẫn không được đưa vào những giáo trình lịch sử trong nhà trường. Và vì vậy phần lớn thế hệ trẻ chúng tôi vẫn sống một cách vô tâm, gạt đi xương máu của ông cha mà không hề hay biết.
Ngày 19/01/1974, 74 người lính VNCH đã bỏ mình nơi đảo xa. Họ đã anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng như bao anh hùng Việt trong lịch sử dựng nước, máu và nước mắt đã đổ để giành giật từng tấc đất tấc đảo trên quê hương nhưng sự hy sinh của họ lại cố tình bị quên lãng, bị coi nhẹ và thậm chí bị xúc phạm bởi sự phân biệt màu cờ chế độ.
Đã là lòng yêu nước thì cần phải được vinh danh, người lính nào ngã xuống vì Tổ quốc cũng đều xứng đáng được truy điệu và ghi ơn đến muôn đời sau. Người Việt dù sống ở chế độ nào cần phải công bằng và nhớ về những người lính VNCH đã hy sinh vì Tổ quốc.
Lịch sử cần phải sòng phẳng với những đứa trẻ sinh ra dưới màu cờ đỏ như chúng tôi để chúng tôi có thể nhận thức một cách đúng đắn hơn về những gì đã xảy ra trong quá khứ. Và rồi tôi tin, thế hệ trẻ chúng tôi sẽ không còn có thể sống một cách vô ơn như đã từng hơn 40 năm qua.