Truyện Ngắn & Phóng Sự

Huỳnh văn Phú – Như Một Người Khách Lạ

Nếu một ngày nào đó người dân Quảng Trị được trở về nhìn lại thành phố của họ, có lẽ họ không bao giờ tưởng tượng được quang cảnh đổ nát và hoang tàn đến như thế. Quảng Trị chỉ còn là một đống gạch vụn,
Huỳnh văn Phú – Như Một Người Khách Lạ



1. Môt Quê Hương Đổ Nát.
Nếu một ngày nào đó người dân Quảng Trị được trở về nhìn lại thành phố của họ, có lẽ họ không bao giờ tưởng tượng được quang cảnh đổ nát và hoang tàn đến như thế. Quảng Trị chỉ còn là một đống gạch vụn, tan tành ra từng mảnh, những dấu vết quen thuộc xưa đã biến đi đâu mất. Khu phố nào, con đường nào cũng na ná như nhau, chẳng còn hình thù gì để người ta có thể gọi đó là một thành phố nữa. Chắc chắn cái cảm xúc đầu tiên của họ khi đứng trước cảnh ấy là ngỡ ngàng và có lẽ họ sẽ mang tâm trạng của một người đi chu du vài năm trong vũ trụ với vận tốc của ánh sáng, khi trở về trái đất, thấy mọi vật đã biến đổi khác xưa : A, con đường ngày xưa ta thường đi, quán cà phê ta thường ngồi nghe nhạc bập bùng mỗi đêm, những nơi chốn hẹn hò của cuộc tình đầu đời…bây giờ như thế này sao ?

Quảng Trị đối với tôi, trong trí nhớ rất mù mờ vì nơi đó không phải là quê hương của tôi, cũng không có diều gì đặc biệt để tưởng nhớ, ngoại trừ dòng sông Thạch Hãn rất nên thơ và câu chuyện “Bên Kia Giáo Đường” với cái gác chuông nhà thờ đổ bóng xuống chi nhánh của con sông Vĩnh  Định. Thế mà, hơn ba tháng kể từ ngày những người anh em thù nghịch ở ngoài đất Bắc xa xôi kia vào đây tạm chiếm, tôi trở lại thành phố này với một cảm xúc sững sờ, sững sờ như khi gặp lại người tình dấu yêu đã nhiều năm xa cách. Tôi không nghĩ nơi tôi đã có lần đến, đi và lang thang sau những chuyến hành quân dài hạn, bất chợt ghé về mua con tem, tập giấy viết thư, uống chai bia, ăn tô bún…đã trở thành một người khách lạ như ngàn năm chưa hề quen biết. Chỉ có ba tháng chiến trận, khoảng thời gian ngắn ngủi chưa đủ để tạo ra hình thù một con người nhưng với đạn bom trút xuống ngày đêm đã tàn phá và hủy diệt tất cả những gì người ta cố công gầy dựng suốt cả một đời.

Tôi bắt tay người khách lạ đó, một chút buồn buồn chạy sâu trong lòng. Tôi tưởng chỉ là một chút buồn thôi nhưng không, cái buồn mênh mông, lan tỏa cùng khắp và lắng xuống theo từng đống gạch ngói ngổn ngang, những ngôi nhà đổ nát, lỗ chỗ những vết bom.Những bức tường ngã nhào, nằm chồng chất lên nhau, ấp ủ nhau, quấn quít nhau như cuộc tình của hai người trai gái chẳng thể rời nhau. Quảng Trị đến với tôi ngày đầu tiên, sau chiến trận, nhiều ý nghĩ quá. Nó vây bủa tôi như một màng nhện. Bởi, những gì tôi nhìn thấy tận mắt đã vượt hoàn toàn trí tưởng tượng của tôi.

2. Những Cây Hoa Anh Đào.
Quảng Trị đây rồi, đứng bất cứ nơi đâu tôi cũng có thể phóng tầm mắt nhìn bao quát thành phố, không có cái gì vươn cao hơn để cản tầm quan sát của tôi ngoại trừ những trụ đèn đứng chơ vơ, rải rác đó đây. Những trụ đèn này đã nhiều năm dẫn ánh sáng đến cho thành phố, bây giờ thành phố nát tan, nó còn đứng đó để làm gì ? Tôi muốn hỏi những vật vô tri ấy về khoảng thời gian qua đã dẫn được bao nhiêu vệt sáng của những viên đạn lóe lên, bùng nổ trong vùng đất này. Nhưng nó có biết gì đâu ! Cho đến bây giờ nhân loại cũng vẫn chưa tìm ra được một cái máy nào, một động tử nào có thể chuyển động nhanh hơn vận tốc của ánh sáng để chúng ta có thể bắt gặp lại khoảng thời gian đã mất. Tôi muốn được coi những trụ đèn đó như là những cây hoa anh đào. Trong một thoáng, tôi nhớ lại những ngày đầu tiên vào lính, người ta đã dạy tôi hiểu biết cái phi lý của cuộc đời quân ngũ bằng cách gọi cái trụ đèn là cây hoa anh đào. Ôi, những bông hoa trong cuộc đời này ! Làm sao tôi có thề tìm ra được một bông hoa nào ở Quảng Trị vào những giờ phút ấy. Nhưng Quảng Trị chính là một bông hoa thơm ngát mà những người lính TQLC đã ngắt lấy đem về lại cho miền Nam thân yêu sau bao nhiêu tháng ngày chịu đựng gian khổ và chiến đấu với lòng hy sinh vô bờ. Dĩ nhiên, bây giờ trong lòng thành phố đó, lính Cọp Biển vẫn đi đi lại lại và giữ gìn như một báu vật không gì đánh đổi được.

Mang thành phố Quảng Trị về lại cho miền Nam tự do, máu, mồ hôi, nước mắt của những anh em, bằng hữu tôi đã đổ xuống khá nhiều. Những vẻ vang của trận chiến lịch sử mà Binh Chủng TQLC khi tái chiếm nơi này, tôi không thể nào lột tả hết được. Tôi nghĩ đó cũng là một thiếu sót của riêng tôi, một người tự thấy mình có bổn phận mang về cho hậu phương những nét hào hùng của bạn bè tôi, của những tình cảm sâu xa về màu áo tôi đang mặc, của chiếc nón màu xanh tôi đội trên đầu suốt 8 năm nay.

Trong khoảng thời gian sau này, mỗi lần trở lại thành phố Quảng Trị là mỗi lần chồng chất trong tôi thêm những cảm xúc dị kỳ. Tôi đi vòng quanh thành phố, khi thì đi bộ, khi thì ngồi trên thiết vận xa M113, mặc cho những trái đạn của địch vẫn còn rớt xuống. Tôi không biết tôi tìm kiếm gì trong cái thành phố hoang tàn đó nhưng có lẽ tôi muốn ngắm nhìn những dấu vết nơi tôi đã từng đặt chân đến để tưởng như mình vừa sống qua một cơn mê.

3. Những Người Tình Của Quảng Trị .
Lần sau hết, trước khi vào thành phố, tôi dừng lại ở ngã ba Long Hưng ghé thăm Tiểu Đoàn 5/TQLC, đơn vị tôi đã phục vụ từ những ngày đầu tiên khi tôi mới ra trường. Bạn tôi, Hồ Quang Lịch bây giờ là đảng trưởng đảng Hắc Long. Nhìn anh ta, tôi bỗng nhớ đến những ngày tháng hành quân, cùng thức khuya dậy sớm ở Bồng Sơn, Tam Quan, Tây Ninh…Cũng vẫn cái dáng dấp đó, con người đó, trực tính như ruột ngựa, yêu ai thì nói là yêu, ghét ai thì nói là ghét, không bao giờ biết đánh lén một ai, ngoại trừ đánh lén Việt Cộng. Hồi còn làm Đại Đội Trưởng, Lịch “húc” nổi tiếng. Thời gian TQLC đánh chiếm Cổ Thành Đinh Công Tráng Quảng Trị, 4 Đại Đội của Tiểu Đoàn 5/TQLC đã luân phiên đánh nhau với một Trung Đoàn CSBV tại khu vực này . Địch luân phiên cấp Tiểu Đoàn, còn bạn tôi luân phiên cấp Đại Đội. Hai bên quần thảo nhau suốt cả tuần, rốt cuộc mưu toan cắt đứt Quốc lộ 1 và cửa ngõ dẫn vào thành phố cũng như giải tỏa bớp áp lực của ta đối với các cánh quân của địch đang tử thủ tại Cổ Thành đã bị Lịch bẻ gãy hoàn toàn. Những tên bộ đội CSBV khi bị bắt đã khai rằng chỉ ngán đụng độ với Hắc Long và Trâu Điên mà thôi.

Lịch đang ngồi nhậu la ve với Mễ, Tiểu Đoàn Trưởng 11 Dù, có cả y sĩ Liệu nữa. Anh ta nói với rôi :
– Phú đây hả ? Ngưỡng mộ bài thơ lặn xuống sông Mỹ Chánh của anh đang trên Tiền Phong, nay mới gặp. Sao trông già quá vậy ?
Tôi cỡi chiếc áo giáp ra, lấy lon bia từ tay Lịch cười :
– Tất cả chúng ta khi đến tuổi trưởng thành, mở con mắt ra là đã thấy mình đứng trước cái cày. Vì không phải là cày máy nên trông ai cũng có vẻ già trước tuổi cả.

Mễ và Lịch cùng la to :
– Hay, hay, đầy đủ ý nghĩa. Làm một lon ngay đi.

Tôi không biết mình đang vui hay buồn vì trong giây phút đó, tôi đang nghĩ đến Quảng Trị, như nghĩ đến một người tình gặp nhau sững sờ :”Anh không có ý so sánh em với cái thành phố đổ nát ấy đâu. Em đã làm gì mà đổ với nát, phải không em ? Có chăng là tình ta đổ nát vì em thì ở trên mây, còn anh thì suốt đời ở dưới đất.” . Tôi nói như không biết là minh đang nói đùa :
– Tớ nói theo cái kiểu làm thế nào để triết lý với cái búa đấy các cụ ạ.
Có lẽ Lịch không muốn hiểu câu nói của tôi, anh lãng sang chuyện khác :
– Mày vào Tiểu Đoàn 2 hay Tiểu Đoàn 6 ? Ghi chèp hả ? Dẹp đi, ngồi đây cái đã.
– Cả hai, chiều sẽ ra lại đây.
– Ừ, mày ngủ lại đây cho vui. Tao dành cái ghế bố cho mày. Có pháo thí chui xuống hầm. Nhưng mà bây giờ ở đây yên lắm, tụi nó có còn chó gì nữa đâu mà đánh với đấm.

Tôi nhìn quanh, đây là những người tự cho mình cái quyền nghỉ ngơi đôi chút sau những tháng ngày mệt nhọc. Nhìn họ, tôi biết chắc trong tận cùng ý nghĩ của họ, họ nghĩ đến một ngày mai im tiếng súng. Nhưng bây giờ thì…,xa hơn về phía Bắc của thành phố, những cột khói đen bốc lên  cao cùng những tiếng nổ í ầm. Địch vẫn còn pháo lai rai, pháo vu vơ, pháo dọ dẫm và pháo cay cú. Có tiếng rít xé gió của một chiếc phản lực bay vút qua bầu trời xám đục. Lại sắp đến mùa mưa nữa rồi. Tôi đã nhiều lần sống giữa mùa mưa rét mướt đó ở vùng đất này. Có người lính TQLC nào mà không trải qua những mùa mưa ở vùng Gio Linh, Quảng Trị ? Mùa mưa dễ gây cho người ta tưởng nhớ đến những ngày ấu thơ êm đềm cũ.

Tôi từ giã Tiểu Đoàn 5/TQLC để vào thành phố Quảng Trị. Tiểu Đoàn 2/TQLC đang trấn giữ khu vực Cổ Thành. Tôi ghé Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn thăm chủ chuồng trâu Trần Văn Hợp, thằng bạn cùng khóa rất ít nói mà chỉ cười. Suốt sáu tháng trên chiến trường Trị Thiên, đơn vị hắn đã “ăn nên làm ra” trông thấy rõ.Hắn đánh giặc cũng như xử sự cuộc đời này một cách bình thản và trầm tĩnh. Hắn nằm trong căn hầm tối om không xa Cổ Thành bao nhiêu, bệnh cúm đang hành hạ hắn. Cái giọng của hắn vẫn “cố hữu” khi gặp bạn bè :
– Mày mới đến đó hả ?

Thế thôi, hắn không nói thêm một lời nào nữa, nhe hàm răng cười rồi tiếp tục thở mệt nhọc. Tôi trả lời hắn :
– Ừ, tao vừa ghé Tiểu Đoàn 5 thăm Lịch xong. Mày bị cúm hả ?

Hắn gật đầu. Tôi rủ hắn đi thăm phố :
– Ngồi dậy được không, ra phố với tao.
– Phố xá có còn gì mà đi, chỉ nghe pháo thôi. Bốn ngày nay tao nằm liệt giường, chỉ ăn cháo thôi. Mày đi với thằng Liễn đi.

Tôi ra xe, kéo Liễn đi một vòng phố, chụp vài tấm ảnh. Khác với những lần trước, xác chết của Cộng quân rải rác trong thành phố đã được toán y  khoa phòng ngừa gom lại chôn cất từ lúc nào. Mùi hôi thối cũng không còn nhưng dù vậy tôi vẫn cảm thấy nó còn phảng phất đâu đây. Bỗng dưng, tôi nhớ đến những xác chết của lính Bắc quân trong Cổ Thành ngày Tiểu Đoàn 6/TQLC và Tiểu Đoàn 3/TQLC vừa chiếm xong. Những xác chết nằm ngổn ngang, mỗi người một dáng điệu khác nhau, có xác giòi bọ lúc nhúc và mùi hôi thật nặng nề. Mọi thứ trong Cổ Thành đều bị san bằng, tôi không thể nào tưởng tượng được nơi này chỉ cách đây vài tháng là Tiểu Khu Quảng Trị, là bản doanh của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Bộ Binh với những hầm hố kiên cố, những dãy nhà khang trang, bây giờ chẳng còn gì cả. Còn có chăng là những đống sắt vụn của những chiếc xe vỡ nát, vài gốc cây trơ lại cằn cỗi. Đó đây loang lổ những vũng bom sũng nước. Chỉ có thề thôi, không hơn không kém.

Trong khoảng thời gian dứt điểm Cổ Thành, Tiểu Đoàn 2/TQLC cũng đã góp công không nhỏ trong việc tiêu diệt các toán chốt ở phía Nam nhằm giúp cho Tiểu Đoàn 
6/TQLC dễ dàng thanh toán nửa chiếc bánh Trung Thu (tức một nửa Cổ Thành Quảng Trị ). Đại Đội của Thọ chiếm nhà thờ Quảng Trị, Đại Đội 4 của Liễn từ vòng đai xanh ủi lên tiến sang đường Quang Trung để chiếm trường Trung Học Têrêxa. Thọ đã đánh thật xuất sắc khi chiếm nhà thờ này, bật được chốt ở đó Thọ đã phải tốn hết hai ngày. Sau đó, trong khi Tiểu Đoàn 6 đánh trong nội thành thì Tiểu Đoàn 2 quét sạch vòng ngoài rồi bọc vòng lên hướng Bắc dọc theo sông Thạch Hãn cho đến cửa chính Tây của Cổ Thành, bắt tay với Tiểu Đoàn 8/TQLC. Nơi đó, người đã gặp người. Người của miền Bắc gặp người của miền Nam, hai bên đánh nhau chết bỏ. Họ cũng cùng là người Vietnam cả đấy chứ có phải là người Miên, Lào, Thái gì đâu !

Liễn chợt hỏi tôi :
– Ông anh nói gì mà lẩm bẩm thế ?

Tôi quay lại :
– Tao muốn nói Tiểu Đoàn Trâu Điên đánh giặc số một !

4. Bích La Đông, Bích La Hậu.
Trong vùng đất này, tôi nghĩ khó mà tìm ra được những địa danh nào có cái tên gồm 3 tiếng gọi êm ái, nhẹ nhàng như những tiếng Bích La….đó. Âm thanh gợi lên hình ảnh một người con gái tóc xõa ngồi bên bờ sông giữa đêm trăng. Tôi đã tưởng tượng như thế bởi vì những thôn xóm Bích La này nằm dọc theo hai bờ sông Vĩnh Định, chi nhánh của con sông Thạch Hãn cách thành phố Quảng Trị chừng 4 cây số về hướng Đông Bắc. Hai nhánh sông đó gặp nhau tạo thành một cái túi rộng chừng 50 cây số vuông. Trong cái túi đó là quận Triệu Phong, với những xóm làng sầm uất nhất của Quảng Trị. Cái túi thắt nhỏ lại ở Bến Sãi, cách Cổ Thành một cây số rưỡi về hướng Bắc và dẫn vào thành phố bằng chiếc cầu đã gãy, trên con lộ 560.

Khoảng thời gian từ 2-5-1972 đến 11-7-1972, vùng đất nói trên đã là nơi an toàn của Bắc quân. Con đường tiếp tế đạn dược, lương thực cho các lực lượng địch trong thị xã và Cổ Thành đều phát xuất từ đây. Cho đến ngày 11-7-1972, Tiểu Đoàn 1/TQLC được trực thăng đổ xuống để bít cái yết hầu đó lại. Cuộc đổ bộ của tiểu Đoàn 1/TQLC vào đó, lúc bấy giờ được coi là cuộc hành quân đánh sâu nhất vào hậu tuyến địch trong khi Tiểu Đoàn 2/TQLC tiến quân thần tốc từ “dãy phố buồn thiu” sang bắt tay với đơn vị này.

Suốt 8 tháng qua, trên chiến trường Trị Thiên, đây là cuộc hành quân trực thăng vận ngoạn mục nhất, táo bạo nhất, có thể so sánh với cuộc đổ bộ của TQLC Hoa Kỳ vào Inchon tại Triều Tiên. Chỉ khác nhau ở chỗ, một đàng thì từ trên không đổ xuống, đàng khác từ ngoài biển đánh vào nhưng điểm giống nhau là tạo được bất ngờ và phá nát hậu tuyến của địch để dễ dàng dứt điểm nhanh chóng sau này.

Từ khu vực Cổ Thành, tôi theo con lộ 555 đến Tri Bưu, Quy Thiện, Tạ Hữu rồi đến đây. Quang cảnh thật tiêu điều, xơ xác. Những cánh đồng mênh mông ngập nước. Chiếc thiết vận xa M113 chở tôi đi, lên xuống gập ghềnh, từng lúc chiếc xe rú lên như con heo bị chọc tiết. Một chiếc Gunship bị bắn cháy nám đen nằm chơ vơ giữa ruộng, cánh quạt vẫn còn dính trên thân phi cơ. Thiếu Tá Hòa (Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1/TQLC) chỉ tay về chiếc phi cơ, lắc lắc cái đầu, nói với tôi :
– Chiếc gunship này bị bắn rớt trong lúc yểm trợ cho bọn tôi đổ bộ hôm 11-7 đó.

Tôi hỏi anh :
– Phi công có sống sót không ?

Anh ta trả lời ngắn gủi :
– Sống sót.

Nổi bật lên giữa đám ruộng là những ngôi mộ thật lớn, cỏ mọc cao và xanh um. Tôi có cảm tưởng đó là những ngôi mộ chôn nhiều người chứ không phải một người vì nó lớn quá. Giữa cánh đồng mênh mông nhô lên lác đác dăm ba gò mả như thế.Địch đã lợi dụng những mô đất đó đặt chốt cứng ngắc để cản bước tiến của ta. Mỗi ngôi mộ là một ổ chốt, chúng đào hầm hình chữa A, đủ ở chừng 3, 4 người với 2 khẩu AK, 1 thượng liên, 1 B40 hay B41….Tôi thấy tức cười, kẻ sống đào hầm ở chung với người chết để khỏi chết ! Chẳng hiểu lính của ông Giáp nghĩ gì khi chui vào những ngôi một đó mà ở ? Cái khôi hài ở chỗ phần lớn những người lính Bắc quân đã chọn sẵn nơi yên nghỉ để từ giã cuộc đời khốn khổ này.

Tôi đến vị trí đóng quân của Tiểu Đoàn 1/TQLC sau hơn 30 phút dùng thiết vận xa đi từ Tri Bưu. Con sông Vĩnh Định hiền hòa chảy cách đó vài chục thước, ảnh hưởng của những trận mưa lũ từ mấy ngày trước nên nước sông dâng cao, những cánh đồng lênh láng. Ở đây, không có một ngôi nhà nào còn nguyên vẹn. Có thể nói mỗi ngày ở đây là một ngày sống với nhiều bất trắc và đe dọa : Những cơn mưa pháo của pháo binh địch rớt xuống bất cứ lúc nào.

Chúng tôi ngồi dựa vào bóng mát của chiếc thiết vận xa để đấu láo. Chi Đoàn Trưởng Thiết Vận Xa là đại úy Minh, người được tuần báo Diều Hâu gán cho cái biệt danh là Minh tư lệnh đệ thất hạm đội. Hàm râu của anh ta trong 12 con giáp chẳng giống con nào. Người y sĩ kiêm ca sĩ Trung Chỉnh lặn lội theo Tiểu Đoàn 1/TQLC từ ngày thay thế y sĩ Hoàn bị thương, cũng có mặt ở đây. Nhìn anh ta, tôi bỗng nhớ đến cái dáng điệu khi anh hát chung với Hoàng Oanh trên Ti Vi, hai con mắt cứ chớp chớp ngó lên trời… Cũng nổi tiếng như cồn đấy chứ, thử hỏi có người con gái nào ở Sàigòn mà không biết đến anh. Ấy thế mà anh vẫn bị Thiếu Tá Hòa mô tả anh là ca sĩ chuyên dụ dỗ con nít với những câu như :”Anh sẽ kêu em mình ơi, em sẽ kêu anh mình ơi.”…

Trong lúc chúng tôi ngồi nói chuyện thì địch bắt đầu pháo vào Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn. Ầm, ầm những tiếng nổ vang dội, đất cát văng đến chỗ chúng tôi. Quả nổ đầu còn xa, cứ ngồi, mấy quả nổ kế tiếp cũng còn xa, vẫn cứ ngồi. Đến những quả trực xạ loại 82 ly không giật thì chúng tôi không thể ngồi ngoài được nữa mà phải chui vào hầm. Địch pháo chỉ có hai loại, hỏa tiễn và 82 ly không giật. Cái loại 82 ly này nghe thật khiếp, ùng oành là đạn đã bay đền nổ ầm rồi. Khoảng cách giữa tiếng depart và tiếng nổ khi đạn chạm mục tiêu chỉ có vài giây thôi. Tôi nghe tiếng depart ở đâu bên kia sông. Thiếu tá Hòa nói :
– Tụi nó bắn loại 100 ly đó
– 100 ly đặt trên xe tăng à ?
– Ừ, chắc là ở đâu bên Ái Tử

Tôi và Trung Chỉnh chui thật lẹ vào căn hầm của Minh đệ thất hạm đội. Bên ngoài tiếng nổ nghe dồn dập hơn, địch đang pháo loại đạn “delay”, thứ này khi nổ, tôi có cảm tưởng như đất ở dưới chân chuyển động, di chuyển đi chỗ khác. Tiểu Đoàn bắt đầu gọi pháo binh phản pháo lại. Bấy giờ, trời đã chiều, tôi nhìn đồng hồ : 6 giờ 45. Những phiến nắng phiền muộn hiếm hoi đã tắt trên những chòm cây trước mặt. Tôi như thấy lạc loài trong lần đến thăm người khách lạ mang tên Bích La…này. Minh chửi thề một câu :
– Mẹ, mất cả vui. Không khá được!
7 giờ, tôi rời vị trí Tiểu Đoàn 1, leo lên chiếc M.113 để về chỗ đóng quân của Tiểu Đoàn 3/TQLC cách đó hai cây số. Khi chiếc M.113 đưa tôi ra giữa cánh đồng, những trái đạn của địch vẫn còn rớt xuống nổ ì ầm. Tôi quay nhìn về phía Đông, những cụm khói đen bốc lên cao ngất. Hình như một pháo đội củaTQLC đóng ở thôn Ngô Xá Tây bị pháo. Địch pháo từ hướng Tây sang, ở phía bên kia sông. Tôi thấy rõ từng lúc hai vệt sáng lóe lên, hai vệt này đến hai vệt khác rồi những tiếng nổ ầm ầm tiếp theo. Một quả nổ rơi gần chiếc xe đang chạy, viên tài xế lái vội qua bên mặt, chiếc xe rú lên chồm tới trước chạy trong buổi chiều đã tắt hết nắng.

5. Bên Kia Một Dòng Sông
Đây là vị trí đóng quân của Tiểu Đoàn 3/TQLC, nơi mà hồi tháng 7 vừa qua, những người lính Quái Điểu (Tiểu Đoàn 1/TQLC) đã sống qua những ngày dài nhất trong cuộc đời lính chiến của họ. Vừa từ trực thăng đổ bộ xuống là hàng loạt pháo, pháo lớn, pháo nhỏ, nả như mưa bấc, một trực thăng khổng lồ chở quân bị bắn rớt và bốc chày khi chưa kịp hạ cánh. Rồi địch ào ra tấn công như vũ bảo. Lúc đó, mục tiêu này hội đủ tính chất chính trị và quân sự mà với bất cứ giá nào, những người lính TQLC phải giữ vững cho bằng được. Và họ đã giữ vững sau 7 ngày chiến đấu dũng cảm để rốt cuộc Cộng quân đành phải nhả ra.

Tôi đã từng mong ước được đến đây một lần để nhìn những dấu vết của trận đánh khủng khiếp giữa Tiểu Đoàn 1/TQLC và Cộng quân. Bây giờ tôi đang đi trên chiếc cầu nổi để sang “bên kia một dòng sông”, nơi đã xảy ra trận đánh đó. Tự nhiên, tôi thấy lòng nôn nao vô cùng. Chiếc cầu này ngày ấy làm gì có được. Thằng bạn tôi, Trần văn Hợp của Tiểu Đoàn Trâu Điên lúc tiến quân qua khu vực này đã dùng một sợi dây nylon để chuyên chở lương thực, đạn dược…khi đơn vị nó đến thay thế Tiểu Đoàn 1/TQLC đã hoàn tất vẻ vang nhiệm vụ trở về phía sau nghỉ ngơi. Con sông đó là sông Vĩnh Định, bề ngang rộng chừng 50 thước thôi.

Hiện tại, Tiểu Đoàn 3/TQLC trấn giữ chỗ này bao gồm cả quận Triệu Phong. Quận đường cũng chẳng còn gì nữa, mọi thứ tan nát hết, chỉ còn trơ lại dấu vết của mấy cái lô cốt. Bóng tối xuống dần nhưng ánh sáng còn mờ mờ đủ nhìn thấy con đường đất bùn lầy nhão nhẹt và giao thông hào chằng chịt. Ở đây, tôi nghe tiếng súng nổ nhiều hơn. Thiếu Tá Cảnh, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3/TQLC nói với tôi :
– Cánh bên này tương đối yên chứ cánh bên quận Triệu Phong thì vất vả vô cùng. Tụi nó pháo suốt ngày đêm. Hôm Tiểu Đoàn tôi lên đây, lính tráng phải bò vào vị trí chứ không thể xổng lưng mà đi được.

Tiểu Đoàn 3/TQLC là đơn vị đã đánh chiếm nửa mặt Bắc của Cổ Thành Quảng Trị ngày 16-9 vừa qua. Những chiến sĩ Sói Biển của đơn vị này đã chiến đấu tuyệt vời để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao phó nhưng lúc bấy giờ ở mạn Bắc Cổ Thành ít có phóng viên, ký giả nào đến đấy nên người ta thấy Tiểu Đoàn 6/TQLC ở phía Nam Cổ Thành được đề cập đến nhiều hơn. Tôi định nói ý nghĩ đó với anh Cảnh nhưng nghĩ sao lại thôi. Bởi tôi biết ai cũng có niềm hãnh diện về đơn vị mình. Và riêng anh, thì tôi nghĩ anh đã hãnh diện không những về những gì đã qua mà còn sung sướng vì cái tình trong đơn vị anh đã xây đắp, tạo dựng được trong một thời gian ngắn ngủi. Tôi hỏi anh :
– Ở đây có bị pháo không ?
– Có chứ. Bữa trước một ông Thiếu Úy Địa Phương Quân đứng chỗ kia bị một quả pháo 130 ly, văng ra làm hai khúc, tìm mãi mới thấy.

Anh vừa nói vừa chỉ tay qua một ngôi nhà ở phía bên kia con đường đất. Khu vực này cây cối thật sầm uất và rậm rạp. Nhà cửa cũng không thấy bị tàn phá gì nhiều. Điều đó chứng tỏ Cộng quân bị đánh bọc hậu, chúng hãi quá nên đành “bung” sớm. Đi suốt ngày, tôi thấm mệt, tưởng rằng khi ngã lưng nằm xuống là tôi có thể tìm được giấc ngủ dễ dàng nhưng trái lại, tôi không tài nào nhắm mắt được. Bấy giờ là trăng thượng tuần, ánh sáng trăng không đủ sáng để lấn áp những trái hỏa châu đang thả sáng trên bầu trời. Và địch vẫn tiếp tục pháo ngày đêm vào cánh quân của TQLC bên quận Triệu Phong.

Hầu như mỗi đêm, những người lính TQLC đóng tại đây chỉ ngủ có vài tiếng đồng hồ.Tôi cũng thức với họ, không biết để làm gì nhưng sao tôi không thấy buồn ngủ chút nào. Nếu không có những tiếng nổ ì ầm, không có hỏa châu tỏa sáng lơ lững trên bầu trời, có lẽ nơi đây là một khung cảnh thái bình. Trong bóng tối mờ mờ, tôi nhìn thấy những bóng đen bò qua bò lại trên con đường trước mặt, tôi hỏi Th/Tá Cảnh, anh cho biết là đơn vị đang báo động. Giữa những âm vang giục giã hàng ngày,tất cả những người lính đang chiến đấu trên các chiến trường, có lẽ họ chẳng bao giờ tím được giây phút nào thảnh thơi. Tiếng đại bác bắn đi, tiếng súng nhỏ nổ ròn, tiếng phi cơ phản lực rít trên đầu và tiếng bom nổ….và hình như chen lẫn trong những âm thanh đó, tôi còn nghe thấy được một thứ tiếng nói rất im lặng, tiếng nói của tình đồng đội, của những người cùng chiến đấu và sống chết bên nhau.

Nửa khuya, tôi tỉnh giấc vì một tiếng nổ thật lớn. Tôi ngồi dậy nghe ngóng. Không có gì cả. Tôi lại nằm xuống và chợt nhớ ra là mình đang ở bên này một dòng sông với tâm trạng của kẻ đi thăm một người khách lạ nhưng cũng rất nhiều quen biết. Tôi lục túi lấy gói thuốc lá nhưng thuốc đã hết nhẵn. Và tôi đành nằm chờ sáng./.

Huỳnh văn Phú
(Quảng Trị, 12/1972)
quehuongngaymai.com
Tân Sơn Hoà chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Huỳnh văn Phú – Như Một Người Khách Lạ

Nếu một ngày nào đó người dân Quảng Trị được trở về nhìn lại thành phố của họ, có lẽ họ không bao giờ tưởng tượng được quang cảnh đổ nát và hoang tàn đến như thế. Quảng Trị chỉ còn là một đống gạch vụn,
Huỳnh văn Phú – Như Một Người Khách Lạ



1. Môt Quê Hương Đổ Nát.
Nếu một ngày nào đó người dân Quảng Trị được trở về nhìn lại thành phố của họ, có lẽ họ không bao giờ tưởng tượng được quang cảnh đổ nát và hoang tàn đến như thế. Quảng Trị chỉ còn là một đống gạch vụn, tan tành ra từng mảnh, những dấu vết quen thuộc xưa đã biến đi đâu mất. Khu phố nào, con đường nào cũng na ná như nhau, chẳng còn hình thù gì để người ta có thể gọi đó là một thành phố nữa. Chắc chắn cái cảm xúc đầu tiên của họ khi đứng trước cảnh ấy là ngỡ ngàng và có lẽ họ sẽ mang tâm trạng của một người đi chu du vài năm trong vũ trụ với vận tốc của ánh sáng, khi trở về trái đất, thấy mọi vật đã biến đổi khác xưa : A, con đường ngày xưa ta thường đi, quán cà phê ta thường ngồi nghe nhạc bập bùng mỗi đêm, những nơi chốn hẹn hò của cuộc tình đầu đời…bây giờ như thế này sao ?

Quảng Trị đối với tôi, trong trí nhớ rất mù mờ vì nơi đó không phải là quê hương của tôi, cũng không có diều gì đặc biệt để tưởng nhớ, ngoại trừ dòng sông Thạch Hãn rất nên thơ và câu chuyện “Bên Kia Giáo Đường” với cái gác chuông nhà thờ đổ bóng xuống chi nhánh của con sông Vĩnh  Định. Thế mà, hơn ba tháng kể từ ngày những người anh em thù nghịch ở ngoài đất Bắc xa xôi kia vào đây tạm chiếm, tôi trở lại thành phố này với một cảm xúc sững sờ, sững sờ như khi gặp lại người tình dấu yêu đã nhiều năm xa cách. Tôi không nghĩ nơi tôi đã có lần đến, đi và lang thang sau những chuyến hành quân dài hạn, bất chợt ghé về mua con tem, tập giấy viết thư, uống chai bia, ăn tô bún…đã trở thành một người khách lạ như ngàn năm chưa hề quen biết. Chỉ có ba tháng chiến trận, khoảng thời gian ngắn ngủi chưa đủ để tạo ra hình thù một con người nhưng với đạn bom trút xuống ngày đêm đã tàn phá và hủy diệt tất cả những gì người ta cố công gầy dựng suốt cả một đời.

Tôi bắt tay người khách lạ đó, một chút buồn buồn chạy sâu trong lòng. Tôi tưởng chỉ là một chút buồn thôi nhưng không, cái buồn mênh mông, lan tỏa cùng khắp và lắng xuống theo từng đống gạch ngói ngổn ngang, những ngôi nhà đổ nát, lỗ chỗ những vết bom.Những bức tường ngã nhào, nằm chồng chất lên nhau, ấp ủ nhau, quấn quít nhau như cuộc tình của hai người trai gái chẳng thể rời nhau. Quảng Trị đến với tôi ngày đầu tiên, sau chiến trận, nhiều ý nghĩ quá. Nó vây bủa tôi như một màng nhện. Bởi, những gì tôi nhìn thấy tận mắt đã vượt hoàn toàn trí tưởng tượng của tôi.

2. Những Cây Hoa Anh Đào.
Quảng Trị đây rồi, đứng bất cứ nơi đâu tôi cũng có thể phóng tầm mắt nhìn bao quát thành phố, không có cái gì vươn cao hơn để cản tầm quan sát của tôi ngoại trừ những trụ đèn đứng chơ vơ, rải rác đó đây. Những trụ đèn này đã nhiều năm dẫn ánh sáng đến cho thành phố, bây giờ thành phố nát tan, nó còn đứng đó để làm gì ? Tôi muốn hỏi những vật vô tri ấy về khoảng thời gian qua đã dẫn được bao nhiêu vệt sáng của những viên đạn lóe lên, bùng nổ trong vùng đất này. Nhưng nó có biết gì đâu ! Cho đến bây giờ nhân loại cũng vẫn chưa tìm ra được một cái máy nào, một động tử nào có thể chuyển động nhanh hơn vận tốc của ánh sáng để chúng ta có thể bắt gặp lại khoảng thời gian đã mất. Tôi muốn được coi những trụ đèn đó như là những cây hoa anh đào. Trong một thoáng, tôi nhớ lại những ngày đầu tiên vào lính, người ta đã dạy tôi hiểu biết cái phi lý của cuộc đời quân ngũ bằng cách gọi cái trụ đèn là cây hoa anh đào. Ôi, những bông hoa trong cuộc đời này ! Làm sao tôi có thề tìm ra được một bông hoa nào ở Quảng Trị vào những giờ phút ấy. Nhưng Quảng Trị chính là một bông hoa thơm ngát mà những người lính TQLC đã ngắt lấy đem về lại cho miền Nam thân yêu sau bao nhiêu tháng ngày chịu đựng gian khổ và chiến đấu với lòng hy sinh vô bờ. Dĩ nhiên, bây giờ trong lòng thành phố đó, lính Cọp Biển vẫn đi đi lại lại và giữ gìn như một báu vật không gì đánh đổi được.

Mang thành phố Quảng Trị về lại cho miền Nam tự do, máu, mồ hôi, nước mắt của những anh em, bằng hữu tôi đã đổ xuống khá nhiều. Những vẻ vang của trận chiến lịch sử mà Binh Chủng TQLC khi tái chiếm nơi này, tôi không thể nào lột tả hết được. Tôi nghĩ đó cũng là một thiếu sót của riêng tôi, một người tự thấy mình có bổn phận mang về cho hậu phương những nét hào hùng của bạn bè tôi, của những tình cảm sâu xa về màu áo tôi đang mặc, của chiếc nón màu xanh tôi đội trên đầu suốt 8 năm nay.

Trong khoảng thời gian sau này, mỗi lần trở lại thành phố Quảng Trị là mỗi lần chồng chất trong tôi thêm những cảm xúc dị kỳ. Tôi đi vòng quanh thành phố, khi thì đi bộ, khi thì ngồi trên thiết vận xa M113, mặc cho những trái đạn của địch vẫn còn rớt xuống. Tôi không biết tôi tìm kiếm gì trong cái thành phố hoang tàn đó nhưng có lẽ tôi muốn ngắm nhìn những dấu vết nơi tôi đã từng đặt chân đến để tưởng như mình vừa sống qua một cơn mê.

3. Những Người Tình Của Quảng Trị .
Lần sau hết, trước khi vào thành phố, tôi dừng lại ở ngã ba Long Hưng ghé thăm Tiểu Đoàn 5/TQLC, đơn vị tôi đã phục vụ từ những ngày đầu tiên khi tôi mới ra trường. Bạn tôi, Hồ Quang Lịch bây giờ là đảng trưởng đảng Hắc Long. Nhìn anh ta, tôi bỗng nhớ đến những ngày tháng hành quân, cùng thức khuya dậy sớm ở Bồng Sơn, Tam Quan, Tây Ninh…Cũng vẫn cái dáng dấp đó, con người đó, trực tính như ruột ngựa, yêu ai thì nói là yêu, ghét ai thì nói là ghét, không bao giờ biết đánh lén một ai, ngoại trừ đánh lén Việt Cộng. Hồi còn làm Đại Đội Trưởng, Lịch “húc” nổi tiếng. Thời gian TQLC đánh chiếm Cổ Thành Đinh Công Tráng Quảng Trị, 4 Đại Đội của Tiểu Đoàn 5/TQLC đã luân phiên đánh nhau với một Trung Đoàn CSBV tại khu vực này . Địch luân phiên cấp Tiểu Đoàn, còn bạn tôi luân phiên cấp Đại Đội. Hai bên quần thảo nhau suốt cả tuần, rốt cuộc mưu toan cắt đứt Quốc lộ 1 và cửa ngõ dẫn vào thành phố cũng như giải tỏa bớp áp lực của ta đối với các cánh quân của địch đang tử thủ tại Cổ Thành đã bị Lịch bẻ gãy hoàn toàn. Những tên bộ đội CSBV khi bị bắt đã khai rằng chỉ ngán đụng độ với Hắc Long và Trâu Điên mà thôi.

Lịch đang ngồi nhậu la ve với Mễ, Tiểu Đoàn Trưởng 11 Dù, có cả y sĩ Liệu nữa. Anh ta nói với rôi :
– Phú đây hả ? Ngưỡng mộ bài thơ lặn xuống sông Mỹ Chánh của anh đang trên Tiền Phong, nay mới gặp. Sao trông già quá vậy ?
Tôi cỡi chiếc áo giáp ra, lấy lon bia từ tay Lịch cười :
– Tất cả chúng ta khi đến tuổi trưởng thành, mở con mắt ra là đã thấy mình đứng trước cái cày. Vì không phải là cày máy nên trông ai cũng có vẻ già trước tuổi cả.

Mễ và Lịch cùng la to :
– Hay, hay, đầy đủ ý nghĩa. Làm một lon ngay đi.

Tôi không biết mình đang vui hay buồn vì trong giây phút đó, tôi đang nghĩ đến Quảng Trị, như nghĩ đến một người tình gặp nhau sững sờ :”Anh không có ý so sánh em với cái thành phố đổ nát ấy đâu. Em đã làm gì mà đổ với nát, phải không em ? Có chăng là tình ta đổ nát vì em thì ở trên mây, còn anh thì suốt đời ở dưới đất.” . Tôi nói như không biết là minh đang nói đùa :
– Tớ nói theo cái kiểu làm thế nào để triết lý với cái búa đấy các cụ ạ.
Có lẽ Lịch không muốn hiểu câu nói của tôi, anh lãng sang chuyện khác :
– Mày vào Tiểu Đoàn 2 hay Tiểu Đoàn 6 ? Ghi chèp hả ? Dẹp đi, ngồi đây cái đã.
– Cả hai, chiều sẽ ra lại đây.
– Ừ, mày ngủ lại đây cho vui. Tao dành cái ghế bố cho mày. Có pháo thí chui xuống hầm. Nhưng mà bây giờ ở đây yên lắm, tụi nó có còn chó gì nữa đâu mà đánh với đấm.

Tôi nhìn quanh, đây là những người tự cho mình cái quyền nghỉ ngơi đôi chút sau những tháng ngày mệt nhọc. Nhìn họ, tôi biết chắc trong tận cùng ý nghĩ của họ, họ nghĩ đến một ngày mai im tiếng súng. Nhưng bây giờ thì…,xa hơn về phía Bắc của thành phố, những cột khói đen bốc lên  cao cùng những tiếng nổ í ầm. Địch vẫn còn pháo lai rai, pháo vu vơ, pháo dọ dẫm và pháo cay cú. Có tiếng rít xé gió của một chiếc phản lực bay vút qua bầu trời xám đục. Lại sắp đến mùa mưa nữa rồi. Tôi đã nhiều lần sống giữa mùa mưa rét mướt đó ở vùng đất này. Có người lính TQLC nào mà không trải qua những mùa mưa ở vùng Gio Linh, Quảng Trị ? Mùa mưa dễ gây cho người ta tưởng nhớ đến những ngày ấu thơ êm đềm cũ.

Tôi từ giã Tiểu Đoàn 5/TQLC để vào thành phố Quảng Trị. Tiểu Đoàn 2/TQLC đang trấn giữ khu vực Cổ Thành. Tôi ghé Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn thăm chủ chuồng trâu Trần Văn Hợp, thằng bạn cùng khóa rất ít nói mà chỉ cười. Suốt sáu tháng trên chiến trường Trị Thiên, đơn vị hắn đã “ăn nên làm ra” trông thấy rõ.Hắn đánh giặc cũng như xử sự cuộc đời này một cách bình thản và trầm tĩnh. Hắn nằm trong căn hầm tối om không xa Cổ Thành bao nhiêu, bệnh cúm đang hành hạ hắn. Cái giọng của hắn vẫn “cố hữu” khi gặp bạn bè :
– Mày mới đến đó hả ?

Thế thôi, hắn không nói thêm một lời nào nữa, nhe hàm răng cười rồi tiếp tục thở mệt nhọc. Tôi trả lời hắn :
– Ừ, tao vừa ghé Tiểu Đoàn 5 thăm Lịch xong. Mày bị cúm hả ?

Hắn gật đầu. Tôi rủ hắn đi thăm phố :
– Ngồi dậy được không, ra phố với tao.
– Phố xá có còn gì mà đi, chỉ nghe pháo thôi. Bốn ngày nay tao nằm liệt giường, chỉ ăn cháo thôi. Mày đi với thằng Liễn đi.

Tôi ra xe, kéo Liễn đi một vòng phố, chụp vài tấm ảnh. Khác với những lần trước, xác chết của Cộng quân rải rác trong thành phố đã được toán y  khoa phòng ngừa gom lại chôn cất từ lúc nào. Mùi hôi thối cũng không còn nhưng dù vậy tôi vẫn cảm thấy nó còn phảng phất đâu đây. Bỗng dưng, tôi nhớ đến những xác chết của lính Bắc quân trong Cổ Thành ngày Tiểu Đoàn 6/TQLC và Tiểu Đoàn 3/TQLC vừa chiếm xong. Những xác chết nằm ngổn ngang, mỗi người một dáng điệu khác nhau, có xác giòi bọ lúc nhúc và mùi hôi thật nặng nề. Mọi thứ trong Cổ Thành đều bị san bằng, tôi không thể nào tưởng tượng được nơi này chỉ cách đây vài tháng là Tiểu Khu Quảng Trị, là bản doanh của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Bộ Binh với những hầm hố kiên cố, những dãy nhà khang trang, bây giờ chẳng còn gì cả. Còn có chăng là những đống sắt vụn của những chiếc xe vỡ nát, vài gốc cây trơ lại cằn cỗi. Đó đây loang lổ những vũng bom sũng nước. Chỉ có thề thôi, không hơn không kém.

Trong khoảng thời gian dứt điểm Cổ Thành, Tiểu Đoàn 2/TQLC cũng đã góp công không nhỏ trong việc tiêu diệt các toán chốt ở phía Nam nhằm giúp cho Tiểu Đoàn 
6/TQLC dễ dàng thanh toán nửa chiếc bánh Trung Thu (tức một nửa Cổ Thành Quảng Trị ). Đại Đội của Thọ chiếm nhà thờ Quảng Trị, Đại Đội 4 của Liễn từ vòng đai xanh ủi lên tiến sang đường Quang Trung để chiếm trường Trung Học Têrêxa. Thọ đã đánh thật xuất sắc khi chiếm nhà thờ này, bật được chốt ở đó Thọ đã phải tốn hết hai ngày. Sau đó, trong khi Tiểu Đoàn 6 đánh trong nội thành thì Tiểu Đoàn 2 quét sạch vòng ngoài rồi bọc vòng lên hướng Bắc dọc theo sông Thạch Hãn cho đến cửa chính Tây của Cổ Thành, bắt tay với Tiểu Đoàn 8/TQLC. Nơi đó, người đã gặp người. Người của miền Bắc gặp người của miền Nam, hai bên đánh nhau chết bỏ. Họ cũng cùng là người Vietnam cả đấy chứ có phải là người Miên, Lào, Thái gì đâu !

Liễn chợt hỏi tôi :
– Ông anh nói gì mà lẩm bẩm thế ?

Tôi quay lại :
– Tao muốn nói Tiểu Đoàn Trâu Điên đánh giặc số một !

4. Bích La Đông, Bích La Hậu.
Trong vùng đất này, tôi nghĩ khó mà tìm ra được những địa danh nào có cái tên gồm 3 tiếng gọi êm ái, nhẹ nhàng như những tiếng Bích La….đó. Âm thanh gợi lên hình ảnh một người con gái tóc xõa ngồi bên bờ sông giữa đêm trăng. Tôi đã tưởng tượng như thế bởi vì những thôn xóm Bích La này nằm dọc theo hai bờ sông Vĩnh Định, chi nhánh của con sông Thạch Hãn cách thành phố Quảng Trị chừng 4 cây số về hướng Đông Bắc. Hai nhánh sông đó gặp nhau tạo thành một cái túi rộng chừng 50 cây số vuông. Trong cái túi đó là quận Triệu Phong, với những xóm làng sầm uất nhất của Quảng Trị. Cái túi thắt nhỏ lại ở Bến Sãi, cách Cổ Thành một cây số rưỡi về hướng Bắc và dẫn vào thành phố bằng chiếc cầu đã gãy, trên con lộ 560.

Khoảng thời gian từ 2-5-1972 đến 11-7-1972, vùng đất nói trên đã là nơi an toàn của Bắc quân. Con đường tiếp tế đạn dược, lương thực cho các lực lượng địch trong thị xã và Cổ Thành đều phát xuất từ đây. Cho đến ngày 11-7-1972, Tiểu Đoàn 1/TQLC được trực thăng đổ xuống để bít cái yết hầu đó lại. Cuộc đổ bộ của tiểu Đoàn 1/TQLC vào đó, lúc bấy giờ được coi là cuộc hành quân đánh sâu nhất vào hậu tuyến địch trong khi Tiểu Đoàn 2/TQLC tiến quân thần tốc từ “dãy phố buồn thiu” sang bắt tay với đơn vị này.

Suốt 8 tháng qua, trên chiến trường Trị Thiên, đây là cuộc hành quân trực thăng vận ngoạn mục nhất, táo bạo nhất, có thể so sánh với cuộc đổ bộ của TQLC Hoa Kỳ vào Inchon tại Triều Tiên. Chỉ khác nhau ở chỗ, một đàng thì từ trên không đổ xuống, đàng khác từ ngoài biển đánh vào nhưng điểm giống nhau là tạo được bất ngờ và phá nát hậu tuyến của địch để dễ dàng dứt điểm nhanh chóng sau này.

Từ khu vực Cổ Thành, tôi theo con lộ 555 đến Tri Bưu, Quy Thiện, Tạ Hữu rồi đến đây. Quang cảnh thật tiêu điều, xơ xác. Những cánh đồng mênh mông ngập nước. Chiếc thiết vận xa M113 chở tôi đi, lên xuống gập ghềnh, từng lúc chiếc xe rú lên như con heo bị chọc tiết. Một chiếc Gunship bị bắn cháy nám đen nằm chơ vơ giữa ruộng, cánh quạt vẫn còn dính trên thân phi cơ. Thiếu Tá Hòa (Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1/TQLC) chỉ tay về chiếc phi cơ, lắc lắc cái đầu, nói với tôi :
– Chiếc gunship này bị bắn rớt trong lúc yểm trợ cho bọn tôi đổ bộ hôm 11-7 đó.

Tôi hỏi anh :
– Phi công có sống sót không ?

Anh ta trả lời ngắn gủi :
– Sống sót.

Nổi bật lên giữa đám ruộng là những ngôi mộ thật lớn, cỏ mọc cao và xanh um. Tôi có cảm tưởng đó là những ngôi mộ chôn nhiều người chứ không phải một người vì nó lớn quá. Giữa cánh đồng mênh mông nhô lên lác đác dăm ba gò mả như thế.Địch đã lợi dụng những mô đất đó đặt chốt cứng ngắc để cản bước tiến của ta. Mỗi ngôi mộ là một ổ chốt, chúng đào hầm hình chữa A, đủ ở chừng 3, 4 người với 2 khẩu AK, 1 thượng liên, 1 B40 hay B41….Tôi thấy tức cười, kẻ sống đào hầm ở chung với người chết để khỏi chết ! Chẳng hiểu lính của ông Giáp nghĩ gì khi chui vào những ngôi một đó mà ở ? Cái khôi hài ở chỗ phần lớn những người lính Bắc quân đã chọn sẵn nơi yên nghỉ để từ giã cuộc đời khốn khổ này.

Tôi đến vị trí đóng quân của Tiểu Đoàn 1/TQLC sau hơn 30 phút dùng thiết vận xa đi từ Tri Bưu. Con sông Vĩnh Định hiền hòa chảy cách đó vài chục thước, ảnh hưởng của những trận mưa lũ từ mấy ngày trước nên nước sông dâng cao, những cánh đồng lênh láng. Ở đây, không có một ngôi nhà nào còn nguyên vẹn. Có thể nói mỗi ngày ở đây là một ngày sống với nhiều bất trắc và đe dọa : Những cơn mưa pháo của pháo binh địch rớt xuống bất cứ lúc nào.

Chúng tôi ngồi dựa vào bóng mát của chiếc thiết vận xa để đấu láo. Chi Đoàn Trưởng Thiết Vận Xa là đại úy Minh, người được tuần báo Diều Hâu gán cho cái biệt danh là Minh tư lệnh đệ thất hạm đội. Hàm râu của anh ta trong 12 con giáp chẳng giống con nào. Người y sĩ kiêm ca sĩ Trung Chỉnh lặn lội theo Tiểu Đoàn 1/TQLC từ ngày thay thế y sĩ Hoàn bị thương, cũng có mặt ở đây. Nhìn anh ta, tôi bỗng nhớ đến cái dáng điệu khi anh hát chung với Hoàng Oanh trên Ti Vi, hai con mắt cứ chớp chớp ngó lên trời… Cũng nổi tiếng như cồn đấy chứ, thử hỏi có người con gái nào ở Sàigòn mà không biết đến anh. Ấy thế mà anh vẫn bị Thiếu Tá Hòa mô tả anh là ca sĩ chuyên dụ dỗ con nít với những câu như :”Anh sẽ kêu em mình ơi, em sẽ kêu anh mình ơi.”…

Trong lúc chúng tôi ngồi nói chuyện thì địch bắt đầu pháo vào Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn. Ầm, ầm những tiếng nổ vang dội, đất cát văng đến chỗ chúng tôi. Quả nổ đầu còn xa, cứ ngồi, mấy quả nổ kế tiếp cũng còn xa, vẫn cứ ngồi. Đến những quả trực xạ loại 82 ly không giật thì chúng tôi không thể ngồi ngoài được nữa mà phải chui vào hầm. Địch pháo chỉ có hai loại, hỏa tiễn và 82 ly không giật. Cái loại 82 ly này nghe thật khiếp, ùng oành là đạn đã bay đền nổ ầm rồi. Khoảng cách giữa tiếng depart và tiếng nổ khi đạn chạm mục tiêu chỉ có vài giây thôi. Tôi nghe tiếng depart ở đâu bên kia sông. Thiếu tá Hòa nói :
– Tụi nó bắn loại 100 ly đó
– 100 ly đặt trên xe tăng à ?
– Ừ, chắc là ở đâu bên Ái Tử

Tôi và Trung Chỉnh chui thật lẹ vào căn hầm của Minh đệ thất hạm đội. Bên ngoài tiếng nổ nghe dồn dập hơn, địch đang pháo loại đạn “delay”, thứ này khi nổ, tôi có cảm tưởng như đất ở dưới chân chuyển động, di chuyển đi chỗ khác. Tiểu Đoàn bắt đầu gọi pháo binh phản pháo lại. Bấy giờ, trời đã chiều, tôi nhìn đồng hồ : 6 giờ 45. Những phiến nắng phiền muộn hiếm hoi đã tắt trên những chòm cây trước mặt. Tôi như thấy lạc loài trong lần đến thăm người khách lạ mang tên Bích La…này. Minh chửi thề một câu :
– Mẹ, mất cả vui. Không khá được!
7 giờ, tôi rời vị trí Tiểu Đoàn 1, leo lên chiếc M.113 để về chỗ đóng quân của Tiểu Đoàn 3/TQLC cách đó hai cây số. Khi chiếc M.113 đưa tôi ra giữa cánh đồng, những trái đạn của địch vẫn còn rớt xuống nổ ì ầm. Tôi quay nhìn về phía Đông, những cụm khói đen bốc lên cao ngất. Hình như một pháo đội củaTQLC đóng ở thôn Ngô Xá Tây bị pháo. Địch pháo từ hướng Tây sang, ở phía bên kia sông. Tôi thấy rõ từng lúc hai vệt sáng lóe lên, hai vệt này đến hai vệt khác rồi những tiếng nổ ầm ầm tiếp theo. Một quả nổ rơi gần chiếc xe đang chạy, viên tài xế lái vội qua bên mặt, chiếc xe rú lên chồm tới trước chạy trong buổi chiều đã tắt hết nắng.

5. Bên Kia Một Dòng Sông
Đây là vị trí đóng quân của Tiểu Đoàn 3/TQLC, nơi mà hồi tháng 7 vừa qua, những người lính Quái Điểu (Tiểu Đoàn 1/TQLC) đã sống qua những ngày dài nhất trong cuộc đời lính chiến của họ. Vừa từ trực thăng đổ bộ xuống là hàng loạt pháo, pháo lớn, pháo nhỏ, nả như mưa bấc, một trực thăng khổng lồ chở quân bị bắn rớt và bốc chày khi chưa kịp hạ cánh. Rồi địch ào ra tấn công như vũ bảo. Lúc đó, mục tiêu này hội đủ tính chất chính trị và quân sự mà với bất cứ giá nào, những người lính TQLC phải giữ vững cho bằng được. Và họ đã giữ vững sau 7 ngày chiến đấu dũng cảm để rốt cuộc Cộng quân đành phải nhả ra.

Tôi đã từng mong ước được đến đây một lần để nhìn những dấu vết của trận đánh khủng khiếp giữa Tiểu Đoàn 1/TQLC và Cộng quân. Bây giờ tôi đang đi trên chiếc cầu nổi để sang “bên kia một dòng sông”, nơi đã xảy ra trận đánh đó. Tự nhiên, tôi thấy lòng nôn nao vô cùng. Chiếc cầu này ngày ấy làm gì có được. Thằng bạn tôi, Trần văn Hợp của Tiểu Đoàn Trâu Điên lúc tiến quân qua khu vực này đã dùng một sợi dây nylon để chuyên chở lương thực, đạn dược…khi đơn vị nó đến thay thế Tiểu Đoàn 1/TQLC đã hoàn tất vẻ vang nhiệm vụ trở về phía sau nghỉ ngơi. Con sông đó là sông Vĩnh Định, bề ngang rộng chừng 50 thước thôi.

Hiện tại, Tiểu Đoàn 3/TQLC trấn giữ chỗ này bao gồm cả quận Triệu Phong. Quận đường cũng chẳng còn gì nữa, mọi thứ tan nát hết, chỉ còn trơ lại dấu vết của mấy cái lô cốt. Bóng tối xuống dần nhưng ánh sáng còn mờ mờ đủ nhìn thấy con đường đất bùn lầy nhão nhẹt và giao thông hào chằng chịt. Ở đây, tôi nghe tiếng súng nổ nhiều hơn. Thiếu Tá Cảnh, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3/TQLC nói với tôi :
– Cánh bên này tương đối yên chứ cánh bên quận Triệu Phong thì vất vả vô cùng. Tụi nó pháo suốt ngày đêm. Hôm Tiểu Đoàn tôi lên đây, lính tráng phải bò vào vị trí chứ không thể xổng lưng mà đi được.

Tiểu Đoàn 3/TQLC là đơn vị đã đánh chiếm nửa mặt Bắc của Cổ Thành Quảng Trị ngày 16-9 vừa qua. Những chiến sĩ Sói Biển của đơn vị này đã chiến đấu tuyệt vời để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao phó nhưng lúc bấy giờ ở mạn Bắc Cổ Thành ít có phóng viên, ký giả nào đến đấy nên người ta thấy Tiểu Đoàn 6/TQLC ở phía Nam Cổ Thành được đề cập đến nhiều hơn. Tôi định nói ý nghĩ đó với anh Cảnh nhưng nghĩ sao lại thôi. Bởi tôi biết ai cũng có niềm hãnh diện về đơn vị mình. Và riêng anh, thì tôi nghĩ anh đã hãnh diện không những về những gì đã qua mà còn sung sướng vì cái tình trong đơn vị anh đã xây đắp, tạo dựng được trong một thời gian ngắn ngủi. Tôi hỏi anh :
– Ở đây có bị pháo không ?
– Có chứ. Bữa trước một ông Thiếu Úy Địa Phương Quân đứng chỗ kia bị một quả pháo 130 ly, văng ra làm hai khúc, tìm mãi mới thấy.

Anh vừa nói vừa chỉ tay qua một ngôi nhà ở phía bên kia con đường đất. Khu vực này cây cối thật sầm uất và rậm rạp. Nhà cửa cũng không thấy bị tàn phá gì nhiều. Điều đó chứng tỏ Cộng quân bị đánh bọc hậu, chúng hãi quá nên đành “bung” sớm. Đi suốt ngày, tôi thấm mệt, tưởng rằng khi ngã lưng nằm xuống là tôi có thể tìm được giấc ngủ dễ dàng nhưng trái lại, tôi không tài nào nhắm mắt được. Bấy giờ là trăng thượng tuần, ánh sáng trăng không đủ sáng để lấn áp những trái hỏa châu đang thả sáng trên bầu trời. Và địch vẫn tiếp tục pháo ngày đêm vào cánh quân của TQLC bên quận Triệu Phong.

Hầu như mỗi đêm, những người lính TQLC đóng tại đây chỉ ngủ có vài tiếng đồng hồ.Tôi cũng thức với họ, không biết để làm gì nhưng sao tôi không thấy buồn ngủ chút nào. Nếu không có những tiếng nổ ì ầm, không có hỏa châu tỏa sáng lơ lững trên bầu trời, có lẽ nơi đây là một khung cảnh thái bình. Trong bóng tối mờ mờ, tôi nhìn thấy những bóng đen bò qua bò lại trên con đường trước mặt, tôi hỏi Th/Tá Cảnh, anh cho biết là đơn vị đang báo động. Giữa những âm vang giục giã hàng ngày,tất cả những người lính đang chiến đấu trên các chiến trường, có lẽ họ chẳng bao giờ tím được giây phút nào thảnh thơi. Tiếng đại bác bắn đi, tiếng súng nhỏ nổ ròn, tiếng phi cơ phản lực rít trên đầu và tiếng bom nổ….và hình như chen lẫn trong những âm thanh đó, tôi còn nghe thấy được một thứ tiếng nói rất im lặng, tiếng nói của tình đồng đội, của những người cùng chiến đấu và sống chết bên nhau.

Nửa khuya, tôi tỉnh giấc vì một tiếng nổ thật lớn. Tôi ngồi dậy nghe ngóng. Không có gì cả. Tôi lại nằm xuống và chợt nhớ ra là mình đang ở bên này một dòng sông với tâm trạng của kẻ đi thăm một người khách lạ nhưng cũng rất nhiều quen biết. Tôi lục túi lấy gói thuốc lá nhưng thuốc đã hết nhẵn. Và tôi đành nằm chờ sáng./.

Huỳnh văn Phú
(Quảng Trị, 12/1972)
quehuongngaymai.com
Tân Sơn Hoà chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm