Đoạn Đường Chiến Binh
Hồi ký "Tôi đi cải tạo" ( 59 ) - Nguyễn Văn Thái
7.7.Bác sĩ tốt nghiệp ở bên Tây
Lúc này Trại Nam Hà A có ba bác sĩ. Bác Sĩ Lê Thiện Điền mới từ Trại Vĩnh Quang A chuyển sang nhưng không được giao cho nhiệm vụ gì có liên quan tới chữa bệnh vì Bác Sĩ Điền có “thành tích chửi Việt Cộng” ở Vĩnh Quang A. Bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh là BS nhãn khoa, thiếu tá Không Quân/QLVNCH. Bác sĩ Trương Như Quýnh là cựu giám đốc một bệnh viện lớn ở Sài-Gòn trước ngày 30/4/1975.Bài này tôi viết riêng về BS Quýnh.
Tôi chưa có dịp tiếp xúc với BS Quýnh trong suốt thời gian ở Nam Hà A. Những gì tôi viết ra dưới đây là do tôi nhớ lại, không hoàn toàn, lời kể của GS Nguyễn Ngọc Diễm và của một vài người bạn tôi.
Bác sĩ Trương Như Quýnh là anh ruột của ông Trương Như Tảng, tác giả cuốn “A Viet Cong Memoir” (tạm dịch là Ký Sự Của Một Người Việt Cộng). Trước khi về Nam Hà, BS Quýnh bị giam ở Trại Hà Tây, và Việt Cộng cho ông làm ở bệnh xá của trại Nam Hà.
Nam Hà có một thiếu úy Công An tên là Lực. Tên này phụ trách về điểm đầu người khi đóng và mở cửa buồng tù. Hắn cũng còn phụ trách khám xét những người ra gặp thân nhân thăm nuôi, ai mang lén thư từ mà bị khám phá thì mệt với hắn. Khi tù mang đồ thăm nuôi vào thì hắn khám xét rất kỹ rồi mới cho mang về buồng.Tù nhân trong trại đều không ai ưa vì tính hống hách của hắn.
Một hôm, vợ hắn sanh đứa con thứ nhì và bị băng huyết. Các y sĩ, bác sĩ Việt Cộng trên tỉnh đều bó tay. Vợ hắn chỉ chờ chết.Có người mách bảo hắn tới xin BS Quýnh chữa cho, biết đâu gặp đúng thầy thì sao.
Hắn nghe lời và đưa vợ tới gặp BS Quýnh, xin ông khám và chữa bệnh cho.BS Quýnh xem xét một lúc rồi nói với tên Lực rằng bệnh này dễ chữa thôi nhưng cần phải có thuốc, ở bệnh xá này chẳng có thuốc gì ngoài mấy viên xuyên tâm liên và mấy vị thuốc dân tộc (*); không có thuốc thì chịu.Hắn tỏ vẻ lo lắng, không biết nói sao.BS Quýnh cho hắn biết tiếp rằng hiện ở trại này có một người sẵn thuốc, người đó là Đại Tá Phạm Kim Quy (**).Nếu hắn được ông ấy cho thuốc, thì vợ hắn sẽ thoát chết.
(*) Việt Cộng gọi dược thảo (herbs) là thuốc dân tộc.
(**) Có người gọi là Chuẩn Tướng Phạm Kim Quy; không biết ai đúng ai sai!
Đại Tá Phạm Kim Quy mới được gia đình ở bên Pháp gửi về cho rất nhiều thuốc tây, ông phải tới nhờ Bác Sĩ Quýnh chỉ dẫn cho ông cách dùng một số thuốc mà ông chưa biết. Vì thế mà Bác Sĩ Quýnh biết Đại Tá Quy có thuốc.
Lực đem toa thuốc của BS Quýnh tới gặp Đại Tá Quy. Rất may cho Lực là Đại Tá Quy cho hắn ta thuốc, đem về cho BS Quýnh chỉ cách sử dụng. Chỉ vài ngày sau là bệnh của vợ Lực thuyên giảm, và tiếp mấy ngày nữa thì bệnh khỏi hẳn.(Xin đừng nhầm lẫn với Hoàng Kim Quy, một người nổi tiếng ở Sài-Gòn trước 30/4/75, hình như ông có biệt danh là Vua Kẽm Gai?)
Kể từ sau khi vợ Lực được cứu sống, Lực thay đổi hẳn thái độ đối với tù Việt Nam Cộng Hoà.Hắn không còn hống hách như trước đây nữa. Nhiều người, trong đó có GS Diễm, khi ra gặp thân nhân thăm nuôi, Lực khám thấy có thư giấu trong người, hỏi của ai, người nào cũng trả lời là của Đại Tá Quy, Lực cho phép mang ra ngoài mặc dù biết rằng họ nói xạo, Đại Tá Quy nếu có thì cũng chỉ một hai lá thư thôi, chứ làm gì mà cả một xấp. Khi khám đồ tiếp tế cũng vậy, cái gì thuộc loại “quốc cấm”, cứ nói là của Đại Tá Quy thì xong ngay. Riết rồi, việc khám xét ra vô cổng coi như là có cũng như không.
Trước tháng 4/1975, Đại Tá Quy thế nào thì không biết, nhưng từ ngày vào tù, Đại Tá Quy là người rất tốt đối với bạn tù, không phân biệt già trẻ lớn bé, ai cũng được đối xử như nhau.
BS Quýnh là một người rất dí dỏm. Khi ai bị bệnh mà ông chữa không khỏi, ông thường nói đùa rằng bệnh không khỏi là do không có thuốc, chứ không phải là do bác sĩ đâu nhé, bác sĩ này tốt nghiệp ở bên Tây đấy. Người nào tới khám bệnh mà có thuốc riêng thì chắc là khỏi.Người không có thuốc, chỉ nhờ mấy thứ thuốc lá cây, khó mà hết bệnh.
BS Quýnh dần dần bị đui hai mắt, mắt có cườm, chẳng nhìn thấy gì.Tuy vậy, Việt Cộng vẫn để ông làm BS chính của bệnh xá, trong khi BS Thịnh chỉ làm phụ tá thôi. Mọi công việc khám bệnh, trị bệnh đều do BS Thịnh. Còn BS Quýnh quay ra dịch truyện Kiều sang Pháp Văn để giải khuây. Ông nhờ một anh trung sĩ (Trước đây là thông ngôn, bị tù vì đi theotàu VNTT về nước) viết giùm. Anh trung sĩ này cũng là người làm ở bệnh xá cho nên có cơ hội giúp BS Quýnh viết ra câu Pháp Văn khi nghe ông đọc.
Nhân chuyện này, tôi có một suy nghĩ như sau: Một thanh niên Việt Nam du học từ lúc 19 – 20 tuổi, khả năng Việt Ngữ của anh ta khi đó đâu có là bao. Sang tới Pháp, mọi sự từ học hành đến giao tiếp hằng ngày đều dùng tiếng Pháp. Vậy thì BS Quýnh có đủ khả năng để dịch Truyện Kiều sang Pháp Văn không? Trong Truyện Kiều có rất nhiền điển tích, nếu không hiểu điển tích thì làm sao dịch cho đúng ý của cụ Nguyễn Du. Hay là dịch theo trường phái “Biển Dâu” thì hỏng bét.
Báo chí Việt Ngữ ở Hoa Kỳ, cách đây hơn mười năm, đã dùng nhóm chữ “Trường phái Biển Dâu” để chế nhạo một vị “giáo sư” đã dùng chữ “mulberry sea” để dịch nhóm chữ “biển dâu” trong câu “Trải qua một cuộc biển dâu…” của cụ Nguyễn Du. Hoặc một vị cựu nghị sĩ Việt Nam Cộng Hòa nào đó đã dùng nhóm chữ “Thọ Xương chicken soup” để dịch nhóm chữ “canh gà Thọ Xương” trong câu “Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.”
Vài tuần trước đây, khi nói chuyện với GS Diễm, tôi nêu ra thắc mắc trên đây về khả năng Việt Ngữ của BS Quýnh, GS Diễm không đồng ý với tôi, ông cho biết đại ý như sau:
Khi ở Nam Hà, lúc đó BS Quýnh đã mù rồi, mỗi cuối tuần GS Diễm đều tới chuyện trò với BS Quýnh một vài tiếng đồng hồ. Ông thấy BS Quýnh nói tiếng Việt rất chuẩn, tiếng Việt ông dùng thường là tiếng Việt bác học, không phải bình dân đâu.Vả lại, BS Quýnh có một trí nhớ thật là đặc biệt.Điển hình là, ông có một cuốn album dày hơn một trăm trang, trong đó có đủ hình ảnh của gia đình ông. Ông đưa cho GS Diễm coi cuốn album, và bảo ông Diễm cứ mở ra coi, trang nào có thắc mắc về hình chụp người nào thì cho ông biết số trang và vị trí dán tấm hình (phải, trái, trên, dưới), ông sẽ giải thích cho. Giáo Sư Diễm lật mấy trang và hỏi thử xem sao, thì thấy ông nhớ như là ông đang nhìn vào album vậy.Thử hỏi, với trí nhớ đó thì khi trở về Việt Nam, ông trau giồi thêm tiếng Việt đâu có khó khăn gì.Thêm một điều nữa là, ông ra khỏi tù năm 1988, GS Diễm thường tới nhà ông chơi và được nói chuyện với bà cụ thân mẫu của ông, thì được biết thêm rằng ông thuộc dòng dõi nho gia.Với cái gốc nho gia thì ông phải giỏi tiếng Việt. Do đó, GS Diễm kết luận, rằng điều mà tôi nghi ngờ, có thể đúng cho ai khác, chứ không đúng cho BS Quýnh đâu.
Sau khi ra tù, BS Quýnh mổ màng mắt và lại nhìn được rồi.Ở trong tù, mặc dù có BS Thịnh chuyên về nhãn khoa nhưng không mổ được vì thiếu dụng cụ mổ xẻ.Tới đây là hết chuyện về BS Quýnh.
7.8.Bắt phanh trần, phải phanh trần…
Bác Sĩ Quýnh có một phụ tá là Bác Sĩ Nguyễn Văn Thịnh. BS Thịnh chuyên về nhãn khoa, là thiếu tá Không Quân ở Vùng 4 Chiến Thuật.Từ ngày BS Quýnh bị mù, BS Thịnh trở thành bác sĩ toàn khoa, trị bệnh từ ngón chân lên tới đỉnh đầu.Thỉnh thoảng BS Thịnh còn làm bác sĩ giải phẫu [lậu] nữa.
BS Thịnh là một người rất vui tính và có máu tếu trong người.Năm ba người ngồi nói chuyện với ông thì thế nào cũng có những tràng cười xen kẽ. Ông cũng giống BS Điền là, không bao giờ ông dùng hai chữ “cách mạng” nhưng khác BS Điền ở chỗ ông không nói thẳng trước mặt tụi nó. Khi nói chuyện với bạn tù, ông luôn luôn dùng những chữ “Việt Cộng, thằng Việt Cộng, con Việt Cộng” để chỉ tụi nó. Vì tính tình ông vui vẻ cho nên ai cũng quý mến ông.
Ngày xưa, Đỗ Mười làm nghề hoạn lợn, ngày nay Bác Sĩ Thịnh làm nghề thiến người (cắt ống dẫn tinh).Chả là, có một vị tướng trẻ (miễn nói tên) đoán rằng chẳng bao lâu nữa bọn Việt Cộng sẽ phải thả tù ra, dĩ nhiên có ông trong đó. Đúng là tướng có khác! Ông vẫn không quên được tác phong của một cấp chỉ huy, ông luôn luôn nhớ câu châm ngôn “Chỉ huy là tiên liệu.”Ông đã tiên liệu đến những chuyện phải làm khi được thả ra. Thế nào kỳ này về “ta sẽ phải lãnh ráp-pen cho thằng nhỏ đã đời” mới được (ráp pen là chữ Pháp được Việt hoá, thường dùng trong quân đội; rappel = truy lãnh lương bổng, lãnh một lúc mấy tháng lương vì trước đây chưa được lãnh). “Thằng nhỏ” của ông tướng đã lâu lắm rồi không được “lãnh lương”, có thể của vợ mà cũng có thể của bồ, ai mà biết được. Để đề phòng trường hợp vợ/bồ lỡ phải mang ba bô trước bụng, cách hay nhất là ông đi thiến. Tiên liệu như vậy là hết sẩy!
Ông tướng năn nỉ Bác Sĩ Thịnh cắt ống dẫn tinh cho ông. Bác Sĩ Thịnh biết rằng ông không được phép làm như vậy.Tuy nhiên, vì nể lời ông tướng, Bác Sĩ Thịnh làm liều.
Kể ra thì BS Thịnh cũng mát tay, đang hành nghề mổ mắt mà chuyển sang mổ “chim” cũng thành công mỹ mãn. Nhưng đâu có ngờ…
Sau khi mổ, bệnh nhân được căn dặn là tránh đi lại nhiều để khỏi bị bung đường chỉ may. Ông tướng vì ham vui mà “quên lời mẹ dặn”, thích tham gia vào mấy bàn mạt chược và xì phé. Ông tướng lại nằm ở tầng trên, muốn chơi bài thì phải leo xuống tầng dưới, xong thì lại leo lên tầng trên. Cứ thế ông làm liên tiếp mấy ngày thì chỉ may con chim làm sao chịu thấu. Chỉ may bị đứt, máu chảy ra, làm độc cả vùng hạ bộ. Thuốc trụ sinh cũng không khỏi trừ khi phải mổ ra khâu lại. Việc này thì BS Thịnh bó tay vì bệnh xá không đủ dụng cụ. Ông tướng được chở đi bệnh viện tỉnh cấp cứu.Thế là việc mổ lậu của BS Thịnh bị đổ bể, ông bị BS Quýnh khiển trách nặng lời. Tiếp theo là trại ký lệnh giam BS Thịnh vào nhà kỷ luật 15 ngày (?). Rất may là BS Thịnh được lòng mọi người, từ bạn tù tới bọn Việt Cộng. Trại ký lệnh giam là để đề phòng cấp trên hỏi đến thì có chứng cớ rằng trại đã áp dụng kỷ luật với đương sự. Thực tế, thì BS Thịnh không phải đi nằm nhà kỷ luật.
Trong những lúc vui bạn bè, ông thường nói đùa: “Từ ngày con cu theo mình đi ở tù, nó chỉ làm mỗi một nhiệm vụ là đi đái, còn nhiệm vụ khác thì bỏ luôn.” (Có sẵn đâu mà không bỏ luôn?). Ngoài ra, ông thường hay nhái thơ của cụ Nguyễn Du.
Thơ Nguyễn Du:
Bắt phong trần, phải phong trần,
Cho thanh cao, mới được phần thanh cao.
Thơ nhái của BS Thịnh:
Bắt phanh trần, phải phanh trần,
Cho mai-ô, mới được phần mai-ô.
(mai-ô là tiếng Pháp được Việt hoá mà dân Bắc Kỳ 54 hay dùng; maillot = áo lót/áo thun).
( Còn nữa )
Nguyễn Văn Thái
Bàn ra tán vào (0)
Hồi ký "Tôi đi cải tạo" ( 59 ) - Nguyễn Văn Thái
7.7.Bác sĩ tốt nghiệp ở bên Tây
Lúc này Trại Nam Hà A có ba bác sĩ. Bác Sĩ Lê Thiện Điền mới từ Trại Vĩnh Quang A chuyển sang nhưng không được giao cho nhiệm vụ gì có liên quan tới chữa bệnh vì Bác Sĩ Điền có “thành tích chửi Việt Cộng” ở Vĩnh Quang A. Bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh là BS nhãn khoa, thiếu tá Không Quân/QLVNCH. Bác sĩ Trương Như Quýnh là cựu giám đốc một bệnh viện lớn ở Sài-Gòn trước ngày 30/4/1975.Bài này tôi viết riêng về BS Quýnh.
Tôi chưa có dịp tiếp xúc với BS Quýnh trong suốt thời gian ở Nam Hà A. Những gì tôi viết ra dưới đây là do tôi nhớ lại, không hoàn toàn, lời kể của GS Nguyễn Ngọc Diễm và của một vài người bạn tôi.
Bác sĩ Trương Như Quýnh là anh ruột của ông Trương Như Tảng, tác giả cuốn “A Viet Cong Memoir” (tạm dịch là Ký Sự Của Một Người Việt Cộng). Trước khi về Nam Hà, BS Quýnh bị giam ở Trại Hà Tây, và Việt Cộng cho ông làm ở bệnh xá của trại Nam Hà.
Nam Hà có một thiếu úy Công An tên là Lực. Tên này phụ trách về điểm đầu người khi đóng và mở cửa buồng tù. Hắn cũng còn phụ trách khám xét những người ra gặp thân nhân thăm nuôi, ai mang lén thư từ mà bị khám phá thì mệt với hắn. Khi tù mang đồ thăm nuôi vào thì hắn khám xét rất kỹ rồi mới cho mang về buồng.Tù nhân trong trại đều không ai ưa vì tính hống hách của hắn.
Một hôm, vợ hắn sanh đứa con thứ nhì và bị băng huyết. Các y sĩ, bác sĩ Việt Cộng trên tỉnh đều bó tay. Vợ hắn chỉ chờ chết.Có người mách bảo hắn tới xin BS Quýnh chữa cho, biết đâu gặp đúng thầy thì sao.
Hắn nghe lời và đưa vợ tới gặp BS Quýnh, xin ông khám và chữa bệnh cho.BS Quýnh xem xét một lúc rồi nói với tên Lực rằng bệnh này dễ chữa thôi nhưng cần phải có thuốc, ở bệnh xá này chẳng có thuốc gì ngoài mấy viên xuyên tâm liên và mấy vị thuốc dân tộc (*); không có thuốc thì chịu.Hắn tỏ vẻ lo lắng, không biết nói sao.BS Quýnh cho hắn biết tiếp rằng hiện ở trại này có một người sẵn thuốc, người đó là Đại Tá Phạm Kim Quy (**).Nếu hắn được ông ấy cho thuốc, thì vợ hắn sẽ thoát chết.
(*) Việt Cộng gọi dược thảo (herbs) là thuốc dân tộc.
(**) Có người gọi là Chuẩn Tướng Phạm Kim Quy; không biết ai đúng ai sai!
Đại Tá Phạm Kim Quy mới được gia đình ở bên Pháp gửi về cho rất nhiều thuốc tây, ông phải tới nhờ Bác Sĩ Quýnh chỉ dẫn cho ông cách dùng một số thuốc mà ông chưa biết. Vì thế mà Bác Sĩ Quýnh biết Đại Tá Quy có thuốc.
Lực đem toa thuốc của BS Quýnh tới gặp Đại Tá Quy. Rất may cho Lực là Đại Tá Quy cho hắn ta thuốc, đem về cho BS Quýnh chỉ cách sử dụng. Chỉ vài ngày sau là bệnh của vợ Lực thuyên giảm, và tiếp mấy ngày nữa thì bệnh khỏi hẳn.(Xin đừng nhầm lẫn với Hoàng Kim Quy, một người nổi tiếng ở Sài-Gòn trước 30/4/75, hình như ông có biệt danh là Vua Kẽm Gai?)
Kể từ sau khi vợ Lực được cứu sống, Lực thay đổi hẳn thái độ đối với tù Việt Nam Cộng Hoà.Hắn không còn hống hách như trước đây nữa. Nhiều người, trong đó có GS Diễm, khi ra gặp thân nhân thăm nuôi, Lực khám thấy có thư giấu trong người, hỏi của ai, người nào cũng trả lời là của Đại Tá Quy, Lực cho phép mang ra ngoài mặc dù biết rằng họ nói xạo, Đại Tá Quy nếu có thì cũng chỉ một hai lá thư thôi, chứ làm gì mà cả một xấp. Khi khám đồ tiếp tế cũng vậy, cái gì thuộc loại “quốc cấm”, cứ nói là của Đại Tá Quy thì xong ngay. Riết rồi, việc khám xét ra vô cổng coi như là có cũng như không.
Trước tháng 4/1975, Đại Tá Quy thế nào thì không biết, nhưng từ ngày vào tù, Đại Tá Quy là người rất tốt đối với bạn tù, không phân biệt già trẻ lớn bé, ai cũng được đối xử như nhau.
BS Quýnh là một người rất dí dỏm. Khi ai bị bệnh mà ông chữa không khỏi, ông thường nói đùa rằng bệnh không khỏi là do không có thuốc, chứ không phải là do bác sĩ đâu nhé, bác sĩ này tốt nghiệp ở bên Tây đấy. Người nào tới khám bệnh mà có thuốc riêng thì chắc là khỏi.Người không có thuốc, chỉ nhờ mấy thứ thuốc lá cây, khó mà hết bệnh.
BS Quýnh dần dần bị đui hai mắt, mắt có cườm, chẳng nhìn thấy gì.Tuy vậy, Việt Cộng vẫn để ông làm BS chính của bệnh xá, trong khi BS Thịnh chỉ làm phụ tá thôi. Mọi công việc khám bệnh, trị bệnh đều do BS Thịnh. Còn BS Quýnh quay ra dịch truyện Kiều sang Pháp Văn để giải khuây. Ông nhờ một anh trung sĩ (Trước đây là thông ngôn, bị tù vì đi theotàu VNTT về nước) viết giùm. Anh trung sĩ này cũng là người làm ở bệnh xá cho nên có cơ hội giúp BS Quýnh viết ra câu Pháp Văn khi nghe ông đọc.
Nhân chuyện này, tôi có một suy nghĩ như sau: Một thanh niên Việt Nam du học từ lúc 19 – 20 tuổi, khả năng Việt Ngữ của anh ta khi đó đâu có là bao. Sang tới Pháp, mọi sự từ học hành đến giao tiếp hằng ngày đều dùng tiếng Pháp. Vậy thì BS Quýnh có đủ khả năng để dịch Truyện Kiều sang Pháp Văn không? Trong Truyện Kiều có rất nhiền điển tích, nếu không hiểu điển tích thì làm sao dịch cho đúng ý của cụ Nguyễn Du. Hay là dịch theo trường phái “Biển Dâu” thì hỏng bét.
Báo chí Việt Ngữ ở Hoa Kỳ, cách đây hơn mười năm, đã dùng nhóm chữ “Trường phái Biển Dâu” để chế nhạo một vị “giáo sư” đã dùng chữ “mulberry sea” để dịch nhóm chữ “biển dâu” trong câu “Trải qua một cuộc biển dâu…” của cụ Nguyễn Du. Hoặc một vị cựu nghị sĩ Việt Nam Cộng Hòa nào đó đã dùng nhóm chữ “Thọ Xương chicken soup” để dịch nhóm chữ “canh gà Thọ Xương” trong câu “Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.”
Vài tuần trước đây, khi nói chuyện với GS Diễm, tôi nêu ra thắc mắc trên đây về khả năng Việt Ngữ của BS Quýnh, GS Diễm không đồng ý với tôi, ông cho biết đại ý như sau:
Khi ở Nam Hà, lúc đó BS Quýnh đã mù rồi, mỗi cuối tuần GS Diễm đều tới chuyện trò với BS Quýnh một vài tiếng đồng hồ. Ông thấy BS Quýnh nói tiếng Việt rất chuẩn, tiếng Việt ông dùng thường là tiếng Việt bác học, không phải bình dân đâu.Vả lại, BS Quýnh có một trí nhớ thật là đặc biệt.Điển hình là, ông có một cuốn album dày hơn một trăm trang, trong đó có đủ hình ảnh của gia đình ông. Ông đưa cho GS Diễm coi cuốn album, và bảo ông Diễm cứ mở ra coi, trang nào có thắc mắc về hình chụp người nào thì cho ông biết số trang và vị trí dán tấm hình (phải, trái, trên, dưới), ông sẽ giải thích cho. Giáo Sư Diễm lật mấy trang và hỏi thử xem sao, thì thấy ông nhớ như là ông đang nhìn vào album vậy.Thử hỏi, với trí nhớ đó thì khi trở về Việt Nam, ông trau giồi thêm tiếng Việt đâu có khó khăn gì.Thêm một điều nữa là, ông ra khỏi tù năm 1988, GS Diễm thường tới nhà ông chơi và được nói chuyện với bà cụ thân mẫu của ông, thì được biết thêm rằng ông thuộc dòng dõi nho gia.Với cái gốc nho gia thì ông phải giỏi tiếng Việt. Do đó, GS Diễm kết luận, rằng điều mà tôi nghi ngờ, có thể đúng cho ai khác, chứ không đúng cho BS Quýnh đâu.
Sau khi ra tù, BS Quýnh mổ màng mắt và lại nhìn được rồi.Ở trong tù, mặc dù có BS Thịnh chuyên về nhãn khoa nhưng không mổ được vì thiếu dụng cụ mổ xẻ.Tới đây là hết chuyện về BS Quýnh.
7.8.Bắt phanh trần, phải phanh trần…
Bác Sĩ Quýnh có một phụ tá là Bác Sĩ Nguyễn Văn Thịnh. BS Thịnh chuyên về nhãn khoa, là thiếu tá Không Quân ở Vùng 4 Chiến Thuật.Từ ngày BS Quýnh bị mù, BS Thịnh trở thành bác sĩ toàn khoa, trị bệnh từ ngón chân lên tới đỉnh đầu.Thỉnh thoảng BS Thịnh còn làm bác sĩ giải phẫu [lậu] nữa.
BS Thịnh là một người rất vui tính và có máu tếu trong người.Năm ba người ngồi nói chuyện với ông thì thế nào cũng có những tràng cười xen kẽ. Ông cũng giống BS Điền là, không bao giờ ông dùng hai chữ “cách mạng” nhưng khác BS Điền ở chỗ ông không nói thẳng trước mặt tụi nó. Khi nói chuyện với bạn tù, ông luôn luôn dùng những chữ “Việt Cộng, thằng Việt Cộng, con Việt Cộng” để chỉ tụi nó. Vì tính tình ông vui vẻ cho nên ai cũng quý mến ông.
Ngày xưa, Đỗ Mười làm nghề hoạn lợn, ngày nay Bác Sĩ Thịnh làm nghề thiến người (cắt ống dẫn tinh).Chả là, có một vị tướng trẻ (miễn nói tên) đoán rằng chẳng bao lâu nữa bọn Việt Cộng sẽ phải thả tù ra, dĩ nhiên có ông trong đó. Đúng là tướng có khác! Ông vẫn không quên được tác phong của một cấp chỉ huy, ông luôn luôn nhớ câu châm ngôn “Chỉ huy là tiên liệu.”Ông đã tiên liệu đến những chuyện phải làm khi được thả ra. Thế nào kỳ này về “ta sẽ phải lãnh ráp-pen cho thằng nhỏ đã đời” mới được (ráp pen là chữ Pháp được Việt hoá, thường dùng trong quân đội; rappel = truy lãnh lương bổng, lãnh một lúc mấy tháng lương vì trước đây chưa được lãnh). “Thằng nhỏ” của ông tướng đã lâu lắm rồi không được “lãnh lương”, có thể của vợ mà cũng có thể của bồ, ai mà biết được. Để đề phòng trường hợp vợ/bồ lỡ phải mang ba bô trước bụng, cách hay nhất là ông đi thiến. Tiên liệu như vậy là hết sẩy!
Ông tướng năn nỉ Bác Sĩ Thịnh cắt ống dẫn tinh cho ông. Bác Sĩ Thịnh biết rằng ông không được phép làm như vậy.Tuy nhiên, vì nể lời ông tướng, Bác Sĩ Thịnh làm liều.
Kể ra thì BS Thịnh cũng mát tay, đang hành nghề mổ mắt mà chuyển sang mổ “chim” cũng thành công mỹ mãn. Nhưng đâu có ngờ…
Sau khi mổ, bệnh nhân được căn dặn là tránh đi lại nhiều để khỏi bị bung đường chỉ may. Ông tướng vì ham vui mà “quên lời mẹ dặn”, thích tham gia vào mấy bàn mạt chược và xì phé. Ông tướng lại nằm ở tầng trên, muốn chơi bài thì phải leo xuống tầng dưới, xong thì lại leo lên tầng trên. Cứ thế ông làm liên tiếp mấy ngày thì chỉ may con chim làm sao chịu thấu. Chỉ may bị đứt, máu chảy ra, làm độc cả vùng hạ bộ. Thuốc trụ sinh cũng không khỏi trừ khi phải mổ ra khâu lại. Việc này thì BS Thịnh bó tay vì bệnh xá không đủ dụng cụ. Ông tướng được chở đi bệnh viện tỉnh cấp cứu.Thế là việc mổ lậu của BS Thịnh bị đổ bể, ông bị BS Quýnh khiển trách nặng lời. Tiếp theo là trại ký lệnh giam BS Thịnh vào nhà kỷ luật 15 ngày (?). Rất may là BS Thịnh được lòng mọi người, từ bạn tù tới bọn Việt Cộng. Trại ký lệnh giam là để đề phòng cấp trên hỏi đến thì có chứng cớ rằng trại đã áp dụng kỷ luật với đương sự. Thực tế, thì BS Thịnh không phải đi nằm nhà kỷ luật.
Trong những lúc vui bạn bè, ông thường nói đùa: “Từ ngày con cu theo mình đi ở tù, nó chỉ làm mỗi một nhiệm vụ là đi đái, còn nhiệm vụ khác thì bỏ luôn.” (Có sẵn đâu mà không bỏ luôn?). Ngoài ra, ông thường hay nhái thơ của cụ Nguyễn Du.
Thơ Nguyễn Du:
Bắt phong trần, phải phong trần,
Cho thanh cao, mới được phần thanh cao.
Thơ nhái của BS Thịnh:
Bắt phanh trần, phải phanh trần,
Cho mai-ô, mới được phần mai-ô.
(mai-ô là tiếng Pháp được Việt hoá mà dân Bắc Kỳ 54 hay dùng; maillot = áo lót/áo thun).
( Còn nữa )
Nguyễn Văn Thái