Nhân Vật

HUYỄN THOẠI HAY HUYỀN THOẠI

"Trước sau gì chỉ là một vụ bịp, một tấn kịch đóng rất vụng. HCM úp mở nhận là thơ của mình. Ðám nô bộc văn nghệ cung đình

Tinh Vệ (Diệu Tần)

 

Ghi chú thêm 10-01-2007

 

 

(Hội Văn Hóa Việt phỏng vấn Gs Lê Hữu Mục về HCM)

 

Hình bên: Trang bìa quyển sách "Ngục Trung Nhật Ký"

 

"Trước sau gì chỉ là một vụ bịp, một tấn kịch đóng rất vụng. HCM úp mở nhận là thơ của mình. Ðám nô bộc văn nghệ cung đình dùng ống đu đủ thổi phồng lên rất lố bịch. Một chứng cớ không thể chối cãi là ngoài bìa sách ghi năm tác giả bị tù là 29-8-1932 đến 10-9-1933. Trong khi HCM đã bị Quốc Dân Ðảng bắt và cầm tù ở bên Tầu sau gần 10 năm, vào năm 1942 - 1943 thôi. Trong Tổng Tập Văn học của Hà Nội tại tập 38 trang 507 có in lại hình bìa, nhưng lại xóa bỏ ngày tháng tù của nguyên bản. Rõ ràng có sự che giấu, khuất tất. (1)"

 

 

 

Gs Lê Hữu Mục

Nhân chuyến Hoa Kỳ Du, học giả Lê Hữu Mục có dành cho chương trình phát thanh của Hội Văn Hóa Việt một cuộc phỏng vấn tại San Jose, California. Bài phỏng vấn này do Gs Trần Công Thiện, đồng nghiệp của Gs Lê Hữu Mục tại Ðại học Sư phạm Sài Gòn, và Ls Ðỗ Doãn Quế thực hiện ngày 8.6.2003, phát thanh sáng và chiều chủ nhật, đồng thời đưa lên Internet, website của Ðài Quê Hương. Chúng tôi dựa theo những câu trả lời của GS Mục, sắp xếp lại, bàn thêm, viết thành bài này.

Học giả Lê Hữu Mục là Gs Ðại học Văn khoa và Sư phạm, Tiến sĩ thủ khoa Văn chương Việt Nam dành cho các Gs đại học 1970. Ông còn là nhà biên khảo, phê bình văn học, nghiên cứu triết học và tôn giáo và là nhạc sĩ nữa. Ngoài khoảng trên 20 tựa sách, những bài diễn văn, bài báo, ông đã viết cuốn "Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký" (1989-90) gây nhức nhối cho Cộng sản Việt Nam (CSVN). 


Cuốn sách này ông ra sức tập trung ý chí và khả năng hoàn thành chỉ trong một tháng. Sở dĩ ông phải viết nhanh như vậy để kịp phá vỡ huyền thoại HCM, "Nhân vật Văn hóa Quốc tế mà Tổ chức UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc) dự định tôn vinh. Ðây là chuyện cũ, nhưng cho đến bây giờ vẫn là mới cần nhắc lại để dẹp cái phao xẹp "Tư tưởng Hồ Chí Minh" mà nhóm bạo quyền cố bám vào để tàn Dân hại Nước.

Với phương pháp dùng textology (văn bản học), hệ thống hóa lại, tìm ra những mâu thuẫn và sai lầm rất vững vàng, tác giả đã minh chứng rằng : HCM  là kẻ đạo văn (đạo : ăn cắp, ăn cắp văn người khác). Chúng ta đã biết người CS dùng bất cứ phương tiện nào dù xấu xa, vô nhân, vô đạo, vô luân nhất để đạt đến mục tiêu. Mượn đầu heo nấu cháo, lợi dụng xương máu Dân lành để nhận công của đảng mình chưa đủ, họ còn muốn làm Anh hùng Văn hóa Quốc tế nữa. Nhóm bồi bút Viện Văn Học Hà Nội dựa trên sự mạo nhận của HCM, ăn cắp văn của người khác, để thổi phồng tập thơ nhật ký lên một cách lố bịch và trơ trẽn.

Mở đầu cuộc phỏng vấn ông Mục cho biết sau ngày 30.4.1975 ông tìm đường đào thoát mấy lần nhưng đều thất bại. Trong những Gs ÐH Sư Phạm bị kẹt lại có ông Khoa trưởng Trần Văn Tấn, Gs Trần Kim Nơ. Những người chủ mới của Trường Sư Phạm miền Nam, ngoài miệng thì nói những câu : đoàn kết, xóa bỏ hận thù, hòa giải Bắc Nam, nhưng trên thực tế chỉ là những lời giả dối, xảo trá. Họ hứa hẹn nhiều, nhưng chẳng thực hiện được gì. Họ ở trong tư thế chờ đợi chỉ thị của Bộ Chính Trị. Họ xa cách, lạnh lùng với các GS còn kẹt lại. Các Gs ngơ ngác, đúng cảnh "hàng thần lơ láo" của Nguyễn Du, tuy bị bắt buộc phải thua cuộc. Vẫn vỏ ngoài, qua những cuộc tiếp xúc, họ giả vờ tìm cách ve vãn, mời mọc, nhưng "nói zậy nhưng không phải zậy". Các GS miền Nam đúng ngồi không yên, không biết phải làm gì, không biết đi đâu, hoang mang, chán nản. Ðiều xúc phạm đầu tiên là cách xưng hô "anh chị" kỳ cục. Trước kia có tôn ti trật tự, là thầy, là Gs, là ông, bà. Giờ đây là anh chị cá mè một lứa. Thậm chí ông Mục còn khôi hài nói "trường sở vốn là của mình, nơi mình làm việc dạy học bao nhiêu năm, bây giờ không biết là sẽ đi tiểu ở đâu ?"

Hà Nội lộ mặt thật qua vụ ông Lê Trí Viễn vào Nam "lên lớp" các thầy miền Nam. Ông cán bộ giáo dục này tấn công nền sư phạm miền Nam nặng nề. Ông ta chê là miền Nam không có một giáo trình quy củ, đàng hòang, không có cuốn sách nào là sách giáo khoa chính thức, không có một tác phẩm nào tiêu biểu cho sư phạm của một nền đại học. (Ông Lê Trí Viễn đã dùng nền giáo dục một chiều, chật chội của chế độ, để so sánh với chủ trương nền dục khai phóng ở miền Nam). Ông ta dùng những lời đả kích mạnh mẽ, vì ông ta ở thế thượng phong, thế của kẻ thắng. Gs Mục là Trưởng Ban Việt-Hán đại diện cho nhóm sư phạm bại trận (trong nhóm có Gs Trương Văn Chình là Gs ngôn ngữ học nổi tiếng).
 

Mở đầu ông Mục cũng nói vài lời khiêm tốn, nhưng càng về sau, càng bực bội, nên hơi mất bình tĩnh, tấn công trở lại nhóm Gs miền Bắc. Ông cho biết ông đã đọc hết tài liệu giảng dạy dành cho giáo sinh miền Bắc và đánh giá rằng những tài liệu đó cũng không có giá trị cao, chỉ đáng quay ronéo phát cho giáo sinh làm tài liệu nội bộ thôi. Ông cũng phản pháo lại, cho biết là ngoài ấy cũng không có tác phẩm giáo khoa nào xứng đáng.

Một chuyện khác diễn ra để chúng ta thấy cái máy móc, một chiều của Hà Nội. Ông Hoàng Xuân Nhị được coi là một Gs gạo cội, từng đi du học bên Pháp và Liên Xô, vào Sài Gòn thuyết trình về thơ của HCM. Ông ta nói dài dòng về cuốn Ngục Trung Nhật Ký trước cử tọa cũng coi như các học viên, là các Gs đại học, trong đó có các Gs Phạm Xuân Quảng, Lý Công Cần... 

Sau bài thuyết trình, họ buộc các Gs phải thảo luận về nội dung cuốn sách. Mọi người ngỡ ngàng, vì chưa ai đọc cuốn nhật ký xa lạ này cả, làm sao có đủ dữ kiện để thảo luận, thu hoạch? Các Gs bán cái, đùn đẩy cho ông Mục "vì ông rành chữ Hán" lên tiếng. Ông Mục tuy chỉ là lần đầu tiên nghe nói về Ngục Trung Nhật Ký, nhưng với phản ứng mau lẹ và với kinh nghiệm giảng dạy văn chương lâu năm, ông bắt ngay được những khuyết điểm của cuốn sách. Ông cho biết cuốn thơ đó có bốn khuyết điểm (Vì không đủ thì giờ phát thanh, ông Mục chỉ nêu lên hai khuyết điểm).

·   Thứ nhất thể thơ trong đó phần lớn là thơ bảy chữ bốn câu, thất ngôn tứ tuyệt. Thơ bảy chữ là thơ trang trọng, nghiêm túc, còn thơ lục bát là thơ dân tộc, bình dân, nhưng dịch thất ngôn sang lục bát dễ bị loãng, câu thừa, câu thiếu, tại sao lại dịch như thế. Diễn giả họ Hoàng ngẫm nghĩ rồi trả lời: "Ðể thỉnh thị ý kiến ở "trên" sẽ trả lời sau". Thấy cái lúng túng, e ngại, tránh né của diễn giả là các Gs miền Nam hiểu ngay được số kiếp văn nô miền Bắc đồng thời hiểu được tương lai của mình.

·   Câu hỏi và là thắc mắc thứ hai: Trong bài thơ Thụy Bất Trước (Không Ngủ Được) có câu: "Mộng hồn hoàn nhiễm ngũ tiêm tinh" phải dịch là Sao năm cánh nhọn mộng hồn quanh, tại sao lại dịch là : Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh ? Kể ra ông Mục đã uống thuốc liều, đã dám mó vào dái ngựa, dám đụng đến lá đảng kỳ của họ. Tất nhiên là Hòang Xuân Nhị phải vội vàng tránh né ngay, nói như vẹt là "sẽ trả lời sau khi thỉnh thị ý kiến ở trên”. Ðám văn nô, văn thi sĩ cung đình biết là dịch gượng, sai và ẩu, nhưng cố nhét sao vàng vào đó để ca tụng là Bác tuy bị tù nhưng lúc nào cũng nghĩ đến Non sông Đất nước. Ðó là do câu thành ngữ Trung Quốc "ngũ tinh liên châu" hàm ý diễn tả chuyện lành báo trước, chuyện sum họp vui vẻ giữa vợ chồng.

Ðáp câu hỏi, giới văn học giáo dục miền Nam có thường gặp giới giáo dục, văn học miền Bắc không, GS Mục cho biết phần nhiều là "họ đến gặp tôi, tôi ít khi tìm gặp họ". Trong số đó có nói chuyện với ông Hồ Lê, Nguyễn Ðổng Chi, Trần Văn Giàu. 

Riêng ông Nguyễn Công Bình nhiều lần mời cộng tác, nhưng tôi tìm mọi cách để từ chối. Cuộc tiếp xúc với Gs Nguyễn Ðổng Chi, bạn với tôi hồi còn ở Hà Nội trước 1945 là đáng ghi nhớ nhất. Gs Nguyễn Ðổng Chi là một học giả nổi tiếng, tác giả cuốn "Cổ Văn Học sử", đã từng là Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội. Ông Chi mời ông Mục đến nói chuyện ở Trung tâm Ngôn ngữ, trong một phòng dành riêng cho Gs. Sau nửa giờ nói chuyện, ôn chuyện cũ, bàn chuyện ngày nay, ông Mục hơi ngạc nhiên thấy ông Chi khóc, nước mắt tràn xuống hai gò má. 

Ông Chi vừa khóc vừa bảo bạn :
- Nếu không, anh cũng sẽ phải đóng kịch với họ như tôi thôi. Trong bao nhiêu năm nay, tôi đã phải đóng kịch với họ mãi rồi !

Còn gì đau khổ cho bằng một trí thức, một kẻ sĩ không dám sống thật với mình, với người, luôn luôn phải giả dối để sinh tồn. Ông Chi đã chí tình khuyên ông Mục, vì tay ông đã bị nhúng chàm, ông đã lỡ, phải theo lao luôn. 

Ông Mục cũng gặp nhà thơ Xuân Diệu, ông Mục hỏi ông Xuân Diệu :
- Sao anh không còn sáng tác như xưa nữa ?
- Tôi vẫn sáng tác như ngày xưa.
- Chúng tôi không được đọc bài thơ nào của anh hay như ngày xưa nữa!
- Tôi có viết cho tôi nữa đâu. Tôi viết cho quần chúng đấy chứ. Họ có trình độ thấp, ít học, do đó tôi không thể viết ra những gì gọi là tinh hoa của tôi được.
- Vây anh có tin những gì anh viết cho họ không ?  Xuân Diệu vẫn lừng khừng nói :
- Việc gì phải tin. Cần gì phải tin !!!

Qua cách trả lời của Xuân Diệu, chúng ta thấy ông ta vẫn còn tự kiêu, vẫn nuối tiếc thủơ xa xưa, đồng thời cũng vẫn sợ mất lập trường, tiêu thẻ đảng. Một nhà thơ công thần của chế độ phát biểu là không tin những tín điều mình truyền bá ra cho quần chúng, sẽ được đảng đối xử ra sao? 

Ông Mục cũng tiếp Trần Văn Giàu khi tay lý thuyết gia cổ thụ này mò đến dụ dổ. Sau cơn địa chấn 30-4, ông Mục cũng như các Gs đại học khác bị cướp mất nhà dành riêng cho các Gs đường Duy Tân, ông phải thuê một căn phòng ọp ẹp ở khu lao động. Không hiểu lấy đâu ra tin tức, ông Giàu lò mò kiếm được nhà. Ông vừa đến trước cửa nhà thì bị vấp ngã xuống, ông Mục chạy ra nâng ông ta dậy. 

Năm đó ông Mục ngòai 60, còn ông Giàu cỡ ngoài 70, tóc bạc phơ, vừa vào đến nhà, ông Giàu nói ngay :
- Ông nên ở lại Việt Nam làm việc cho Đất nước với chúng tôi.
- Tại sao cụ lại để ý đến tôi thế ? Tôi cũng chỉ là một người dạy học bình thường như mọi người khác thôi.
- Tôi đã đọc sách của ông. Ông viết rất đạt. Ông khác người ta chứ, ông có đủ ba điều kiện để làm một nhà nghiên cứu, giảng dạy. Một là phải thông hiểu Hán và Nôm mới đi vào văn hóa Việt Nam được, ưu điểm hai là biết hai sinh ngữ Pháp, Anh để hiểu phương pháp luận và nghiên cứu rộng rãi hơn. Ba là phải có tài viết văn. Nhiều người nói và dạy học thì được, nhưng không viết được.
- Tôi sang Canada vì được gia đình bảo lãnh qua. Rất tiếc tôi không ở lại làm việc chung với cụ và các ông được. Tôi thấy có Gs Nguyễn Văn Trung và Gs Linh mục Thanh Lãng dạy học rất giỏi. Ông Trần Văn Giàu lắc đầu :
- Ông Trung chưa phải là nhà nghiên cứu văn học, ông ấy chỉ là một ký giả khá thôi. Còn ông Thanh Lãng thì chỉ nên giảng đạo trong nhà thờ hơn là giảng ở trường đại học.

Sau đó ít lâu họ có mời Gs Thanh Lãng tiếp tục giảng dạy. Ông Mục nói: "Nghĩ cũng tức cười, một người thì giục đi đi, một người thì kèo nài nên ở lại". Sau đó ông có dịp đọc những tài liệu do ông Thanh Lãng viết, giảng, nói chuyện sau này và nói: "Tôi thấy tội nghiệp, ái ngại cho ông ta quá. Ông Thanh Lãng đã phải nói, phải viết những gì về Tôn giáo, văn học và ngôn ngữ học mà chế độ muốn ông viết". Nghe nói sau này khi tỉnh ngộ, ông tỏ ý chống đối và bị họ đánh thuốc độc chết (?).

® Ðể trả lời Gs Trần Công Thiện hỏi là do động cơ nào thúc đẩy mà Gs Lê Hữu Mục đã viết cuốn "Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký", tác giả cho biết :

"Chính là do bài thuyết trình của ông Hoàng Xuân Nhị, sơ khởi đã khiến tôi chú ý đến cuốn thơ nhật ký đó. Không phải là do văn chương trác tuyệt và tư tưởng cao siêu gì mà là tôi đặt nhiều nghi vấn. Những cán bộ thơ văn, phê bình, khảo cứu gì đó của Viện Văn Học đã dùng cái chổi phù thủy thổi phồng lên, lừa dối chính họ, lừa dối dân chúng và nịnh bợ lãnh tụ kiếm chút cơm thừa canh cặn. Ðúng như nhà thơ, nhà văn Vi Khuê ở Washington DC đã nhận xét: "Chẳng có giá trị gì để chúng ta phải chú ý tới nó".

"Sau nữa là khi tôi bị tù về tội vượt biên, trong trại tù lập một tủ sách, có cuốn nhật ký đó, tôi mượn về đọc vì có in chữ Hán trong đó. Những bạn tù người Hoa (Trung Quốc) đọc xong và họ ngạc nhiên lắm. Họ nói giọng văn thơ này là của người Tàu, không phải lối viết, lối nói của người Việt, chúng tôi thấy quen thuộc lắm. Họ nói đúng ý tôi làm tôi càng chú tâm phải đọc kỹ. Rõ ràng trong sách có tên ông già Lý người Tàu, ai cũng để ý đến ông già này. Phải chăng chính ông già không rõ lý lịch này mới là tác giả đích thực của tập thơ ?

"Kịp đến khi tôi sang đến Canada, gặp lúc Văn Bút Việt Nam đang thời kỳ tái lập ở Hải ngoạị Anh em Văn Bút lúc đó hoạt động hăng lắm, có nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, có nhà văn Trà Lũ, tức Gs Trần Trung Lương đồng nghiệp với tôi. Anh em giục giã tôi viết để nói lên sự thật. Viết lên không phải để chê về mặt văn chương và tư tưởng, phải lên tiếng vì sự mập mờ đánh lận con đen, chuyện nhận vơ, chuyện Hồ Chí Minh đạo văn. Anh em ở hải ngoại bảo nhau phải tìm mọi cách để xóa bỏ cái huyền thoại Hồ Chí Minh, chuyện Hồ Chí Minh sẽ được tôn vinh là nhà văn hóa lớn quốc tế do UNESCO công nhận. Dạo đó có phong trào "No HO" nổi lên đòi hủy bỏ vụ tuyên dương vô lý này. Tôi cố gắng viết, chỉ nội trong một tháng là xong. Tôi gửi loạt bài này đăng trên tạp chí Làng Văn của nhà báo, nhà thơ Cung Vũ Nguyễn Hữu Nghĩa và nhà báo Nguyên Hương.

"Tôi viết chưa xong thì ông Gs tiến sĩ Nguyễn Văn Trần bên Paris biết được, ông bay qua Montréal gặp tôi ngay. Tuy viết chưa xong ông cũng lấy một phần rồi cùng với bác sĩ Nguyễn Ngọc Qùy, nhà hoạt động tôn giáo xã hội Võ Văn Ái dịch sang Pháp văn. Các ông ấy họat động tích cực lắm. Vì trụ sở UNESCO ở Âu Châu nên tranh đấu rất thuận tiện. Thấy có tài liệu chứng minh phủ nhận sự nghiệp văn hóa ma, UNESCO sáng suốt và mau chóng hủy bỏ vụ tôn vinh. Vì HCM không biết làm thơ, cũng chẳng phải là nhà văn học, văn hóa gì cả. Ông ta chỉ là kẻ ăn cắp thơ.

"Cũng chuyện ma giáo, lừa bịp tương tự thời còn ở Pháp. Theo Ls Phan Văn Trường thì Hồ Chí Minh mánh khóe, khôn vặt lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. Trong khi đó những nhà cách mạng miền Nam giỏi Pháp văn khi viết báo chống thực dân Pháp, ngay trên đất Pháp, đều ký bút hiệu là Nguyễn Ái Quấc, đánh vần theo miền Nam. Ðó là một bút hiệu chung của nhiều tác giả các bài báo. Họ Hồ lấy tên như vậy, nếu nội dung bài báo có giá trị thì người ta tưởng lầm với bút hiệu Nguyễn Ái Quấc. Còn bài dở thì ông ta sẽ cãi là tôi ký tên là Quốc chứ có lấy bút hiệu Quấc của các ông đâu!

"Khi cuốn sách của tôi ra mắt độc giả, chắc chắn là giới văn nô cộng sản bên kia đại dương cũng đọc. Họ bồn chồn, nhức nhối phải tìm cách đối phó lại sự thật qua những lụận lý vững chắc, hợp lẽ phải. Họ tập trung chất xám lại ra một cuốn sách dày gấp bốn sách của tôi để tìm cách chứng minh là Bác của họ cũng biết làm thơ. Nhưng trước sau gì cũng giấu đầu hở đuôi.

"Họ đánh lừa độc giả trong nước là cuốn sách của tôi ra sau tập sách của họ. Họ nói sách tôi ra năm 1990, còn sách họ ra năm 1989. Sự thật là các bài viết của tôi đã đăng từng kỳ trên tạp chí "Làng Văn" từ năm 1989, đến năm 1990 mới in thành sách. Còn sách của họ phát hành năm 1990, nhưng đề lui năm lại là 1989 !

"Lại nữa, đề sách đã là lời thú nhận: "Suy nghĩ lại về Ngục Trung Nhật Ký". Tại sao lại phải suy nghĩ lại, có vấn đề mới phải suy nghĩ lại. Họ xác nhận là trong thời chiến họ phải dùng những lời dao to búa lớn để tuyên truyền, họ thú nhận là đã "cường điệu", mà cường điệu là exagerate, là lớn lối, bịa đặt thêm. Họ bảo phải làm thế để tạo một quan niệm sáng tác gương mẫu, là phải theo hướng sáng tác như thơ của bác, bình dân và trong thơ phải có thép (chiến đấu tính).

"Trước sau gì chỉ là một vụ bịp, một tấn kịch đóng rất vụng. HCM úp mở nhận là thơ của mình. Ðám nô bộc văn nghệ cung đình dùng ống đu đủ thổi phồng lên rất lố bịch. Một chứng cớ không thể chối cãi là ngoài bìa sách ghi năm tác giả bị tù là 29-8-1932 đến 10-9-1933. Trong khi HCM đã bị Quốc Dân Ðảng bắt và cầm tù ở bên Tầu sau gần 10 năm, vào năm 1942 - 1943 thôi. Trong Tổng Tập Văn học của Hà Nội tại tập 38 trang 507 có in lại hình bìa, nhưng lại xóa bỏ ngày tháng tù của nguyên bản. Rõ ràng có sự che giấu, khuất tất. (1)

"Ngay Gs Ðặng Thái Mai, bố vợ Võ Nguyên Giáp cũng thắc mắc về soạn niên cuốn nhật ký. Ông là nhà giáo nổi tiếng, một học giả, lúc đó đang nhận nhiệm vụ hiệu đính lại cuốn thơ. Ông đặt câu hỏi thẳng với Hồ Chí Minh là ai dám đề năm tháng kỳ quặc là năm 1932 - 1933, đây lại là tác phẩm của lãnh tụ cao nhất nước ? HCM không trả lời. Sau này bí thế quá, Viện Văn Học trả lời vắn tắt rằng: Ðề năm 1932 - 33 là sai, phải là năm 1942 - 43 mới đúng. Rằng HCM ghi như thế để đánh lừa quân cai ngục của Tàu. Cách trả lời rất vắn tắt, gượng ép, không có lời giải thích minh bạch, thỏa đáng. (1)

"Nói chung tập "Suy nghĩ lại về Ngục Trung Nhật Ký" có đến sáu phần mười đồng ý với tôi, phần còn lại họ chưa đồng ý. Cuốn sách không dám phản bác lại từng điểm, chỉ có ý xác nhận là bác có biết làm thơ chữ Hán, lờ chuyện đạo văn đi. Ở Việt Nam không ai dám nói tới cuốn sách vạch mặt của tôi nữa. Tuy nhiên các thày cô giáo rất khó trả lời trong giờ ngữ văn, nếu có học sinh hỏi : Sao nghe nói thơ đó không phải là thơ của bác ? (1)

"Cũng nhờ vậy, sau vụ tôn vinh hụt, Hà Nội đã chùn lại, không dám tâng bốc quá đáng thơ thẩn của HCM nữa" 

(Ban Biên tập : Vụ tôn vinh hụt nầy đến năm 2005 thì hoàn toàn bị lật tẩy với các chứng cứ hoàn toàn xác thực. Hiện nay Hà Nội rất lúng túng chuyện trơ trẽn nầy, nhưng vẫn ngoan cố tiếp tục lừa gạt sinh viên, nhất là học sinh nhỏ tuổi. Xem “Lật Tẩy mạo danh UNESCO lừa gạt 84 triệu Dân VN & Quốc tế” ở Tư liệu Phụ lục 5, 2005)

Họ ở thế bị động, phải đấu dịu với Gs Lê Hữu Mục

Ông nói: "Tôi thuộc lòng câu kết tập sách dày cộm của họ : Người ta nói : Bỏ gươm xuống thì thành Phật. Thánh Phaolô khi cầm gươm là kẻ thù của Thiên Chúa giáo. Bỏ gươm xuống là bạn của Thiên Chúa giáo. Tác phẩm của ông Lê Hữu Mục, thực chất là hành động giơ dao lên. Chúng tôi không biết ông sẽ làm gì với con dao đó. Chúng tôi đề nghị ông nên hạ dao xuống thì hơn".

Gs Mục cũng không hiểu họ muốn nói điều gì. Giáo sư kết thúc bằng một câu đủ gói ghém câu chuyện khi được hỏi là : Ông nghĩ gì về cái gọi là Tư tưởng HCM, họ thường rêu rao ?

- "Tôi không thể nào cho rằng HCM có một tư tưởng. Một tư tưởng lớn đáng bàn đến phải có một hệ thống triết lý, hơn nữa phải có một chương trình hành động sát lý thuyết, sát triết thuyết đó. HCM không có cả hai điều kiện ấy, không thể gọi là tư tưởng được. Chính HCM không nhận mình là một nhà tư tưởng, một nhà thơ. Ông ta thú thực với một nhà báo Pháp là ông ta chỉ là một ký giả thôi. Họ gán cho tôi là tác giả các bài thơ, tôi có làm được nhiều thơ thế đâu!"

Thực đúng như nhiều người đã khẳng định: HCM không có tư tưởng, chỉ có khẩu hiệu thôi. Mấy khẩu hiệu đó ai cũng có thể nói được, chế ra được : Ðoàn kết là sống, chia rẽ là chết; Không có gì quý hơn độc lập tự do; Ta nhất định thắng, địch nhất định thua thì đứa con nít lên 5 tuổi cũng nói được. HCM còn "đỡ nhẹ" câu "Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người" của Tầu ngày xưa. Như thế hiển nhiên là không thể khoác cho HCM chiếc áo huyền thoại được, chỉ đáng gọi là Huyễn Thoại HCM thôi.

@Tinh Vệ (Diệu Tần)
--------------------------------
(1) Tất cả các cuốn Tiểu sử của HCM do CSVN xuất bản đều ghi tương tự rằng: 

“HCM bị Chính quyền Quốc Dân đảng của Tưởng Giới Thạch (TGT) bắt giam 14 tháng khoảng từ 28.8.1942 đến cuối tháng 10.1943, tại 18 nhà lao thuộc 13 huyện, thị trấn, thuộc vùng Quế Lâm, Liễu Châu, Trung Quốc, với những điều kiện giam nhốt cực kỳ khắc nghiệt thối tha, sức khỏe rất yếu, lại phải mang vác đồ đạc để chuyển trại giam liên miên đến 17 lần, tổng cộng phải đi bộ đến hàng  ngàn cây số”. 

Thế mà HCM quá “siêu giỏi” làm được đến 134 bài thơ tuyệt tác bằng chữ Hán, mỗi tháng hơn 10 bài, rồi giả ghi ngoài bìa là từ 29.8.1931 – 10.9.1933 để qua mặt bọn TGT ! Một điều rất quái dị là tất cả quan quân TGT hoặc “quá văn minh lịch sự và quá khờ khạo chưa hề có trên thế giới”, hoặc HCM có phép thần thông “thôi miên mà (che hoặc làm hoa mắt) mắt” bọn quan quân cai ngục TGT cho chúng như mù hết, nên cả một tập thơ khá dày chửi rủa chế độ nhà tù TGT đến như thế, dễ thấy đến như thế mà bọn họ cũng đành bất lực để yên cho “bác” mang vào ra nhà tù như vào ra thư viện đến những 18 lần xuất nhập 18 trại giam! Thật y như Tề Thiên Đại Thánh ! 

Người mạn phép tác giả viết thêm chú thích nầy đã kinh qua các nhà tù 04 lần (08 trại giam) 01 lần  thời Đệ nhị Cộng hòa, 03 lần dưới chế độ Cộng sản sau 1975, thấy rõ : cho dù các CA CSVN hiện nay đã “văn minh độ lượng” đến thế, thì một cái kim, một tờ giấy các tù nhân cũng không sao mang lén vào phòng giam lọt (trừ ra khi được cố ý lờ đi), thì làm sao vào thời TGT rất “gian ác tàn bạo” mà “bác vĩ đại của Dân tộc VN” lại có thể đủ giấy bút mực kim chỉ để làm đến 134 bài thơ, đóng gọn thành một tập khá đẹp, chưa kể hoặc không cần nháp, ngoài bìa còn vẽ hình minh họa hẵn hoi ! Nguyên một chi tiết “khó tin còn hơn chạy bộ lên trời” như thế mà bao nhiêu năm, bao thế hệ “trí thức” miền Bắc (và cả một số học giả ngoại quốc nữa) vẫn cứ “bị bịt mắt” lại mà nghiền ngẫm và ca tụng những “vần thơ trác tuyệt” của “nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại" đại bịp HCM !

Gần đây Ông Lê Văn Ấn đã viết : “Trong tập thơ Ngục Trung Nhật Ký mà  Hồ Chí Minh hí hửng giao cho thuộc hạ dịch ra thơ nôm, cho in cả 2 triệu cuốn, phổ biến cho Nhân dân “học tập thơ Bác” có lộ ra bài “Thế Lộ Nan III :

Trung thành, ngã bản vô tâm cứu
Khước bị hiềm nghi tố Hán gian
Xử thế nguyên lai phi dị dị
Nhi kim xử thế cánh nan nan !

Giáo sư Lê Hữu Mục dịch :

Trung thành, ta vốn lòng không thẹn
Lại bị hiềm nghi làm Hán gian
Vốn biết là đời không dễ xử
Ðến nay càng khó xử muôn vàn !

Bài thơ này là chứng cớ Hồ Chí Minh ăn cắp thơ của một người Hán, vì Hồ Chí Minh  là người Việt – nên chỉ làm được Việt gian, làm sao có thể làm được Hán gian !”

Thật quá tội nghiệp cho biết bao học sinh và sinh viên VN “thời đại HCM” này đã bị buộc phải nhai nhét bao vần thơ đạo chích ấy!!! Nếu HCM không ăn cắp tập thơ nầy của người khác, thì cũng là ngụy tạo, chắc chắn rõ ràng không thể khác được; cũng chỉ là tuồng một duộc như “Đại tác phẩm dỏm” tự tạo nên hình ảnh “Cha già Dân tộc rất mực thánh thiện”, tự ca tụng mình trong “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” do Trần Zân Tiên là “soạn giả” nhưng đích thị chính HCM đại bợm mới là “soạn thật”, đã là “sách gối đầu giường” của bao thế hệ “đoàn thanh niên CS–HCM” và “trí thức” của cả một chế độ CSVN “cực kỳ tối tăm và quá buồn cười” đến độ nhiều học giả gọi là “đống phân tư tưởng HCM...” như Giác Thư của Trần Nhu gửi các Tướng lãnh & Binh sĩ QĐNDVN ngày 01-01-2006... 

 

 

 

 

Thế Giới Người Việt

 

 

Hải Nguyễn chuyển

 

 

 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

HUYỄN THOẠI HAY HUYỀN THOẠI

"Trước sau gì chỉ là một vụ bịp, một tấn kịch đóng rất vụng. HCM úp mở nhận là thơ của mình. Ðám nô bộc văn nghệ cung đình

Tinh Vệ (Diệu Tần)

 

Ghi chú thêm 10-01-2007

 

 

(Hội Văn Hóa Việt phỏng vấn Gs Lê Hữu Mục về HCM)

 

Hình bên: Trang bìa quyển sách "Ngục Trung Nhật Ký"

 

"Trước sau gì chỉ là một vụ bịp, một tấn kịch đóng rất vụng. HCM úp mở nhận là thơ của mình. Ðám nô bộc văn nghệ cung đình dùng ống đu đủ thổi phồng lên rất lố bịch. Một chứng cớ không thể chối cãi là ngoài bìa sách ghi năm tác giả bị tù là 29-8-1932 đến 10-9-1933. Trong khi HCM đã bị Quốc Dân Ðảng bắt và cầm tù ở bên Tầu sau gần 10 năm, vào năm 1942 - 1943 thôi. Trong Tổng Tập Văn học của Hà Nội tại tập 38 trang 507 có in lại hình bìa, nhưng lại xóa bỏ ngày tháng tù của nguyên bản. Rõ ràng có sự che giấu, khuất tất. (1)"

 

 

 

Gs Lê Hữu Mục

Nhân chuyến Hoa Kỳ Du, học giả Lê Hữu Mục có dành cho chương trình phát thanh của Hội Văn Hóa Việt một cuộc phỏng vấn tại San Jose, California. Bài phỏng vấn này do Gs Trần Công Thiện, đồng nghiệp của Gs Lê Hữu Mục tại Ðại học Sư phạm Sài Gòn, và Ls Ðỗ Doãn Quế thực hiện ngày 8.6.2003, phát thanh sáng và chiều chủ nhật, đồng thời đưa lên Internet, website của Ðài Quê Hương. Chúng tôi dựa theo những câu trả lời của GS Mục, sắp xếp lại, bàn thêm, viết thành bài này.

Học giả Lê Hữu Mục là Gs Ðại học Văn khoa và Sư phạm, Tiến sĩ thủ khoa Văn chương Việt Nam dành cho các Gs đại học 1970. Ông còn là nhà biên khảo, phê bình văn học, nghiên cứu triết học và tôn giáo và là nhạc sĩ nữa. Ngoài khoảng trên 20 tựa sách, những bài diễn văn, bài báo, ông đã viết cuốn "Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký" (1989-90) gây nhức nhối cho Cộng sản Việt Nam (CSVN). 


Cuốn sách này ông ra sức tập trung ý chí và khả năng hoàn thành chỉ trong một tháng. Sở dĩ ông phải viết nhanh như vậy để kịp phá vỡ huyền thoại HCM, "Nhân vật Văn hóa Quốc tế mà Tổ chức UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc) dự định tôn vinh. Ðây là chuyện cũ, nhưng cho đến bây giờ vẫn là mới cần nhắc lại để dẹp cái phao xẹp "Tư tưởng Hồ Chí Minh" mà nhóm bạo quyền cố bám vào để tàn Dân hại Nước.

Với phương pháp dùng textology (văn bản học), hệ thống hóa lại, tìm ra những mâu thuẫn và sai lầm rất vững vàng, tác giả đã minh chứng rằng : HCM  là kẻ đạo văn (đạo : ăn cắp, ăn cắp văn người khác). Chúng ta đã biết người CS dùng bất cứ phương tiện nào dù xấu xa, vô nhân, vô đạo, vô luân nhất để đạt đến mục tiêu. Mượn đầu heo nấu cháo, lợi dụng xương máu Dân lành để nhận công của đảng mình chưa đủ, họ còn muốn làm Anh hùng Văn hóa Quốc tế nữa. Nhóm bồi bút Viện Văn Học Hà Nội dựa trên sự mạo nhận của HCM, ăn cắp văn của người khác, để thổi phồng tập thơ nhật ký lên một cách lố bịch và trơ trẽn.

Mở đầu cuộc phỏng vấn ông Mục cho biết sau ngày 30.4.1975 ông tìm đường đào thoát mấy lần nhưng đều thất bại. Trong những Gs ÐH Sư Phạm bị kẹt lại có ông Khoa trưởng Trần Văn Tấn, Gs Trần Kim Nơ. Những người chủ mới của Trường Sư Phạm miền Nam, ngoài miệng thì nói những câu : đoàn kết, xóa bỏ hận thù, hòa giải Bắc Nam, nhưng trên thực tế chỉ là những lời giả dối, xảo trá. Họ hứa hẹn nhiều, nhưng chẳng thực hiện được gì. Họ ở trong tư thế chờ đợi chỉ thị của Bộ Chính Trị. Họ xa cách, lạnh lùng với các GS còn kẹt lại. Các Gs ngơ ngác, đúng cảnh "hàng thần lơ láo" của Nguyễn Du, tuy bị bắt buộc phải thua cuộc. Vẫn vỏ ngoài, qua những cuộc tiếp xúc, họ giả vờ tìm cách ve vãn, mời mọc, nhưng "nói zậy nhưng không phải zậy". Các GS miền Nam đúng ngồi không yên, không biết phải làm gì, không biết đi đâu, hoang mang, chán nản. Ðiều xúc phạm đầu tiên là cách xưng hô "anh chị" kỳ cục. Trước kia có tôn ti trật tự, là thầy, là Gs, là ông, bà. Giờ đây là anh chị cá mè một lứa. Thậm chí ông Mục còn khôi hài nói "trường sở vốn là của mình, nơi mình làm việc dạy học bao nhiêu năm, bây giờ không biết là sẽ đi tiểu ở đâu ?"

Hà Nội lộ mặt thật qua vụ ông Lê Trí Viễn vào Nam "lên lớp" các thầy miền Nam. Ông cán bộ giáo dục này tấn công nền sư phạm miền Nam nặng nề. Ông ta chê là miền Nam không có một giáo trình quy củ, đàng hòang, không có cuốn sách nào là sách giáo khoa chính thức, không có một tác phẩm nào tiêu biểu cho sư phạm của một nền đại học. (Ông Lê Trí Viễn đã dùng nền giáo dục một chiều, chật chội của chế độ, để so sánh với chủ trương nền dục khai phóng ở miền Nam). Ông ta dùng những lời đả kích mạnh mẽ, vì ông ta ở thế thượng phong, thế của kẻ thắng. Gs Mục là Trưởng Ban Việt-Hán đại diện cho nhóm sư phạm bại trận (trong nhóm có Gs Trương Văn Chình là Gs ngôn ngữ học nổi tiếng).
 

Mở đầu ông Mục cũng nói vài lời khiêm tốn, nhưng càng về sau, càng bực bội, nên hơi mất bình tĩnh, tấn công trở lại nhóm Gs miền Bắc. Ông cho biết ông đã đọc hết tài liệu giảng dạy dành cho giáo sinh miền Bắc và đánh giá rằng những tài liệu đó cũng không có giá trị cao, chỉ đáng quay ronéo phát cho giáo sinh làm tài liệu nội bộ thôi. Ông cũng phản pháo lại, cho biết là ngoài ấy cũng không có tác phẩm giáo khoa nào xứng đáng.

Một chuyện khác diễn ra để chúng ta thấy cái máy móc, một chiều của Hà Nội. Ông Hoàng Xuân Nhị được coi là một Gs gạo cội, từng đi du học bên Pháp và Liên Xô, vào Sài Gòn thuyết trình về thơ của HCM. Ông ta nói dài dòng về cuốn Ngục Trung Nhật Ký trước cử tọa cũng coi như các học viên, là các Gs đại học, trong đó có các Gs Phạm Xuân Quảng, Lý Công Cần... 

Sau bài thuyết trình, họ buộc các Gs phải thảo luận về nội dung cuốn sách. Mọi người ngỡ ngàng, vì chưa ai đọc cuốn nhật ký xa lạ này cả, làm sao có đủ dữ kiện để thảo luận, thu hoạch? Các Gs bán cái, đùn đẩy cho ông Mục "vì ông rành chữ Hán" lên tiếng. Ông Mục tuy chỉ là lần đầu tiên nghe nói về Ngục Trung Nhật Ký, nhưng với phản ứng mau lẹ và với kinh nghiệm giảng dạy văn chương lâu năm, ông bắt ngay được những khuyết điểm của cuốn sách. Ông cho biết cuốn thơ đó có bốn khuyết điểm (Vì không đủ thì giờ phát thanh, ông Mục chỉ nêu lên hai khuyết điểm).

·   Thứ nhất thể thơ trong đó phần lớn là thơ bảy chữ bốn câu, thất ngôn tứ tuyệt. Thơ bảy chữ là thơ trang trọng, nghiêm túc, còn thơ lục bát là thơ dân tộc, bình dân, nhưng dịch thất ngôn sang lục bát dễ bị loãng, câu thừa, câu thiếu, tại sao lại dịch như thế. Diễn giả họ Hoàng ngẫm nghĩ rồi trả lời: "Ðể thỉnh thị ý kiến ở "trên" sẽ trả lời sau". Thấy cái lúng túng, e ngại, tránh né của diễn giả là các Gs miền Nam hiểu ngay được số kiếp văn nô miền Bắc đồng thời hiểu được tương lai của mình.

·   Câu hỏi và là thắc mắc thứ hai: Trong bài thơ Thụy Bất Trước (Không Ngủ Được) có câu: "Mộng hồn hoàn nhiễm ngũ tiêm tinh" phải dịch là Sao năm cánh nhọn mộng hồn quanh, tại sao lại dịch là : Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh ? Kể ra ông Mục đã uống thuốc liều, đã dám mó vào dái ngựa, dám đụng đến lá đảng kỳ của họ. Tất nhiên là Hòang Xuân Nhị phải vội vàng tránh né ngay, nói như vẹt là "sẽ trả lời sau khi thỉnh thị ý kiến ở trên”. Ðám văn nô, văn thi sĩ cung đình biết là dịch gượng, sai và ẩu, nhưng cố nhét sao vàng vào đó để ca tụng là Bác tuy bị tù nhưng lúc nào cũng nghĩ đến Non sông Đất nước. Ðó là do câu thành ngữ Trung Quốc "ngũ tinh liên châu" hàm ý diễn tả chuyện lành báo trước, chuyện sum họp vui vẻ giữa vợ chồng.

Ðáp câu hỏi, giới văn học giáo dục miền Nam có thường gặp giới giáo dục, văn học miền Bắc không, GS Mục cho biết phần nhiều là "họ đến gặp tôi, tôi ít khi tìm gặp họ". Trong số đó có nói chuyện với ông Hồ Lê, Nguyễn Ðổng Chi, Trần Văn Giàu. 

Riêng ông Nguyễn Công Bình nhiều lần mời cộng tác, nhưng tôi tìm mọi cách để từ chối. Cuộc tiếp xúc với Gs Nguyễn Ðổng Chi, bạn với tôi hồi còn ở Hà Nội trước 1945 là đáng ghi nhớ nhất. Gs Nguyễn Ðổng Chi là một học giả nổi tiếng, tác giả cuốn "Cổ Văn Học sử", đã từng là Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội. Ông Chi mời ông Mục đến nói chuyện ở Trung tâm Ngôn ngữ, trong một phòng dành riêng cho Gs. Sau nửa giờ nói chuyện, ôn chuyện cũ, bàn chuyện ngày nay, ông Mục hơi ngạc nhiên thấy ông Chi khóc, nước mắt tràn xuống hai gò má. 

Ông Chi vừa khóc vừa bảo bạn :
- Nếu không, anh cũng sẽ phải đóng kịch với họ như tôi thôi. Trong bao nhiêu năm nay, tôi đã phải đóng kịch với họ mãi rồi !

Còn gì đau khổ cho bằng một trí thức, một kẻ sĩ không dám sống thật với mình, với người, luôn luôn phải giả dối để sinh tồn. Ông Chi đã chí tình khuyên ông Mục, vì tay ông đã bị nhúng chàm, ông đã lỡ, phải theo lao luôn. 

Ông Mục cũng gặp nhà thơ Xuân Diệu, ông Mục hỏi ông Xuân Diệu :
- Sao anh không còn sáng tác như xưa nữa ?
- Tôi vẫn sáng tác như ngày xưa.
- Chúng tôi không được đọc bài thơ nào của anh hay như ngày xưa nữa!
- Tôi có viết cho tôi nữa đâu. Tôi viết cho quần chúng đấy chứ. Họ có trình độ thấp, ít học, do đó tôi không thể viết ra những gì gọi là tinh hoa của tôi được.
- Vây anh có tin những gì anh viết cho họ không ?  Xuân Diệu vẫn lừng khừng nói :
- Việc gì phải tin. Cần gì phải tin !!!

Qua cách trả lời của Xuân Diệu, chúng ta thấy ông ta vẫn còn tự kiêu, vẫn nuối tiếc thủơ xa xưa, đồng thời cũng vẫn sợ mất lập trường, tiêu thẻ đảng. Một nhà thơ công thần của chế độ phát biểu là không tin những tín điều mình truyền bá ra cho quần chúng, sẽ được đảng đối xử ra sao? 

Ông Mục cũng tiếp Trần Văn Giàu khi tay lý thuyết gia cổ thụ này mò đến dụ dổ. Sau cơn địa chấn 30-4, ông Mục cũng như các Gs đại học khác bị cướp mất nhà dành riêng cho các Gs đường Duy Tân, ông phải thuê một căn phòng ọp ẹp ở khu lao động. Không hiểu lấy đâu ra tin tức, ông Giàu lò mò kiếm được nhà. Ông vừa đến trước cửa nhà thì bị vấp ngã xuống, ông Mục chạy ra nâng ông ta dậy. 

Năm đó ông Mục ngòai 60, còn ông Giàu cỡ ngoài 70, tóc bạc phơ, vừa vào đến nhà, ông Giàu nói ngay :
- Ông nên ở lại Việt Nam làm việc cho Đất nước với chúng tôi.
- Tại sao cụ lại để ý đến tôi thế ? Tôi cũng chỉ là một người dạy học bình thường như mọi người khác thôi.
- Tôi đã đọc sách của ông. Ông viết rất đạt. Ông khác người ta chứ, ông có đủ ba điều kiện để làm một nhà nghiên cứu, giảng dạy. Một là phải thông hiểu Hán và Nôm mới đi vào văn hóa Việt Nam được, ưu điểm hai là biết hai sinh ngữ Pháp, Anh để hiểu phương pháp luận và nghiên cứu rộng rãi hơn. Ba là phải có tài viết văn. Nhiều người nói và dạy học thì được, nhưng không viết được.
- Tôi sang Canada vì được gia đình bảo lãnh qua. Rất tiếc tôi không ở lại làm việc chung với cụ và các ông được. Tôi thấy có Gs Nguyễn Văn Trung và Gs Linh mục Thanh Lãng dạy học rất giỏi. Ông Trần Văn Giàu lắc đầu :
- Ông Trung chưa phải là nhà nghiên cứu văn học, ông ấy chỉ là một ký giả khá thôi. Còn ông Thanh Lãng thì chỉ nên giảng đạo trong nhà thờ hơn là giảng ở trường đại học.

Sau đó ít lâu họ có mời Gs Thanh Lãng tiếp tục giảng dạy. Ông Mục nói: "Nghĩ cũng tức cười, một người thì giục đi đi, một người thì kèo nài nên ở lại". Sau đó ông có dịp đọc những tài liệu do ông Thanh Lãng viết, giảng, nói chuyện sau này và nói: "Tôi thấy tội nghiệp, ái ngại cho ông ta quá. Ông Thanh Lãng đã phải nói, phải viết những gì về Tôn giáo, văn học và ngôn ngữ học mà chế độ muốn ông viết". Nghe nói sau này khi tỉnh ngộ, ông tỏ ý chống đối và bị họ đánh thuốc độc chết (?).

® Ðể trả lời Gs Trần Công Thiện hỏi là do động cơ nào thúc đẩy mà Gs Lê Hữu Mục đã viết cuốn "Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký", tác giả cho biết :

"Chính là do bài thuyết trình của ông Hoàng Xuân Nhị, sơ khởi đã khiến tôi chú ý đến cuốn thơ nhật ký đó. Không phải là do văn chương trác tuyệt và tư tưởng cao siêu gì mà là tôi đặt nhiều nghi vấn. Những cán bộ thơ văn, phê bình, khảo cứu gì đó của Viện Văn Học đã dùng cái chổi phù thủy thổi phồng lên, lừa dối chính họ, lừa dối dân chúng và nịnh bợ lãnh tụ kiếm chút cơm thừa canh cặn. Ðúng như nhà thơ, nhà văn Vi Khuê ở Washington DC đã nhận xét: "Chẳng có giá trị gì để chúng ta phải chú ý tới nó".

"Sau nữa là khi tôi bị tù về tội vượt biên, trong trại tù lập một tủ sách, có cuốn nhật ký đó, tôi mượn về đọc vì có in chữ Hán trong đó. Những bạn tù người Hoa (Trung Quốc) đọc xong và họ ngạc nhiên lắm. Họ nói giọng văn thơ này là của người Tàu, không phải lối viết, lối nói của người Việt, chúng tôi thấy quen thuộc lắm. Họ nói đúng ý tôi làm tôi càng chú tâm phải đọc kỹ. Rõ ràng trong sách có tên ông già Lý người Tàu, ai cũng để ý đến ông già này. Phải chăng chính ông già không rõ lý lịch này mới là tác giả đích thực của tập thơ ?

"Kịp đến khi tôi sang đến Canada, gặp lúc Văn Bút Việt Nam đang thời kỳ tái lập ở Hải ngoạị Anh em Văn Bút lúc đó hoạt động hăng lắm, có nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, có nhà văn Trà Lũ, tức Gs Trần Trung Lương đồng nghiệp với tôi. Anh em giục giã tôi viết để nói lên sự thật. Viết lên không phải để chê về mặt văn chương và tư tưởng, phải lên tiếng vì sự mập mờ đánh lận con đen, chuyện nhận vơ, chuyện Hồ Chí Minh đạo văn. Anh em ở hải ngoại bảo nhau phải tìm mọi cách để xóa bỏ cái huyền thoại Hồ Chí Minh, chuyện Hồ Chí Minh sẽ được tôn vinh là nhà văn hóa lớn quốc tế do UNESCO công nhận. Dạo đó có phong trào "No HO" nổi lên đòi hủy bỏ vụ tuyên dương vô lý này. Tôi cố gắng viết, chỉ nội trong một tháng là xong. Tôi gửi loạt bài này đăng trên tạp chí Làng Văn của nhà báo, nhà thơ Cung Vũ Nguyễn Hữu Nghĩa và nhà báo Nguyên Hương.

"Tôi viết chưa xong thì ông Gs tiến sĩ Nguyễn Văn Trần bên Paris biết được, ông bay qua Montréal gặp tôi ngay. Tuy viết chưa xong ông cũng lấy một phần rồi cùng với bác sĩ Nguyễn Ngọc Qùy, nhà hoạt động tôn giáo xã hội Võ Văn Ái dịch sang Pháp văn. Các ông ấy họat động tích cực lắm. Vì trụ sở UNESCO ở Âu Châu nên tranh đấu rất thuận tiện. Thấy có tài liệu chứng minh phủ nhận sự nghiệp văn hóa ma, UNESCO sáng suốt và mau chóng hủy bỏ vụ tôn vinh. Vì HCM không biết làm thơ, cũng chẳng phải là nhà văn học, văn hóa gì cả. Ông ta chỉ là kẻ ăn cắp thơ.

"Cũng chuyện ma giáo, lừa bịp tương tự thời còn ở Pháp. Theo Ls Phan Văn Trường thì Hồ Chí Minh mánh khóe, khôn vặt lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. Trong khi đó những nhà cách mạng miền Nam giỏi Pháp văn khi viết báo chống thực dân Pháp, ngay trên đất Pháp, đều ký bút hiệu là Nguyễn Ái Quấc, đánh vần theo miền Nam. Ðó là một bút hiệu chung của nhiều tác giả các bài báo. Họ Hồ lấy tên như vậy, nếu nội dung bài báo có giá trị thì người ta tưởng lầm với bút hiệu Nguyễn Ái Quấc. Còn bài dở thì ông ta sẽ cãi là tôi ký tên là Quốc chứ có lấy bút hiệu Quấc của các ông đâu!

"Khi cuốn sách của tôi ra mắt độc giả, chắc chắn là giới văn nô cộng sản bên kia đại dương cũng đọc. Họ bồn chồn, nhức nhối phải tìm cách đối phó lại sự thật qua những lụận lý vững chắc, hợp lẽ phải. Họ tập trung chất xám lại ra một cuốn sách dày gấp bốn sách của tôi để tìm cách chứng minh là Bác của họ cũng biết làm thơ. Nhưng trước sau gì cũng giấu đầu hở đuôi.

"Họ đánh lừa độc giả trong nước là cuốn sách của tôi ra sau tập sách của họ. Họ nói sách tôi ra năm 1990, còn sách họ ra năm 1989. Sự thật là các bài viết của tôi đã đăng từng kỳ trên tạp chí "Làng Văn" từ năm 1989, đến năm 1990 mới in thành sách. Còn sách của họ phát hành năm 1990, nhưng đề lui năm lại là 1989 !

"Lại nữa, đề sách đã là lời thú nhận: "Suy nghĩ lại về Ngục Trung Nhật Ký". Tại sao lại phải suy nghĩ lại, có vấn đề mới phải suy nghĩ lại. Họ xác nhận là trong thời chiến họ phải dùng những lời dao to búa lớn để tuyên truyền, họ thú nhận là đã "cường điệu", mà cường điệu là exagerate, là lớn lối, bịa đặt thêm. Họ bảo phải làm thế để tạo một quan niệm sáng tác gương mẫu, là phải theo hướng sáng tác như thơ của bác, bình dân và trong thơ phải có thép (chiến đấu tính).

"Trước sau gì chỉ là một vụ bịp, một tấn kịch đóng rất vụng. HCM úp mở nhận là thơ của mình. Ðám nô bộc văn nghệ cung đình dùng ống đu đủ thổi phồng lên rất lố bịch. Một chứng cớ không thể chối cãi là ngoài bìa sách ghi năm tác giả bị tù là 29-8-1932 đến 10-9-1933. Trong khi HCM đã bị Quốc Dân Ðảng bắt và cầm tù ở bên Tầu sau gần 10 năm, vào năm 1942 - 1943 thôi. Trong Tổng Tập Văn học của Hà Nội tại tập 38 trang 507 có in lại hình bìa, nhưng lại xóa bỏ ngày tháng tù của nguyên bản. Rõ ràng có sự che giấu, khuất tất. (1)

"Ngay Gs Ðặng Thái Mai, bố vợ Võ Nguyên Giáp cũng thắc mắc về soạn niên cuốn nhật ký. Ông là nhà giáo nổi tiếng, một học giả, lúc đó đang nhận nhiệm vụ hiệu đính lại cuốn thơ. Ông đặt câu hỏi thẳng với Hồ Chí Minh là ai dám đề năm tháng kỳ quặc là năm 1932 - 1933, đây lại là tác phẩm của lãnh tụ cao nhất nước ? HCM không trả lời. Sau này bí thế quá, Viện Văn Học trả lời vắn tắt rằng: Ðề năm 1932 - 33 là sai, phải là năm 1942 - 43 mới đúng. Rằng HCM ghi như thế để đánh lừa quân cai ngục của Tàu. Cách trả lời rất vắn tắt, gượng ép, không có lời giải thích minh bạch, thỏa đáng. (1)

"Nói chung tập "Suy nghĩ lại về Ngục Trung Nhật Ký" có đến sáu phần mười đồng ý với tôi, phần còn lại họ chưa đồng ý. Cuốn sách không dám phản bác lại từng điểm, chỉ có ý xác nhận là bác có biết làm thơ chữ Hán, lờ chuyện đạo văn đi. Ở Việt Nam không ai dám nói tới cuốn sách vạch mặt của tôi nữa. Tuy nhiên các thày cô giáo rất khó trả lời trong giờ ngữ văn, nếu có học sinh hỏi : Sao nghe nói thơ đó không phải là thơ của bác ? (1)

"Cũng nhờ vậy, sau vụ tôn vinh hụt, Hà Nội đã chùn lại, không dám tâng bốc quá đáng thơ thẩn của HCM nữa" 

(Ban Biên tập : Vụ tôn vinh hụt nầy đến năm 2005 thì hoàn toàn bị lật tẩy với các chứng cứ hoàn toàn xác thực. Hiện nay Hà Nội rất lúng túng chuyện trơ trẽn nầy, nhưng vẫn ngoan cố tiếp tục lừa gạt sinh viên, nhất là học sinh nhỏ tuổi. Xem “Lật Tẩy mạo danh UNESCO lừa gạt 84 triệu Dân VN & Quốc tế” ở Tư liệu Phụ lục 5, 2005)

Họ ở thế bị động, phải đấu dịu với Gs Lê Hữu Mục

Ông nói: "Tôi thuộc lòng câu kết tập sách dày cộm của họ : Người ta nói : Bỏ gươm xuống thì thành Phật. Thánh Phaolô khi cầm gươm là kẻ thù của Thiên Chúa giáo. Bỏ gươm xuống là bạn của Thiên Chúa giáo. Tác phẩm của ông Lê Hữu Mục, thực chất là hành động giơ dao lên. Chúng tôi không biết ông sẽ làm gì với con dao đó. Chúng tôi đề nghị ông nên hạ dao xuống thì hơn".

Gs Mục cũng không hiểu họ muốn nói điều gì. Giáo sư kết thúc bằng một câu đủ gói ghém câu chuyện khi được hỏi là : Ông nghĩ gì về cái gọi là Tư tưởng HCM, họ thường rêu rao ?

- "Tôi không thể nào cho rằng HCM có một tư tưởng. Một tư tưởng lớn đáng bàn đến phải có một hệ thống triết lý, hơn nữa phải có một chương trình hành động sát lý thuyết, sát triết thuyết đó. HCM không có cả hai điều kiện ấy, không thể gọi là tư tưởng được. Chính HCM không nhận mình là một nhà tư tưởng, một nhà thơ. Ông ta thú thực với một nhà báo Pháp là ông ta chỉ là một ký giả thôi. Họ gán cho tôi là tác giả các bài thơ, tôi có làm được nhiều thơ thế đâu!"

Thực đúng như nhiều người đã khẳng định: HCM không có tư tưởng, chỉ có khẩu hiệu thôi. Mấy khẩu hiệu đó ai cũng có thể nói được, chế ra được : Ðoàn kết là sống, chia rẽ là chết; Không có gì quý hơn độc lập tự do; Ta nhất định thắng, địch nhất định thua thì đứa con nít lên 5 tuổi cũng nói được. HCM còn "đỡ nhẹ" câu "Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người" của Tầu ngày xưa. Như thế hiển nhiên là không thể khoác cho HCM chiếc áo huyền thoại được, chỉ đáng gọi là Huyễn Thoại HCM thôi.

@Tinh Vệ (Diệu Tần)
--------------------------------
(1) Tất cả các cuốn Tiểu sử của HCM do CSVN xuất bản đều ghi tương tự rằng: 

“HCM bị Chính quyền Quốc Dân đảng của Tưởng Giới Thạch (TGT) bắt giam 14 tháng khoảng từ 28.8.1942 đến cuối tháng 10.1943, tại 18 nhà lao thuộc 13 huyện, thị trấn, thuộc vùng Quế Lâm, Liễu Châu, Trung Quốc, với những điều kiện giam nhốt cực kỳ khắc nghiệt thối tha, sức khỏe rất yếu, lại phải mang vác đồ đạc để chuyển trại giam liên miên đến 17 lần, tổng cộng phải đi bộ đến hàng  ngàn cây số”. 

Thế mà HCM quá “siêu giỏi” làm được đến 134 bài thơ tuyệt tác bằng chữ Hán, mỗi tháng hơn 10 bài, rồi giả ghi ngoài bìa là từ 29.8.1931 – 10.9.1933 để qua mặt bọn TGT ! Một điều rất quái dị là tất cả quan quân TGT hoặc “quá văn minh lịch sự và quá khờ khạo chưa hề có trên thế giới”, hoặc HCM có phép thần thông “thôi miên mà (che hoặc làm hoa mắt) mắt” bọn quan quân cai ngục TGT cho chúng như mù hết, nên cả một tập thơ khá dày chửi rủa chế độ nhà tù TGT đến như thế, dễ thấy đến như thế mà bọn họ cũng đành bất lực để yên cho “bác” mang vào ra nhà tù như vào ra thư viện đến những 18 lần xuất nhập 18 trại giam! Thật y như Tề Thiên Đại Thánh ! 

Người mạn phép tác giả viết thêm chú thích nầy đã kinh qua các nhà tù 04 lần (08 trại giam) 01 lần  thời Đệ nhị Cộng hòa, 03 lần dưới chế độ Cộng sản sau 1975, thấy rõ : cho dù các CA CSVN hiện nay đã “văn minh độ lượng” đến thế, thì một cái kim, một tờ giấy các tù nhân cũng không sao mang lén vào phòng giam lọt (trừ ra khi được cố ý lờ đi), thì làm sao vào thời TGT rất “gian ác tàn bạo” mà “bác vĩ đại của Dân tộc VN” lại có thể đủ giấy bút mực kim chỉ để làm đến 134 bài thơ, đóng gọn thành một tập khá đẹp, chưa kể hoặc không cần nháp, ngoài bìa còn vẽ hình minh họa hẵn hoi ! Nguyên một chi tiết “khó tin còn hơn chạy bộ lên trời” như thế mà bao nhiêu năm, bao thế hệ “trí thức” miền Bắc (và cả một số học giả ngoại quốc nữa) vẫn cứ “bị bịt mắt” lại mà nghiền ngẫm và ca tụng những “vần thơ trác tuyệt” của “nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại" đại bịp HCM !

Gần đây Ông Lê Văn Ấn đã viết : “Trong tập thơ Ngục Trung Nhật Ký mà  Hồ Chí Minh hí hửng giao cho thuộc hạ dịch ra thơ nôm, cho in cả 2 triệu cuốn, phổ biến cho Nhân dân “học tập thơ Bác” có lộ ra bài “Thế Lộ Nan III :

Trung thành, ngã bản vô tâm cứu
Khước bị hiềm nghi tố Hán gian
Xử thế nguyên lai phi dị dị
Nhi kim xử thế cánh nan nan !

Giáo sư Lê Hữu Mục dịch :

Trung thành, ta vốn lòng không thẹn
Lại bị hiềm nghi làm Hán gian
Vốn biết là đời không dễ xử
Ðến nay càng khó xử muôn vàn !

Bài thơ này là chứng cớ Hồ Chí Minh ăn cắp thơ của một người Hán, vì Hồ Chí Minh  là người Việt – nên chỉ làm được Việt gian, làm sao có thể làm được Hán gian !”

Thật quá tội nghiệp cho biết bao học sinh và sinh viên VN “thời đại HCM” này đã bị buộc phải nhai nhét bao vần thơ đạo chích ấy!!! Nếu HCM không ăn cắp tập thơ nầy của người khác, thì cũng là ngụy tạo, chắc chắn rõ ràng không thể khác được; cũng chỉ là tuồng một duộc như “Đại tác phẩm dỏm” tự tạo nên hình ảnh “Cha già Dân tộc rất mực thánh thiện”, tự ca tụng mình trong “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” do Trần Zân Tiên là “soạn giả” nhưng đích thị chính HCM đại bợm mới là “soạn thật”, đã là “sách gối đầu giường” của bao thế hệ “đoàn thanh niên CS–HCM” và “trí thức” của cả một chế độ CSVN “cực kỳ tối tăm và quá buồn cười” đến độ nhiều học giả gọi là “đống phân tư tưởng HCM...” như Giác Thư của Trần Nhu gửi các Tướng lãnh & Binh sĩ QĐNDVN ngày 01-01-2006... 

 

 

 

 

Thế Giới Người Việt

 

 

Hải Nguyễn chuyển

 

 

 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm