Truyện Ngắn & Phóng Sự
HỘI NGỘ *
- Trương Kim Báu
Taxi đang chờ, các con cháu vẫn mãi dặn dò, mỗi người một tiếng. Tôi phì cười: “Làm gì mà lo quá vậy, đây là Việt Nam quê hương của mẹ mà, taxi cũng là người quen, mẹ sẽ về đúng giờ, yên lòng nhé!” Tôi vội lên xe, sở dĩ ai cũng lo lắng vì tôi đã già và cách đây mấy tháng, tôi đã trải qua một sự mất mát lớn lao, người bạn đời vừa ra đi.
Mấy chục năm trời xa nơi chôn nhau cắt rún, nay các con cháu đưa tôi về thăm lại quê hương, hy vọng cho tôi còn chút kỹ niệm thuở xưa, vơi đi nỗi buồn hiện hữu.
Xuống xe, tôi đi bộ. Đây rồi cổng trường ngày ấy, nơi đã đánh dấu những ngày đẹp nhất của tuổi học trò. Tôi đứng bên rào nhìn vào sân cỏ.
Ngày nhập học lớp bảy, bà vú bắt tôi phải mặc chiếc áo đầm trắng, tóc cột lên cài 2 cái nơ: “Con đã lớn, lên trung học rồi, hôm nay phải mặc áo dài trắng, đội nón lá và mang đôi guốc mộc”.
Tôi nói gì thì nói, vú vẫn làm theo ý mình. Hình như trên đời này, tánh các bà vú đều như vậy và những bà vú đều …. mập. Ngày còn trẻ các bà phải khỏe mạnh mới được thuê làm vú nuôi trẻ, thời gian qua, các trẻ đã lớn thì các bà vú càng …… mập …… hơn.
Sáng nay vú nhất định đưa tôi tới trường, rồi vú còn hiên ngang đưa tôi vào tận lớp. Từ đó tôi có biệt danh là “thực dân”. Trên bảng đen, không biết bàn tay tài hoa nào đã vẽ một chiếc xích lô, có một bà thật mập ngồi, bên cạnh là một cô bé mặc đầm, áo phấp phới tung bay. Vừa thấy hình ảnh này, vú định xuống văn phòng thưa, nhưng thấy đôi mắt tôi long lanh ngấn lệ, vú đã bỏ qua. Và vú không đưa tôi đến trường nữa. Tôi đi chung với cô bạn ở cùng đường. Cô này người tuy nhỏ nhắn nhưng rất xinh. Thế là trên bảng, lại vẽ hình chiếc xích lô, một người mặc đầm kế bên một người nhỏ xíu, bên dưới có mấy hàng ghi chú (thực dân và chuột lắc đi học).
Trong trường, các bạn không kêu tên chúng tôi mà chỉ kêu bằng biệt danh. Sau này, chúng tôi mới biết tên tác giả của những hình vẽ là anh chàng học cùng lớp, ngồi sau 2 bàn chéo bên tay mặt tôi. Mỗi khi tôi quay đầu nhìn phía sau, là anh chàng đưa 2 tay lên làm dấu, ý nói mắt tôi to như hai con ốc bươu Các bạn ưa chọc, tôi thì mau nước mắt, vì vậy tôi có nhiều biệt danh như: thực dân, ốc bươu và mít ướt. Nhưng anh chàng này, cũng bị các bạn cho biệt danh là “nôn”. Chúng tôi không biết sao lại có tên đó nhưng nghe mọi người gọi thì mình cứ gọi theo.
Nghĩ đến chuyện xưa, tôi bật lên cười và tự nhiên miệng vọt ra tiếng: “Anh chàng nôn này!”
Tôi giật mình, khi bên tôi có tiếng “dạ” thật to. Tôi quay lại, có một cặp nam nữ đang đứng gần tôi từ lúc nào, tôi không hay.
Tôi mở to đôi mắt để nhìn, có tiếng la lên: “Thực dân! Thực dân! Đúng là thực dân rồi! Tôi, “nôn” đây, vợ tôi nè!”
Thì ra chàng “nôn” ngày xưa, bây giờ là một ông già tóc đã muối tiêu.
Sự vui mừng ập tràn đến, tôi bật cười ha hả và vẫn giọng điệu của cô học trò nhỏ ngày xưa: “Ôm chặc như vậy, không phải vợ, chẳng lẽ bà hàng xóm hay sao?”
Giọng nôn hấp tấp” “Nhìn đi! Nhìn kỹ đi! Vợ nôn là ai?”
Tôi chưa kịp nhìn thì người đàn bà đã gỡ tay ôm của chồng, lao thẳng vào người tôi. Giọng la lên như có nước mắt: “Chuột lắc đây, thực dân, chuột lắc đây!”
Chúng tôi ôm nhau, rồi thả ra để nhìn nhau cho kỹ, rồi lại ôm nhau. Trên đôi má chuột lắc đã đầm đìa nước mắt. Tôi ôm vai cô bạn và chuột lắc ôm cánh tay tôi như ngày xưa. Nôn cười thật to, nhìn chuột lắc: “Kìa, gặp thực dân là quên cả chồng”.
– Sao hai người gặp nhau? Ngày xưa chúng tôi ghét nôn, vì nôn ưa chọc phá mọi người mà.
– Tụi mình vào quán nước kia đi! Nôn nói tiếp: “Hai người ngồi yên để tôi bấm vài bô hình đã”.
Rồi nôn kể: “Bạn bè ai cũng biết tôi là lính biển mà, nên năm 75 lính biển phải theo tàu ra khơi. Trên tàu lúc đó dân chúng ngồi ở tầng dưới và ngồi cả trên boang tàu. Chúng tôi phải lo phát thức ăn và giúp đỡ những người bị say sóng. Tàu chạy được 3 ngày. Lúc đó tôi đang đi, thì có vật gì cản dưới chân, tí nữa là té rồi! Thì là cái chân của ai cố ý để ra, nhìn kỹ mặt thì là chuột lắc”.
Tôi lên tiếng: “Sao dám cản chân người ta, lỡ lầm thì sao, hở chuột lắc?” Lúc này bạn tôi mới liếng thoắc lên tiếng: “Sao lầm được, cái bảng tên trên ngực áo, rồi nhìn cái mặt chắc chắn mới dám chứ bộ”.
– Tôi đi một mình, chuột lắc cũng một mình, gặp lại bạn học cũ trong hoàn cảnh này, chúng tôi mừng như bắt được vàng. Ngày lên đảo, đám cưới chỉ có 2 đứa trước mặt là biển, trên đầu là trời, dưới chân là đất.
Chuột lắc không có áo mới, không có nhẫn cưới.
– Ô, cần gì, hai bạn có những kỷ niệm của một thời trung học, có mái trường chung, có thầy cô giáo, có bạn bè, là các bạn giàu quá rồi!
Cả ba đều cười vui vẻ. Nôn khoe: “Chuột lắc học lại cũng làm nghề cũ”. – Vẫn y tá hả?
– Ừ, còn sanh cho 5 đứa con cho tôi nữa, trai gái đều có.
Thật bái phục cô bạn của tôi.
– Những năm sau này, chúng tôi đều về hưu, ở nhà phụ đưa đón các cháu đi học, và dạy tiếng Việt cho chúng. Nôn lại nói tiếp: “Mỗi năm chúng tôi cũng có đi đây đó. Năm nay, chuột lắc cứ đòi về Việt nam, tôi rất ngại, mình đi quá lâu. Chúng tôi mới về hôm qua.
– Tôi cũng mới về hôm qua.
Chuột lắc reo lên: “Thật là kỳ diệu! Vậy mà sáng nay chúng mình lại gặp nhau ở trước cổng trường xưa”. Giọng chuột lắc lại có nước mắt hoà vào. Nôn lên tiếng: “Bây giờ chuột lắc có thêm một biệt hiệu nữa giống với thực dân rồi!”
– Biệt hiệu gì? Mít ướt, tại sao?
– Vì cô nàng hay khóc, nhớ nước, nhớ nhà, nhớ làng xóm, nhớ cha mẹ, nhớ trường, nhớ bạn bè …v…v…
Tôi choàng tay ôm cô bạn thật chặt thông cảm cùng bạn. Chuột nhắc lên tiếng: “Lúc ở đảo, chúng tôi có hỏi thăm về thực dân. Tại sao không đi ngày ấy? Cánh chim và gia đình ưu tiên 1 mà. Sau này lại qua Úc?”
Thấy mắt chuột vẫn còn ướt, tôi cười to và nói: “Thực dân ăn bo sửa nhiều quá, ở lại ăn khoai mì cho biết với người ta. Còn cánh chim, Anh đã bay về tổ ấm rồi, nơi đó có một sự bình yên tuyệt đối. À, tại sao đi Úc hả, vì mê con kangaroos và con koala. Hai con vật lúc nào cũng đem con theo bên mình, giống người đàn bà Việt Nam” .
Tôi choàng tay xoay người chuột lại, mặt đối mặt, tôi cụng đầu 2 đứa vào nhau .
– Chuột nghĩ coi, lấy năm của 3 đứa cộng lại những ngày xa quê hương hơn cả 100 năm, ấy mà vừa về lại quê nhà, ngày trước, ngày sau mình gặp nhau, có phải là kỳ duyên không? Tại sao phải chảy nước mắt hoài?
Nôn lên tiếng: “Phải đó, mình nhắc đến kỹ niệm xưa đi! Tôi đố tại sao lớp mình có tấm màn đen kéo qua tấm bảng đen?”
Tôi đưa tay lên: “Tôi nhớ. Đó là ngày thầy Võ Hồng kêu tôi lên trả bài vạn vật. Tôi nghĩ mình mới được kêu trả bài tuần rồi, chắc tuần này thầy không kêu, nên không học bài. Thầy bắt vẽ cái hoa chẻ đôi rồi phải ghi chú chỗ nào là nhụy, phấn, noãn, hạt v…v… Các bạn ở dưới nhắc, mỗi người một tiếng, tôi quýnh lên ghi lung tung, thầy lắc đầu khi nhìn trên bảng. Lần sau đến giờ thầy Đào dạy anh văn, Thầy kêu chị Thúy ngồi cuối lớp lên bảng viết trả bài, chị một tay cầm phấn, tay kia để trên bảng đen, chắc chị thừa biết tay mình quá đẹp, tay chị thật trắng với các ngón thon dài, móng tay lại sơn màu hồng nhạt. Có nhiều tiếng hít hà vang lên từ bàn con trai. Không biết anh chàng nào quên đang là giờ học, hút gió 1 tiếng. Thầy Đào giận đập giày trên bệ gỗ và miệng luôn la: “Everybody, please be quiet! Quiet!”
Sau buổi hợp giáo sư, là lớp mình có cái màn đen ở trên bảng. Nôn lên tiếng: “Chính nhờ có cái màn đen, nên khi lên bảng thì kéo lại, không còn được nhắc bài nữa, bọn con trai tụi này sợ quê, nên thi nhau học bài, nhờ vậy mà đứa nào cũng nên người”.
Đến phiên chuột lên tiếng: “Thực dân, nhớ bạn và Yến dành một anh chàng không?”
– Nhớ, nhớ. Chuột kể đi!
– Ngày nào vào lớp bọn mình cũng thấy một miếng giấy để chính giữa 2 bạn. Vừa nhìn thấy, em bịt 2 tai lại, và nhảy la khi có viên pháo nổ gần: “Anh rất thích em!”
Chuột nói tiếp: “Thực dân nè, cứ dành anh chàng thích mình”. Chuột nhái giọng tôi.
– Chắc chắn là anh chàng thích mình, vì con trai thích con gái tóc dài, mà mình tóc dài nè.
– Yến nói bạn đâu phải con gái. Ra chơi là bạn và chuột lắc chuyên môn chơi trốn bắt, chạy tùm lum, con nít chứ con gái gì. Ta mới là con gái.
Nhớ không? Hai bạn viết giấy để ở bàn muốn thấy mặt người trong mộng, có giấy trả lời: “ngày mai anh sẽ đứng ở cửa sổ mặc áo trắng, trên túi áo có cài một bông hoa cẩm chướng đỏ”.
Hôm đó 3 đứa học mà trông mau hết giờ, để nhìn ra cửa sổ.
– Thực dân nè, bạn lén nhìn trước, rồi xây vào nói: “Chắc anh chàng thích Yến thật, mình nhìn ra mà anh chàng không thèm nhìn mình, cứ nhìn chỗ khác.
Yến vội nhìn ra và cũng xây vào nói: “Tao cũng vậy, anh chàng cũng không nhìn tao”.
Chuột vừa cười vừa nói: “Đến khi mình nhìn ra, thì mới biết mắt anh chàng lé, nhìn tức là không nhìn, không nhìn tức là nhìn”.
– Là sao không hiểu. Chuột lắc giảng tiếp: “Thì nhìn cây cà mà thấy cây ớt , thực dân hiểu chưa?”
Chuột tiếp: “Vậy mà mấy tháng sau thấy anh chàng đi cùng cô bên tứ A. Anh chàng học giỏi có tiếng đó nha”.
Nôn lại cười to, tụi con trai lớp mình, cũng đi để giấy các lớp khác vậy.
Không hẹn mà tôi cùng chuột lắc à lên một tiếng thật to .
Nhìn đồng hồ thấy gần giờ hẹn cùng các con. Tôi nói: “Mình hẹn nhau sẽ gặp lại một lần nữa trước khi chúng ta rời Việt Nam trở về quê huong thứ hai, nơi đó đã cưu mang chúng ta. Ai liên lạc được cùng các bạn cũ thì hẹn giùm luôn”.
Nguyễn Khánh chuyển
HỘI NGỘ *
- Trương Kim Báu
Taxi đang chờ, các con cháu vẫn mãi dặn dò, mỗi người một tiếng. Tôi phì cười: “Làm gì mà lo quá vậy, đây là Việt Nam quê hương của mẹ mà, taxi cũng là người quen, mẹ sẽ về đúng giờ, yên lòng nhé!” Tôi vội lên xe, sở dĩ ai cũng lo lắng vì tôi đã già và cách đây mấy tháng, tôi đã trải qua một sự mất mát lớn lao, người bạn đời vừa ra đi.
Mấy chục năm trời xa nơi chôn nhau cắt rún, nay các con cháu đưa tôi về thăm lại quê hương, hy vọng cho tôi còn chút kỹ niệm thuở xưa, vơi đi nỗi buồn hiện hữu.
Xuống xe, tôi đi bộ. Đây rồi cổng trường ngày ấy, nơi đã đánh dấu những ngày đẹp nhất của tuổi học trò. Tôi đứng bên rào nhìn vào sân cỏ.
Ngày nhập học lớp bảy, bà vú bắt tôi phải mặc chiếc áo đầm trắng, tóc cột lên cài 2 cái nơ: “Con đã lớn, lên trung học rồi, hôm nay phải mặc áo dài trắng, đội nón lá và mang đôi guốc mộc”.
Tôi nói gì thì nói, vú vẫn làm theo ý mình. Hình như trên đời này, tánh các bà vú đều như vậy và những bà vú đều …. mập. Ngày còn trẻ các bà phải khỏe mạnh mới được thuê làm vú nuôi trẻ, thời gian qua, các trẻ đã lớn thì các bà vú càng …… mập …… hơn.
Sáng nay vú nhất định đưa tôi tới trường, rồi vú còn hiên ngang đưa tôi vào tận lớp. Từ đó tôi có biệt danh là “thực dân”. Trên bảng đen, không biết bàn tay tài hoa nào đã vẽ một chiếc xích lô, có một bà thật mập ngồi, bên cạnh là một cô bé mặc đầm, áo phấp phới tung bay. Vừa thấy hình ảnh này, vú định xuống văn phòng thưa, nhưng thấy đôi mắt tôi long lanh ngấn lệ, vú đã bỏ qua. Và vú không đưa tôi đến trường nữa. Tôi đi chung với cô bạn ở cùng đường. Cô này người tuy nhỏ nhắn nhưng rất xinh. Thế là trên bảng, lại vẽ hình chiếc xích lô, một người mặc đầm kế bên một người nhỏ xíu, bên dưới có mấy hàng ghi chú (thực dân và chuột lắc đi học).
Trong trường, các bạn không kêu tên chúng tôi mà chỉ kêu bằng biệt danh. Sau này, chúng tôi mới biết tên tác giả của những hình vẽ là anh chàng học cùng lớp, ngồi sau 2 bàn chéo bên tay mặt tôi. Mỗi khi tôi quay đầu nhìn phía sau, là anh chàng đưa 2 tay lên làm dấu, ý nói mắt tôi to như hai con ốc bươu Các bạn ưa chọc, tôi thì mau nước mắt, vì vậy tôi có nhiều biệt danh như: thực dân, ốc bươu và mít ướt. Nhưng anh chàng này, cũng bị các bạn cho biệt danh là “nôn”. Chúng tôi không biết sao lại có tên đó nhưng nghe mọi người gọi thì mình cứ gọi theo.
Nghĩ đến chuyện xưa, tôi bật lên cười và tự nhiên miệng vọt ra tiếng: “Anh chàng nôn này!”
Tôi giật mình, khi bên tôi có tiếng “dạ” thật to. Tôi quay lại, có một cặp nam nữ đang đứng gần tôi từ lúc nào, tôi không hay.
Tôi mở to đôi mắt để nhìn, có tiếng la lên: “Thực dân! Thực dân! Đúng là thực dân rồi! Tôi, “nôn” đây, vợ tôi nè!”
Thì ra chàng “nôn” ngày xưa, bây giờ là một ông già tóc đã muối tiêu.
Sự vui mừng ập tràn đến, tôi bật cười ha hả và vẫn giọng điệu của cô học trò nhỏ ngày xưa: “Ôm chặc như vậy, không phải vợ, chẳng lẽ bà hàng xóm hay sao?”
Giọng nôn hấp tấp” “Nhìn đi! Nhìn kỹ đi! Vợ nôn là ai?”
Tôi chưa kịp nhìn thì người đàn bà đã gỡ tay ôm của chồng, lao thẳng vào người tôi. Giọng la lên như có nước mắt: “Chuột lắc đây, thực dân, chuột lắc đây!”
Chúng tôi ôm nhau, rồi thả ra để nhìn nhau cho kỹ, rồi lại ôm nhau. Trên đôi má chuột lắc đã đầm đìa nước mắt. Tôi ôm vai cô bạn và chuột lắc ôm cánh tay tôi như ngày xưa. Nôn cười thật to, nhìn chuột lắc: “Kìa, gặp thực dân là quên cả chồng”.
– Sao hai người gặp nhau? Ngày xưa chúng tôi ghét nôn, vì nôn ưa chọc phá mọi người mà.
– Tụi mình vào quán nước kia đi! Nôn nói tiếp: “Hai người ngồi yên để tôi bấm vài bô hình đã”.
Rồi nôn kể: “Bạn bè ai cũng biết tôi là lính biển mà, nên năm 75 lính biển phải theo tàu ra khơi. Trên tàu lúc đó dân chúng ngồi ở tầng dưới và ngồi cả trên boang tàu. Chúng tôi phải lo phát thức ăn và giúp đỡ những người bị say sóng. Tàu chạy được 3 ngày. Lúc đó tôi đang đi, thì có vật gì cản dưới chân, tí nữa là té rồi! Thì là cái chân của ai cố ý để ra, nhìn kỹ mặt thì là chuột lắc”.
Tôi lên tiếng: “Sao dám cản chân người ta, lỡ lầm thì sao, hở chuột lắc?” Lúc này bạn tôi mới liếng thoắc lên tiếng: “Sao lầm được, cái bảng tên trên ngực áo, rồi nhìn cái mặt chắc chắn mới dám chứ bộ”.
– Tôi đi một mình, chuột lắc cũng một mình, gặp lại bạn học cũ trong hoàn cảnh này, chúng tôi mừng như bắt được vàng. Ngày lên đảo, đám cưới chỉ có 2 đứa trước mặt là biển, trên đầu là trời, dưới chân là đất.
Chuột lắc không có áo mới, không có nhẫn cưới.
– Ô, cần gì, hai bạn có những kỷ niệm của một thời trung học, có mái trường chung, có thầy cô giáo, có bạn bè, là các bạn giàu quá rồi!
Cả ba đều cười vui vẻ. Nôn khoe: “Chuột lắc học lại cũng làm nghề cũ”. – Vẫn y tá hả?
– Ừ, còn sanh cho 5 đứa con cho tôi nữa, trai gái đều có.
Thật bái phục cô bạn của tôi.
– Những năm sau này, chúng tôi đều về hưu, ở nhà phụ đưa đón các cháu đi học, và dạy tiếng Việt cho chúng. Nôn lại nói tiếp: “Mỗi năm chúng tôi cũng có đi đây đó. Năm nay, chuột lắc cứ đòi về Việt nam, tôi rất ngại, mình đi quá lâu. Chúng tôi mới về hôm qua.
– Tôi cũng mới về hôm qua.
Chuột lắc reo lên: “Thật là kỳ diệu! Vậy mà sáng nay chúng mình lại gặp nhau ở trước cổng trường xưa”. Giọng chuột lắc lại có nước mắt hoà vào. Nôn lên tiếng: “Bây giờ chuột lắc có thêm một biệt hiệu nữa giống với thực dân rồi!”
– Biệt hiệu gì? Mít ướt, tại sao?
– Vì cô nàng hay khóc, nhớ nước, nhớ nhà, nhớ làng xóm, nhớ cha mẹ, nhớ trường, nhớ bạn bè …v…v…
Tôi choàng tay ôm cô bạn thật chặt thông cảm cùng bạn. Chuột nhắc lên tiếng: “Lúc ở đảo, chúng tôi có hỏi thăm về thực dân. Tại sao không đi ngày ấy? Cánh chim và gia đình ưu tiên 1 mà. Sau này lại qua Úc?”
Thấy mắt chuột vẫn còn ướt, tôi cười to và nói: “Thực dân ăn bo sửa nhiều quá, ở lại ăn khoai mì cho biết với người ta. Còn cánh chim, Anh đã bay về tổ ấm rồi, nơi đó có một sự bình yên tuyệt đối. À, tại sao đi Úc hả, vì mê con kangaroos và con koala. Hai con vật lúc nào cũng đem con theo bên mình, giống người đàn bà Việt Nam” .
Tôi choàng tay xoay người chuột lại, mặt đối mặt, tôi cụng đầu 2 đứa vào nhau .
– Chuột nghĩ coi, lấy năm của 3 đứa cộng lại những ngày xa quê hương hơn cả 100 năm, ấy mà vừa về lại quê nhà, ngày trước, ngày sau mình gặp nhau, có phải là kỳ duyên không? Tại sao phải chảy nước mắt hoài?
Nôn lên tiếng: “Phải đó, mình nhắc đến kỹ niệm xưa đi! Tôi đố tại sao lớp mình có tấm màn đen kéo qua tấm bảng đen?”
Tôi đưa tay lên: “Tôi nhớ. Đó là ngày thầy Võ Hồng kêu tôi lên trả bài vạn vật. Tôi nghĩ mình mới được kêu trả bài tuần rồi, chắc tuần này thầy không kêu, nên không học bài. Thầy bắt vẽ cái hoa chẻ đôi rồi phải ghi chú chỗ nào là nhụy, phấn, noãn, hạt v…v… Các bạn ở dưới nhắc, mỗi người một tiếng, tôi quýnh lên ghi lung tung, thầy lắc đầu khi nhìn trên bảng. Lần sau đến giờ thầy Đào dạy anh văn, Thầy kêu chị Thúy ngồi cuối lớp lên bảng viết trả bài, chị một tay cầm phấn, tay kia để trên bảng đen, chắc chị thừa biết tay mình quá đẹp, tay chị thật trắng với các ngón thon dài, móng tay lại sơn màu hồng nhạt. Có nhiều tiếng hít hà vang lên từ bàn con trai. Không biết anh chàng nào quên đang là giờ học, hút gió 1 tiếng. Thầy Đào giận đập giày trên bệ gỗ và miệng luôn la: “Everybody, please be quiet! Quiet!”
Sau buổi hợp giáo sư, là lớp mình có cái màn đen ở trên bảng. Nôn lên tiếng: “Chính nhờ có cái màn đen, nên khi lên bảng thì kéo lại, không còn được nhắc bài nữa, bọn con trai tụi này sợ quê, nên thi nhau học bài, nhờ vậy mà đứa nào cũng nên người”.
Đến phiên chuột lên tiếng: “Thực dân, nhớ bạn và Yến dành một anh chàng không?”
– Nhớ, nhớ. Chuột kể đi!
– Ngày nào vào lớp bọn mình cũng thấy một miếng giấy để chính giữa 2 bạn. Vừa nhìn thấy, em bịt 2 tai lại, và nhảy la khi có viên pháo nổ gần: “Anh rất thích em!”
Chuột nói tiếp: “Thực dân nè, cứ dành anh chàng thích mình”. Chuột nhái giọng tôi.
– Chắc chắn là anh chàng thích mình, vì con trai thích con gái tóc dài, mà mình tóc dài nè.
– Yến nói bạn đâu phải con gái. Ra chơi là bạn và chuột lắc chuyên môn chơi trốn bắt, chạy tùm lum, con nít chứ con gái gì. Ta mới là con gái.
Nhớ không? Hai bạn viết giấy để ở bàn muốn thấy mặt người trong mộng, có giấy trả lời: “ngày mai anh sẽ đứng ở cửa sổ mặc áo trắng, trên túi áo có cài một bông hoa cẩm chướng đỏ”.
Hôm đó 3 đứa học mà trông mau hết giờ, để nhìn ra cửa sổ.
– Thực dân nè, bạn lén nhìn trước, rồi xây vào nói: “Chắc anh chàng thích Yến thật, mình nhìn ra mà anh chàng không thèm nhìn mình, cứ nhìn chỗ khác.
Yến vội nhìn ra và cũng xây vào nói: “Tao cũng vậy, anh chàng cũng không nhìn tao”.
Chuột vừa cười vừa nói: “Đến khi mình nhìn ra, thì mới biết mắt anh chàng lé, nhìn tức là không nhìn, không nhìn tức là nhìn”.
– Là sao không hiểu. Chuột lắc giảng tiếp: “Thì nhìn cây cà mà thấy cây ớt , thực dân hiểu chưa?”
Chuột tiếp: “Vậy mà mấy tháng sau thấy anh chàng đi cùng cô bên tứ A. Anh chàng học giỏi có tiếng đó nha”.
Nôn lại cười to, tụi con trai lớp mình, cũng đi để giấy các lớp khác vậy.
Không hẹn mà tôi cùng chuột lắc à lên một tiếng thật to .
Nhìn đồng hồ thấy gần giờ hẹn cùng các con. Tôi nói: “Mình hẹn nhau sẽ gặp lại một lần nữa trước khi chúng ta rời Việt Nam trở về quê huong thứ hai, nơi đó đã cưu mang chúng ta. Ai liên lạc được cùng các bạn cũ thì hẹn giùm luôn”.
Nguyễn Khánh chuyển