Truyện Ngắn & Phóng Sự

Hành Quân Vùng Bà Hom - Trương Dưỡng

Sau khi về hậu cứ ở trong trại Hoàng Hoa Thám, cả tiểu đoàn được xả trại một tuần, lúc đó tôi đang nằm chữa trị tại bệnh viện Đỗ Vinh thì Thiếu tá Bảo, Tiểu Đoàn Phó

Trận Chiến Vùng Ven Đô hay Tết Mậu Thân đợt II 

http://nguyennaman.files.wordpress.com/2009/04/huy-hieu-dai-doi-cua-tieu-doan-9-lu-doan-1-nhay-du.jpg?w=719&h=164

    Sau khi về hậu cứ ở trong trại Hoàng Hoa Thám, cả tiểu đoàn được xả trại một tuần, lúc đó tôi đang nằm chữa trị tại bệnh viện Đỗ Vinh thì Thiếu tá Bảo, Tiểu Đoàn Phó, gọi về tiểu đoàn để nhận bàn giao chức vụ đại đội trưởng Đại đội 91 Nhảy Dù. Rồi ra nhà hàng Bồng Lai dự tiệc khao quân của Tiểu đoàn trưởng.

     Trung Tá Nhã, Đại uý Thành,...đã được thăng cấp đặc cách mặt trận, riêng tôi vì mới lên Trung uý vài tháng nên được Nhành Dương Liễu (anh dũng bội tinh tuyên dương trước quân đội) và hai chiến thương bội tinh (bị thương ba chỗ: lỗ tai trái, đùi phải, tại trận Quảng Trị, và lưng mang đầy mảnh cắm sâu vào nhiều nơi hiểm quá nên không dám mổ!).

    Lợi dụng tiểu đoàn xả trại, tôi vội lên xe đò về quê thăm vợ con. Nhưng phải ghé qua Cần Thơ lo tìm máy bay, vì đường về Vĩnh Bình bị phá đứt nhiều đoạn và chưa được an ninh.

    Tối hôm đó, tôi vào ngủ tạm nhà Vãng Lai của Quân Đoàn IV. Tại đây gặp một Thiếu tá khoá 4 Thủ Đức, anh nầy đưa tôi ra phi trường Trà Nốc kiếm được phi công L-19 chở về Trà Vinh. Sau nầy tôi có ghé thăm anh ở đường Nguyễn Minh Chiếu, Phú Nhuận; anh dẫn tôi vô Phòng Ba Tổng Tham Mưu để gặp bạn cùng khoá là Trưởng Phòng (hoặc phụ tá Trưởng Phòng gì đó?). Lúc ấy tôi đang mang cấp bậc đại uý, đủ tiêu chuẩn, nên anh ghi tên trong danh sách khoá 4 Quân Chánh để học xong sẽ làm Quận Trưởng. Vì cứ đi đánh giặc triền miên, tôi cũng muốn an nhàn một lúc để được sống gần vợ con. Nhưng Sư Đoàn Dù hỏi vị tiểu đoàn trưởng có chịu cho đi không và tôi thất vọng vì họ không muốn mất đi con gà chọi cứng cựa nầy!

    Về tới Vĩnh Bình, người Dì Sáu của bà xã bảo chúng tôi lại ở chung, vì xung quanh tỉnh lỵ vẫn còn du kích, mỗi tối chúng cứ bắt loa tuyên truyền từ bên kia bờ sông. Lúc đó tôi còn vết thương đầy lưng chưa lành, mỗi ngày nhờ bà xã thay băng. Nằm trên lầu mà xung quanh giường ngủ chứa toàn là đồng hồ, máy may, radio, cassette,....cũ (Vì đây là tiệm cầm đồ và bán vàng).

    Khoảng nửa tháng sau thì tiểu đoàn di chuyển ra Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp để “Trui rèn” lại. Vì lần nầy hao tổn quá nhiều, tân binh bổ sung cần được huấn luyện giống y tiểu đoàn mới tân lập như hai năm về trước (trong vòng có hai năm mà có quá nhiều thay đổi, không biết rồi đây hai năm tới nữa sẽ ra sao?). Cuộc hành quân thao dượt cuối khoá kỳ nầy đặc biệt hơn lần trước, toàn bộ TĐ9ND sẽ thực tập nhảy dù trận, tất cả quân nhân, xe Jeep, GMC, và cả các khẩu pháo 105 ly cũng được thả dù từ phi cơ C-123 xuống một khu rừng, cách thị xã Bà Rịa khoảng 10 cây số. Sau khi nhảy xuống, các đại đội tác chiến bỏ dù tại chỗ và lập tức nhào lên tấn công mục tiêu chỉ định. Toán tiếp liệu lo thu nhặt dù, pháo binh lo bãi để kịp thời làm màn khói cho cuộc thao dượt.

    Trước khi vào đề về trận chiến Mậu Thân Đợt II, tôi muốn nói sơ về “Người ở lại Charlie” Nguyễn Đình Bảo. Anh xuất thân trường VBQG Khóa 14 Đà Lạt. Từng là võ sĩ huyền đai nhu đạo, nhưng anh rất khiêm tốn hiền hòa, thường giúp đỡ đàn em; khi lâm trận, anh lúc nào cũng có mặt ở tuyến đầu .

    Có lần Đại đội tôi được chỉ định đi tiền phong và chạm nặng tại rừng Long Giang, Tây Ninh, gần Bộ Chỉ Huy Cục R. Căn cứ vào hầm hố và vũ khí, thì quân số địch ước lượng cỡ cấp trung đoàn. Với phòng không và hỏa tiễn 122 ly liên tiếp dội đúng vào đội hình của chúng tôi. Lúc đó anh Bảo chỉ ngồi cách tôi khoảng 20 thước, đột nhiên đứng dậy đi về phía tôi, thì bỗng nghe “Ầm” một tiếng. Một quả pháo rơi đúng ngay chỗ anh vừa ngồi. Thật là hú vía, nếu quả đạn sớm chừng 30 giây thì Nhật Trường sẽ không có thể đặt ra bài ca nổi tiếng “Người ở lại Charlie” sắp kể sau đây :

    Chuyện xảy ra vào lúc mùa hè đỏ lửa, khi đó Trung tá Bảo là Tiểu Đoàn Trưởng TĐ11ND. Đơn vị anh đóng quân trên trục ngã ba (trục nhánh, nối tiếp của đường mòn Hồ chí Minh từ Lào, để chở quân, vũ khí tại Tân Cảnh, Kontum) nhằm ngăn chận các tuyến tiếp tế của địch từ Bắc vào Nam. Vì vậy đỉnh Charlie là cái gai mà VC phải nhổ bằng mọi giá. Họ đã pháo kích thường xuyên và tung nhiều đợt tấn công trận địa, với sự yểm trợ hùng hậu của chiến xa T-54, hỏa tiễn 155ly, và 122ly. Anh Bảo, anh Mễ, và ngay cả bác sĩ, truyền tin, cùng y tá tiểu đoàn cũng phải ôm súng ra hố chiến đấu, để chống trả lại các đợt tấn công tiền pháo hậu xung vô cùng ác liệt của địch.

    Một hôm, Lữ Đoàn Trưởng đáp trực thăng xuống Charlie để thị sát, tôi cũng tháp tùng để vào thăm toán Tác Chiến Điện Tử (lúc đó tôi làm Biệt Đội Trưởng trực thuộc Phòng Hành Quân Sư Đoàn), do thiếu uý Chinh làm Trưởng Toán.

    Anh Bảo chỉ cho phái đoàn thấy con đường đất to lớn (ăn thông với đường mòn Hồ Chí Minh ở bên Lào), nằm cheo leo giữa sườn đồi, chính nơi đây xe vận tải địch đã từng chạy qua lại suốt đêm, giống như “Xa lộ không đèn”.

     Bác sĩ tiểu đoàn chỉ vào các dãy đồi xung quanh, nơi địch thường đặt súng từ bên kia núi bắn thẳng vào Charlie. Tôi thấy Chinh và các chiến sĩ Tiểu Đoàn 11 ND, mặt mày bơ phờ hốc hác, có lẽ vì hôm qua phải thức suốt đêm, để chống trả lại các đợt tấn kích của địch. Khi tôi vừa về tới căn cứ Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn khoảng vài tiếng đồng hồ, thì bỗng nghe báo cáo trong máy truyền tin rằng địch bắt đầu pháo kích Căn Cứ Charlie dữ dội. Ngay sáng hôm sau, chúng tấn công ồ ạt và đã xung phong tràn ngập căn cứ.

    Bất ngờ, một tin như sét đánh ngang tai: Trung Tá Nguyễn Đình Bảo đã hy sinh vì một trái pháo loại xuyên phá nổ chậm rơi trúng ngay hầm của anh!! Lúc đó tôi đứng trong phòng Trung Tâm Hành Quân Tiền Phương Sư Đoàn, thấy Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh SĐND và các Sĩ Quan Tham Mưu, ai nấy đều bàng hoàng xúc động!...

    Tôi nghe trong máy truyền tin, tiếng anh Mễ báo cáo là địch đã vào tới BCH Tiểu Đoàn, chúng tràn ngập căn cứ. Anh xin phi pháo oanh tạc ngay đỉnh Charlie, đồng thời mở đường máu rút lui. Đại tá Lương (đang xử lý Lữ Đoàn II) bảo Mễ cố gắng lấy xác anh Bảo. Lúc đó anh Mễ, anh Hải đã bó sẵn vào poncho định khiêng về; nhưng địch đã tấn công ồ ạt quá, nên hai người đành cắn răng bỏ lại! Hơn nữa hôm đó Thiếu tá Mễ còn phải điều động và dẫn dắt cả đơn vị vượt núi, băng rừng đồng thời tìm cách tránh phục binh truy kích của địch.

    Căn Cứ Charlie chẳng những chôn vùi xác anh hùng Nguyễn Đình Bảo mà còn nhiều chiến sĩ dũng cảm khác, trong đó có Thiếu úy Chinh của Biệt Đội chúng tôi! Chị Bảo với cảnh vợ góa con côi, đã vận động các nơi lập hội giúp đỡ cô nhi quả phụ. Sau ngày mất nước, trước khi qua Mỹ, tôi có đến từ giả Chị, trông thấy cảnh nhà thật tiêu điều, đồ đạc bán sạch, để lấy tiền trang trải cho con trai cưng của anh Bảo, tên Bảo Tường, đang theo Đại Học Y Khoa. Qua lời anh Có, trung tá Quân Cảnh, ở nhà đối diện, nói chị là người đức hạnh, hiền thục trong cư xá sĩ quan Chí Hoà, khiến ai nấy đều khâm phục.
http://farm9.staticflickr.com/8292/7799845404_a45d092852_c.jpg

    Bây giờ xin bắt đầu câu chuyện “Tôi tham dự các trận đánh vùng Ven Đô”. Lúc tiểu đoàn đang tập nhảy dù trận, thì được lịnh khẩn cấp về Sàigòn để chống trả cuộc Tổng Tấn Công Đợt II. Khi các phi cơ C-47 đưa chúng tôi về tới phi trường Tân Sơn Nhứt, Đại Đội 91 của tôi được điều động thẳng đi bảo vệ Dinh Độc Lập. Các đại đội khác ở tại Hậu Cứ tiểu đoàn, ứng chiến 100%.

    Để bảo vệ vòng ngoài Phủ, tôi bố trí các trung đội tại vườn Tao Đàn, trường JJ Rousseau, trường Đại Học Văn Khoa, Bộ Ngoại Giao, và Ban Chỉ Huy Đại Đội cùng Trung Đội 4 đóng ở cao ốc Nguyễn Du, cạnh nhà báo Thời Luận của Tướng Tôn Thất Đính. Lúc mới vừa đóng quân xong, Tướng Đính cho anh sĩ quan cận vệ tới gọi tôi qua văn phòng gặp ông. Có lẽ với tình hình đang hỗn độn mà được đơn vị Nhảy Dù tới ở bên cạnh, thì thật là yên tâm. Tướng Đính vỗ vai tôi và nói:

    __ Em có cần gì qua giúp đỡ hay không?

    __ Dạ thưa không, cám ơn Trung Tướng.

    Sau khi xuề xòa đôi câu, ông bảo anh cận vệ đưa tôi đi ăn một bữa cơm xã giao thịnh soạn.

    Tối đến, khoảng 2 giờ khuya, chợt nghe nhiều tiếng súng nổ hướng trường Đại Học Văn Khoa, tôi vội bắt máy truyền tin, nghe Chuẩn uý Trứ báo cáo có nhiều bóng đen mang súng, xuất hiện ở đường Gia Long. Tôi vội dẫn Trung Đội Chỉ Huy tới ngay hiện trường; đến nơi thấy binh sĩ của Trứ đã tước súng của mấy anh cảnh sát trước nhà hàng Thanh Thế. Ngay sau đó, trong phủ Tổng Thống, nghe có tiếng súng nổ, Đại tá Trưởng Phòng Cận Vệ Nhan Văn Thiệt, Thiếu Tá Tư (khoá 13 ĐL), và một số sĩ quan cận vệ chạy xe Jeep có gắn đại liên đến. Tiếp đó bên cảnh sát Đô Thành có các ông Cò Quận Nhì, Cò Long bót Lê Văn Ken, Cò He bót Tao Đàn cũng đều có mặt. Đây chỉ là một sự hiểu lầm, vì nửa đêm khuya vắng, binh sĩ của Trứ thấy bóng người mang súng, không biết đó là cảnh sát. Lúc ấy trùng hợp với sự pháo kích bằng nhiều loạt đạn hỏa tiễn 122 ly, phát xuất từ bên kia Thủ Thiêm.

    Trước mặt Đại tá Thiệt và mấy ông Cò, các Cảnh sát viên mặt mày hãy còn ngơ ngác nói :

    - Lính Nhảy Dù bộ mình đồng da sắt, sao không sợ chết gì hết vậy? Vừa nghe tiếng súng là đã thấy họ hô xung phong và nhào tới như chớp, khiến chúng tôi hết hồn chưa kịp trở tay, thì đã bị họ tước súng rồi!

    Đại tá Thiệt, Thiếu tá Tư, người nào cũng có đeo bằng Dù trước ngực, nghe nói cũng hãnh diện lây, nên cứ cười hỉ hả khoái chí. Sáng hôm sau, không biết các anh báo cáo với Tổng Thống thế nào, mà họ đã chở vào vườn Tao Đàn cho một xe vận tải chất đầy những thùng đồ hộp Ration C và còn có thêm mấy chục ngàn tiền thưởng để ủy lạo binh sĩ.

    Thật ra trong những lúc tập dượt đội hình chiến đấu và phản ứng cấp thời khi chạm địch. Tôi thường giải thích với binh sĩ là khi bị địch bắn, dù mình có quay lưng chạy, cũng không thể nào nhanh hơn tầm đạn bay và dễ dàng làm mục tiêu cho địch từ từ ngấm bắn. Nếu ta cứ liều mạng hô xung phong (để áp đảo tinh thần) và nhào tới bắn trả, địch sẽ khiếp sợ quíu tay, do đó có thể từ đường tử, tìm đường sanh. Đơn vị tôi đã dùng chiến thuật nầy nhiều lần và rất hữu hiệu, chẳng hạn như trận vừa rồi ở ngã tư nhà thờ La Vang đã kể ở phần trên. Lúc ấy dân chúng có nói lại: vì chúng tôi xung phong thần tốc quá, nên có một số địch còn kẹt lại, trốn kỹ trong hầm trú ẩn của nhà dân, chờ rút đi họ mới dám ló đầu ra.

    Từ đó về sau, mỗi buổi sáng, Thiếu tá Đỗ Quang Tư và các sĩ quan trong Phủ thường tới rủ tôi đi ăn điểm tâm. Cò Long bót Lê văn Ken cũng thường dẫn đi ăn ở các nơi sang trọng trong Thủ Đô như khách sạn Lê Văn, Nam Đô, tôm cá Phù Tang ở Cầu Kho. Lần nào tôi cũng có gọi máy rủ anh Bảo đi chung. Cò Long biết sĩ quan Dù không có tiền, anh thường lén đút vào túi tôi và có lần khi hành quân ở Tây Ninh, anh đã gởi cho cặp rượu Martell, đang ở trong rừng mà có rượu ngon, thật là quí vô cùng.

     Lúc đó tại chợ Cây Quéo, Gò Vấp, Tiểu đoàn 9 Dù đang chạm địch mạnh. Liên Đoàn 81 Biệt Cách được lịnh tăng cường 2 đại đội(trong đó có một Đại đội trưởng là Bùi Cao Thăng, K20ĐL,hiện định cư tại Nam Cali) để làm thành phần tấn công đột kích càn quét đám du kích. Nơi đây chúng đang bám trụ trong Tịnh Xá Trung Tâm, cạnh chuồng ngựa. Tiểu đoàn trưởng, Trung tá Nhã, đề nghị rút đại đội tôi từ phủ Tổng Thống về tăng cường. Sư đoàn đã đánh đi nhiều công điện, nhưng có lẽ vì anh Tư, anh Thiệt cố tình giữ lại, nên chần chờ hết vài hôm.

    Mãi tới khi có tin đại đội trưởng Tèo tử trận, họ mới chịu buông cho đại đội đi. Cũng vì sự chần chừ trì hoãn nầy, khiến vị Tiểu đoàn trưởng nổi giận. Khi đại đội vừa xuống tới Cây Quéo, trong một ngày mà ông bắt đánh hết mặt Nam rồi lại qua mặt Tây. Dẹp xong mặt Tây rồi lại tới mặt Bắc.

    Đánh trong Thành phố thật khó khăn vô cùng, thường phải leo cửa sổ, chui qua tường, vì các ngõ hẻm đều có súng thượng liên địch chực sẵn. Lúc đó có nhiều Phóng viên Chiến trường đi theo chụp ảnh phỏng vấn, họ cũng rất gan dạ, đi theo sát cuộc tiến quân. Khi đến mặt Bắc thuộc khu vực chuồng ngựa, tại đây địch kiên trì cố thủ, chúng tôi phải dùng thật nhiều lựu đạn cay và thùng “Cà rem” E8 hơi ngộp. Khói cay bay mịt mù khắp khu vực, địch chịu không nổi phải chạy bỏ điểm cố thủ, nhờ vậy mới chiếm được tịnh xá của Ni sư Huỳnh Liên. Ngược lại binh sĩ cũng bị cay mắt tơi bời, dù có đeo mặt nạ mà cũng chịu không nổi. Tôi bị cay mắt quá, phải chạy đi tìm lu nước, úp mặt một thời gian mới đỡ được phần nào.
http://farm9.staticflickr.com/8432/7827680424_5d5dd13167_c.jpg

     Đụng trận suốt ngày, Đại đội tôi bị tổn thất khoảng năm người, thật là một ngày dài trong đời binh nghiệp! Chỉ một ngày mà dẹp yên được vùng Cây Quéo; đây cũng nhờ địch đã thấm mệt vì bị thiệt hại nhiều khi chạm trán với các Đại đội Dù tới trước, và đã chịu các trận đột kích tài tình của các chiến sĩ Biệt Cách 81. Nhất là nhờ sự dũng cảm của anh em Đại đội 91 Dù cùng với loạt hơi cay mù mịt, khiến chúng dù có ngoan cố bám trụ (danh từ VC) tới đâu cũng giống như chuột trốn kín trong hang, cũng đành phải chịu chui ra khỏi ổ. Trận nầy tuy toàn thắng, nhưng địch không theo lời kêu gọi đầu hàng. Họ đã nghe đồn tin vịt là lính Nhảy Dù dữ tợn, nếu đầu hàng sẽ bị móc mắt cắt lỗ tai, nhờ vậy TQLC hưởng trọn chiến quả, vì địch đã đầu thú toàn bộ với họ.

      Sau khi dẹp yên chợ Cây Quéo, thay vì được về hậu cứ nghỉ dưỡng quân, nhưng BTL Sư đoàn lại điều động Tiểu đoàn 9 ND ra thẳng vùng Ven Đô. Chúng tôi bố trí quân gần Ấp Đồn, thuộc quận Hốc Môn. Tại đây, Chiến Đoàn II ND do Trung tá Hùng chỉ huy. Họ đã giáp trận với đối phương nhiều lần, ở phía Tây Bắc hãng bột ngọt Vị Hương Tố. Địch quân đang dấu mình trong các vườn trầu thuộc xã Tân Thới Hiệp, cách phi trường Tân Sơn Nhứt khoảng 5 cây số.

    Một sáng chủ nhật nọ, Đại đội 91 được lệnh đi tuần tiểu lục soát khu vực phía Nam Ấp Đồn. Khi toán khinh binh vừa băng qua đường đất đỏ, nối giữa Nhị Bình và Ấp Đồn, thì bị một tràng AK-47 từ trong rừng rậm phía trước bắn ra. Chuẩn uý Trọng, trung đội trưởng, vội dàn quân hàng ngang, vừa bắn vừa hô “Xung phong”, đuổi địch tới tận bờ sông (nhánh sông Sàigòn).

    Tại đây, chúng tôi phát hiện ra rất nhiều thùng đạn còn mới tinh (có lẽ địch chuyên chở tới bằng ghe thuyền, hoặc buộc vào những khúc gỗ, thả trôi theo dòng nước từ vùng thượng lưu). Tôi cho lệnh lục soát và bố trí xung quanh “Kho đạn nổi” khổng lồ nầy! Với hàng trăm thùng đạn có thể chở bằng nhiều xe GMC. Đặc biệt nhất là Hỏa tiễn 122 ly, 175 ly, ngoài ra còn rất nhiều đạn B-40, AK-47,... Khoảng một giờ sau, phi cơ trực thăng chở các vị tướng Westmoreland, Cao Văn Viên,  Dư Quốc Đống cùng nhiều Sĩ quan Tham mưu cao cấp. Tháp tùng trực thăng còn có Phóng viên, Ký giả của các Nhật Báo lớn ở Thủ Đô. Họ tới nhanh và đông đủ như vậy, vì đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến, quân ta đã tịch thu được nhiều hỏa tiễn 122 ly, ở một nơi rất gần phi trường Tân Sơn Nhứt, bộ Tổng Chỉ Huy Quân Lực Hoa Kỳ, Bộ TTM, và Thủ Đô Sàigòn.

    Với số hỏa tiễn nầy mà bắn vào thành phố, thì không thể nào tưởng tượng nổi sự thiệt hại về nhân mạng, nhà cửa. Nhất là vấn đề tâm lý, sẽ ảnh hưởng rất lớn lao đến tình hình chính trị lúc bấy giờ. Các báo chí đều có đăng trang đầu, hình tôi đứng cạnh hỏa tiễn 122 ly cao quá tầm đầu. Sáng hôm sau, anh Bảo gọi tôi lên xem công điện của Tướng Mỹ, trong đó có lời khen thưởng toàn thể quân nhân các cấp ĐĐ91ND.

    Đúng một tuần lễ sau, cũng lại vào ngày chủ nhật (trên tờ huy chương Oak Leaf With “V” Device đính kèm ghi ngày 24/3/68), ngày mà ai nấy đều nghỉ học nghỉ việc để xả hơi. Lúc đó tôi định lên tiểu đoàn, nói với anh Bảo để xin về Phú Lâm, dự đám cưới của cô bạn gái, là em họ của Kiệt, một bạn thân cùng khóa. Nhưng anh Bảo nói, tiểu đoàn vừa mới nhận được lệnh khẩn là cho các đại đội tung ra tuần tiểu, vì có tin địch đang tăng cường xâm nhập để chuẩn bị cuộc Tổng Công Kích đợt II. Đại Đội 91 được chỉ định đi lục soát vườn cau, phía bên kia bờ rạch. Tôi cho các trung đội đi theo đội hình quả trám: Trung đội 3 của Chuẩn uý Trứ đi đầu, tiếp theo là Ban Chỉ Huy đại đội. Bên sườn phải có Thiếu úy Phấn, cánh trái có Thiếu úy Hoè (Khóa 22 ĐL), bọc hậu có Chuẩn úy Trọng. Mặc dù gọi là đi tuần tiểu lục soát, nhưng các khinh binh lúc nào cũng giữ đúng đội hình. Nhờ vậy khi khinh binh Học vừa qua tới giữa cầu khỉ thì bỗng nghe tiếng súng AK bắn từ bờ bên kia, nhờ phản xạ tự nhiên, Học nhảy đại xuống con rạch cạn, Trung đội cánh phải vội dàn ngang bờ rạch bắn yểm trợ cho Trung sĩ Lương dẫn tiểu đội đi đầu chiếm bờ bên kia để làm đầu cầu.

      Vừa qua khỏi cầu khỉ, tôi thấy thấp thoáng tổ báo động của địch đang chạy dọc theo bờ rạch (thẳng góc với con rạch chúng tôi vừa băng qua). Chuẩn úy Trứ cho khinh binh vừa bắn vừa rượt theo tới vườn cau, khi cách chòm nhà có vườn cau bỏ hoang chừng 100 thước, thì bị địch từ trong bắn ra nhiều loạt đạn. Trứ cho toàn thể trung đội dàn trận tựa vào bờ ruộng bắn xối xả vào. Tiểu đội 1 bắn yểm trợ cho 3 khinh binh Võ, Học, và Đông dùng đội hình chân vẹt tiến chiếm bờ làng làm đầu cầu. Nhưng Học mới lên vài bước thì bị bắn trúng bụng, Trứ điều động Tiểu Đội 2 lên tiếp ứng, mặc dù đạn bắn như mưa, nhưng Võ và Đông cùng vài chiến sĩ cũng can đảm liều mạng nhào lên kéo Học ra phía sau để kịp di tản vì máu ra rất nhiều. Do quyết tâm cứu đồng bạn, 2 binh sĩ khác bị hy sinh ngay tại chỗ! Tôi gọi về Tiểu đoàn xin Nguyễn Tống Hiến (bạn cùng khóa) bắn súng cối 81 ly yểm trợ sơ khởi, đồng thời xin một đại đội yểm trợ sườn phải. Vì bên đó có nhiều địch, chúng đang núp trong bờ rạch bắn vào chúng tôi.


http://farm9.staticflickr.com/8297/7799847556_9715a90db9_c.jpg

        Trung úy Fix, cố vấn đại đội, lập tức xin phi cơ lên yểm trợ. Không đầy 1 giờ sau, Thiếu tá Bảo đã tới ngay bên cạnh tôi. Ban Chỉ Huy ở phía sau lưng Trứ, nơi có bờ ruộng và chòm cây che phủ, đối diện với vườn cau. Tôi điều chỉnh phi cơ, pháo binh, và súng cối luân phiên dập vào vị trí địch, để họ không thể ngửng đầu dậy bắn vào binh sĩ của Trung đội 3.

        Lúc ấy Trứ và anh em binh sĩ đều đang kẹt ngoài đồng trống, họ chỉ tựa vào những bờ đê nên thật là nguy hiểm. Trứ báo cáo có một số binh sĩ đang bị kẹt ngay trong vườn cau! Khoảng 2 giờ sau thì Đại đội 94 của Tâm mới tới, nhìn thấy anh đang đứng hỏi chỉ thị của anh Bảo để bố trí quân, tôi vội la lên bảo ngồi thấp xuống. Anh vừa nhích người thì đã bị một viên đạn bắn trúng ngay cánh tay, máu phun ra từ vết thương như vòi nước (Có lẽ đạn đã xuyên qua động mạch), nếu anh trể chừng 1 giây, viên đạn có thể trúng ngực. Anh phải mang ơn cứu mạng của tôi, nghe anh Tâm!.

        Nơi chỗ tôi ngồi có nhiều cần “Ăng ten” máy truyền tin, địch thường dùng súng trường CKC nhắm bắn vào. Suốt cả ngày, tôi chỉ có thể điều chỉnh pháo binh, phi cơ, mà không thể điều động đơn vị vượt lên chiếm vườn cau được; vì địch có lợi thế núp trong hầm hố kiên cố và chống trả mãnh liệt.

        Khoảng 6 giờ chiều, trời bắt đầu chợp tối; Thiếu tá Bảo cho lệnh rút ra bên nầy bờ suối, để tái võ trang và kiếm chút gì ăn lót bụng (trong những lần chạm địch, nhiều khi cả ngày không ăn gì mà chẳng cảm thấy đói). Khi tôi gặp Tiểu đoàn trưởng, thấy mặt ông buồn vì đại đội đã bị kẹt lại 4 người không thể lấy xác được. Trung tá Nhã, mặt nghiêm nghị hỏi:

      __ Mầy còn dám vô trở lại nữa, hay để cho thằng Thành?

      Đang bực vì chưa lần nào bị thảm thiết như lần nầy! nên tôi trả lời:

        __ Để tôi tiếp tục!

       Rồi tôi đưa đại đội trở qua bên kia cầu, đóng quân xung quanh bờ ao làm tiền đồn. Binh sĩ không còn sức để đào hầm hố, nơi đây cách chỗ địch khoảng 800 thước. Chúng tôi cả ngày giáp trận, giày không kịp cởi, cơm chẳng muốn ăn, không tắm rửa, không nghỉ ngơi; nhưng không ai chợp ngủ được vì sợ địch phản công bất ngờ. Thấy Fix nằm ngó trời trăng, mặt mày tư lự nhưng có vẻ bình tỉnh, không sợ chết như một số người khác. Tôi vỗ vai anh như an ủi, Fix nhìn tôi mỉm cười khuyến khích, khiến lòng tôi nguôi bớt cơn phiền muộn! Nghĩ đến trách nhiệm của người chỉ huy, nhớ đến xác các chiến hữu còn kẹt lại ở trận địa, và nhất là nhớ đến gương mặt nghiêm nghị của vị Tiểu đoàn trưởng, lòng tôi thấy bùi ngùi như bị kim châm!

    Sáng sớm hôm sau, tiểu đoàn cho Đại đội 93 của Trung úy Phước đến yểm trợ cánh phải. Chúng tôi thận trọng tiến về vườn cau, bây giờ thì phía bên Phước đang chạm địch, còn Đại đội tôi sau khi thụt đại bác 75 ly, quạt đại liên tới tấp vào mục tiêu, các khinh binh đi đầu thận trọng chạy theo kiểu chân vạc. Lúc họ chiếm được bờ vườn cau làm đầu cầu, thì 2 trung đội dàn ngang tiến lên. Sau khi chiếm được mục tiêu, tôi cho binh sĩ thu dọn xác anh em và chia nhau lục soát toàn bộ vườn cau.

    Bỗng tin mừng đưa đến tới tấp, Chuẩn úy Trứ báo:

    __ Trình đích thân, Duy Tân 3 thu được 1 súng cối, 1 thượng liên, 2 B-40, 3 CKC, và 12 Ak-47.

    Chuẩn úy Trọng nói trong máy:

    __ Duy Tân, đây Duy Tân 1, chúng tôi thu được 1 súng cối 61 ly, 2 Thượng liên, 3 B-40, 2 CKC, và 8 Ak-47 .

     __ Duy Tân (biệt hiệu truyền tin của tôi) nghe rõ, khá lắm!
http://farm9.staticflickr.com/8303/7835393616_339ffdd789_c.jpg

     Bên Thiếu úy Phấn và Thiếu úy Hoè cũng báo về tới tấp. Nhìn thấy hầm hố có nắp kiên cố xung quanh vườn cau, căn cứ vào 2 súng cối và hố chiến đấu thì quân số địch ước lượng cấp tiểu đoàn. Nghe tin, Trung tá Nhã lập tức băng ruộng tới nơi, mặt ông hớn hở, vội báo cáo chiến lợi phẩm về Chiến đoàn. Ông vừa cười vừa bắt tay tôi :

    __ Thành thật chia buồn và chúc mừng mày, Dưỡng !

(Chia buồn vì một số binh sĩ đã hy sinh, còn chúc mừng vì dựa vào vị trí kiên cố của địch mà Đại đội 91 lại có thể đánh bật họ ra và thu lượm được quá nhiều chiến lợi phẩm).

     Thông thường thì lực lượng tấn công phải cần gấp ba lần lực lượng phòng thủ, nhưng các đơn vị Dù có thể dùng quân số ít hơn và hỏa lực yểm trợ hùng hậu, cũng có thể thành công và thu lượm nhiều chiến quả, đem lại vinh dự cho màu cờ binh chủng. Nhờ có 3 phi tuần khu trục và 3 phi tuần Gunship, cùng pháo binh và súng cối của Hiến yểm trợ liên tục. Số hỏa tập đều rất gần chúng tôi, đôi khi còn nằm trong tầm sát hại; nhất là của khu trục phản lực. Tôi phải điều chỉnh hướng thả của phi cơ bằng đường ngang hông, nếu thả hướng dọc sẽ rất nguy hiểm, vì đà của các mảnh bom có thể tạt trúng đơn vị bạn. Tầm văng xa của mảnh bom tới 500 thước mà Ban Chỉ huy Đại đội ở cách địch khoảng 200 thước, Trung đội của Trứ thì còn gần hơn nữa (Đây một phần cũng nhờ học khóa Điều Không Tiền Tuyến ở Trường Pháo Binh, cùng học lý thuyết ở VB Đà Lạt).

    Trận nầy có thể nói là do ở sự dũng cảm của anh em Đại đội 91 Nhảy Dù và sự yểm trợ hữu hiệu của phi pháo mà chúng tôi đã chuyển bại thành thắng. Đơn vị Nhảy Dù thường chạm trán với lực lượng chính qui địch, ngoại trừ trận Tết Mậu Thân đợt I, lúc nào chúng tôi cũng có hỏa lực yểm trợ hùng hậu. Vì thế trận địa có khó khăn, hung hiểm cách nào, chiến sĩ Dù vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó.

    Trung tá Nhã (sau nầy tử trận ở Vùng I) là vị sĩ quan gương mẫu, mặt lúc nào cũng nghiêm nghị, nhưng ông thưởng phạt rất công minh. Chẳng hạn như trận nầy, căn cứ vào số chiến lợi phẩm thu được, chiến đoàn phân phối cho Tiểu đoàn 9  Dù:

         . 2 Anh dũng Bội tinh với nhành Dương liễu.

         . 10 ngôi Sao vàng.

         . 20 ngôi Sao bạc.

         . 50 ngôi Sao đồng.

         . và nhiều Cấp bậc được đề nghị tân thăng.

     Trung tá Nhã đã dồn hết cho Đại đội 91 Dù và để tôi toàn quyền phân phối định đoạt. Chính đích thân Đại tá Nguyễn Khoa Nam, Lữ Đoàn Trưởng LĐ III ND, đã đến hậu cứ để trao gắn huy chương và các cấp bậc tân thăng. (Tôi và anh Tâm được nhành dương liễu, anh Bảo và các Trung đội trưởng của tôi cùng khinh binh được ngôi sao vàng,..). Một tháng sau, Đại tá Nam lại đích thân đến Ấp Đồn, chứng kiến viên Cố Vấn gắn riêng cho tôi một huy chương US với “V” Device kèm Nhành Dương Liễu của quân lực Mỹ. Trong buổi tiệc tiếp tân dã chiến đãi ở dịp gắn huy chương nầy, Trung tá Nhã đã nói đùa chọc Đại tá Nam :

    __ Dưỡng, mầy nói Đại tá cho 50 ngàn tiền thưởng đi, lúc trước Đại tá có nói, hễ ai bắt được cán bộ nằm vùng của VC thì Quận trưởng Hốc Môn sẽ thưởng tiền.

    Tôi thấy Đại tá Nam đỏ mặt, vì ông nổi tiếng liêm khiết làm gì có tiền mà thưởng cho tôi! Mặc dù Đại đội 91 vừa bắt được một cán bộ địch, với súng K-54 tại bờ rạch, trong khu 18 Thôn Vườn Trầu. Đại tá Nguyễn Khoa Nam sau làm Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn IV ở Cần Thơ, ông đã anh dũng tuẫn tiết khi Miền Nam bị rơi vào tay Cộng Sản ngày 30/4/1975!

    Ông là một sĩ quan rất thanh liêm, tận tụy, và luôn luôn thương yêu chăm sóc cho từng binh sĩ trực thuộc. Tuy tuổi đã quá tứ tuần mà vẫn còn độc thân. Năm 1970, sau khi bị thương nhiều lần, tôi được thuyên chuyển về làm việc tham mưu dưới quyền của ông, lúc đó BCH LĐIIIND đang đóng ở hãng Khải Vinh, Phú Lâm. Dịp nầy tôi được gần gũi ông nhiều nhất; bản tánh rất sợ đàn bà, như trường hợp Dược sĩ L. rất mến ông, bà thường vận động giúp đỡ bệnh viện Đỗ Vinh (Bệnh Viện của Sư Đoàn Dù) đến bạc triệu. Vậy mà khi bà tới hãng Khải Vinh thăm, ông không ra tiếp và bảo là đã đi vắng.

    Tôi thường theo ông bay trực thăng vòng vòng khắp vùng hành quân, nhiều khi máy bay hết xăng, về đổ tiếp rồi bay nữa, khiến bao tử tôi bị nhồi quá nên khó chịu hết sức! (có lẽ ảnh hưởng của mười mấy mảnh đạn còn ghim sâu trong mình). Một hôm tôi theo ông tới thăm Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù, lúc đó Tiểu đoàn Trưởng về thăm vợ sanh, nên chỉ có Thiếu tá Nguyễn Chí Hiếu, Tiểu đoàn phó, đón tiếp.

    Thấy Trung tá Vỹ, TĐT/TĐ5ND, đi vắng, Đại tá Nam nói :

    __Vợ sanh mà cần gì phải về thăm, có bà mụ lo được mà.

    Thiếu tá Hiếu cười cười :

    __ Đại tá chưa có vợ nên không biết, thật ra sự hiện diện của người chồng rất an ủi khích lệ cho người vợ lúc lâm bồn!

    Đại tá Nam nghe nói xong, hai lỗ tai đỏ ửng hình như nghe đến chuyện vợ con thì mắc cỡ vậy. Bởi còn độc thân, nên ông cứ xung phong đi hành quân hoài, do đó các sĩ quan Tham mưu Lữ Đoàn cũng mệt theo !

    Đổi về làm công tác tham mưu nhưng tôi vẫn nhớ đến những ngày còn ở đơn vị Tác chiến, nhớ đến các chiến sĩ Đại đội 91 Nhảy Dù, nhất là những lần đơn vị được điều động đến tiếp viện và giải vây các trại LLĐB ở vùng biên phòng như trại Bến Sỏi, Phước Tân, Thiện Ngôn, Kà Tum,.............ở vùng mật khu Dương Minh Châu, Bời Lời, đồn điền Vên Vên, bến Gò Nổi, Rừng Long Giang, Lò Gò, Xóm Giữa,... thuộc mặt trận Tây Ninh.


Trương Dưỡng

(  Tân Sơn Hòa chuyển )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Hành Quân Vùng Bà Hom - Trương Dưỡng

Sau khi về hậu cứ ở trong trại Hoàng Hoa Thám, cả tiểu đoàn được xả trại một tuần, lúc đó tôi đang nằm chữa trị tại bệnh viện Đỗ Vinh thì Thiếu tá Bảo, Tiểu Đoàn Phó

Trận Chiến Vùng Ven Đô hay Tết Mậu Thân đợt II 

http://nguyennaman.files.wordpress.com/2009/04/huy-hieu-dai-doi-cua-tieu-doan-9-lu-doan-1-nhay-du.jpg?w=719&h=164

    Sau khi về hậu cứ ở trong trại Hoàng Hoa Thám, cả tiểu đoàn được xả trại một tuần, lúc đó tôi đang nằm chữa trị tại bệnh viện Đỗ Vinh thì Thiếu tá Bảo, Tiểu Đoàn Phó, gọi về tiểu đoàn để nhận bàn giao chức vụ đại đội trưởng Đại đội 91 Nhảy Dù. Rồi ra nhà hàng Bồng Lai dự tiệc khao quân của Tiểu đoàn trưởng.

     Trung Tá Nhã, Đại uý Thành,...đã được thăng cấp đặc cách mặt trận, riêng tôi vì mới lên Trung uý vài tháng nên được Nhành Dương Liễu (anh dũng bội tinh tuyên dương trước quân đội) và hai chiến thương bội tinh (bị thương ba chỗ: lỗ tai trái, đùi phải, tại trận Quảng Trị, và lưng mang đầy mảnh cắm sâu vào nhiều nơi hiểm quá nên không dám mổ!).

    Lợi dụng tiểu đoàn xả trại, tôi vội lên xe đò về quê thăm vợ con. Nhưng phải ghé qua Cần Thơ lo tìm máy bay, vì đường về Vĩnh Bình bị phá đứt nhiều đoạn và chưa được an ninh.

    Tối hôm đó, tôi vào ngủ tạm nhà Vãng Lai của Quân Đoàn IV. Tại đây gặp một Thiếu tá khoá 4 Thủ Đức, anh nầy đưa tôi ra phi trường Trà Nốc kiếm được phi công L-19 chở về Trà Vinh. Sau nầy tôi có ghé thăm anh ở đường Nguyễn Minh Chiếu, Phú Nhuận; anh dẫn tôi vô Phòng Ba Tổng Tham Mưu để gặp bạn cùng khoá là Trưởng Phòng (hoặc phụ tá Trưởng Phòng gì đó?). Lúc ấy tôi đang mang cấp bậc đại uý, đủ tiêu chuẩn, nên anh ghi tên trong danh sách khoá 4 Quân Chánh để học xong sẽ làm Quận Trưởng. Vì cứ đi đánh giặc triền miên, tôi cũng muốn an nhàn một lúc để được sống gần vợ con. Nhưng Sư Đoàn Dù hỏi vị tiểu đoàn trưởng có chịu cho đi không và tôi thất vọng vì họ không muốn mất đi con gà chọi cứng cựa nầy!

    Về tới Vĩnh Bình, người Dì Sáu của bà xã bảo chúng tôi lại ở chung, vì xung quanh tỉnh lỵ vẫn còn du kích, mỗi tối chúng cứ bắt loa tuyên truyền từ bên kia bờ sông. Lúc đó tôi còn vết thương đầy lưng chưa lành, mỗi ngày nhờ bà xã thay băng. Nằm trên lầu mà xung quanh giường ngủ chứa toàn là đồng hồ, máy may, radio, cassette,....cũ (Vì đây là tiệm cầm đồ và bán vàng).

    Khoảng nửa tháng sau thì tiểu đoàn di chuyển ra Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp để “Trui rèn” lại. Vì lần nầy hao tổn quá nhiều, tân binh bổ sung cần được huấn luyện giống y tiểu đoàn mới tân lập như hai năm về trước (trong vòng có hai năm mà có quá nhiều thay đổi, không biết rồi đây hai năm tới nữa sẽ ra sao?). Cuộc hành quân thao dượt cuối khoá kỳ nầy đặc biệt hơn lần trước, toàn bộ TĐ9ND sẽ thực tập nhảy dù trận, tất cả quân nhân, xe Jeep, GMC, và cả các khẩu pháo 105 ly cũng được thả dù từ phi cơ C-123 xuống một khu rừng, cách thị xã Bà Rịa khoảng 10 cây số. Sau khi nhảy xuống, các đại đội tác chiến bỏ dù tại chỗ và lập tức nhào lên tấn công mục tiêu chỉ định. Toán tiếp liệu lo thu nhặt dù, pháo binh lo bãi để kịp thời làm màn khói cho cuộc thao dượt.

    Trước khi vào đề về trận chiến Mậu Thân Đợt II, tôi muốn nói sơ về “Người ở lại Charlie” Nguyễn Đình Bảo. Anh xuất thân trường VBQG Khóa 14 Đà Lạt. Từng là võ sĩ huyền đai nhu đạo, nhưng anh rất khiêm tốn hiền hòa, thường giúp đỡ đàn em; khi lâm trận, anh lúc nào cũng có mặt ở tuyến đầu .

    Có lần Đại đội tôi được chỉ định đi tiền phong và chạm nặng tại rừng Long Giang, Tây Ninh, gần Bộ Chỉ Huy Cục R. Căn cứ vào hầm hố và vũ khí, thì quân số địch ước lượng cỡ cấp trung đoàn. Với phòng không và hỏa tiễn 122 ly liên tiếp dội đúng vào đội hình của chúng tôi. Lúc đó anh Bảo chỉ ngồi cách tôi khoảng 20 thước, đột nhiên đứng dậy đi về phía tôi, thì bỗng nghe “Ầm” một tiếng. Một quả pháo rơi đúng ngay chỗ anh vừa ngồi. Thật là hú vía, nếu quả đạn sớm chừng 30 giây thì Nhật Trường sẽ không có thể đặt ra bài ca nổi tiếng “Người ở lại Charlie” sắp kể sau đây :

    Chuyện xảy ra vào lúc mùa hè đỏ lửa, khi đó Trung tá Bảo là Tiểu Đoàn Trưởng TĐ11ND. Đơn vị anh đóng quân trên trục ngã ba (trục nhánh, nối tiếp của đường mòn Hồ chí Minh từ Lào, để chở quân, vũ khí tại Tân Cảnh, Kontum) nhằm ngăn chận các tuyến tiếp tế của địch từ Bắc vào Nam. Vì vậy đỉnh Charlie là cái gai mà VC phải nhổ bằng mọi giá. Họ đã pháo kích thường xuyên và tung nhiều đợt tấn công trận địa, với sự yểm trợ hùng hậu của chiến xa T-54, hỏa tiễn 155ly, và 122ly. Anh Bảo, anh Mễ, và ngay cả bác sĩ, truyền tin, cùng y tá tiểu đoàn cũng phải ôm súng ra hố chiến đấu, để chống trả lại các đợt tấn công tiền pháo hậu xung vô cùng ác liệt của địch.

    Một hôm, Lữ Đoàn Trưởng đáp trực thăng xuống Charlie để thị sát, tôi cũng tháp tùng để vào thăm toán Tác Chiến Điện Tử (lúc đó tôi làm Biệt Đội Trưởng trực thuộc Phòng Hành Quân Sư Đoàn), do thiếu uý Chinh làm Trưởng Toán.

    Anh Bảo chỉ cho phái đoàn thấy con đường đất to lớn (ăn thông với đường mòn Hồ Chí Minh ở bên Lào), nằm cheo leo giữa sườn đồi, chính nơi đây xe vận tải địch đã từng chạy qua lại suốt đêm, giống như “Xa lộ không đèn”.

     Bác sĩ tiểu đoàn chỉ vào các dãy đồi xung quanh, nơi địch thường đặt súng từ bên kia núi bắn thẳng vào Charlie. Tôi thấy Chinh và các chiến sĩ Tiểu Đoàn 11 ND, mặt mày bơ phờ hốc hác, có lẽ vì hôm qua phải thức suốt đêm, để chống trả lại các đợt tấn kích của địch. Khi tôi vừa về tới căn cứ Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn khoảng vài tiếng đồng hồ, thì bỗng nghe báo cáo trong máy truyền tin rằng địch bắt đầu pháo kích Căn Cứ Charlie dữ dội. Ngay sáng hôm sau, chúng tấn công ồ ạt và đã xung phong tràn ngập căn cứ.

    Bất ngờ, một tin như sét đánh ngang tai: Trung Tá Nguyễn Đình Bảo đã hy sinh vì một trái pháo loại xuyên phá nổ chậm rơi trúng ngay hầm của anh!! Lúc đó tôi đứng trong phòng Trung Tâm Hành Quân Tiền Phương Sư Đoàn, thấy Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh SĐND và các Sĩ Quan Tham Mưu, ai nấy đều bàng hoàng xúc động!...

    Tôi nghe trong máy truyền tin, tiếng anh Mễ báo cáo là địch đã vào tới BCH Tiểu Đoàn, chúng tràn ngập căn cứ. Anh xin phi pháo oanh tạc ngay đỉnh Charlie, đồng thời mở đường máu rút lui. Đại tá Lương (đang xử lý Lữ Đoàn II) bảo Mễ cố gắng lấy xác anh Bảo. Lúc đó anh Mễ, anh Hải đã bó sẵn vào poncho định khiêng về; nhưng địch đã tấn công ồ ạt quá, nên hai người đành cắn răng bỏ lại! Hơn nữa hôm đó Thiếu tá Mễ còn phải điều động và dẫn dắt cả đơn vị vượt núi, băng rừng đồng thời tìm cách tránh phục binh truy kích của địch.

    Căn Cứ Charlie chẳng những chôn vùi xác anh hùng Nguyễn Đình Bảo mà còn nhiều chiến sĩ dũng cảm khác, trong đó có Thiếu úy Chinh của Biệt Đội chúng tôi! Chị Bảo với cảnh vợ góa con côi, đã vận động các nơi lập hội giúp đỡ cô nhi quả phụ. Sau ngày mất nước, trước khi qua Mỹ, tôi có đến từ giả Chị, trông thấy cảnh nhà thật tiêu điều, đồ đạc bán sạch, để lấy tiền trang trải cho con trai cưng của anh Bảo, tên Bảo Tường, đang theo Đại Học Y Khoa. Qua lời anh Có, trung tá Quân Cảnh, ở nhà đối diện, nói chị là người đức hạnh, hiền thục trong cư xá sĩ quan Chí Hoà, khiến ai nấy đều khâm phục.
http://farm9.staticflickr.com/8292/7799845404_a45d092852_c.jpg

    Bây giờ xin bắt đầu câu chuyện “Tôi tham dự các trận đánh vùng Ven Đô”. Lúc tiểu đoàn đang tập nhảy dù trận, thì được lịnh khẩn cấp về Sàigòn để chống trả cuộc Tổng Tấn Công Đợt II. Khi các phi cơ C-47 đưa chúng tôi về tới phi trường Tân Sơn Nhứt, Đại Đội 91 của tôi được điều động thẳng đi bảo vệ Dinh Độc Lập. Các đại đội khác ở tại Hậu Cứ tiểu đoàn, ứng chiến 100%.

    Để bảo vệ vòng ngoài Phủ, tôi bố trí các trung đội tại vườn Tao Đàn, trường JJ Rousseau, trường Đại Học Văn Khoa, Bộ Ngoại Giao, và Ban Chỉ Huy Đại Đội cùng Trung Đội 4 đóng ở cao ốc Nguyễn Du, cạnh nhà báo Thời Luận của Tướng Tôn Thất Đính. Lúc mới vừa đóng quân xong, Tướng Đính cho anh sĩ quan cận vệ tới gọi tôi qua văn phòng gặp ông. Có lẽ với tình hình đang hỗn độn mà được đơn vị Nhảy Dù tới ở bên cạnh, thì thật là yên tâm. Tướng Đính vỗ vai tôi và nói:

    __ Em có cần gì qua giúp đỡ hay không?

    __ Dạ thưa không, cám ơn Trung Tướng.

    Sau khi xuề xòa đôi câu, ông bảo anh cận vệ đưa tôi đi ăn một bữa cơm xã giao thịnh soạn.

    Tối đến, khoảng 2 giờ khuya, chợt nghe nhiều tiếng súng nổ hướng trường Đại Học Văn Khoa, tôi vội bắt máy truyền tin, nghe Chuẩn uý Trứ báo cáo có nhiều bóng đen mang súng, xuất hiện ở đường Gia Long. Tôi vội dẫn Trung Đội Chỉ Huy tới ngay hiện trường; đến nơi thấy binh sĩ của Trứ đã tước súng của mấy anh cảnh sát trước nhà hàng Thanh Thế. Ngay sau đó, trong phủ Tổng Thống, nghe có tiếng súng nổ, Đại tá Trưởng Phòng Cận Vệ Nhan Văn Thiệt, Thiếu Tá Tư (khoá 13 ĐL), và một số sĩ quan cận vệ chạy xe Jeep có gắn đại liên đến. Tiếp đó bên cảnh sát Đô Thành có các ông Cò Quận Nhì, Cò Long bót Lê Văn Ken, Cò He bót Tao Đàn cũng đều có mặt. Đây chỉ là một sự hiểu lầm, vì nửa đêm khuya vắng, binh sĩ của Trứ thấy bóng người mang súng, không biết đó là cảnh sát. Lúc ấy trùng hợp với sự pháo kích bằng nhiều loạt đạn hỏa tiễn 122 ly, phát xuất từ bên kia Thủ Thiêm.

    Trước mặt Đại tá Thiệt và mấy ông Cò, các Cảnh sát viên mặt mày hãy còn ngơ ngác nói :

    - Lính Nhảy Dù bộ mình đồng da sắt, sao không sợ chết gì hết vậy? Vừa nghe tiếng súng là đã thấy họ hô xung phong và nhào tới như chớp, khiến chúng tôi hết hồn chưa kịp trở tay, thì đã bị họ tước súng rồi!

    Đại tá Thiệt, Thiếu tá Tư, người nào cũng có đeo bằng Dù trước ngực, nghe nói cũng hãnh diện lây, nên cứ cười hỉ hả khoái chí. Sáng hôm sau, không biết các anh báo cáo với Tổng Thống thế nào, mà họ đã chở vào vườn Tao Đàn cho một xe vận tải chất đầy những thùng đồ hộp Ration C và còn có thêm mấy chục ngàn tiền thưởng để ủy lạo binh sĩ.

    Thật ra trong những lúc tập dượt đội hình chiến đấu và phản ứng cấp thời khi chạm địch. Tôi thường giải thích với binh sĩ là khi bị địch bắn, dù mình có quay lưng chạy, cũng không thể nào nhanh hơn tầm đạn bay và dễ dàng làm mục tiêu cho địch từ từ ngấm bắn. Nếu ta cứ liều mạng hô xung phong (để áp đảo tinh thần) và nhào tới bắn trả, địch sẽ khiếp sợ quíu tay, do đó có thể từ đường tử, tìm đường sanh. Đơn vị tôi đã dùng chiến thuật nầy nhiều lần và rất hữu hiệu, chẳng hạn như trận vừa rồi ở ngã tư nhà thờ La Vang đã kể ở phần trên. Lúc ấy dân chúng có nói lại: vì chúng tôi xung phong thần tốc quá, nên có một số địch còn kẹt lại, trốn kỹ trong hầm trú ẩn của nhà dân, chờ rút đi họ mới dám ló đầu ra.

    Từ đó về sau, mỗi buổi sáng, Thiếu tá Đỗ Quang Tư và các sĩ quan trong Phủ thường tới rủ tôi đi ăn điểm tâm. Cò Long bót Lê văn Ken cũng thường dẫn đi ăn ở các nơi sang trọng trong Thủ Đô như khách sạn Lê Văn, Nam Đô, tôm cá Phù Tang ở Cầu Kho. Lần nào tôi cũng có gọi máy rủ anh Bảo đi chung. Cò Long biết sĩ quan Dù không có tiền, anh thường lén đút vào túi tôi và có lần khi hành quân ở Tây Ninh, anh đã gởi cho cặp rượu Martell, đang ở trong rừng mà có rượu ngon, thật là quí vô cùng.

     Lúc đó tại chợ Cây Quéo, Gò Vấp, Tiểu đoàn 9 Dù đang chạm địch mạnh. Liên Đoàn 81 Biệt Cách được lịnh tăng cường 2 đại đội(trong đó có một Đại đội trưởng là Bùi Cao Thăng, K20ĐL,hiện định cư tại Nam Cali) để làm thành phần tấn công đột kích càn quét đám du kích. Nơi đây chúng đang bám trụ trong Tịnh Xá Trung Tâm, cạnh chuồng ngựa. Tiểu đoàn trưởng, Trung tá Nhã, đề nghị rút đại đội tôi từ phủ Tổng Thống về tăng cường. Sư đoàn đã đánh đi nhiều công điện, nhưng có lẽ vì anh Tư, anh Thiệt cố tình giữ lại, nên chần chờ hết vài hôm.

    Mãi tới khi có tin đại đội trưởng Tèo tử trận, họ mới chịu buông cho đại đội đi. Cũng vì sự chần chừ trì hoãn nầy, khiến vị Tiểu đoàn trưởng nổi giận. Khi đại đội vừa xuống tới Cây Quéo, trong một ngày mà ông bắt đánh hết mặt Nam rồi lại qua mặt Tây. Dẹp xong mặt Tây rồi lại tới mặt Bắc.

    Đánh trong Thành phố thật khó khăn vô cùng, thường phải leo cửa sổ, chui qua tường, vì các ngõ hẻm đều có súng thượng liên địch chực sẵn. Lúc đó có nhiều Phóng viên Chiến trường đi theo chụp ảnh phỏng vấn, họ cũng rất gan dạ, đi theo sát cuộc tiến quân. Khi đến mặt Bắc thuộc khu vực chuồng ngựa, tại đây địch kiên trì cố thủ, chúng tôi phải dùng thật nhiều lựu đạn cay và thùng “Cà rem” E8 hơi ngộp. Khói cay bay mịt mù khắp khu vực, địch chịu không nổi phải chạy bỏ điểm cố thủ, nhờ vậy mới chiếm được tịnh xá của Ni sư Huỳnh Liên. Ngược lại binh sĩ cũng bị cay mắt tơi bời, dù có đeo mặt nạ mà cũng chịu không nổi. Tôi bị cay mắt quá, phải chạy đi tìm lu nước, úp mặt một thời gian mới đỡ được phần nào.
http://farm9.staticflickr.com/8432/7827680424_5d5dd13167_c.jpg

     Đụng trận suốt ngày, Đại đội tôi bị tổn thất khoảng năm người, thật là một ngày dài trong đời binh nghiệp! Chỉ một ngày mà dẹp yên được vùng Cây Quéo; đây cũng nhờ địch đã thấm mệt vì bị thiệt hại nhiều khi chạm trán với các Đại đội Dù tới trước, và đã chịu các trận đột kích tài tình của các chiến sĩ Biệt Cách 81. Nhất là nhờ sự dũng cảm của anh em Đại đội 91 Dù cùng với loạt hơi cay mù mịt, khiến chúng dù có ngoan cố bám trụ (danh từ VC) tới đâu cũng giống như chuột trốn kín trong hang, cũng đành phải chịu chui ra khỏi ổ. Trận nầy tuy toàn thắng, nhưng địch không theo lời kêu gọi đầu hàng. Họ đã nghe đồn tin vịt là lính Nhảy Dù dữ tợn, nếu đầu hàng sẽ bị móc mắt cắt lỗ tai, nhờ vậy TQLC hưởng trọn chiến quả, vì địch đã đầu thú toàn bộ với họ.

      Sau khi dẹp yên chợ Cây Quéo, thay vì được về hậu cứ nghỉ dưỡng quân, nhưng BTL Sư đoàn lại điều động Tiểu đoàn 9 ND ra thẳng vùng Ven Đô. Chúng tôi bố trí quân gần Ấp Đồn, thuộc quận Hốc Môn. Tại đây, Chiến Đoàn II ND do Trung tá Hùng chỉ huy. Họ đã giáp trận với đối phương nhiều lần, ở phía Tây Bắc hãng bột ngọt Vị Hương Tố. Địch quân đang dấu mình trong các vườn trầu thuộc xã Tân Thới Hiệp, cách phi trường Tân Sơn Nhứt khoảng 5 cây số.

    Một sáng chủ nhật nọ, Đại đội 91 được lệnh đi tuần tiểu lục soát khu vực phía Nam Ấp Đồn. Khi toán khinh binh vừa băng qua đường đất đỏ, nối giữa Nhị Bình và Ấp Đồn, thì bị một tràng AK-47 từ trong rừng rậm phía trước bắn ra. Chuẩn uý Trọng, trung đội trưởng, vội dàn quân hàng ngang, vừa bắn vừa hô “Xung phong”, đuổi địch tới tận bờ sông (nhánh sông Sàigòn).

    Tại đây, chúng tôi phát hiện ra rất nhiều thùng đạn còn mới tinh (có lẽ địch chuyên chở tới bằng ghe thuyền, hoặc buộc vào những khúc gỗ, thả trôi theo dòng nước từ vùng thượng lưu). Tôi cho lệnh lục soát và bố trí xung quanh “Kho đạn nổi” khổng lồ nầy! Với hàng trăm thùng đạn có thể chở bằng nhiều xe GMC. Đặc biệt nhất là Hỏa tiễn 122 ly, 175 ly, ngoài ra còn rất nhiều đạn B-40, AK-47,... Khoảng một giờ sau, phi cơ trực thăng chở các vị tướng Westmoreland, Cao Văn Viên,  Dư Quốc Đống cùng nhiều Sĩ quan Tham mưu cao cấp. Tháp tùng trực thăng còn có Phóng viên, Ký giả của các Nhật Báo lớn ở Thủ Đô. Họ tới nhanh và đông đủ như vậy, vì đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến, quân ta đã tịch thu được nhiều hỏa tiễn 122 ly, ở một nơi rất gần phi trường Tân Sơn Nhứt, bộ Tổng Chỉ Huy Quân Lực Hoa Kỳ, Bộ TTM, và Thủ Đô Sàigòn.

    Với số hỏa tiễn nầy mà bắn vào thành phố, thì không thể nào tưởng tượng nổi sự thiệt hại về nhân mạng, nhà cửa. Nhất là vấn đề tâm lý, sẽ ảnh hưởng rất lớn lao đến tình hình chính trị lúc bấy giờ. Các báo chí đều có đăng trang đầu, hình tôi đứng cạnh hỏa tiễn 122 ly cao quá tầm đầu. Sáng hôm sau, anh Bảo gọi tôi lên xem công điện của Tướng Mỹ, trong đó có lời khen thưởng toàn thể quân nhân các cấp ĐĐ91ND.

    Đúng một tuần lễ sau, cũng lại vào ngày chủ nhật (trên tờ huy chương Oak Leaf With “V” Device đính kèm ghi ngày 24/3/68), ngày mà ai nấy đều nghỉ học nghỉ việc để xả hơi. Lúc đó tôi định lên tiểu đoàn, nói với anh Bảo để xin về Phú Lâm, dự đám cưới của cô bạn gái, là em họ của Kiệt, một bạn thân cùng khóa. Nhưng anh Bảo nói, tiểu đoàn vừa mới nhận được lệnh khẩn là cho các đại đội tung ra tuần tiểu, vì có tin địch đang tăng cường xâm nhập để chuẩn bị cuộc Tổng Công Kích đợt II. Đại Đội 91 được chỉ định đi lục soát vườn cau, phía bên kia bờ rạch. Tôi cho các trung đội đi theo đội hình quả trám: Trung đội 3 của Chuẩn uý Trứ đi đầu, tiếp theo là Ban Chỉ Huy đại đội. Bên sườn phải có Thiếu úy Phấn, cánh trái có Thiếu úy Hoè (Khóa 22 ĐL), bọc hậu có Chuẩn úy Trọng. Mặc dù gọi là đi tuần tiểu lục soát, nhưng các khinh binh lúc nào cũng giữ đúng đội hình. Nhờ vậy khi khinh binh Học vừa qua tới giữa cầu khỉ thì bỗng nghe tiếng súng AK bắn từ bờ bên kia, nhờ phản xạ tự nhiên, Học nhảy đại xuống con rạch cạn, Trung đội cánh phải vội dàn ngang bờ rạch bắn yểm trợ cho Trung sĩ Lương dẫn tiểu đội đi đầu chiếm bờ bên kia để làm đầu cầu.

      Vừa qua khỏi cầu khỉ, tôi thấy thấp thoáng tổ báo động của địch đang chạy dọc theo bờ rạch (thẳng góc với con rạch chúng tôi vừa băng qua). Chuẩn úy Trứ cho khinh binh vừa bắn vừa rượt theo tới vườn cau, khi cách chòm nhà có vườn cau bỏ hoang chừng 100 thước, thì bị địch từ trong bắn ra nhiều loạt đạn. Trứ cho toàn thể trung đội dàn trận tựa vào bờ ruộng bắn xối xả vào. Tiểu đội 1 bắn yểm trợ cho 3 khinh binh Võ, Học, và Đông dùng đội hình chân vẹt tiến chiếm bờ làng làm đầu cầu. Nhưng Học mới lên vài bước thì bị bắn trúng bụng, Trứ điều động Tiểu Đội 2 lên tiếp ứng, mặc dù đạn bắn như mưa, nhưng Võ và Đông cùng vài chiến sĩ cũng can đảm liều mạng nhào lên kéo Học ra phía sau để kịp di tản vì máu ra rất nhiều. Do quyết tâm cứu đồng bạn, 2 binh sĩ khác bị hy sinh ngay tại chỗ! Tôi gọi về Tiểu đoàn xin Nguyễn Tống Hiến (bạn cùng khóa) bắn súng cối 81 ly yểm trợ sơ khởi, đồng thời xin một đại đội yểm trợ sườn phải. Vì bên đó có nhiều địch, chúng đang núp trong bờ rạch bắn vào chúng tôi.


http://farm9.staticflickr.com/8297/7799847556_9715a90db9_c.jpg

        Trung úy Fix, cố vấn đại đội, lập tức xin phi cơ lên yểm trợ. Không đầy 1 giờ sau, Thiếu tá Bảo đã tới ngay bên cạnh tôi. Ban Chỉ Huy ở phía sau lưng Trứ, nơi có bờ ruộng và chòm cây che phủ, đối diện với vườn cau. Tôi điều chỉnh phi cơ, pháo binh, và súng cối luân phiên dập vào vị trí địch, để họ không thể ngửng đầu dậy bắn vào binh sĩ của Trung đội 3.

        Lúc ấy Trứ và anh em binh sĩ đều đang kẹt ngoài đồng trống, họ chỉ tựa vào những bờ đê nên thật là nguy hiểm. Trứ báo cáo có một số binh sĩ đang bị kẹt ngay trong vườn cau! Khoảng 2 giờ sau thì Đại đội 94 của Tâm mới tới, nhìn thấy anh đang đứng hỏi chỉ thị của anh Bảo để bố trí quân, tôi vội la lên bảo ngồi thấp xuống. Anh vừa nhích người thì đã bị một viên đạn bắn trúng ngay cánh tay, máu phun ra từ vết thương như vòi nước (Có lẽ đạn đã xuyên qua động mạch), nếu anh trể chừng 1 giây, viên đạn có thể trúng ngực. Anh phải mang ơn cứu mạng của tôi, nghe anh Tâm!.

        Nơi chỗ tôi ngồi có nhiều cần “Ăng ten” máy truyền tin, địch thường dùng súng trường CKC nhắm bắn vào. Suốt cả ngày, tôi chỉ có thể điều chỉnh pháo binh, phi cơ, mà không thể điều động đơn vị vượt lên chiếm vườn cau được; vì địch có lợi thế núp trong hầm hố kiên cố và chống trả mãnh liệt.

        Khoảng 6 giờ chiều, trời bắt đầu chợp tối; Thiếu tá Bảo cho lệnh rút ra bên nầy bờ suối, để tái võ trang và kiếm chút gì ăn lót bụng (trong những lần chạm địch, nhiều khi cả ngày không ăn gì mà chẳng cảm thấy đói). Khi tôi gặp Tiểu đoàn trưởng, thấy mặt ông buồn vì đại đội đã bị kẹt lại 4 người không thể lấy xác được. Trung tá Nhã, mặt nghiêm nghị hỏi:

      __ Mầy còn dám vô trở lại nữa, hay để cho thằng Thành?

      Đang bực vì chưa lần nào bị thảm thiết như lần nầy! nên tôi trả lời:

        __ Để tôi tiếp tục!

       Rồi tôi đưa đại đội trở qua bên kia cầu, đóng quân xung quanh bờ ao làm tiền đồn. Binh sĩ không còn sức để đào hầm hố, nơi đây cách chỗ địch khoảng 800 thước. Chúng tôi cả ngày giáp trận, giày không kịp cởi, cơm chẳng muốn ăn, không tắm rửa, không nghỉ ngơi; nhưng không ai chợp ngủ được vì sợ địch phản công bất ngờ. Thấy Fix nằm ngó trời trăng, mặt mày tư lự nhưng có vẻ bình tỉnh, không sợ chết như một số người khác. Tôi vỗ vai anh như an ủi, Fix nhìn tôi mỉm cười khuyến khích, khiến lòng tôi nguôi bớt cơn phiền muộn! Nghĩ đến trách nhiệm của người chỉ huy, nhớ đến xác các chiến hữu còn kẹt lại ở trận địa, và nhất là nhớ đến gương mặt nghiêm nghị của vị Tiểu đoàn trưởng, lòng tôi thấy bùi ngùi như bị kim châm!

    Sáng sớm hôm sau, tiểu đoàn cho Đại đội 93 của Trung úy Phước đến yểm trợ cánh phải. Chúng tôi thận trọng tiến về vườn cau, bây giờ thì phía bên Phước đang chạm địch, còn Đại đội tôi sau khi thụt đại bác 75 ly, quạt đại liên tới tấp vào mục tiêu, các khinh binh đi đầu thận trọng chạy theo kiểu chân vạc. Lúc họ chiếm được bờ vườn cau làm đầu cầu, thì 2 trung đội dàn ngang tiến lên. Sau khi chiếm được mục tiêu, tôi cho binh sĩ thu dọn xác anh em và chia nhau lục soát toàn bộ vườn cau.

    Bỗng tin mừng đưa đến tới tấp, Chuẩn úy Trứ báo:

    __ Trình đích thân, Duy Tân 3 thu được 1 súng cối, 1 thượng liên, 2 B-40, 3 CKC, và 12 Ak-47.

    Chuẩn úy Trọng nói trong máy:

    __ Duy Tân, đây Duy Tân 1, chúng tôi thu được 1 súng cối 61 ly, 2 Thượng liên, 3 B-40, 2 CKC, và 8 Ak-47 .

     __ Duy Tân (biệt hiệu truyền tin của tôi) nghe rõ, khá lắm!
http://farm9.staticflickr.com/8303/7835393616_339ffdd789_c.jpg

     Bên Thiếu úy Phấn và Thiếu úy Hoè cũng báo về tới tấp. Nhìn thấy hầm hố có nắp kiên cố xung quanh vườn cau, căn cứ vào 2 súng cối và hố chiến đấu thì quân số địch ước lượng cấp tiểu đoàn. Nghe tin, Trung tá Nhã lập tức băng ruộng tới nơi, mặt ông hớn hở, vội báo cáo chiến lợi phẩm về Chiến đoàn. Ông vừa cười vừa bắt tay tôi :

    __ Thành thật chia buồn và chúc mừng mày, Dưỡng !

(Chia buồn vì một số binh sĩ đã hy sinh, còn chúc mừng vì dựa vào vị trí kiên cố của địch mà Đại đội 91 lại có thể đánh bật họ ra và thu lượm được quá nhiều chiến lợi phẩm).

     Thông thường thì lực lượng tấn công phải cần gấp ba lần lực lượng phòng thủ, nhưng các đơn vị Dù có thể dùng quân số ít hơn và hỏa lực yểm trợ hùng hậu, cũng có thể thành công và thu lượm nhiều chiến quả, đem lại vinh dự cho màu cờ binh chủng. Nhờ có 3 phi tuần khu trục và 3 phi tuần Gunship, cùng pháo binh và súng cối của Hiến yểm trợ liên tục. Số hỏa tập đều rất gần chúng tôi, đôi khi còn nằm trong tầm sát hại; nhất là của khu trục phản lực. Tôi phải điều chỉnh hướng thả của phi cơ bằng đường ngang hông, nếu thả hướng dọc sẽ rất nguy hiểm, vì đà của các mảnh bom có thể tạt trúng đơn vị bạn. Tầm văng xa của mảnh bom tới 500 thước mà Ban Chỉ huy Đại đội ở cách địch khoảng 200 thước, Trung đội của Trứ thì còn gần hơn nữa (Đây một phần cũng nhờ học khóa Điều Không Tiền Tuyến ở Trường Pháo Binh, cùng học lý thuyết ở VB Đà Lạt).

    Trận nầy có thể nói là do ở sự dũng cảm của anh em Đại đội 91 Nhảy Dù và sự yểm trợ hữu hiệu của phi pháo mà chúng tôi đã chuyển bại thành thắng. Đơn vị Nhảy Dù thường chạm trán với lực lượng chính qui địch, ngoại trừ trận Tết Mậu Thân đợt I, lúc nào chúng tôi cũng có hỏa lực yểm trợ hùng hậu. Vì thế trận địa có khó khăn, hung hiểm cách nào, chiến sĩ Dù vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó.

    Trung tá Nhã (sau nầy tử trận ở Vùng I) là vị sĩ quan gương mẫu, mặt lúc nào cũng nghiêm nghị, nhưng ông thưởng phạt rất công minh. Chẳng hạn như trận nầy, căn cứ vào số chiến lợi phẩm thu được, chiến đoàn phân phối cho Tiểu đoàn 9  Dù:

         . 2 Anh dũng Bội tinh với nhành Dương liễu.

         . 10 ngôi Sao vàng.

         . 20 ngôi Sao bạc.

         . 50 ngôi Sao đồng.

         . và nhiều Cấp bậc được đề nghị tân thăng.

     Trung tá Nhã đã dồn hết cho Đại đội 91 Dù và để tôi toàn quyền phân phối định đoạt. Chính đích thân Đại tá Nguyễn Khoa Nam, Lữ Đoàn Trưởng LĐ III ND, đã đến hậu cứ để trao gắn huy chương và các cấp bậc tân thăng. (Tôi và anh Tâm được nhành dương liễu, anh Bảo và các Trung đội trưởng của tôi cùng khinh binh được ngôi sao vàng,..). Một tháng sau, Đại tá Nam lại đích thân đến Ấp Đồn, chứng kiến viên Cố Vấn gắn riêng cho tôi một huy chương US với “V” Device kèm Nhành Dương Liễu của quân lực Mỹ. Trong buổi tiệc tiếp tân dã chiến đãi ở dịp gắn huy chương nầy, Trung tá Nhã đã nói đùa chọc Đại tá Nam :

    __ Dưỡng, mầy nói Đại tá cho 50 ngàn tiền thưởng đi, lúc trước Đại tá có nói, hễ ai bắt được cán bộ nằm vùng của VC thì Quận trưởng Hốc Môn sẽ thưởng tiền.

    Tôi thấy Đại tá Nam đỏ mặt, vì ông nổi tiếng liêm khiết làm gì có tiền mà thưởng cho tôi! Mặc dù Đại đội 91 vừa bắt được một cán bộ địch, với súng K-54 tại bờ rạch, trong khu 18 Thôn Vườn Trầu. Đại tá Nguyễn Khoa Nam sau làm Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn IV ở Cần Thơ, ông đã anh dũng tuẫn tiết khi Miền Nam bị rơi vào tay Cộng Sản ngày 30/4/1975!

    Ông là một sĩ quan rất thanh liêm, tận tụy, và luôn luôn thương yêu chăm sóc cho từng binh sĩ trực thuộc. Tuy tuổi đã quá tứ tuần mà vẫn còn độc thân. Năm 1970, sau khi bị thương nhiều lần, tôi được thuyên chuyển về làm việc tham mưu dưới quyền của ông, lúc đó BCH LĐIIIND đang đóng ở hãng Khải Vinh, Phú Lâm. Dịp nầy tôi được gần gũi ông nhiều nhất; bản tánh rất sợ đàn bà, như trường hợp Dược sĩ L. rất mến ông, bà thường vận động giúp đỡ bệnh viện Đỗ Vinh (Bệnh Viện của Sư Đoàn Dù) đến bạc triệu. Vậy mà khi bà tới hãng Khải Vinh thăm, ông không ra tiếp và bảo là đã đi vắng.

    Tôi thường theo ông bay trực thăng vòng vòng khắp vùng hành quân, nhiều khi máy bay hết xăng, về đổ tiếp rồi bay nữa, khiến bao tử tôi bị nhồi quá nên khó chịu hết sức! (có lẽ ảnh hưởng của mười mấy mảnh đạn còn ghim sâu trong mình). Một hôm tôi theo ông tới thăm Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù, lúc đó Tiểu đoàn Trưởng về thăm vợ sanh, nên chỉ có Thiếu tá Nguyễn Chí Hiếu, Tiểu đoàn phó, đón tiếp.

    Thấy Trung tá Vỹ, TĐT/TĐ5ND, đi vắng, Đại tá Nam nói :

    __Vợ sanh mà cần gì phải về thăm, có bà mụ lo được mà.

    Thiếu tá Hiếu cười cười :

    __ Đại tá chưa có vợ nên không biết, thật ra sự hiện diện của người chồng rất an ủi khích lệ cho người vợ lúc lâm bồn!

    Đại tá Nam nghe nói xong, hai lỗ tai đỏ ửng hình như nghe đến chuyện vợ con thì mắc cỡ vậy. Bởi còn độc thân, nên ông cứ xung phong đi hành quân hoài, do đó các sĩ quan Tham mưu Lữ Đoàn cũng mệt theo !

    Đổi về làm công tác tham mưu nhưng tôi vẫn nhớ đến những ngày còn ở đơn vị Tác chiến, nhớ đến các chiến sĩ Đại đội 91 Nhảy Dù, nhất là những lần đơn vị được điều động đến tiếp viện và giải vây các trại LLĐB ở vùng biên phòng như trại Bến Sỏi, Phước Tân, Thiện Ngôn, Kà Tum,.............ở vùng mật khu Dương Minh Châu, Bời Lời, đồn điền Vên Vên, bến Gò Nổi, Rừng Long Giang, Lò Gò, Xóm Giữa,... thuộc mặt trận Tây Ninh.


Trương Dưỡng

(  Tân Sơn Hòa chuyển )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm