Xe cán chó
Huyền thoại và sự thật về xứ sở có mức độ hạnh phúc cao (FB Huỳnh Duy Lộc)
Huyền thoại và sự thật về xứ sở có mức độ hạnh phúc cao:
Huyền thoại: Những năm gần đây, báo chí trong nước đã nhiều lần công bố
các kết quả thăm dò và các bảng xếp hạng mức độ hạnh phúc của các nước
trên thế giới và điều khá bất ngờ là lần nào người Việt cũng thấy đất
nước mình có chỉ số hạnh phúc cao và ở luôn trong top các nước có mức độ
hạnh phúc cao nhất (!). Báo mạng VietnamNet có bản tin: "Trên các bảng
xếp hạng về mức độ hạnh phúc trên thế giới, người Việt luôn có thứ hạng
cao. Trong đó năm 2012, người Việt được đánh giá là hạnh phúc thứ 2 trên
thế giới.
Hạnh phúc top đầu thế giới:
Theo khảo sát của Hiệp
hội kinh tế mới (NEF), một tổ chức phi chính phủ chuyên nghiên cứu về
kinh tế, xã hội và môi trường tại Anh, Việt Nam đứng thứ hai trong bảng
xếp hạng chỉ số Hành tinh Hạnh phúc (HPI) của năm 2012. Chỉ số này được
đánh giá dựa trên 3 tiêu chí gồm mức độ hài lòng với cuộc sống, tuổi thọ
trung bình và dấu chân sinh thái.
Trước đó, năm 2009, Việt Nam đứng
ở vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng hạnh phúc của hiệp hội này với tuổi
thọ trung bình là 73,7 và 65% dân số hài lòng với cuộc sống.
Một
khảo sát khác do Viện Trái đất, Đại học Columbia, Mỹ tiến hành từ năm
2010 đến 2012 tại 156 quốc gia, theo thang điểm 10 thì Việt Nam đứng thứ
63 trên thế giới về mức độ hạnh phúc. Kết luận này dựa trên các chỉ số
về mức thu nhập, sự tự do và tuổi thọ. Xét trong khu vực châu Á, Việt
Nam hạnh phúc “vượt mặt” nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Hong Kong,
Indonesia, Philippines hay Lào. Trung Quốc, nước đang phát triển lớn thế
giới và là láng giềng của Việt Nam, kém đến 30 bậc và đứng thứ 93".
Thực tế: Theo thông tin của Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham Vietnam),
"Việt Nam có 25 triệu người sử dụng Facebook. Trần Liên Phương, giám đốc
nghiên cứu của Epinion Việt Nam, cho biết truyền thông xã hội phát
triển nhanh ở Việt Nam, với số người sử dụng tăng gấp đôi mỗi năm. Mạng
xã hội Facebook là kênh yêu thích nhất để chia sẻ những thông tin (78%),
còn email chiếm tỷ lệ 44%, các ứng dụng nhắn tin miễn phí như Viber,
Skype và Zalo chiếm tỷ lệ 21%" (Facebook has 25 millions users in
Vietnam.Tran Lien Phuong, research director at Epinion Vietnam, said
social media in Vietnam is growing fast, with the number of subscribers
doubling each year. The facebook social network is the favorite channel
for sharing information (78%), followed by email (44%) and free
messaging applications like Viber, Skype and Zalo (21%).
Nếu rảo
quanh một vòng mạng xã hội Facebook và đọc lướt qua các trang Facebook
cá nhân, điều dễ thấy nhất là các thông tin và những comment đều liên
quan tới tình hình xã hội đương đại với những vấn đề chính trị, kinh tế,
văn hóa, giáo dục, và giọng điệu chung thường là khôi hài, giễu cợt
những điều chướng tai gai mắt (một loại hình ký sự về những nhiễu nhương
của xã hội giống như mục "An Nam xã hội ba đào ký" của nhà văn Nguyễn
Công Hoan hồi đầu thế kỷ 20?). Giọng điệu giễu cợt là thế nhưng tâm
trạng của những người chia sẻ thông tin và bình luận ngồi trước màn hình
máy tính lại là tâm trạng ưu tư, trăn trở về biết bao vấn đề của cuộc
sống và đất nước, đặc biệt là những vấn đề chính trị và thể chế chính
trị đương thời. Làm sao có thể khác được khi mà kinh tế ngày càng xuống
dốc và đời sống của mọi người đều chịu những tác động tiêu cực ở những
mức độ khác nhau? Nếu có một hạnh phúc thật sự nào đó (chỉ số hạnh phúc
khá cao!) thì đó chỉ có thể là hạnh phúc mong manh, phù du khi... xả
được bầu tâm sự!
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Huyền thoại và sự thật về xứ sở có mức độ hạnh phúc cao (FB Huỳnh Duy Lộc)
Huyền thoại và sự thật về xứ sở có mức độ hạnh phúc cao:
Huyền thoại: Những năm gần đây, báo chí trong nước đã nhiều lần công bố
các kết quả thăm dò và các bảng xếp hạng mức độ hạnh phúc của các nước
trên thế giới và điều khá bất ngờ là lần nào người Việt cũng thấy đất
nước mình có chỉ số hạnh phúc cao và ở luôn trong top các nước có mức độ
hạnh phúc cao nhất (!). Báo mạng VietnamNet có bản tin: "Trên các bảng
xếp hạng về mức độ hạnh phúc trên thế giới, người Việt luôn có thứ hạng
cao. Trong đó năm 2012, người Việt được đánh giá là hạnh phúc thứ 2 trên
thế giới.
Hạnh phúc top đầu thế giới:
Theo khảo sát của Hiệp
hội kinh tế mới (NEF), một tổ chức phi chính phủ chuyên nghiên cứu về
kinh tế, xã hội và môi trường tại Anh, Việt Nam đứng thứ hai trong bảng
xếp hạng chỉ số Hành tinh Hạnh phúc (HPI) của năm 2012. Chỉ số này được
đánh giá dựa trên 3 tiêu chí gồm mức độ hài lòng với cuộc sống, tuổi thọ
trung bình và dấu chân sinh thái.
Trước đó, năm 2009, Việt Nam đứng
ở vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng hạnh phúc của hiệp hội này với tuổi
thọ trung bình là 73,7 và 65% dân số hài lòng với cuộc sống.
Một
khảo sát khác do Viện Trái đất, Đại học Columbia, Mỹ tiến hành từ năm
2010 đến 2012 tại 156 quốc gia, theo thang điểm 10 thì Việt Nam đứng thứ
63 trên thế giới về mức độ hạnh phúc. Kết luận này dựa trên các chỉ số
về mức thu nhập, sự tự do và tuổi thọ. Xét trong khu vực châu Á, Việt
Nam hạnh phúc “vượt mặt” nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Hong Kong,
Indonesia, Philippines hay Lào. Trung Quốc, nước đang phát triển lớn thế
giới và là láng giềng của Việt Nam, kém đến 30 bậc và đứng thứ 93".
Thực tế: Theo thông tin của Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham Vietnam),
"Việt Nam có 25 triệu người sử dụng Facebook. Trần Liên Phương, giám đốc
nghiên cứu của Epinion Việt Nam, cho biết truyền thông xã hội phát
triển nhanh ở Việt Nam, với số người sử dụng tăng gấp đôi mỗi năm. Mạng
xã hội Facebook là kênh yêu thích nhất để chia sẻ những thông tin (78%),
còn email chiếm tỷ lệ 44%, các ứng dụng nhắn tin miễn phí như Viber,
Skype và Zalo chiếm tỷ lệ 21%" (Facebook has 25 millions users in
Vietnam.Tran Lien Phuong, research director at Epinion Vietnam, said
social media in Vietnam is growing fast, with the number of subscribers
doubling each year. The facebook social network is the favorite channel
for sharing information (78%), followed by email (44%) and free
messaging applications like Viber, Skype and Zalo (21%).
Nếu rảo
quanh một vòng mạng xã hội Facebook và đọc lướt qua các trang Facebook
cá nhân, điều dễ thấy nhất là các thông tin và những comment đều liên
quan tới tình hình xã hội đương đại với những vấn đề chính trị, kinh tế,
văn hóa, giáo dục, và giọng điệu chung thường là khôi hài, giễu cợt
những điều chướng tai gai mắt (một loại hình ký sự về những nhiễu nhương
của xã hội giống như mục "An Nam xã hội ba đào ký" của nhà văn Nguyễn
Công Hoan hồi đầu thế kỷ 20?). Giọng điệu giễu cợt là thế nhưng tâm
trạng của những người chia sẻ thông tin và bình luận ngồi trước màn hình
máy tính lại là tâm trạng ưu tư, trăn trở về biết bao vấn đề của cuộc
sống và đất nước, đặc biệt là những vấn đề chính trị và thể chế chính
trị đương thời. Làm sao có thể khác được khi mà kinh tế ngày càng xuống
dốc và đời sống của mọi người đều chịu những tác động tiêu cực ở những
mức độ khác nhau? Nếu có một hạnh phúc thật sự nào đó (chỉ số hạnh phúc
khá cao!) thì đó chỉ có thể là hạnh phúc mong manh, phù du khi... xả
được bầu tâm sự!