Văn Học & Nghệ Thuật
Hãy làm tình, thay vì gây chiến !
Phong trào hippie khởi phát từ những cuộc biểu tình (ở Hoa Kỳ) chống Chiến tranh Việt Nam khoảng cuối thập niên 1960 và duy trì cho đến khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, rất nhanh chóng biến tướng thành trào lưu yêu cuồng – sống gấp. Từ nước Mỹ và lục địa già (châu Âu), hippie style lan rộng ra khắp thế giới, những người trẻ đã công khai thể hiện quan điểm được sống thật – sống đúng với bản chất cá nhân, vượt khỏi những quy tắc rập khuôn của xã hội thời văn minh đại công nghiệp. Họ giã từ gia đình, nhà trường, công sở… để du ngoạn trên những chiếc xe hơi sặc sỡ, vào rừng hoặc ra biển sinh hoạt bầy đàn và kêu gọi tẩy chay những bất công xã hội. Giới trẻ cho rằng : Trong bản chất con người luôn tồn tại một phần động vật, nên nó thuộc về tự nhiên vì thế phải trả về tự nhiên, không nên đem các tiêu chuẩn xã hội đầy cứng nhắc để áp đặt cho nó. Từ đó suy rộng ra họ có thể làm bất cứ điều gì có ích cho bản thân, thậm chí trở về những nhu cầu bản năng (thú tính) hoặc lập dị, miễn không gây ảnh hưởng tiêu cực tới những khuôn phép xã hội.
♥ Thực chất của phong trào hippie
Khởi thủy của phong trào hippie là thuyết hiện sinh (Existentialism), ra đời ở Pháp những năm cuối Thế chiến II. Khi thế giới bước tới nền văn minh đại công nghiệp, con người dần trở nên thụ động về tư duy, chịu sự chi phối cực đoan của chính trị, máy móc và nhu cầu vật chất. Mâu thuẫn giữa con người với xã hội (hay nền văn minh), giữa các tập đoàn kinh tế – chính trị với nhau, giữa các cộng đồng – quốc gia – dân tộc… đã gây nên những thảm kịch sát thương (xung đột vũ trang). Trong cái guồng máy khép kín đó, chịu sự giày vò về tinh thần nhiều nhất là giới trẻ. Chủ nghĩa hiện sinh ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu xét lại các quan niệm cố hữu và kêu gọi giải thoát con người khỏi những bế tắc xã hội (hay stress tập thể) ; những người trẻ đòi hỏi lối sống bớt cầu kỳ, loại thải mọi cấm đoán dễ gây căng thẳng. Cho nên, trào lưu hippie có thể được xem là phong trào tranh đấu vì nhân quyền đầu tiên của nhân loại, ở đó, sự trung thực và thẳng thắn được tôn quý như một giá trị “siêu thoát” (chữ của nhà Phật), khai phóng con người khỏi sự cùm trói tư duy, khuôn mẫu đạo đức hẹp hòi và giáo điều. Hãy nổi loạn để biết mình tồn tại trên cõi đời !
Trích một còm-mèn trên diễn đàn NuocNga.Net : “Nếu không tính đến khuynh hướng phạm tội của dân hippie, tớ thấy chẳng có gì không hay cả. Thậm chí có thể coi đó như một nét văn hóa. Cuộc sống trong xã hội đầy áp lực. Thanh niên là tầng lớp phải chịu áp lực nặng nhất. Họ cần nơi để giải tỏa, để khẳng định mình, chứng tỏ cá tính. Đó là chuyện bình thường cũng như giới trẻ ngày nay thích “show hàng tự sướng”, thích ăn mặc kiểu “cute”… Đó là cách họ thoát ra khỏi cái bóng khỏi áp lực các thế hệ trước để lại cho họ. Nói chung tôi nghĩ thời nay con người chỉ cần tuân thủ hiến pháp và pháp luật là đủ, những quan niệm cũ, lỗi thời cổ hủ nên bỏ đi. Thái độ kì thị của xã hội chỉ thúc đẩy họ càng nhanh đi vào con đường suy đồi, tội lỗi. Nhân tiện nói thêm rằng tôi cũng từng chơi với một cậu đầu trọc Nga học cùng trường. Cậu ta cũng không ghét dân da đen da vàng, tham gia tổ chức chỉ vì ở đó cậu ấy cảm thấy thoải mái thôi“.
♥ Ảnh hưởng của phong trào hippie ra sao ?
Không chỉ tác động sâu rộng tới trật tự xã hội truyền thống, trào lưu hippie dội ngược sức lan tỏa trong chính trị, văn hóa – nghệ thuật thế giới nửa sau thế kỷ XX.
- Trong lĩnh vực thời trang, thị hiếu ăn mặc trở nên bớt cầu kỳ kiểu “quý tộc” hơn, từ nửa sau thế kỷ XX, xu hướng thời trang ngày càng phóng đãng, ưa sặc sỡ và tôn vinh đường nét thân thể (hippie style). Bắt đầu từ thập niên 1960, chuyện nữ giới mặc quần ống, quần ngắn… trở thành thông dụng, thay vì bị hạn chế trong lĩnh vực thể dục nhịp điệu như trước đó.
- Trong lĩnh vực âm nhạc, các bản nhạc và ca khúc có xu hướng thông tục, gây sốc và nhất là bớt tính hàn lâm. Chúng ta được chứng kiến những show diễn khổng lồ, thu hút hàng triệu người tham gia với những màn nhảy nhót cuồng loạn, âm thanh chói tai và phông màn – phục trang sặc sỡ.
- Trong văn học, điện ảnh và mĩ thuật, các vấn đề xã hội được truyền tải đa chiều, với xu hướng xích lại gần tự nhiên. Tâm lý tội phạm, nỗi buồn chán cô độc, sự mất mát cũng như yếu tố dục tình được đề cập sâu rộng.
- Đối với xã hội, con người đứng trước nhu cầu xét lại vấn đề giới tính thứ ba, quyền tự do yêu đương và bày tỏ cảm xúc cá nhân, câu hỏi được đặt ra là : Cá nhân đứng trên cộng đồng hay phải phục tùng cộng đồng ?…
- Trong xu thế chính trị, giới trẻ nhận thức lại rằng, chính trị chỉ là một trong nhiều lĩnh vực thuộc về con người – phát sinh do con người và phải phục vụ con người. Chính trị không-được-phép đòi hỏi con người phụng sự vô điều kiện mà phải coi con người là đối tượng tôn vinh, phục vụ. Người lính có quyền đặt dấu hỏi về nghĩa vụ mình : Tôi chỉ chấp hành mệnh lệnh khi Tổ quốc tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành sứ mạng, cũng như có quyền buông súng khi nhận ra sự phi nghĩa trong sứ mạng đó.
- Đối với Việt Nam, trào lưu hippie là thành tố trực tiếp tác động tới diễn biến cuộc Chiến tranh Việt Nam (từ sự kiện Tết Mậu Thân 1968 đến tháng 4 năm 1975), việc Quân lực Hoa Kỳ và đồng minh rút khỏi chiến trường, đồng thời Lưỡng viện Hoa Kỳ bãi bỏ viện trợ quân sự cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Phong trào kêu gọi hòa bình cho Việt Nam thực chất chính là trào lưu hippie, sự nghiệp thống nhất đất nước của chúng ta nhờ phần đóng góp lớn của trào lưu này. Tại miền Nam trước 1975, trào lưu hippie du nhập đã tác động mãnh liệt tới đời sống sinh viên – học sinh. Giới trẻ thích sống bụi bặm (tóc tai bờm xờm, mặc quần ống loe, thử chất kích thích và quan hệ tình dục vô phép…). Nhưng lối sống hippie chỉ mang tính giai đoạn trong đời người, khi tuổi cập kê đã đến thì phải dừng lại và cần dừng lại !
♥ Những hình ảnh “không thể ấn tượng hơn” về phong trào hippie thời đỉnh cao
- Cao trào phản đối Chiến tranh Việt Nam (1967 – 1975)
- Phong cách thời trang hippie thập niên 1960
- Kỷ niệm nhạc Rock Việt Nam và Phượng Hoàng
- Trò chuyện với nghệ sĩ Nam Lộc về phong trào Nhạc Trẻ Việt Nam thập niên 60-70 1-2-3
- Cố nghệ sĩ Trường Kỳ những tâm tình gửi lại 1-2
Bốn chàng điển trai The Beatles một thời được coi là “linh hồn” của phong trào hippie đấy nhé ! ♡
Những biểu tượng mang thông điệp sống mạnh mẽ, chân thật và yêu chuộng hòa bình của phong trào hippie.
Một phong cách rất… hippie ! (◕◡◕)
TÔI MUỐN
(Sáng tác : Lê Hựu Hà, trình bày : Elvis Phương)
Tôi muốn mình tìm đến thiên nhiên
Tôi muốn sống như loài hoa hiền
Tôi muốn làm một thứ cỏ cây
Vui trong gió và không ưu phiền
Tôi muốn mọi người biết thương nhau Em có biết hoa kia mới nở Tôi muốn thành loài thú đi hoang Bạn thân ơi cố gắng yêu thương người, dù người không yêu ta hãy cứ yêu thương hoài. Mặc người ai quen ai hãy cho nhau một lời, dù là lời nghe chua cay, dù là lời thoáng qua tai. Bạn thân ơi cố gắng yêu thương đời, dù đời không yêu ta hãy cứ yêu thương hoài. Mặc đời ta không ai hãy vững tin yêu đời, dù đời chỉ yêu gian dối, dù đời cay đắng như vôi. (điệp khúc) Ngày nào bầu trời còn mây bay, lòng ta vẫn thấy yêu thương người. Dù đời còn gặp nhiều chông gai, trọn đời vẫn cứ đi đi hoài.
Không oán ghét không gây hận sầu
Tôi muốn đời hết nghĩa thương đau
Tôi muốn thấy tình yêu ban đầu…
Trong giây phút nhưng đẹp tuyệt vời
Như hạnh phúc thoáng qua mất rồi
Giờ đâu còn tìm được nét vui…
Tôi muốn sống như loài chim ngàn
Tôi muốn cười vào những khoe khoang
Tôi muốn khóc thương đời điêu tàn…
Bạn thân ơi cố gắng yêu thương đời, dù đời không yêu ta hãy cứ yêu thương hoài. Mặc đời ta không ai hãy vững tin yêu đời, dù đời chỉ yêu gian dối, dù đời cay đắng như vôi.
Bàn ra tán vào (0)
Hãy làm tình, thay vì gây chiến !
Phong trào hippie khởi phát từ những cuộc biểu tình (ở Hoa Kỳ) chống Chiến tranh Việt Nam khoảng cuối thập niên 1960 và duy trì cho đến khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, rất nhanh chóng biến tướng thành trào lưu yêu cuồng – sống gấp. Từ nước Mỹ và lục địa già (châu Âu), hippie style lan rộng ra khắp thế giới, những người trẻ đã công khai thể hiện quan điểm được sống thật – sống đúng với bản chất cá nhân, vượt khỏi những quy tắc rập khuôn của xã hội thời văn minh đại công nghiệp. Họ giã từ gia đình, nhà trường, công sở… để du ngoạn trên những chiếc xe hơi sặc sỡ, vào rừng hoặc ra biển sinh hoạt bầy đàn và kêu gọi tẩy chay những bất công xã hội. Giới trẻ cho rằng : Trong bản chất con người luôn tồn tại một phần động vật, nên nó thuộc về tự nhiên vì thế phải trả về tự nhiên, không nên đem các tiêu chuẩn xã hội đầy cứng nhắc để áp đặt cho nó. Từ đó suy rộng ra họ có thể làm bất cứ điều gì có ích cho bản thân, thậm chí trở về những nhu cầu bản năng (thú tính) hoặc lập dị, miễn không gây ảnh hưởng tiêu cực tới những khuôn phép xã hội.
♥ Thực chất của phong trào hippie
Khởi thủy của phong trào hippie là thuyết hiện sinh (Existentialism), ra đời ở Pháp những năm cuối Thế chiến II. Khi thế giới bước tới nền văn minh đại công nghiệp, con người dần trở nên thụ động về tư duy, chịu sự chi phối cực đoan của chính trị, máy móc và nhu cầu vật chất. Mâu thuẫn giữa con người với xã hội (hay nền văn minh), giữa các tập đoàn kinh tế – chính trị với nhau, giữa các cộng đồng – quốc gia – dân tộc… đã gây nên những thảm kịch sát thương (xung đột vũ trang). Trong cái guồng máy khép kín đó, chịu sự giày vò về tinh thần nhiều nhất là giới trẻ. Chủ nghĩa hiện sinh ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu xét lại các quan niệm cố hữu và kêu gọi giải thoát con người khỏi những bế tắc xã hội (hay stress tập thể) ; những người trẻ đòi hỏi lối sống bớt cầu kỳ, loại thải mọi cấm đoán dễ gây căng thẳng. Cho nên, trào lưu hippie có thể được xem là phong trào tranh đấu vì nhân quyền đầu tiên của nhân loại, ở đó, sự trung thực và thẳng thắn được tôn quý như một giá trị “siêu thoát” (chữ của nhà Phật), khai phóng con người khỏi sự cùm trói tư duy, khuôn mẫu đạo đức hẹp hòi và giáo điều. Hãy nổi loạn để biết mình tồn tại trên cõi đời !
Trích một còm-mèn trên diễn đàn NuocNga.Net : “Nếu không tính đến khuynh hướng phạm tội của dân hippie, tớ thấy chẳng có gì không hay cả. Thậm chí có thể coi đó như một nét văn hóa. Cuộc sống trong xã hội đầy áp lực. Thanh niên là tầng lớp phải chịu áp lực nặng nhất. Họ cần nơi để giải tỏa, để khẳng định mình, chứng tỏ cá tính. Đó là chuyện bình thường cũng như giới trẻ ngày nay thích “show hàng tự sướng”, thích ăn mặc kiểu “cute”… Đó là cách họ thoát ra khỏi cái bóng khỏi áp lực các thế hệ trước để lại cho họ. Nói chung tôi nghĩ thời nay con người chỉ cần tuân thủ hiến pháp và pháp luật là đủ, những quan niệm cũ, lỗi thời cổ hủ nên bỏ đi. Thái độ kì thị của xã hội chỉ thúc đẩy họ càng nhanh đi vào con đường suy đồi, tội lỗi. Nhân tiện nói thêm rằng tôi cũng từng chơi với một cậu đầu trọc Nga học cùng trường. Cậu ta cũng không ghét dân da đen da vàng, tham gia tổ chức chỉ vì ở đó cậu ấy cảm thấy thoải mái thôi“.
♥ Ảnh hưởng của phong trào hippie ra sao ?
Không chỉ tác động sâu rộng tới trật tự xã hội truyền thống, trào lưu hippie dội ngược sức lan tỏa trong chính trị, văn hóa – nghệ thuật thế giới nửa sau thế kỷ XX.
- Trong lĩnh vực thời trang, thị hiếu ăn mặc trở nên bớt cầu kỳ kiểu “quý tộc” hơn, từ nửa sau thế kỷ XX, xu hướng thời trang ngày càng phóng đãng, ưa sặc sỡ và tôn vinh đường nét thân thể (hippie style). Bắt đầu từ thập niên 1960, chuyện nữ giới mặc quần ống, quần ngắn… trở thành thông dụng, thay vì bị hạn chế trong lĩnh vực thể dục nhịp điệu như trước đó.
- Trong lĩnh vực âm nhạc, các bản nhạc và ca khúc có xu hướng thông tục, gây sốc và nhất là bớt tính hàn lâm. Chúng ta được chứng kiến những show diễn khổng lồ, thu hút hàng triệu người tham gia với những màn nhảy nhót cuồng loạn, âm thanh chói tai và phông màn – phục trang sặc sỡ.
- Trong văn học, điện ảnh và mĩ thuật, các vấn đề xã hội được truyền tải đa chiều, với xu hướng xích lại gần tự nhiên. Tâm lý tội phạm, nỗi buồn chán cô độc, sự mất mát cũng như yếu tố dục tình được đề cập sâu rộng.
- Đối với xã hội, con người đứng trước nhu cầu xét lại vấn đề giới tính thứ ba, quyền tự do yêu đương và bày tỏ cảm xúc cá nhân, câu hỏi được đặt ra là : Cá nhân đứng trên cộng đồng hay phải phục tùng cộng đồng ?…
- Trong xu thế chính trị, giới trẻ nhận thức lại rằng, chính trị chỉ là một trong nhiều lĩnh vực thuộc về con người – phát sinh do con người và phải phục vụ con người. Chính trị không-được-phép đòi hỏi con người phụng sự vô điều kiện mà phải coi con người là đối tượng tôn vinh, phục vụ. Người lính có quyền đặt dấu hỏi về nghĩa vụ mình : Tôi chỉ chấp hành mệnh lệnh khi Tổ quốc tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành sứ mạng, cũng như có quyền buông súng khi nhận ra sự phi nghĩa trong sứ mạng đó.
- Đối với Việt Nam, trào lưu hippie là thành tố trực tiếp tác động tới diễn biến cuộc Chiến tranh Việt Nam (từ sự kiện Tết Mậu Thân 1968 đến tháng 4 năm 1975), việc Quân lực Hoa Kỳ và đồng minh rút khỏi chiến trường, đồng thời Lưỡng viện Hoa Kỳ bãi bỏ viện trợ quân sự cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Phong trào kêu gọi hòa bình cho Việt Nam thực chất chính là trào lưu hippie, sự nghiệp thống nhất đất nước của chúng ta nhờ phần đóng góp lớn của trào lưu này. Tại miền Nam trước 1975, trào lưu hippie du nhập đã tác động mãnh liệt tới đời sống sinh viên – học sinh. Giới trẻ thích sống bụi bặm (tóc tai bờm xờm, mặc quần ống loe, thử chất kích thích và quan hệ tình dục vô phép…). Nhưng lối sống hippie chỉ mang tính giai đoạn trong đời người, khi tuổi cập kê đã đến thì phải dừng lại và cần dừng lại !
♥ Những hình ảnh “không thể ấn tượng hơn” về phong trào hippie thời đỉnh cao
- Cao trào phản đối Chiến tranh Việt Nam (1967 – 1975)
- Phong cách thời trang hippie thập niên 1960
- Kỷ niệm nhạc Rock Việt Nam và Phượng Hoàng
- Trò chuyện với nghệ sĩ Nam Lộc về phong trào Nhạc Trẻ Việt Nam thập niên 60-70 1-2-3
- Cố nghệ sĩ Trường Kỳ những tâm tình gửi lại 1-2
Bốn chàng điển trai The Beatles một thời được coi là “linh hồn” của phong trào hippie đấy nhé ! ♡
Những biểu tượng mang thông điệp sống mạnh mẽ, chân thật và yêu chuộng hòa bình của phong trào hippie.
Một phong cách rất… hippie ! (◕◡◕)
TÔI MUỐN
(Sáng tác : Lê Hựu Hà, trình bày : Elvis Phương)
Tôi muốn mình tìm đến thiên nhiên
Tôi muốn sống như loài hoa hiền
Tôi muốn làm một thứ cỏ cây
Vui trong gió và không ưu phiền
Tôi muốn mọi người biết thương nhau Em có biết hoa kia mới nở Tôi muốn thành loài thú đi hoang Bạn thân ơi cố gắng yêu thương người, dù người không yêu ta hãy cứ yêu thương hoài. Mặc người ai quen ai hãy cho nhau một lời, dù là lời nghe chua cay, dù là lời thoáng qua tai. Bạn thân ơi cố gắng yêu thương đời, dù đời không yêu ta hãy cứ yêu thương hoài. Mặc đời ta không ai hãy vững tin yêu đời, dù đời chỉ yêu gian dối, dù đời cay đắng như vôi. (điệp khúc) Ngày nào bầu trời còn mây bay, lòng ta vẫn thấy yêu thương người. Dù đời còn gặp nhiều chông gai, trọn đời vẫn cứ đi đi hoài.
Không oán ghét không gây hận sầu
Tôi muốn đời hết nghĩa thương đau
Tôi muốn thấy tình yêu ban đầu…
Trong giây phút nhưng đẹp tuyệt vời
Như hạnh phúc thoáng qua mất rồi
Giờ đâu còn tìm được nét vui…
Tôi muốn sống như loài chim ngàn
Tôi muốn cười vào những khoe khoang
Tôi muốn khóc thương đời điêu tàn…
Bạn thân ơi cố gắng yêu thương đời, dù đời không yêu ta hãy cứ yêu thương hoài. Mặc đời ta không ai hãy vững tin yêu đời, dù đời chỉ yêu gian dối, dù đời cay đắng như vôi.