Sức khỏe và đời sống

Hỏi đáp Y học: Bệnh Bạch Hầu

Bệnh bạch hầu (diphtheria) là một bệnh gần như biến mất trên bản đồ thế giới phát triển. Hồi thập niên 1920, có 100.000 -200.000 ca bệnh mỗi năm, làm 13.000-15.000 người chế


Bác sĩ Hồ Văn Hiền.

Bác sĩ Hồ Văn Hiền.


“Thưa Bác sĩ,

Mới đây ở tỉnh tôi có mấy chục người bị bệnh bạch hầu phải nhập viện, và sau đó 3 người tử vong vì bệnh này.

Lâu lắm rồi tôi mới nghe lại tên bệnh này, và báo chí nói là bệnh này chưa được loại trừ ở Việt Nam.

Xin Bác sĩ cho biết bệnh này là bệnh gì, có phải là bệnh truyền nhiễm không, và cách phòng trị.

Xin cảm ơn Bác sĩ."

00:00 /22:12
Đường dẫn trực tiếp

Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:

Bệnh bạch hầu (diphtheria) là một bệnh gần như biến mất trên bản đồ thế giới phát triển. Hồi thập niên 1920, có 100.000 -200.000 ca bệnh mỗi năm, làm 13.000-15.000 người chết. Sau đó, thuốc chủng ngừa càng ngày càng được áp dụng rộng rãi, nhất là thuốc DTP kết hợp biến độc tố (toxoid) của 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván. Trong vòng 10 năm qua chỉ có 2 trường hợp diphtheria ở Mỹ.

Tuy nhiên, ở các xứ phát triển, bệnh có thể xảy ra, tuy rất hiếm hoi, như ở Đức và Canada, ở những người từ chối chích ngừa cho mình hay cho con những người này, vì lý do tôn giáo, hay sợ thuốc chích ngừa mà không có căn cứ khoa học. Chúng ta sống an toàn trong một nền y tế dựa vào các thuốc chủng ngừa. Nhưng vì "êm ái" quá, một số người có thể quên hoặc không nhìn thấy sự ích lợi của thuốc chủng ngừa mà chỉ nhìn thấy và công kích những biến chứng có thật hay tưởng tượng của biện pháp y tế phòng ngừa này, một giá tương đối nhỏ mà xã hội phải trả cho một tiện nghi rất lớn.

Năm 2013, chưa tới 5.000 ca được báo cáo khắp thế giới, 3.300 ca chết, phần lớn là trẻ em, phần đông từ miền nam Sa mạc Sahara, Châu Phi, Ấn độ (India) và Indonesia. Theo CDC, gần Mỹ, có những vùng dịch (endemic areas) ở Dominican Republic, Haiti. Có những ổ dịch lớn (large outbreaks) xảy ra ở Thái, Lào và Indonesia từ năm 2011.

Trước khi có trị liệu, tử vong cao, có thể lên đến 40-50%, hiện nay chừng 5-10%. Trẻ em dưới 5 tuổi, người trên 40 tuổi có thể tử vong cao hơn (chừng 20%).

Bệnh này dễ dàng được ngăn ngừa cho chủng ngừa và kháng sinh. Việt Nam là một trong những nơi hiếm còn xảy ra dịch bệnh này. Từ cuối tháng 6 đến nay, tại tỉnh Bình Phước có 47 người nghi mắc bệnh bạch hầu, trong đó có 3 người chết, những người còn lại đang được theo dõi tại bệnh viện (Tuổi Trẻ ngày 14-7). Cả ba bệnh nhân tử vong sau khi nhập viện được vài ngày.

Người ta nghĩ rằng 3 trong 8 năm vừa qua, tỷ lệ chích ngừa quá thấp ở Bình Phước, trong lúc tại Quảng Nam năm 2015 thì xảy ra ổ dịch vì những vùng không có điện nên không được chích ngừa đầy đủ.

Triệu chứng: Phổ biến nhất là bạch hầu đường hô hấp (respiratory diphtheria). Một màng dày mọc trong niêm mạc mũi và hầu (membranous nasopharyngitis); hay làm sưng nghẽn thanh quản và khí quản, là ống nói tiếp theo họng, đi xuống phổi (obstructive laryngotracheitis). Màng này gọi là "pseudomembrane" [màng giả], dai như bằng thịt, chắc, xám và bám chặt vào niêm mạc phía dưới; nếu lột gỡ ra thì chảy máu. Nếu màng giả lan đến thanh quản (larynx), khí quản (trachea), hay nếu tróc ra bị hít vào khí quản sẽ gây ngộp, không thở được, cần thông khí quản để cứu bệnh nhân. Trong từ diphtheria: gốc Hy Lạp có nghĩa là miếng da thuộc, da dày; do BS người Pháp Pierre Bretonneau đặt tên diphtherie năm 1857. Tuy nhiên, bệnh này đã được Aretaeus, một thầy thuốc Hy Lạp ở Cappadocia, Turkey, mô tả từ thế kỷ thứ 1- 2.

Thường bệnh nhân sốt nhẹ (<101o F hay <38.3o C), đau họng, nuốt đau, mệt mỏi, khàn tiếng (nếu thanh quản bị bệnh) và bệnh tiến triển từ từ trong 1-2 ngày. Vi khuẩn có thể gây bệnh nhiễm ở ngoài da (ở vùng nhiệt đới, hay ở những người vô gia cư các nước khác), âm đạo, kết mạc mắt hay tai. Biến chứng nặng: cổ sưng to (như cổ bò, “bull neck”), đi kèm với màng lan rộng ra tắt nghẽn đường hô hấp (airway obstruction), viêm tim (myocarditis; làm tim đập loạn nhịp, và nguy hiểm nhất là gây ra "heart block", dẫn truyền dòng điện điều khiển nhịp đập của tim bị ngăn chặn), và viêm các dây thần kinh ngoại biên ở tay chân, liệt các cơ phụ trách hô hấp (peripheral neuropathy).

Bệnh được xác nhận bằng cách cấy vi khuẩn; mẫu gửi đi cấy phải lấy từ dưới màng mủ, hoặc phải gửi một mẫu màng này, và phòng thí nghiệm cần được cảnh báo là nghi ngờ bệnh bạch hầu, để họ dùng môi trường cấy đặc biệt.

Dịch học:

- Chỉ có ở người, truyền từ nước miếng, các giọt nước nhỏ văng ra lúc ho (droplets), hay do tiếp xúc với vết thương bệnh ngoài da.

- Ở người không chữa trị bằng thuốc kháng sinh, vi khuẩn có thể hiện diện trong các chất tiết nói trên, mắt, da mũi, từ 2-6 tuần.

- Người được trị bằng kháng sinh thích hợp chỉ còn khả năng lây bệnh dưới 4 ngày sau khi khởi bệnh.

- Thường lây do gần gũi hay tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, hay người mang vi khuẩn trong cơ thể nhưng không có triệu chứng bệnh (carriers).

- Rất hiếm khi lây qua trung gian một món đồ dùng chung (“fomite”, ví dụ khăn lau tay mặt), hay qua sữa tươi.

- Những người chưa được chủng ngừa, hoặc chủng ngừa không đầy đủ có thể mắc bệnh (như trường hợp một số bệnh nhân ở Bình Phước từng được chủng ngừa trước đây).

- Nói chung, bệnh nhân nhiễm vi khuẩn thì phát bệnh 2-7 ngày sau, hoặc có thể lâu hơn.

Chữa trị: Cần có biện pháp tích cực và nhanh chóng.

1) Kháng độc tố (antitoxin): Vì bệnh có thể xuống dốc nhanh chóng, cần chích kháng độc tố gốc ngựa ngay (equine antitoxin), dù chưa xác nhận bằng kết quả cấy vi trùng. Chích tĩnh mạch là tốt hơn cả, để vô hiệu hoá các độc tố. Chỉ chích tĩnh mạch (intravenous injection) sau khi thử scratch test (vạch ngoài da) với serum pha loãng 1.000 lần (scratch test of a 1/1000 dilution of antitoxin in saline solution), và theo sau đó thử bằng chích trong da (intradermal test). Nếu bệnh nhân dị ứng với antitoxin, cần giải hóa tình trạng dị ứng này trước khi dùng huyết thanh ngựa. Nghĩa là bắt đầu chích thuốc với những lượng rất nhỏ, rồi gia tăng từ từ đến những liều lớn hơn. Liều huyết thanh ngựa được tính theo bệnh nặng nhẹ, lâu hay mới phát hiện.

2) Kháng sinh:

Erythromycin uống hay chích 14 ngày.

Hoặc Penicillin G chích thịt hay tĩnh mạch 14 ngày (hay Penicillin Procain chích thịt) x14 ngày.

Nên chú ý: kháng sinh có mục đích ngăn chặn sản xuất độc tố mới, để diệt khuẩn bạch hầu, và ngăn chặn lây qua người khác, nhưng yếu tố trị liệu quan trọng nhất là chích huyết thanh kháng độc tố vô hiệu hóa các toxin đang lưu thông trong máu (antitoxin therapy).

3) Chủng ngừa: chủng ngừa trong khi phục hồi. Người từng bị bệnh cũng cần chủng ngừa, vì chưa chắc đã được miễn nhiễm vì đã từng trải qua cơn bệnh.

4) Chất dùng trong vaccine ngừa bạch hầu (cũng như uốn ván và ho gà) là độc tố toxin của vi trùng bạch hầu đã bị tước đi khả năng gây bệnh bằng cách chế biến hoá học, gọi là "toxoid" (biến độc tố; nontoxic chemically treated diphtheria toxin); do đó toxoid kích thích cho cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại vi khuẩn bạch hầu.

Nói chung, trẻ em ở Mỹ phải chích ngừa bạch hầu-ho gà-uống ván 4 lần trong 2 năm đầu, chích nhắc nhở lúc 4 tuổi trước khi đi học, chích lúc 11 tuồi trước khi vào lớp 6 (11-12 tuổi). Người lớn cần chích Td ((uốn ván +bạch hầu) 10 năm một lần. Nếu có thể người dưới 64 tuổi nên chích Tdap (uốn ván+ bạch hầu+ ho gà (liều thấp); ở Mỹ tên Boostrix (GSK) hoặc Adacel (Sanofi Pasteur)) một lần, thay thế liều Td (Td không che chở bệnh ho gà).

Những người tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân (close contacts): người nhà, bác sĩ tiếp xúc trực tiếp, người giữ trẻ, trai gái hôn nhau, làm tình với nhau, người ăn uống chung), dù đã từng chích ngừa cần được :

- Theo dõi trong 7 ngày để xem có triệu chứng không

- Cấy tìm C. diphtheria

- Uống erythromycin ngừa bệnh (40-50 mg/ cho 1 ký lô cân nặng, tối đa 2 gram), trong 10 ngày; hoặc chích (IM) một mủi Penicillin Benzathine.

- Chích một mũi booster vaccine có chứa thành phần chống bạch hầu (như DTap, TD, Tdap).

- Không dùng huyết thanh ngựa chống bạch hầu.

Chúc quý vị thính giả may mắn.

Reference:

1) Red Book (28th Edition), American Academy of Pediatrics.

2) http://wwwnc.cdc.gov/travel/yellowbook/2016/infectious-diseases-related-to-travel/diphtheria

Bác sĩ Hồ Văn Hiền

-------------------------------------

Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi đáp Y học này.

Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com

Quý vị muốn được giải đáp các thắc mắc về những vấn đề y học thường thức, xin gọi đến số (202) 205-7890, hoặc E-mail đến địa chỉ <vietnamese@voanews.com> để sắp xếp hẹn trả lời cho buổi phát thanh kế tiếp.

Các bác sĩ của chuyên mục Hỏi đáp Y học Trực tiếp của đài VOA sẽ cố gắng giải đáp các thắc mắc về y học của quý vị.


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Hỏi đáp Y học: Bệnh Bạch Hầu

Bệnh bạch hầu (diphtheria) là một bệnh gần như biến mất trên bản đồ thế giới phát triển. Hồi thập niên 1920, có 100.000 -200.000 ca bệnh mỗi năm, làm 13.000-15.000 người chế


Bác sĩ Hồ Văn Hiền.

Bác sĩ Hồ Văn Hiền.


“Thưa Bác sĩ,

Mới đây ở tỉnh tôi có mấy chục người bị bệnh bạch hầu phải nhập viện, và sau đó 3 người tử vong vì bệnh này.

Lâu lắm rồi tôi mới nghe lại tên bệnh này, và báo chí nói là bệnh này chưa được loại trừ ở Việt Nam.

Xin Bác sĩ cho biết bệnh này là bệnh gì, có phải là bệnh truyền nhiễm không, và cách phòng trị.

Xin cảm ơn Bác sĩ."

00:00 /22:12
Đường dẫn trực tiếp

Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:

Bệnh bạch hầu (diphtheria) là một bệnh gần như biến mất trên bản đồ thế giới phát triển. Hồi thập niên 1920, có 100.000 -200.000 ca bệnh mỗi năm, làm 13.000-15.000 người chết. Sau đó, thuốc chủng ngừa càng ngày càng được áp dụng rộng rãi, nhất là thuốc DTP kết hợp biến độc tố (toxoid) của 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván. Trong vòng 10 năm qua chỉ có 2 trường hợp diphtheria ở Mỹ.

Tuy nhiên, ở các xứ phát triển, bệnh có thể xảy ra, tuy rất hiếm hoi, như ở Đức và Canada, ở những người từ chối chích ngừa cho mình hay cho con những người này, vì lý do tôn giáo, hay sợ thuốc chích ngừa mà không có căn cứ khoa học. Chúng ta sống an toàn trong một nền y tế dựa vào các thuốc chủng ngừa. Nhưng vì "êm ái" quá, một số người có thể quên hoặc không nhìn thấy sự ích lợi của thuốc chủng ngừa mà chỉ nhìn thấy và công kích những biến chứng có thật hay tưởng tượng của biện pháp y tế phòng ngừa này, một giá tương đối nhỏ mà xã hội phải trả cho một tiện nghi rất lớn.

Năm 2013, chưa tới 5.000 ca được báo cáo khắp thế giới, 3.300 ca chết, phần lớn là trẻ em, phần đông từ miền nam Sa mạc Sahara, Châu Phi, Ấn độ (India) và Indonesia. Theo CDC, gần Mỹ, có những vùng dịch (endemic areas) ở Dominican Republic, Haiti. Có những ổ dịch lớn (large outbreaks) xảy ra ở Thái, Lào và Indonesia từ năm 2011.

Trước khi có trị liệu, tử vong cao, có thể lên đến 40-50%, hiện nay chừng 5-10%. Trẻ em dưới 5 tuổi, người trên 40 tuổi có thể tử vong cao hơn (chừng 20%).

Bệnh này dễ dàng được ngăn ngừa cho chủng ngừa và kháng sinh. Việt Nam là một trong những nơi hiếm còn xảy ra dịch bệnh này. Từ cuối tháng 6 đến nay, tại tỉnh Bình Phước có 47 người nghi mắc bệnh bạch hầu, trong đó có 3 người chết, những người còn lại đang được theo dõi tại bệnh viện (Tuổi Trẻ ngày 14-7). Cả ba bệnh nhân tử vong sau khi nhập viện được vài ngày.

Người ta nghĩ rằng 3 trong 8 năm vừa qua, tỷ lệ chích ngừa quá thấp ở Bình Phước, trong lúc tại Quảng Nam năm 2015 thì xảy ra ổ dịch vì những vùng không có điện nên không được chích ngừa đầy đủ.

Triệu chứng: Phổ biến nhất là bạch hầu đường hô hấp (respiratory diphtheria). Một màng dày mọc trong niêm mạc mũi và hầu (membranous nasopharyngitis); hay làm sưng nghẽn thanh quản và khí quản, là ống nói tiếp theo họng, đi xuống phổi (obstructive laryngotracheitis). Màng này gọi là "pseudomembrane" [màng giả], dai như bằng thịt, chắc, xám và bám chặt vào niêm mạc phía dưới; nếu lột gỡ ra thì chảy máu. Nếu màng giả lan đến thanh quản (larynx), khí quản (trachea), hay nếu tróc ra bị hít vào khí quản sẽ gây ngộp, không thở được, cần thông khí quản để cứu bệnh nhân. Trong từ diphtheria: gốc Hy Lạp có nghĩa là miếng da thuộc, da dày; do BS người Pháp Pierre Bretonneau đặt tên diphtherie năm 1857. Tuy nhiên, bệnh này đã được Aretaeus, một thầy thuốc Hy Lạp ở Cappadocia, Turkey, mô tả từ thế kỷ thứ 1- 2.

Thường bệnh nhân sốt nhẹ (<101o F hay <38.3o C), đau họng, nuốt đau, mệt mỏi, khàn tiếng (nếu thanh quản bị bệnh) và bệnh tiến triển từ từ trong 1-2 ngày. Vi khuẩn có thể gây bệnh nhiễm ở ngoài da (ở vùng nhiệt đới, hay ở những người vô gia cư các nước khác), âm đạo, kết mạc mắt hay tai. Biến chứng nặng: cổ sưng to (như cổ bò, “bull neck”), đi kèm với màng lan rộng ra tắt nghẽn đường hô hấp (airway obstruction), viêm tim (myocarditis; làm tim đập loạn nhịp, và nguy hiểm nhất là gây ra "heart block", dẫn truyền dòng điện điều khiển nhịp đập của tim bị ngăn chặn), và viêm các dây thần kinh ngoại biên ở tay chân, liệt các cơ phụ trách hô hấp (peripheral neuropathy).

Bệnh được xác nhận bằng cách cấy vi khuẩn; mẫu gửi đi cấy phải lấy từ dưới màng mủ, hoặc phải gửi một mẫu màng này, và phòng thí nghiệm cần được cảnh báo là nghi ngờ bệnh bạch hầu, để họ dùng môi trường cấy đặc biệt.

Dịch học:

- Chỉ có ở người, truyền từ nước miếng, các giọt nước nhỏ văng ra lúc ho (droplets), hay do tiếp xúc với vết thương bệnh ngoài da.

- Ở người không chữa trị bằng thuốc kháng sinh, vi khuẩn có thể hiện diện trong các chất tiết nói trên, mắt, da mũi, từ 2-6 tuần.

- Người được trị bằng kháng sinh thích hợp chỉ còn khả năng lây bệnh dưới 4 ngày sau khi khởi bệnh.

- Thường lây do gần gũi hay tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, hay người mang vi khuẩn trong cơ thể nhưng không có triệu chứng bệnh (carriers).

- Rất hiếm khi lây qua trung gian một món đồ dùng chung (“fomite”, ví dụ khăn lau tay mặt), hay qua sữa tươi.

- Những người chưa được chủng ngừa, hoặc chủng ngừa không đầy đủ có thể mắc bệnh (như trường hợp một số bệnh nhân ở Bình Phước từng được chủng ngừa trước đây).

- Nói chung, bệnh nhân nhiễm vi khuẩn thì phát bệnh 2-7 ngày sau, hoặc có thể lâu hơn.

Chữa trị: Cần có biện pháp tích cực và nhanh chóng.

1) Kháng độc tố (antitoxin): Vì bệnh có thể xuống dốc nhanh chóng, cần chích kháng độc tố gốc ngựa ngay (equine antitoxin), dù chưa xác nhận bằng kết quả cấy vi trùng. Chích tĩnh mạch là tốt hơn cả, để vô hiệu hoá các độc tố. Chỉ chích tĩnh mạch (intravenous injection) sau khi thử scratch test (vạch ngoài da) với serum pha loãng 1.000 lần (scratch test of a 1/1000 dilution of antitoxin in saline solution), và theo sau đó thử bằng chích trong da (intradermal test). Nếu bệnh nhân dị ứng với antitoxin, cần giải hóa tình trạng dị ứng này trước khi dùng huyết thanh ngựa. Nghĩa là bắt đầu chích thuốc với những lượng rất nhỏ, rồi gia tăng từ từ đến những liều lớn hơn. Liều huyết thanh ngựa được tính theo bệnh nặng nhẹ, lâu hay mới phát hiện.

2) Kháng sinh:

Erythromycin uống hay chích 14 ngày.

Hoặc Penicillin G chích thịt hay tĩnh mạch 14 ngày (hay Penicillin Procain chích thịt) x14 ngày.

Nên chú ý: kháng sinh có mục đích ngăn chặn sản xuất độc tố mới, để diệt khuẩn bạch hầu, và ngăn chặn lây qua người khác, nhưng yếu tố trị liệu quan trọng nhất là chích huyết thanh kháng độc tố vô hiệu hóa các toxin đang lưu thông trong máu (antitoxin therapy).

3) Chủng ngừa: chủng ngừa trong khi phục hồi. Người từng bị bệnh cũng cần chủng ngừa, vì chưa chắc đã được miễn nhiễm vì đã từng trải qua cơn bệnh.

4) Chất dùng trong vaccine ngừa bạch hầu (cũng như uốn ván và ho gà) là độc tố toxin của vi trùng bạch hầu đã bị tước đi khả năng gây bệnh bằng cách chế biến hoá học, gọi là "toxoid" (biến độc tố; nontoxic chemically treated diphtheria toxin); do đó toxoid kích thích cho cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại vi khuẩn bạch hầu.

Nói chung, trẻ em ở Mỹ phải chích ngừa bạch hầu-ho gà-uống ván 4 lần trong 2 năm đầu, chích nhắc nhở lúc 4 tuổi trước khi đi học, chích lúc 11 tuồi trước khi vào lớp 6 (11-12 tuổi). Người lớn cần chích Td ((uốn ván +bạch hầu) 10 năm một lần. Nếu có thể người dưới 64 tuổi nên chích Tdap (uốn ván+ bạch hầu+ ho gà (liều thấp); ở Mỹ tên Boostrix (GSK) hoặc Adacel (Sanofi Pasteur)) một lần, thay thế liều Td (Td không che chở bệnh ho gà).

Những người tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân (close contacts): người nhà, bác sĩ tiếp xúc trực tiếp, người giữ trẻ, trai gái hôn nhau, làm tình với nhau, người ăn uống chung), dù đã từng chích ngừa cần được :

- Theo dõi trong 7 ngày để xem có triệu chứng không

- Cấy tìm C. diphtheria

- Uống erythromycin ngừa bệnh (40-50 mg/ cho 1 ký lô cân nặng, tối đa 2 gram), trong 10 ngày; hoặc chích (IM) một mủi Penicillin Benzathine.

- Chích một mũi booster vaccine có chứa thành phần chống bạch hầu (như DTap, TD, Tdap).

- Không dùng huyết thanh ngựa chống bạch hầu.

Chúc quý vị thính giả may mắn.

Reference:

1) Red Book (28th Edition), American Academy of Pediatrics.

2) http://wwwnc.cdc.gov/travel/yellowbook/2016/infectious-diseases-related-to-travel/diphtheria

Bác sĩ Hồ Văn Hiền

-------------------------------------

Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi đáp Y học này.

Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com

Quý vị muốn được giải đáp các thắc mắc về những vấn đề y học thường thức, xin gọi đến số (202) 205-7890, hoặc E-mail đến địa chỉ <vietnamese@voanews.com> để sắp xếp hẹn trả lời cho buổi phát thanh kế tiếp.

Các bác sĩ của chuyên mục Hỏi đáp Y học Trực tiếp của đài VOA sẽ cố gắng giải đáp các thắc mắc về y học của quý vị.


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm