Truyện Ngắn & Phóng Sự
HOA ĐÀO TỨ XỨ - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ )Tuần qua hội đồng hương kia ăn tất niên lần thứ nhất, để đưa tiễn một số cụ về VN gặp lại họ hàng, con cháu, chuẩn bị cho chuyến đi xa hơn
( HNPĐ )Tuần qua hội đồng hương kia ăn tất niên lần thứ nhất, để đưa tiễn một số cụ về VN gặp lại họ hàng, con cháu, chuẩn bị cho chuyến đi xa hơn, vì sức khỏe đã báo động không còn đủ thì giờ rong chơi những mùa xuân tiếp nữa.
Quý cụ sắp về quê xa và quý cụ ở lại xứ người đều chung cảm giác nuối tiếc ngày tháng hiếm hoi đang cạn dần, biết có gặp lại nhau, hay rồi người đi mãi không về, không nhắn nhủ, thì thật buồn.
Mấy cụ bạn tôi nhắn tôi đi dự hội ...tất niên tạm ấy, rồi mấy tuần nữa sẽ tất niên thật, quê tôi ở tận thượng tầng kiến trúc hình thể (chỉ là bản đồ) VN. Chưa hề nghe ai kêu gọi thành lập hội đồng hương Chapa Lao Kay, để tôi có dịp kể chút ít về bản thổ xa xôi ấy.
Qua sinh hoạt của các hội đồng hương VN ở hải ngoại thì thấy nhịp sống dân ta thật muôn mầu, muôn vẻ.
Các hội đồng hương không chỉ hoạt động ở Hoa Kỳ, mà còn đều khắp các nơi trên thế giới, cứ lâu lâu các hội đồng hương đó lại mở đại hội mời quý vị đồng hương khắp nơi về dự thật đông, thật vui.
Còn buổi tất niên tạm nêu trên chỉ hạn chế trong một nhóm cao niên ở thủ đô tị nạn Bolsa, không mang danh nghĩa hội lớn, đúng ra là nhóm bạn già cùng quê, cùng quán thôi.
Nhưng cũng có đầy đủ hình thức sinh hoạt hội, tất cả những lễ nghi cần thiết, đôi lời giới thiệu và văn nghệ nhà, tức là không phải mướn hay nhờ, nhưng không khí cũng rộn rịch lắm.
Thế rồi thì chuyện nở như bắp rang, nhất là quý cụ cùng nhau ôn lại những cái Tết trước 30 -4 -1975, những cái Tết VNCH thân ái.
Một cụ lên "đài Micro" đọc thơ, cụ đọc nguyên bài thơ Tàu, gọi là Đường Thi như vầy:
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong
(Thôi Hộ 618-907 thời Trung Đường)
Một cụ khác lên hỏi rằng: tên bài thơ trên là gì, có nghe câu thứ 3 không giống câu thứ 3 của bài, là:
Nhân diện kim niên hà tứ xứ
Vậy thì thế nào: bất tri hà xứ khứ, hay: kim niên hà tứ xứ, nên hiểu thế nào cho ...đúng ý tác giả?
Bài thơ tựa là: Đề Đô Thành Nam Trung, tức nhà thơ Thôi Hộ viết bài đó ở phía nam Đô Thành, Đô Thành là Trường An, hay Tràng An, kinh đô thời nhà Đường, bên Tàu.
Mới nghe tới chữ Thành Đô thôi, không khí bắt đầu "nhao" lên, cụ bà có chân trong ban tế của hội, bèn đứng lên xa xả rủa Bạo quyền và đảng CSVN bán nước qua cái gọi là hội nghị Thành Đô cách đây hơn 2 giáp.
Và tất nhiên là quang cảnh hội trường hay nhà hàng cũng thế, bắt đầu xoay quanh chuyện hội nghị Thành Đô do Hà Nội thỏa thuận với Bắc Kinh. Đưa VN vào quỹ đạo của Tàu Ô bành trướng.
Chẳng ai còn tâm địa nghe thơ Hoa đào của Thôi Hộ nữa.
Hai cụ "Nhân diện bất tri hà xứ khứ" với "Nhân diện kim niên hà tứ xứ" vội tự giải tán cái tinh thần Đường thi, thẫn thờ nhìn nhau giải thích cho nhau nghe:
Người đó không biết đã ở xứ nào.
Người đó năm nay ở tứ xứ.
Thì có vẻ đều đúng đấy. Nhưng mà chúng ta xưa nay vẫn quen cái câu lưu lạc tứ xứ giang hồ, nên, hay xài câu sau lắm.
Hai cụ thơ kia ơi, lên giải thích đi, là tại sao hôm nay chúng ta chỉ muốn ăn tiệc tiễn quý vị về quê chơi Tết, mà các cụ lại lôi ba cái thơ Tàu, thơ Tẫu ra làm gì vậy?
Ấy, số là chúng tôi nghĩ đến hình ảnh của những người đang xum vầy đâ, bỗng không có dịp gặp gỡ nữa, thì giông như Thôi Hộ, năm trước qua đây thấy người đứng cạnh hoa đào, sắc hoa và sắc mặt tương phản ánh hồng năm nay hay có thể là sang năm đối với chúng ta, chẳng biết ai còn hiện diện cung nhau tiệc hội chẳng hạn, ai sẽ ở đâu, bấy giờ chỉ còn hoa đào cười với gió đông thôi. Chứ có gì đâu mà quý cụ ... Phản đối thế.
Tất cả lại vui vẻ cười với nhau như bất cứ lúc nào mở hội tất niên, rồi tân niên nữa chứ.
Hình như quý vị sắp về xa, lẫn quý vị ở lại đều Bùi ngùi xúc động.
Một trong 2 cụ đọc thơ nêu trên bỗng mỉm cười: hình như chữ nghĩa nó cũng có âm hồn ấy quý vị ạ, là vì hôm qua tôi đã viết một bài về nó, có cái chữ "hà, tứ xứ" vừa xong thì nó biến ngay trước mắt tôi thật khiếp đảm chứ.
Cụ kia trả lời: ông nói gì mà ma quỷ vậy, ông nói ông viết rồi nó biến mất là thế nào?
Là vầy, thằng con nó chỉ cho tôi bấm phím IPAD không kỹ càng, bấm xong tôi lướt bàn tay trên phím tỏ vẻ thú vị kiểu piano, động vào nút xoá, nó thành trang vô tự luôn ...
Ối giời ơi, vậy thì gọi hồn Thôi Hộ về tìm lại tứ thơ nhân diện hoa đào của ông cố ấy, là lời lời lại châu ngọc ngay vì là thơ Thôi Hộ chứ có phải hàng hàng gấm thêu ... Cổ hình thức đâu mà ngại ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
24-1-2016
( HNPĐ )Tuần qua hội đồng hương kia ăn tất niên lần thứ nhất, để đưa tiễn một số cụ về VN gặp lại họ hàng, con cháu, chuẩn bị cho chuyến đi xa hơn, vì sức khỏe đã báo động không còn đủ thì giờ rong chơi những mùa xuân tiếp nữa.
Quý cụ sắp về quê xa và quý cụ ở lại xứ người đều chung cảm giác nuối tiếc ngày tháng hiếm hoi đang cạn dần, biết có gặp lại nhau, hay rồi người đi mãi không về, không nhắn nhủ, thì thật buồn.
Mấy cụ bạn tôi nhắn tôi đi dự hội ...tất niên tạm ấy, rồi mấy tuần nữa sẽ tất niên thật, quê tôi ở tận thượng tầng kiến trúc hình thể (chỉ là bản đồ) VN. Chưa hề nghe ai kêu gọi thành lập hội đồng hương Chapa Lao Kay, để tôi có dịp kể chút ít về bản thổ xa xôi ấy.
Qua sinh hoạt của các hội đồng hương VN ở hải ngoại thì thấy nhịp sống dân ta thật muôn mầu, muôn vẻ.
Các hội đồng hương không chỉ hoạt động ở Hoa Kỳ, mà còn đều khắp các nơi trên thế giới, cứ lâu lâu các hội đồng hương đó lại mở đại hội mời quý vị đồng hương khắp nơi về dự thật đông, thật vui.
Còn buổi tất niên tạm nêu trên chỉ hạn chế trong một nhóm cao niên ở thủ đô tị nạn Bolsa, không mang danh nghĩa hội lớn, đúng ra là nhóm bạn già cùng quê, cùng quán thôi.
Nhưng cũng có đầy đủ hình thức sinh hoạt hội, tất cả những lễ nghi cần thiết, đôi lời giới thiệu và văn nghệ nhà, tức là không phải mướn hay nhờ, nhưng không khí cũng rộn rịch lắm.
Thế rồi thì chuyện nở như bắp rang, nhất là quý cụ cùng nhau ôn lại những cái Tết trước 30 -4 -1975, những cái Tết VNCH thân ái.
Một cụ lên "đài Micro" đọc thơ, cụ đọc nguyên bài thơ Tàu, gọi là Đường Thi như vầy:
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong
(Thôi Hộ 618-907 thời Trung Đường)
Một cụ khác lên hỏi rằng: tên bài thơ trên là gì, có nghe câu thứ 3 không giống câu thứ 3 của bài, là:
Nhân diện kim niên hà tứ xứ
Vậy thì thế nào: bất tri hà xứ khứ, hay: kim niên hà tứ xứ, nên hiểu thế nào cho ...đúng ý tác giả?
Bài thơ tựa là: Đề Đô Thành Nam Trung, tức nhà thơ Thôi Hộ viết bài đó ở phía nam Đô Thành, Đô Thành là Trường An, hay Tràng An, kinh đô thời nhà Đường, bên Tàu.
Mới nghe tới chữ Thành Đô thôi, không khí bắt đầu "nhao" lên, cụ bà có chân trong ban tế của hội, bèn đứng lên xa xả rủa Bạo quyền và đảng CSVN bán nước qua cái gọi là hội nghị Thành Đô cách đây hơn 2 giáp.
Và tất nhiên là quang cảnh hội trường hay nhà hàng cũng thế, bắt đầu xoay quanh chuyện hội nghị Thành Đô do Hà Nội thỏa thuận với Bắc Kinh. Đưa VN vào quỹ đạo của Tàu Ô bành trướng.
Chẳng ai còn tâm địa nghe thơ Hoa đào của Thôi Hộ nữa.
Hai cụ "Nhân diện bất tri hà xứ khứ" với "Nhân diện kim niên hà tứ xứ" vội tự giải tán cái tinh thần Đường thi, thẫn thờ nhìn nhau giải thích cho nhau nghe:
Người đó không biết đã ở xứ nào.
Người đó năm nay ở tứ xứ.
Thì có vẻ đều đúng đấy. Nhưng mà chúng ta xưa nay vẫn quen cái câu lưu lạc tứ xứ giang hồ, nên, hay xài câu sau lắm.
Hai cụ thơ kia ơi, lên giải thích đi, là tại sao hôm nay chúng ta chỉ muốn ăn tiệc tiễn quý vị về quê chơi Tết, mà các cụ lại lôi ba cái thơ Tàu, thơ Tẫu ra làm gì vậy?
Ấy, số là chúng tôi nghĩ đến hình ảnh của những người đang xum vầy đâ, bỗng không có dịp gặp gỡ nữa, thì giông như Thôi Hộ, năm trước qua đây thấy người đứng cạnh hoa đào, sắc hoa và sắc mặt tương phản ánh hồng năm nay hay có thể là sang năm đối với chúng ta, chẳng biết ai còn hiện diện cung nhau tiệc hội chẳng hạn, ai sẽ ở đâu, bấy giờ chỉ còn hoa đào cười với gió đông thôi. Chứ có gì đâu mà quý cụ ... Phản đối thế.
Tất cả lại vui vẻ cười với nhau như bất cứ lúc nào mở hội tất niên, rồi tân niên nữa chứ.
Hình như quý vị sắp về xa, lẫn quý vị ở lại đều Bùi ngùi xúc động.
Một trong 2 cụ đọc thơ nêu trên bỗng mỉm cười: hình như chữ nghĩa nó cũng có âm hồn ấy quý vị ạ, là vì hôm qua tôi đã viết một bài về nó, có cái chữ "hà, tứ xứ" vừa xong thì nó biến ngay trước mắt tôi thật khiếp đảm chứ.
Cụ kia trả lời: ông nói gì mà ma quỷ vậy, ông nói ông viết rồi nó biến mất là thế nào?
Là vầy, thằng con nó chỉ cho tôi bấm phím IPAD không kỹ càng, bấm xong tôi lướt bàn tay trên phím tỏ vẻ thú vị kiểu piano, động vào nút xoá, nó thành trang vô tự luôn ...
Ối giời ơi, vậy thì gọi hồn Thôi Hộ về tìm lại tứ thơ nhân diện hoa đào của ông cố ấy, là lời lời lại châu ngọc ngay vì là thơ Thôi Hộ chứ có phải hàng hàng gấm thêu ... Cổ hình thức đâu mà ngại ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
24-1-2016
HOA ĐÀO TỨ XỨ - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ )Tuần qua hội đồng hương kia ăn tất niên lần thứ nhất, để đưa tiễn một số cụ về VN gặp lại họ hàng, con cháu, chuẩn bị cho chuyến đi xa hơn
( HNPĐ )Tuần qua hội đồng hương kia ăn tất niên lần thứ nhất, để đưa tiễn một số cụ về VN gặp lại họ hàng, con cháu, chuẩn bị cho chuyến đi xa hơn, vì sức khỏe đã báo động không còn đủ thì giờ rong chơi những mùa xuân tiếp nữa.
Quý cụ sắp về quê xa và quý cụ ở lại xứ người đều chung cảm giác nuối tiếc ngày tháng hiếm hoi đang cạn dần, biết có gặp lại nhau, hay rồi người đi mãi không về, không nhắn nhủ, thì thật buồn.
Mấy cụ bạn tôi nhắn tôi đi dự hội ...tất niên tạm ấy, rồi mấy tuần nữa sẽ tất niên thật, quê tôi ở tận thượng tầng kiến trúc hình thể (chỉ là bản đồ) VN. Chưa hề nghe ai kêu gọi thành lập hội đồng hương Chapa Lao Kay, để tôi có dịp kể chút ít về bản thổ xa xôi ấy.
Qua sinh hoạt của các hội đồng hương VN ở hải ngoại thì thấy nhịp sống dân ta thật muôn mầu, muôn vẻ.
Các hội đồng hương không chỉ hoạt động ở Hoa Kỳ, mà còn đều khắp các nơi trên thế giới, cứ lâu lâu các hội đồng hương đó lại mở đại hội mời quý vị đồng hương khắp nơi về dự thật đông, thật vui.
Còn buổi tất niên tạm nêu trên chỉ hạn chế trong một nhóm cao niên ở thủ đô tị nạn Bolsa, không mang danh nghĩa hội lớn, đúng ra là nhóm bạn già cùng quê, cùng quán thôi.
Nhưng cũng có đầy đủ hình thức sinh hoạt hội, tất cả những lễ nghi cần thiết, đôi lời giới thiệu và văn nghệ nhà, tức là không phải mướn hay nhờ, nhưng không khí cũng rộn rịch lắm.
Thế rồi thì chuyện nở như bắp rang, nhất là quý cụ cùng nhau ôn lại những cái Tết trước 30 -4 -1975, những cái Tết VNCH thân ái.
Một cụ lên "đài Micro" đọc thơ, cụ đọc nguyên bài thơ Tàu, gọi là Đường Thi như vầy:
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong
(Thôi Hộ 618-907 thời Trung Đường)
Một cụ khác lên hỏi rằng: tên bài thơ trên là gì, có nghe câu thứ 3 không giống câu thứ 3 của bài, là:
Nhân diện kim niên hà tứ xứ
Vậy thì thế nào: bất tri hà xứ khứ, hay: kim niên hà tứ xứ, nên hiểu thế nào cho ...đúng ý tác giả?
Bài thơ tựa là: Đề Đô Thành Nam Trung, tức nhà thơ Thôi Hộ viết bài đó ở phía nam Đô Thành, Đô Thành là Trường An, hay Tràng An, kinh đô thời nhà Đường, bên Tàu.
Mới nghe tới chữ Thành Đô thôi, không khí bắt đầu "nhao" lên, cụ bà có chân trong ban tế của hội, bèn đứng lên xa xả rủa Bạo quyền và đảng CSVN bán nước qua cái gọi là hội nghị Thành Đô cách đây hơn 2 giáp.
Và tất nhiên là quang cảnh hội trường hay nhà hàng cũng thế, bắt đầu xoay quanh chuyện hội nghị Thành Đô do Hà Nội thỏa thuận với Bắc Kinh. Đưa VN vào quỹ đạo của Tàu Ô bành trướng.
Chẳng ai còn tâm địa nghe thơ Hoa đào của Thôi Hộ nữa.
Hai cụ "Nhân diện bất tri hà xứ khứ" với "Nhân diện kim niên hà tứ xứ" vội tự giải tán cái tinh thần Đường thi, thẫn thờ nhìn nhau giải thích cho nhau nghe:
Người đó không biết đã ở xứ nào.
Người đó năm nay ở tứ xứ.
Thì có vẻ đều đúng đấy. Nhưng mà chúng ta xưa nay vẫn quen cái câu lưu lạc tứ xứ giang hồ, nên, hay xài câu sau lắm.
Hai cụ thơ kia ơi, lên giải thích đi, là tại sao hôm nay chúng ta chỉ muốn ăn tiệc tiễn quý vị về quê chơi Tết, mà các cụ lại lôi ba cái thơ Tàu, thơ Tẫu ra làm gì vậy?
Ấy, số là chúng tôi nghĩ đến hình ảnh của những người đang xum vầy đâ, bỗng không có dịp gặp gỡ nữa, thì giông như Thôi Hộ, năm trước qua đây thấy người đứng cạnh hoa đào, sắc hoa và sắc mặt tương phản ánh hồng năm nay hay có thể là sang năm đối với chúng ta, chẳng biết ai còn hiện diện cung nhau tiệc hội chẳng hạn, ai sẽ ở đâu, bấy giờ chỉ còn hoa đào cười với gió đông thôi. Chứ có gì đâu mà quý cụ ... Phản đối thế.
Tất cả lại vui vẻ cười với nhau như bất cứ lúc nào mở hội tất niên, rồi tân niên nữa chứ.
Hình như quý vị sắp về xa, lẫn quý vị ở lại đều Bùi ngùi xúc động.
Một trong 2 cụ đọc thơ nêu trên bỗng mỉm cười: hình như chữ nghĩa nó cũng có âm hồn ấy quý vị ạ, là vì hôm qua tôi đã viết một bài về nó, có cái chữ "hà, tứ xứ" vừa xong thì nó biến ngay trước mắt tôi thật khiếp đảm chứ.
Cụ kia trả lời: ông nói gì mà ma quỷ vậy, ông nói ông viết rồi nó biến mất là thế nào?
Là vầy, thằng con nó chỉ cho tôi bấm phím IPAD không kỹ càng, bấm xong tôi lướt bàn tay trên phím tỏ vẻ thú vị kiểu piano, động vào nút xoá, nó thành trang vô tự luôn ...
Ối giời ơi, vậy thì gọi hồn Thôi Hộ về tìm lại tứ thơ nhân diện hoa đào của ông cố ấy, là lời lời lại châu ngọc ngay vì là thơ Thôi Hộ chứ có phải hàng hàng gấm thêu ... Cổ hình thức đâu mà ngại ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
24-1-2016