Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Hồ Quang - Việt Nhân
(HNPĐ) Mạc Tư Khoa, ngày 25/07/1935 Hội nghị VII Quốc tế cộng sản được khai mạc, tại hội nghị Lê Hồng Phong gây tiếng vang với bản tham luận
(HNPĐ) Mạc Tư Khoa, ngày 25/07/1935 Hội nghị VII Quốc tế cộng sản được khai mạc, tại hội nghị Lê Hồng Phong gây tiếng vang với bản tham luận “Những thiếu sót của Đảng Cộng sản Đông Dương những năm qua, và nhiệm vụ cấp bách trước mắt”. Hội nghị kết thúc, Lê Hồng Phong được bầu là Ủy viên thường vụ Ban chấp hành Quốc tế cộng sản, và trở thành lãnh tụ mới của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm sau 1936 Lê Hồng Phong triệu tập Hội nghị trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, ở Thượng Hải truyền đạt những nhiệm vụ chủ yếu mà Hội nghị VII Quốc tế cộng sản đã đề ra, vai trò của Lê Hồng Phong lúc đó rất là sáng chói. Trong tổ chức Quốc tế cộng sản, nếu xét về tiểu sử và quá trình hoạt động, thứ bậc của Nguyễn trên Lê Hồng Phong xa, nhưng như đã nói những điều đó không gây phiền hà gi đối với Hồ, đang mang bí danh PC.Lin của Nguyễn
Trước đó tháng 03/1935, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng CSVN họp tại Áo Môn thông qua một Báo cáo chính trị dài 32 trang, hội nghị đã bầu bổ sung 13 Ủy viên Trung ương do Lê Hồng Phong làm tổng bí thư. Gồm có 8 đại biểu công nhân, 3 đại biểu trí thức, 1 đại biểu dân tộc thiểu số, và người ủy viên thứ 13, theo Hồ Tuấn Hùng thì chắc chắn không phải Nguyễn, mà chính là Hồ Tập Chương (P.C.Lin), việc này hoàn toàn là do Vera Vasilieva chủ trương.
Sự vượt trội của Lê Hồng Phong trong tổ chức cho thấy, giả thuyết Nguyễn tức P.C.Lin vẫn còn sống không đứng vững, chuyện chỉ phù hợp một khi Nguyễn bị hạ tầng công tác, nhưng điều đó thì không một tài liệu nào ghi chép, vậy chỉ còn là nhân vật Nguyễn đã chết. “Cuối năm 1935, Hồ Chí Minh trở lại Học viện Lenin, năm 1936 chuyển đến Học viện Stalin phụ trách giảng dạy bộ môn Đông Nam Á bằng tiếng Việt”, (Sophie Quinn-Judge/HCM The Mising years trang 217).
Trong vai Nguyễn để không một hoài nghi, theo Hồ Tuấn Hùng từ 1933-1938, tại Mạc Tư Khoa Hồ nắm rõ từng chi tiết nhỏ nhất trong hồ sơ lý lịch Nguyễn, và Vera Vasilieva ra sức đào tạo Hồ thành một nhà lý luận kiêm thực tiễn cúa Chủ nghĩa Cộng sản: “Hồ Chí Minh học Việt văn và Pháp văn đến mức có thể nghe, đọc, viết, nói thành thạo, thậm chí còn phiên dịch cả “Tuyên ngôn của đảng Cộng sản” và “Luận về sự Ấu trĩ của Phái cực tả” từ tiếng Anh sang tiếng Việt”.
Kết thúc những ngày ở Mạc Tư Khoa khi Hồ đã nhập tốt vai Nguyễn, điều đó thấy được qua thư Hồ gửi cho Vera Vasilieva, với nguyện vọng mong muốn được rời Mạc Tư Khoa. William J. Duiker, trong “HCM: A Lìe”, trang 228 viết: “Hồ Chí Minh thông qua Vera Vasilieva nhờ giúp đỡ mới rời khỏi được Mạc Tư Khoa”:“Đồng chí thân mến!
Hôm nay là kỷ niệm 7 năm ngày tôi bị cảnh sát Hương Cảng bắt giữ, nghĩa là đã 8 năm nay tôi không có bất cứ hoạt động nào. Dịp nầy viết thư gởi đến đông chí, thỉnh cầu đồng chí giúp đỡ tôi để có thể thay đổi hoàn cảnh hiện tại. Phân công tôi về địa phương hay giữ tôi ở lại, mong đồng chí triệt để sử dụng. Đề nghị đồng chí không nên để tôi xa rời tổ chức Đảng quá lâu. Tôi rất cảm kích nếu đồng chí cho phép được gặp mặt. Mong đồng chí hãy tiếp kiến một người anh em Cộng sản trung thành, tận tụy - Ngày 6 tháng sáu năm 1938 - Lin (Nguyễn Ái Quốc)”.
Hồ đáp xe lửa về Trung Quốc với bí danh P.C.Lin, đến tận căn cứ địa cách mạng Diên An, Trung Quốc, gặp gỡ trùm đặc vụ Khang Sinh, rồi theo Diệp Kiếm Anh về làm việc ở Bát lộ Quân Quảng Tây. Nhận định về chuyến đi này William J. Duiker giải thích: “Căn cứ vào khoảng thời gian từ mùa thu năm 1938 đến tháng năm năm 1943, có thể phán đoán những hoạt động của Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, mà chủ yếu là cung cấp tin tức về Mạc Tư Khoa.”
Cuộc hội ngộ cùng Khang Sinh, kẻ mà năm 1934 tại Mạc Tư Khoa đã đề xuất mức án xử hình Hồ, nay Hồ lại trở thành khách quý của tay trùm đặc vụ này tại sơn khu Diên An, và cũng từ đây là bước đầu sự nghiệp của Hồ. Cơ quan Bát lộ Quân Quế Lâm đóng tại nhà số 96, đường Trung Sơn Bắc, thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, cũng gọi là Cơ quan Tập đoàn Quân 18 Quốc dân Cách mạng Quân, là một cơ quan bí mật của Cục Phương Nam Trung cộng.
Thời gian Hồ đến cơ quan Bát lộ Quân Quế Lâm, Quảng Tây, không có một tài liệu nào ghi chép chính xác, căn cứ vào tài liệu của Tầu cộng thì ghi là cuối năm 1938, ghi nhận này có phần phù hợp nếu căn cứ vào thời gian tháng 06/1938 Hồ rời Mạc Tư Khoa. Từ phía nam Diên An xuống Quế Lâm, Hồ được bố trí làm lính cần vụ cho một người Khách Gia (Hẹ) khác đó là Diệp KIếm Anh, và khả năng từ Diệp Kiếm Anh mà Hồ tham dự khóa huấn luyện du kích quân.
Tại Hội nghị Quân sự 25/11/1938 tại Hành Sơn nhận thấy, chiến tranh du kích có ưu thế hơn chiến tranh chính quy, nên tháng 02/1939, Diệp Kiếm Anh người chỉ huy quân sự của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã quyết định thành lập Trung tâm huấn luyện cán bộ du kích tại phía nam dãy núi Hành Sơn, hai trăm dặm về phía đông bắc Quế Lâm. Chương trình huấn luyện cán bộ du kích có hai giai đoạn: Thứ nhất từ 15/02/1939, giai đoạn thứ hai từ 20/06 đến 20/09/1939.
Hồ rời Quế lâm, đến tham gia giai đoạn hai lớp huấn luyện cán bộ du kích, chương trình huấn luyện này được xem là đã cung cấp cho Hồ kiến thức để sau này tại căn cứ địa Việt Bắc, mở lớp huấn luyện chiến tranh du kích và lập ra một chi đội giải phóng quân vũ trang đầu tiên. Trong lúc tham dự khóa học huấn luyện du kích, Hồ còn đảm nhiệm công việc của một kiểm thính viên, điện báo viên điện đài, nghe các thông tin từ đài phát thanh nước ngoài!
Từ khóa học này, cả hai đảng Tầu cộng và An Nam cộng đều công nhận Hồ chính là thiếu tá Hồ Quang, mà trong “Thông tin về Đợt hai Ban huấn luyện Cán bộ Du kích Quân huấn Bộ Tổng tham mưu, Ủy viên Quân sự Hội”, hồ sơ lý lịch Hồ được đăng tải công khai như sau: Họ tên, Hồ Quang - Chức vụ, Thiếu tá, nhân viên Đài Tân văn - Tuổi, 38 - Quê quán, Quảng Đông - Đơn vị, Tập đoàn Quân 18 - Từng làm công tác, Giáo viên trung học hiệu trưởng trường ngoại ngữ.
Sau khóa học Hồ trở về Bát lộ Quân Quế Lâm, đến tháng 12/1939 chuyển đến Bát lộ Quân Quý Dương, và đầu năm 1940 về Hồng Nham thuộc Bát lộ Quân Trùng Khánh, và nơi đây Hồ đã có vài lần bí mật gặp gỡ Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh. Tháng 02/1940, Hồ đi Côn Minh, qua đảng cộng sản TQ mà đã liên lạc được với đảng cộng sản Đông Dương ở Côn Minh đã thành lập từ 1939 với những Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Hoàng Văn Hoan…
Và cũng tại Côn Minh tháng 05/1940, Hồ lần đầu gặp Phạm Văn Đồng (bí danh Lâm Bá Kiệt), Võ Nguyên Giáp (bí danh Dương Hoài Nam) từ Việt Nam vừa đến Côn Minh, và đầu tháng 06/1040 Cao Hồng Lĩnh dẫn đường đưa Hoàng Văn Hoan và Võ Nguyên Giáp đến cơ quan Bát lộ quân Quý Dương chờ đi Diên An học “Đại học kháng Nhật Tây Nam” do trùm đặc vụ Khang Sinh chủ trì. Cũng lúc đó tình hình VN lẫn Đông Dương bước vào cục diện mới!
Pháp đã đầu hàng Đức (27/06/1940), Đại tướng Decoux Toàn quyền mới của Pháp ở Đông Dương, quân đội Nhật qua ngả Ải Nam Quan tiến xuống Hải Phòng… Hồ triệu tập đảng bộ hải ngoại, chuyển địa bàn hoạt động về vùng biên giới Quảng Tây-Việt Nam, để dễ bề xâm nhập trực tiếp chỉ đạo đấu tranh vũ trang… Hồ từ Côn Minh đi ngay Trùng Khánh gặp Chu Ân Lai (xin chỉ thị?), tháng sau lại trở về Côn Minh, tháng 10/1940 Hồ trở lại Quế Lâm.
Bài viết kỳ này xin ngừng nơi đây với một chi tiết khá rõ, đó là đám An Nam cộng sau này trở thành chóp bu, lần đầu trong đời chúng, 1940 đã gặp Hồ trên đất Côn Minh, Hồ là ai? Có là Nguyễn Sinh Coong hay không chúng không cần biết, cứ ôm lấy Hồ suy tôn làm lãnh tụ, chuyện nhận giặc làm cha là từ đám Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan mà ra!!!
VIỆT NHÂN (HNPĐ)
(HNPĐ) Mạc Tư Khoa, ngày 25/07/1935 Hội nghị VII Quốc tế cộng sản được khai mạc, tại hội nghị Lê Hồng Phong gây tiếng vang với bản tham luận “Những thiếu sót của Đảng Cộng sản Đông Dương những năm qua, và nhiệm vụ cấp bách trước mắt”. Hội nghị kết thúc, Lê Hồng Phong được bầu là Ủy viên thường vụ Ban chấp hành Quốc tế cộng sản, và trở thành lãnh tụ mới của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm sau 1936 Lê Hồng Phong triệu tập Hội nghị trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, ở Thượng Hải truyền đạt những nhiệm vụ chủ yếu mà Hội nghị VII Quốc tế cộng sản đã đề ra, vai trò của Lê Hồng Phong lúc đó rất là sáng chói. Trong tổ chức Quốc tế cộng sản, nếu xét về tiểu sử và quá trình hoạt động, thứ bậc của Nguyễn trên Lê Hồng Phong xa, nhưng như đã nói những điều đó không gây phiền hà gi đối với Hồ, đang mang bí danh PC.Lin của Nguyễn
Trước đó tháng 03/1935, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng CSVN họp tại Áo Môn thông qua một Báo cáo chính trị dài 32 trang, hội nghị đã bầu bổ sung 13 Ủy viên Trung ương do Lê Hồng Phong làm tổng bí thư. Gồm có 8 đại biểu công nhân, 3 đại biểu trí thức, 1 đại biểu dân tộc thiểu số, và người ủy viên thứ 13, theo Hồ Tuấn Hùng thì chắc chắn không phải Nguyễn, mà chính là Hồ Tập Chương (P.C.Lin), việc này hoàn toàn là do Vera Vasilieva chủ trương.
Sự vượt trội của Lê Hồng Phong trong tổ chức cho thấy, giả thuyết Nguyễn tức P.C.Lin vẫn còn sống không đứng vững, chuyện chỉ phù hợp một khi Nguyễn bị hạ tầng công tác, nhưng điều đó thì không một tài liệu nào ghi chép, vậy chỉ còn là nhân vật Nguyễn đã chết. “Cuối năm 1935, Hồ Chí Minh trở lại Học viện Lenin, năm 1936 chuyển đến Học viện Stalin phụ trách giảng dạy bộ môn Đông Nam Á bằng tiếng Việt”, (Sophie Quinn-Judge/HCM The Mising years trang 217).
Trong vai Nguyễn để không một hoài nghi, theo Hồ Tuấn Hùng từ 1933-1938, tại Mạc Tư Khoa Hồ nắm rõ từng chi tiết nhỏ nhất trong hồ sơ lý lịch Nguyễn, và Vera Vasilieva ra sức đào tạo Hồ thành một nhà lý luận kiêm thực tiễn cúa Chủ nghĩa Cộng sản: “Hồ Chí Minh học Việt văn và Pháp văn đến mức có thể nghe, đọc, viết, nói thành thạo, thậm chí còn phiên dịch cả “Tuyên ngôn của đảng Cộng sản” và “Luận về sự Ấu trĩ của Phái cực tả” từ tiếng Anh sang tiếng Việt”.
Kết thúc những ngày ở Mạc Tư Khoa khi Hồ đã nhập tốt vai Nguyễn, điều đó thấy được qua thư Hồ gửi cho Vera Vasilieva, với nguyện vọng mong muốn được rời Mạc Tư Khoa. William J. Duiker, trong “HCM: A Lìe”, trang 228 viết: “Hồ Chí Minh thông qua Vera Vasilieva nhờ giúp đỡ mới rời khỏi được Mạc Tư Khoa”:“Đồng chí thân mến!
Hôm nay là kỷ niệm 7 năm ngày tôi bị cảnh sát Hương Cảng bắt giữ, nghĩa là đã 8 năm nay tôi không có bất cứ hoạt động nào. Dịp nầy viết thư gởi đến đông chí, thỉnh cầu đồng chí giúp đỡ tôi để có thể thay đổi hoàn cảnh hiện tại. Phân công tôi về địa phương hay giữ tôi ở lại, mong đồng chí triệt để sử dụng. Đề nghị đồng chí không nên để tôi xa rời tổ chức Đảng quá lâu. Tôi rất cảm kích nếu đồng chí cho phép được gặp mặt. Mong đồng chí hãy tiếp kiến một người anh em Cộng sản trung thành, tận tụy - Ngày 6 tháng sáu năm 1938 - Lin (Nguyễn Ái Quốc)”.
Hồ đáp xe lửa về Trung Quốc với bí danh P.C.Lin, đến tận căn cứ địa cách mạng Diên An, Trung Quốc, gặp gỡ trùm đặc vụ Khang Sinh, rồi theo Diệp Kiếm Anh về làm việc ở Bát lộ Quân Quảng Tây. Nhận định về chuyến đi này William J. Duiker giải thích: “Căn cứ vào khoảng thời gian từ mùa thu năm 1938 đến tháng năm năm 1943, có thể phán đoán những hoạt động của Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, mà chủ yếu là cung cấp tin tức về Mạc Tư Khoa.”
Cuộc hội ngộ cùng Khang Sinh, kẻ mà năm 1934 tại Mạc Tư Khoa đã đề xuất mức án xử hình Hồ, nay Hồ lại trở thành khách quý của tay trùm đặc vụ này tại sơn khu Diên An, và cũng từ đây là bước đầu sự nghiệp của Hồ. Cơ quan Bát lộ Quân Quế Lâm đóng tại nhà số 96, đường Trung Sơn Bắc, thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, cũng gọi là Cơ quan Tập đoàn Quân 18 Quốc dân Cách mạng Quân, là một cơ quan bí mật của Cục Phương Nam Trung cộng.
Thời gian Hồ đến cơ quan Bát lộ Quân Quế Lâm, Quảng Tây, không có một tài liệu nào ghi chép chính xác, căn cứ vào tài liệu của Tầu cộng thì ghi là cuối năm 1938, ghi nhận này có phần phù hợp nếu căn cứ vào thời gian tháng 06/1938 Hồ rời Mạc Tư Khoa. Từ phía nam Diên An xuống Quế Lâm, Hồ được bố trí làm lính cần vụ cho một người Khách Gia (Hẹ) khác đó là Diệp KIếm Anh, và khả năng từ Diệp Kiếm Anh mà Hồ tham dự khóa huấn luyện du kích quân.
Tại Hội nghị Quân sự 25/11/1938 tại Hành Sơn nhận thấy, chiến tranh du kích có ưu thế hơn chiến tranh chính quy, nên tháng 02/1939, Diệp Kiếm Anh người chỉ huy quân sự của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã quyết định thành lập Trung tâm huấn luyện cán bộ du kích tại phía nam dãy núi Hành Sơn, hai trăm dặm về phía đông bắc Quế Lâm. Chương trình huấn luyện cán bộ du kích có hai giai đoạn: Thứ nhất từ 15/02/1939, giai đoạn thứ hai từ 20/06 đến 20/09/1939.
Hồ rời Quế lâm, đến tham gia giai đoạn hai lớp huấn luyện cán bộ du kích, chương trình huấn luyện này được xem là đã cung cấp cho Hồ kiến thức để sau này tại căn cứ địa Việt Bắc, mở lớp huấn luyện chiến tranh du kích và lập ra một chi đội giải phóng quân vũ trang đầu tiên. Trong lúc tham dự khóa học huấn luyện du kích, Hồ còn đảm nhiệm công việc của một kiểm thính viên, điện báo viên điện đài, nghe các thông tin từ đài phát thanh nước ngoài!
Từ khóa học này, cả hai đảng Tầu cộng và An Nam cộng đều công nhận Hồ chính là thiếu tá Hồ Quang, mà trong “Thông tin về Đợt hai Ban huấn luyện Cán bộ Du kích Quân huấn Bộ Tổng tham mưu, Ủy viên Quân sự Hội”, hồ sơ lý lịch Hồ được đăng tải công khai như sau: Họ tên, Hồ Quang - Chức vụ, Thiếu tá, nhân viên Đài Tân văn - Tuổi, 38 - Quê quán, Quảng Đông - Đơn vị, Tập đoàn Quân 18 - Từng làm công tác, Giáo viên trung học hiệu trưởng trường ngoại ngữ.
Sau khóa học Hồ trở về Bát lộ Quân Quế Lâm, đến tháng 12/1939 chuyển đến Bát lộ Quân Quý Dương, và đầu năm 1940 về Hồng Nham thuộc Bát lộ Quân Trùng Khánh, và nơi đây Hồ đã có vài lần bí mật gặp gỡ Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh. Tháng 02/1940, Hồ đi Côn Minh, qua đảng cộng sản TQ mà đã liên lạc được với đảng cộng sản Đông Dương ở Côn Minh đã thành lập từ 1939 với những Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Hoàng Văn Hoan…
Và cũng tại Côn Minh tháng 05/1940, Hồ lần đầu gặp Phạm Văn Đồng (bí danh Lâm Bá Kiệt), Võ Nguyên Giáp (bí danh Dương Hoài Nam) từ Việt Nam vừa đến Côn Minh, và đầu tháng 06/1040 Cao Hồng Lĩnh dẫn đường đưa Hoàng Văn Hoan và Võ Nguyên Giáp đến cơ quan Bát lộ quân Quý Dương chờ đi Diên An học “Đại học kháng Nhật Tây Nam” do trùm đặc vụ Khang Sinh chủ trì. Cũng lúc đó tình hình VN lẫn Đông Dương bước vào cục diện mới!
Pháp đã đầu hàng Đức (27/06/1940), Đại tướng Decoux Toàn quyền mới của Pháp ở Đông Dương, quân đội Nhật qua ngả Ải Nam Quan tiến xuống Hải Phòng… Hồ triệu tập đảng bộ hải ngoại, chuyển địa bàn hoạt động về vùng biên giới Quảng Tây-Việt Nam, để dễ bề xâm nhập trực tiếp chỉ đạo đấu tranh vũ trang… Hồ từ Côn Minh đi ngay Trùng Khánh gặp Chu Ân Lai (xin chỉ thị?), tháng sau lại trở về Côn Minh, tháng 10/1940 Hồ trở lại Quế Lâm.
Bài viết kỳ này xin ngừng nơi đây với một chi tiết khá rõ, đó là đám An Nam cộng sau này trở thành chóp bu, lần đầu trong đời chúng, 1940 đã gặp Hồ trên đất Côn Minh, Hồ là ai? Có là Nguyễn Sinh Coong hay không chúng không cần biết, cứ ôm lấy Hồ suy tôn làm lãnh tụ, chuyện nhận giặc làm cha là từ đám Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan mà ra!!!
VIỆT NHÂN (HNPĐ)
Hồ Quang - Việt Nhân
(HNPĐ) Mạc Tư Khoa, ngày 25/07/1935 Hội nghị VII Quốc tế cộng sản được khai mạc, tại hội nghị Lê Hồng Phong gây tiếng vang với bản tham luận
(HNPĐ) Mạc Tư Khoa, ngày 25/07/1935 Hội nghị VII Quốc tế cộng sản được khai mạc, tại hội nghị Lê Hồng Phong gây tiếng vang với bản tham luận “Những thiếu sót của Đảng Cộng sản Đông Dương những năm qua, và nhiệm vụ cấp bách trước mắt”. Hội nghị kết thúc, Lê Hồng Phong được bầu là Ủy viên thường vụ Ban chấp hành Quốc tế cộng sản, và trở thành lãnh tụ mới của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm sau 1936 Lê Hồng Phong triệu tập Hội nghị trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, ở Thượng Hải truyền đạt những nhiệm vụ chủ yếu mà Hội nghị VII Quốc tế cộng sản đã đề ra, vai trò của Lê Hồng Phong lúc đó rất là sáng chói. Trong tổ chức Quốc tế cộng sản, nếu xét về tiểu sử và quá trình hoạt động, thứ bậc của Nguyễn trên Lê Hồng Phong xa, nhưng như đã nói những điều đó không gây phiền hà gi đối với Hồ, đang mang bí danh PC.Lin của Nguyễn
Trước đó tháng 03/1935, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng CSVN họp tại Áo Môn thông qua một Báo cáo chính trị dài 32 trang, hội nghị đã bầu bổ sung 13 Ủy viên Trung ương do Lê Hồng Phong làm tổng bí thư. Gồm có 8 đại biểu công nhân, 3 đại biểu trí thức, 1 đại biểu dân tộc thiểu số, và người ủy viên thứ 13, theo Hồ Tuấn Hùng thì chắc chắn không phải Nguyễn, mà chính là Hồ Tập Chương (P.C.Lin), việc này hoàn toàn là do Vera Vasilieva chủ trương.
Sự vượt trội của Lê Hồng Phong trong tổ chức cho thấy, giả thuyết Nguyễn tức P.C.Lin vẫn còn sống không đứng vững, chuyện chỉ phù hợp một khi Nguyễn bị hạ tầng công tác, nhưng điều đó thì không một tài liệu nào ghi chép, vậy chỉ còn là nhân vật Nguyễn đã chết. “Cuối năm 1935, Hồ Chí Minh trở lại Học viện Lenin, năm 1936 chuyển đến Học viện Stalin phụ trách giảng dạy bộ môn Đông Nam Á bằng tiếng Việt”, (Sophie Quinn-Judge/HCM The Mising years trang 217).
Trong vai Nguyễn để không một hoài nghi, theo Hồ Tuấn Hùng từ 1933-1938, tại Mạc Tư Khoa Hồ nắm rõ từng chi tiết nhỏ nhất trong hồ sơ lý lịch Nguyễn, và Vera Vasilieva ra sức đào tạo Hồ thành một nhà lý luận kiêm thực tiễn cúa Chủ nghĩa Cộng sản: “Hồ Chí Minh học Việt văn và Pháp văn đến mức có thể nghe, đọc, viết, nói thành thạo, thậm chí còn phiên dịch cả “Tuyên ngôn của đảng Cộng sản” và “Luận về sự Ấu trĩ của Phái cực tả” từ tiếng Anh sang tiếng Việt”.
Kết thúc những ngày ở Mạc Tư Khoa khi Hồ đã nhập tốt vai Nguyễn, điều đó thấy được qua thư Hồ gửi cho Vera Vasilieva, với nguyện vọng mong muốn được rời Mạc Tư Khoa. William J. Duiker, trong “HCM: A Lìe”, trang 228 viết: “Hồ Chí Minh thông qua Vera Vasilieva nhờ giúp đỡ mới rời khỏi được Mạc Tư Khoa”:“Đồng chí thân mến!
Hôm nay là kỷ niệm 7 năm ngày tôi bị cảnh sát Hương Cảng bắt giữ, nghĩa là đã 8 năm nay tôi không có bất cứ hoạt động nào. Dịp nầy viết thư gởi đến đông chí, thỉnh cầu đồng chí giúp đỡ tôi để có thể thay đổi hoàn cảnh hiện tại. Phân công tôi về địa phương hay giữ tôi ở lại, mong đồng chí triệt để sử dụng. Đề nghị đồng chí không nên để tôi xa rời tổ chức Đảng quá lâu. Tôi rất cảm kích nếu đồng chí cho phép được gặp mặt. Mong đồng chí hãy tiếp kiến một người anh em Cộng sản trung thành, tận tụy - Ngày 6 tháng sáu năm 1938 - Lin (Nguyễn Ái Quốc)”.
Hồ đáp xe lửa về Trung Quốc với bí danh P.C.Lin, đến tận căn cứ địa cách mạng Diên An, Trung Quốc, gặp gỡ trùm đặc vụ Khang Sinh, rồi theo Diệp Kiếm Anh về làm việc ở Bát lộ Quân Quảng Tây. Nhận định về chuyến đi này William J. Duiker giải thích: “Căn cứ vào khoảng thời gian từ mùa thu năm 1938 đến tháng năm năm 1943, có thể phán đoán những hoạt động của Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, mà chủ yếu là cung cấp tin tức về Mạc Tư Khoa.”
Cuộc hội ngộ cùng Khang Sinh, kẻ mà năm 1934 tại Mạc Tư Khoa đã đề xuất mức án xử hình Hồ, nay Hồ lại trở thành khách quý của tay trùm đặc vụ này tại sơn khu Diên An, và cũng từ đây là bước đầu sự nghiệp của Hồ. Cơ quan Bát lộ Quân Quế Lâm đóng tại nhà số 96, đường Trung Sơn Bắc, thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, cũng gọi là Cơ quan Tập đoàn Quân 18 Quốc dân Cách mạng Quân, là một cơ quan bí mật của Cục Phương Nam Trung cộng.
Thời gian Hồ đến cơ quan Bát lộ Quân Quế Lâm, Quảng Tây, không có một tài liệu nào ghi chép chính xác, căn cứ vào tài liệu của Tầu cộng thì ghi là cuối năm 1938, ghi nhận này có phần phù hợp nếu căn cứ vào thời gian tháng 06/1938 Hồ rời Mạc Tư Khoa. Từ phía nam Diên An xuống Quế Lâm, Hồ được bố trí làm lính cần vụ cho một người Khách Gia (Hẹ) khác đó là Diệp KIếm Anh, và khả năng từ Diệp Kiếm Anh mà Hồ tham dự khóa huấn luyện du kích quân.
Tại Hội nghị Quân sự 25/11/1938 tại Hành Sơn nhận thấy, chiến tranh du kích có ưu thế hơn chiến tranh chính quy, nên tháng 02/1939, Diệp Kiếm Anh người chỉ huy quân sự của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã quyết định thành lập Trung tâm huấn luyện cán bộ du kích tại phía nam dãy núi Hành Sơn, hai trăm dặm về phía đông bắc Quế Lâm. Chương trình huấn luyện cán bộ du kích có hai giai đoạn: Thứ nhất từ 15/02/1939, giai đoạn thứ hai từ 20/06 đến 20/09/1939.
Hồ rời Quế lâm, đến tham gia giai đoạn hai lớp huấn luyện cán bộ du kích, chương trình huấn luyện này được xem là đã cung cấp cho Hồ kiến thức để sau này tại căn cứ địa Việt Bắc, mở lớp huấn luyện chiến tranh du kích và lập ra một chi đội giải phóng quân vũ trang đầu tiên. Trong lúc tham dự khóa học huấn luyện du kích, Hồ còn đảm nhiệm công việc của một kiểm thính viên, điện báo viên điện đài, nghe các thông tin từ đài phát thanh nước ngoài!
Từ khóa học này, cả hai đảng Tầu cộng và An Nam cộng đều công nhận Hồ chính là thiếu tá Hồ Quang, mà trong “Thông tin về Đợt hai Ban huấn luyện Cán bộ Du kích Quân huấn Bộ Tổng tham mưu, Ủy viên Quân sự Hội”, hồ sơ lý lịch Hồ được đăng tải công khai như sau: Họ tên, Hồ Quang - Chức vụ, Thiếu tá, nhân viên Đài Tân văn - Tuổi, 38 - Quê quán, Quảng Đông - Đơn vị, Tập đoàn Quân 18 - Từng làm công tác, Giáo viên trung học hiệu trưởng trường ngoại ngữ.
Sau khóa học Hồ trở về Bát lộ Quân Quế Lâm, đến tháng 12/1939 chuyển đến Bát lộ Quân Quý Dương, và đầu năm 1940 về Hồng Nham thuộc Bát lộ Quân Trùng Khánh, và nơi đây Hồ đã có vài lần bí mật gặp gỡ Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh. Tháng 02/1940, Hồ đi Côn Minh, qua đảng cộng sản TQ mà đã liên lạc được với đảng cộng sản Đông Dương ở Côn Minh đã thành lập từ 1939 với những Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Hoàng Văn Hoan…
Và cũng tại Côn Minh tháng 05/1940, Hồ lần đầu gặp Phạm Văn Đồng (bí danh Lâm Bá Kiệt), Võ Nguyên Giáp (bí danh Dương Hoài Nam) từ Việt Nam vừa đến Côn Minh, và đầu tháng 06/1040 Cao Hồng Lĩnh dẫn đường đưa Hoàng Văn Hoan và Võ Nguyên Giáp đến cơ quan Bát lộ quân Quý Dương chờ đi Diên An học “Đại học kháng Nhật Tây Nam” do trùm đặc vụ Khang Sinh chủ trì. Cũng lúc đó tình hình VN lẫn Đông Dương bước vào cục diện mới!
Pháp đã đầu hàng Đức (27/06/1940), Đại tướng Decoux Toàn quyền mới của Pháp ở Đông Dương, quân đội Nhật qua ngả Ải Nam Quan tiến xuống Hải Phòng… Hồ triệu tập đảng bộ hải ngoại, chuyển địa bàn hoạt động về vùng biên giới Quảng Tây-Việt Nam, để dễ bề xâm nhập trực tiếp chỉ đạo đấu tranh vũ trang… Hồ từ Côn Minh đi ngay Trùng Khánh gặp Chu Ân Lai (xin chỉ thị?), tháng sau lại trở về Côn Minh, tháng 10/1940 Hồ trở lại Quế Lâm.
Bài viết kỳ này xin ngừng nơi đây với một chi tiết khá rõ, đó là đám An Nam cộng sau này trở thành chóp bu, lần đầu trong đời chúng, 1940 đã gặp Hồ trên đất Côn Minh, Hồ là ai? Có là Nguyễn Sinh Coong hay không chúng không cần biết, cứ ôm lấy Hồ suy tôn làm lãnh tụ, chuyện nhận giặc làm cha là từ đám Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan mà ra!!!
VIỆT NHÂN (HNPĐ)