Sức khỏe và đời sống
Hỏi đáp Y học: Chứng rối loạn lo âu xã hội (SAD)
Thính giả Nguyễn Hà hỏi như sau:
“Kính thưa Bác sĩ
Tôi tên Nguyễn Hà, 46 tuổi, hiện đang sống ở Canada.
Khi tôi còn bé, hồi còn ở Việt Nam, tôi mắc phải bệnh mắc cỡ và lo sợ khi đến chỗ đông người.
Tôi đến Canada năm 1985, và vào trường học Anh ngữ. Tôi rất sợ mỗi khi thầy gọi tôi lên đứng trước mọi người để giới thiệu tên và bạn bè cùng lớp -- hỏi đại khái như có gia đình chưa, hoặc nghề nghiệp v.v., tôi cũng run sợ.
Mãi đến 2004 tôi quyết định gặp bác sĩ và kể rõ câu chuyện. Sau đó bác sĩ gia đình gởi tôi đến bác sĩ chuyên khoa. Họ cho tôi đi học lớp đàm thoại cùng chia sẻ với mọi người trong lớp để làm quen trước đám đông người.
Bên cạnh đó bác sĩ cho tôi uống Paxil 25mg mỗi ngày. Vài năm sau tăng lên 50mg, và clonazepam 2mg trước khi ngủ. Trong thời gian này, bệnh của tôi giảm được 80%.
Sau đó tôi có yêu cầu bác sĩ ngưng thuốc vì tôi lo rằng dùng thuốc nhiều quá ảnh hưởng đến sức khỏe và trí nhớ.
Nhưng khi ngừng thuốc vài tuần, thì bệnh quay trở lại. Có nghĩa là tôi phải uống thuốc suốt đời.
Nhưng khi dùng Paxil, tôi bị giảm về sinh lý. Có khi 2 hoặc 3 tháng tôi không nghĩ đến. Vì vậy tôi yêu cầu bác sĩ cho đổi thuốc, và hiện nay tôi đang dùng APO-sertraline 50mg cùng với 2mg Clonazepam, và hiện nay tôi bị máu cao, phải dùng 40 mg APO-Atorvastatin mỗi ngày, và tôi cũng đang mang Hepatitis B.
Vậy, kính thưa Bác sĩ, tôi dùng nhiều thuốc như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sau này không?
Cho tôi hỏi thêm là có thể nào không dùng thuốc mà chữa được bệnh này không, và nguyên nhân tại sao tôi bị bệnh này.
Kính nhờ Bác sĩ tư vấn cho.
Cảm ơn Bác sĩ.”
Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:
Tôi xin trả lời câu hỏi về chứng lo âu lúc phải tiếp xúc với người khác, nói một cách khác là trong một tình huống xã hội. Vị thính giả đang được các chuyên viên chữa trị ở Canada, tôi không phải bác sĩ chuyên khoa về bệnh tâm thần. Tôi xin nhắc lại là chúng ta không thể có ý kiến riêng cho một trường hợp cá biệt. Sau đây tôi xin bàn một số điểm về bệnh “Rối loạn lo âu xã hội,” dịch từ Social Anxiety Disorder, viết tắt là SAD (tiếng Anh sad=buồn), hay "sợ xã hội" (sợ giao tiếp xã hội) (“social phobia)”.
Triệu chứng:
Theo định nghĩa người bệnh SAD cảm thấy rất lo âu khi họ tiếp xúc với người khác không phải là người thân thuộc, vì họ e sợ rằng nếu họ nói hay làm một việc nào (động thái), họ sẽ bị chê bai, phê bình làm họ phải xấu hổ. Mức lo âu này mạnh đến mức mà họ không thể làm một số việc đáng lẽ cần làm. Ví dụ có những người không dám đi dự các party, hay dự buổi họp, đến bắt chuyện với người lạ, hay đi lên gặp ông chủ. Đấy là những trường hợp lo âu xã hội chung hay tổng quát (generalized SAD).
Một số trường hợp bệnh chỉ giới hạn vào tình huống, chẳng hạn như họ phải nói, trả lời trong lớp học, xuất hiện trước một buổi tiệc, phát biểu ý kiến trước công chúng. Đấy là những trường hợp SAD giới hạn, không tổng quát.
Người bệnh ngại "biểu diễn" hay làm một việc gì, trổ tài trước nhiều người, nên còn gọi là "performance anxiety" ( "lo âu lúc biểu diễn")
Một số trẻ em mắc chứng loại này và hay bị phạt oan. Chúng không nói được lúc gặp người ngoài gia đình. Ví dụ bố mẹ dắt đi thăm nhà bạn bè, biểu em chào thì em nhất định ngậm miệng. Vào lớp cô thầy hỏi thì nhất định không trả lời, nhưng viết hay vẽ để diễn tả thì vẫn tốt. Các em có thể bị kết tội bướng bỉnh, cứng đầu, có khi bị đánh đập. Thật ra chúng không muốn như vậy, nhưng mắc bệnh lo âu (anxiety disorder), biểu hiện bằng chứng gọi là "bệnh câm chọn lọc", không nói được trong một số tình huống xã hội chọn lọc (selective mutism).
Trong cách nói thông thường, chúng ta thường mô tả những người này là rụt rè (shy, timid), hoặc những người tránh tiếp xúc với người khác (sợ bị chọc, nhạy cảm quá mức với những nhận xét không tích cực từ người khác, nói chung là "nhát"- từ chuyên môn là "avoidant personality disorder"= rối loạn tính cách [tìm cách] lẩn tránh). Ở đứa trẻ "nhát" có khuynh hướng thu mình lại lúc phải gặp người lạ hay những hoàn cảnh không quen thuộc (vào nhà người lạ, gặp bạn mới (từ y khoa: behavioral inhibition= ức chế về tập tính, hành vi).
Bệnh SAD xuất hiện vào tuổi 15-16, nhưng có khi sớm hơn lúc 5-6 tuổi. Nếu xuất hiện trễ, sau 30 tuổi, thường triệu chứng đầu tiên gây ra do một hoàn cảnh mới, ví dụ bệnh nhân từ trước vẫn rụt rè hay "không muốn phô trương," nhưng bây giờ do công việc phải đứng nói trước buổi họp hay đám đông, và gặp vấn đề, không làm được. Theo dõi ngoài đời, người ta thấy, 10 năm sau khi bắt đầu trị liệu (thuốc hoặc tâm lý), có chừng 1/3 là hết bệnh hẳn (thấp hơn kết quả các khảo cứu lâm sàng).
Nguyên nhân sinh bệnh: vừa có yếu tố di truyền, vừa có ảnh hưởng hoàn cảnh như thời thơ ấu bị khổ sở, ảnh hưởng cha mẹ, bạn bè. Ví dụ: bị bạo hành, hiếp đáp lúc thơ ấu; (child abuse) cha mẹ khó khăn, ưa chỉ trích, cha mẹ cũng lo âu nhiều; bị trừng phạt nặng trong quá khứ vì một chuyện không đáng kể (như nói chuyện trong lớp).
Chữa trị:
Hai cách chữa trị có hiệu quả tương đưong với nhau trong các khảo cứu:
1) Thuốc men:
● Các thuốc chống trầm cảm, thường là loại thuốc ức chế có chọn lọc tái thu hồi serotonin (SSRI) (tác dụng trên mức serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh [neurotransmitter] ở các liên hợp sợi thần kinh, nơi các tế bào thần kinh liên kết với nhau [synapses ].)
● Phản ứng phụ của SSRI: Rối loạn tính dục, ngái ngủ, lên cân, mất ngủ, lo âu, chóng mặt, nhức đầu, khô miệng, buồn nôn, run tay, bón, đau bụng. Riêng đối với lứa 18-24 tuổi, SSRI có thể gia tăng nguy cơ tự tử. Thuốc thường dùng thì có ví dụ như paroxetine, sertraline (Zoloft).
● Các thuốc SSRI có thể bắt đầu tác dụng sau 6 tuần, và tác dụng tới mức tối hảo sau 12-16 tuần. Có thể chữa trị bằng thuốc từ 6-12 tháng để tránh bệnh tái lại, hoặc phải dùng thuốc lâu hơn.
● BS có thể cộng thêm một loại thuốc an thần benzodiazepine như clonazepam (Klonopin).(Không dùng benzodiazepine này nếu bị bệnh gan nặng, khó thở, có ý tưởng tự tử. Thính giả nên xem lại cơ năng gan của mình vì đang bị viêm gan B)
Biến chứng: nhức mỏi cơ thể, ho, khó thở, chán chường, buồn bã, nóng sốt, ăn không ngon, mất khoái cảm, thú vị.
2) Trị liệu tâm lý bằng "cognitive behavioral therapy" (CBT): Thay đổi nhận thức, hiểu biết và tập tính, hành vi (behavior) của bệnh nhân. Bệnh nhân SAD đánh giá sai lạc về cách mình giao tiếp trong xã hội, cho rằng người ta nghĩ tiêu cực (xấu) về mình và gán cho thái độ của người khác một tầm quan trọng quá đáng. Một lời nói, một cử chỉ vô hại, “vô thưởng vô phạt “(neutral) có thể được bệnh nhân xem như là lời trách móc, quở mắng có ảnh hưởng nhiều đến mình. Cái sợ này làm cho bệnh nhân rụt rè thêm, thu mình lại, lại càng làm cho bệnh nhân mất cơ hội để thấy là không có gì đáng lo sợ, tạo nên vòng luẩn quẩn. Tâm lý gia giúp cho người bệnh hiểu thêm về nhận định sai của mình, đồng thời khuyến khích bệnh nhân thay đổi sự "co cụm, rút lui" của mình để giải toả, cắt đứt cái vòng luẩn quẩn càng ngày càng giữ bệnh nhân bị vây hãm trong mối lo.
Atorvastatin (Lipitor) là một thuốc dùng để hạ thấp cholesterol trong máu, không phải là thuốc cho bệnh cao áp huyết. Phản ứng phụ thường nhất: nhức đầu, khàn tiếng, đau lưng, đau chung quanh mắt và trên hai má, sổ mũi.
Xin nhắc lại, các nhận xét trên đây chỉ có tính cách thông tin. Thính giả cần hội ý với bác sĩ của mình.
Chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
--------------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi đáp Y học này.
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại dành cho mục Hỏi đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ Ba và thứ Năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi bằng điện thư đến địa chỉ Vietnamese@voanews.com.
Hỏi đáp Y học: Chứng rối loạn lo âu xã hội (SAD)
Thính giả Nguyễn Hà hỏi như sau:
“Kính thưa Bác sĩ
Tôi tên Nguyễn Hà, 46 tuổi, hiện đang sống ở Canada.
Khi tôi còn bé, hồi còn ở Việt Nam, tôi mắc phải bệnh mắc cỡ và lo sợ khi đến chỗ đông người.
Tôi đến Canada năm 1985, và vào trường học Anh ngữ. Tôi rất sợ mỗi khi thầy gọi tôi lên đứng trước mọi người để giới thiệu tên và bạn bè cùng lớp -- hỏi đại khái như có gia đình chưa, hoặc nghề nghiệp v.v., tôi cũng run sợ.
Mãi đến 2004 tôi quyết định gặp bác sĩ và kể rõ câu chuyện. Sau đó bác sĩ gia đình gởi tôi đến bác sĩ chuyên khoa. Họ cho tôi đi học lớp đàm thoại cùng chia sẻ với mọi người trong lớp để làm quen trước đám đông người.
Bên cạnh đó bác sĩ cho tôi uống Paxil 25mg mỗi ngày. Vài năm sau tăng lên 50mg, và clonazepam 2mg trước khi ngủ. Trong thời gian này, bệnh của tôi giảm được 80%.
Sau đó tôi có yêu cầu bác sĩ ngưng thuốc vì tôi lo rằng dùng thuốc nhiều quá ảnh hưởng đến sức khỏe và trí nhớ.
Nhưng khi ngừng thuốc vài tuần, thì bệnh quay trở lại. Có nghĩa là tôi phải uống thuốc suốt đời.
Nhưng khi dùng Paxil, tôi bị giảm về sinh lý. Có khi 2 hoặc 3 tháng tôi không nghĩ đến. Vì vậy tôi yêu cầu bác sĩ cho đổi thuốc, và hiện nay tôi đang dùng APO-sertraline 50mg cùng với 2mg Clonazepam, và hiện nay tôi bị máu cao, phải dùng 40 mg APO-Atorvastatin mỗi ngày, và tôi cũng đang mang Hepatitis B.
Vậy, kính thưa Bác sĩ, tôi dùng nhiều thuốc như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sau này không?
Cho tôi hỏi thêm là có thể nào không dùng thuốc mà chữa được bệnh này không, và nguyên nhân tại sao tôi bị bệnh này.
Kính nhờ Bác sĩ tư vấn cho.
Cảm ơn Bác sĩ.”
Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:
Tôi xin trả lời câu hỏi về chứng lo âu lúc phải tiếp xúc với người khác, nói một cách khác là trong một tình huống xã hội. Vị thính giả đang được các chuyên viên chữa trị ở Canada, tôi không phải bác sĩ chuyên khoa về bệnh tâm thần. Tôi xin nhắc lại là chúng ta không thể có ý kiến riêng cho một trường hợp cá biệt. Sau đây tôi xin bàn một số điểm về bệnh “Rối loạn lo âu xã hội,” dịch từ Social Anxiety Disorder, viết tắt là SAD (tiếng Anh sad=buồn), hay "sợ xã hội" (sợ giao tiếp xã hội) (“social phobia)”.
Triệu chứng:
Theo định nghĩa người bệnh SAD cảm thấy rất lo âu khi họ tiếp xúc với người khác không phải là người thân thuộc, vì họ e sợ rằng nếu họ nói hay làm một việc nào (động thái), họ sẽ bị chê bai, phê bình làm họ phải xấu hổ. Mức lo âu này mạnh đến mức mà họ không thể làm một số việc đáng lẽ cần làm. Ví dụ có những người không dám đi dự các party, hay dự buổi họp, đến bắt chuyện với người lạ, hay đi lên gặp ông chủ. Đấy là những trường hợp lo âu xã hội chung hay tổng quát (generalized SAD).
Một số trường hợp bệnh chỉ giới hạn vào tình huống, chẳng hạn như họ phải nói, trả lời trong lớp học, xuất hiện trước một buổi tiệc, phát biểu ý kiến trước công chúng. Đấy là những trường hợp SAD giới hạn, không tổng quát.
Người bệnh ngại "biểu diễn" hay làm một việc gì, trổ tài trước nhiều người, nên còn gọi là "performance anxiety" ( "lo âu lúc biểu diễn")
Một số trẻ em mắc chứng loại này và hay bị phạt oan. Chúng không nói được lúc gặp người ngoài gia đình. Ví dụ bố mẹ dắt đi thăm nhà bạn bè, biểu em chào thì em nhất định ngậm miệng. Vào lớp cô thầy hỏi thì nhất định không trả lời, nhưng viết hay vẽ để diễn tả thì vẫn tốt. Các em có thể bị kết tội bướng bỉnh, cứng đầu, có khi bị đánh đập. Thật ra chúng không muốn như vậy, nhưng mắc bệnh lo âu (anxiety disorder), biểu hiện bằng chứng gọi là "bệnh câm chọn lọc", không nói được trong một số tình huống xã hội chọn lọc (selective mutism).
Trong cách nói thông thường, chúng ta thường mô tả những người này là rụt rè (shy, timid), hoặc những người tránh tiếp xúc với người khác (sợ bị chọc, nhạy cảm quá mức với những nhận xét không tích cực từ người khác, nói chung là "nhát"- từ chuyên môn là "avoidant personality disorder"= rối loạn tính cách [tìm cách] lẩn tránh). Ở đứa trẻ "nhát" có khuynh hướng thu mình lại lúc phải gặp người lạ hay những hoàn cảnh không quen thuộc (vào nhà người lạ, gặp bạn mới (từ y khoa: behavioral inhibition= ức chế về tập tính, hành vi).
Bệnh SAD xuất hiện vào tuổi 15-16, nhưng có khi sớm hơn lúc 5-6 tuổi. Nếu xuất hiện trễ, sau 30 tuổi, thường triệu chứng đầu tiên gây ra do một hoàn cảnh mới, ví dụ bệnh nhân từ trước vẫn rụt rè hay "không muốn phô trương," nhưng bây giờ do công việc phải đứng nói trước buổi họp hay đám đông, và gặp vấn đề, không làm được. Theo dõi ngoài đời, người ta thấy, 10 năm sau khi bắt đầu trị liệu (thuốc hoặc tâm lý), có chừng 1/3 là hết bệnh hẳn (thấp hơn kết quả các khảo cứu lâm sàng).
Nguyên nhân sinh bệnh: vừa có yếu tố di truyền, vừa có ảnh hưởng hoàn cảnh như thời thơ ấu bị khổ sở, ảnh hưởng cha mẹ, bạn bè. Ví dụ: bị bạo hành, hiếp đáp lúc thơ ấu; (child abuse) cha mẹ khó khăn, ưa chỉ trích, cha mẹ cũng lo âu nhiều; bị trừng phạt nặng trong quá khứ vì một chuyện không đáng kể (như nói chuyện trong lớp).
Chữa trị:
Hai cách chữa trị có hiệu quả tương đưong với nhau trong các khảo cứu:
1) Thuốc men:
● Các thuốc chống trầm cảm, thường là loại thuốc ức chế có chọn lọc tái thu hồi serotonin (SSRI) (tác dụng trên mức serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh [neurotransmitter] ở các liên hợp sợi thần kinh, nơi các tế bào thần kinh liên kết với nhau [synapses ].)
● Phản ứng phụ của SSRI: Rối loạn tính dục, ngái ngủ, lên cân, mất ngủ, lo âu, chóng mặt, nhức đầu, khô miệng, buồn nôn, run tay, bón, đau bụng. Riêng đối với lứa 18-24 tuổi, SSRI có thể gia tăng nguy cơ tự tử. Thuốc thường dùng thì có ví dụ như paroxetine, sertraline (Zoloft).
● Các thuốc SSRI có thể bắt đầu tác dụng sau 6 tuần, và tác dụng tới mức tối hảo sau 12-16 tuần. Có thể chữa trị bằng thuốc từ 6-12 tháng để tránh bệnh tái lại, hoặc phải dùng thuốc lâu hơn.
● BS có thể cộng thêm một loại thuốc an thần benzodiazepine như clonazepam (Klonopin).(Không dùng benzodiazepine này nếu bị bệnh gan nặng, khó thở, có ý tưởng tự tử. Thính giả nên xem lại cơ năng gan của mình vì đang bị viêm gan B)
Biến chứng: nhức mỏi cơ thể, ho, khó thở, chán chường, buồn bã, nóng sốt, ăn không ngon, mất khoái cảm, thú vị.
2) Trị liệu tâm lý bằng "cognitive behavioral therapy" (CBT): Thay đổi nhận thức, hiểu biết và tập tính, hành vi (behavior) của bệnh nhân. Bệnh nhân SAD đánh giá sai lạc về cách mình giao tiếp trong xã hội, cho rằng người ta nghĩ tiêu cực (xấu) về mình và gán cho thái độ của người khác một tầm quan trọng quá đáng. Một lời nói, một cử chỉ vô hại, “vô thưởng vô phạt “(neutral) có thể được bệnh nhân xem như là lời trách móc, quở mắng có ảnh hưởng nhiều đến mình. Cái sợ này làm cho bệnh nhân rụt rè thêm, thu mình lại, lại càng làm cho bệnh nhân mất cơ hội để thấy là không có gì đáng lo sợ, tạo nên vòng luẩn quẩn. Tâm lý gia giúp cho người bệnh hiểu thêm về nhận định sai của mình, đồng thời khuyến khích bệnh nhân thay đổi sự "co cụm, rút lui" của mình để giải toả, cắt đứt cái vòng luẩn quẩn càng ngày càng giữ bệnh nhân bị vây hãm trong mối lo.
Atorvastatin (Lipitor) là một thuốc dùng để hạ thấp cholesterol trong máu, không phải là thuốc cho bệnh cao áp huyết. Phản ứng phụ thường nhất: nhức đầu, khàn tiếng, đau lưng, đau chung quanh mắt và trên hai má, sổ mũi.
Xin nhắc lại, các nhận xét trên đây chỉ có tính cách thông tin. Thính giả cần hội ý với bác sĩ của mình.
Chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
--------------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi đáp Y học này.
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại dành cho mục Hỏi đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ Ba và thứ Năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi bằng điện thư đến địa chỉ Vietnamese@voanews.com.