Tham Khảo
Kê khai tài sản: chuyện hài của chế độ
Ủy ban Tư pháp Quốc hội Việt Nam vừa được Thanh tra Chính phủ báo cáo là trong số gần 1 triệu cán bộ, công chức, đảng viên kê khai tài sản chỉ có 1 trường hợp bị kỷ luật vì không trung thực
Ủy ban Tư pháp Quốc hội Việt Nam vừa được Thanh tra Chính phủ báo cáo là trong số gần 1 triệu cán bộ, công chức, đảng viên kê khai tài sản chỉ có 1 trường hợp bị kỷ luật vì không trung thực. Phải chăng nhà nước Việt Nam cho rằng có thể phát hiện tham nhũng qua kê khai tài sản?
(RFA)
Ủy ban Tư pháp Quốc hội Việt Nam vừa được Thanh tra Chính phủ báo cáo là trong số gần 1 triệu cán bộ, công chức, đảng viên kê khai tài sản chỉ có 1 trường hợp bị kỷ luật vì không trung thực. Phải chăng nhà nước Việt Nam cho rằng có thể phát hiện tham nhũng qua kê khai tài sản?
Mặc dù Việt Nam gần 10 năm thực thi Luật phòng chống tham nhũng, nhưng
năm 2013 vẫn bị xếp hạng thứ 116 trên 177 quốc gia về tham nhũng trong
khu vực công, theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Quốc tế.
Tính từ năm 2005 đến nay là một khoảng thời gian đủ dài để cơ quan chức
năng có thể phát hiện tài sản của cán bộ công chức đảng viên đã phình to
như thế nào.
Thế nhưng theo lời ông Phí Ngọc Tuyến, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống
tham nhũng nói với báo chí hồi đầu năm 2014 thì chưa từng phát hiện được
trường hợp nào.
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, một nhà hoạt động xã hội dân sự hiện sống và làm việc tại Đà Nẵng nhận định:
“Chuyện kê khai tài sản ở Việt Nam là kiểu làm cho vui thôi, bởi vì
một nền tài chính không minh bạch, ví dụ chi tiêu ở các nước họ truy
nguồn gốc ở đâu chuyển tới đâu, người ta không dùng tiền mặt.
Ở các nước tiên tiến người ta có hệ thống thông tin báo chí tự do, nói chung có xã hội dân sự đầy đủ thì mọi thứ sẽ hỗ trợ. Hơn nữa thể chế tam quyền phân lập, các cơ quan độc lập mới có thể nêu ra những góc tối tăm về vấn đề kinh tế.”
Ở các nước tiên tiến người ta có hệ thống thông tin báo chí tự do, nói chung có xã hội dân sự đầy đủ thì mọi thứ sẽ hỗ trợ. Hơn nữa thể chế tam quyền phân lập, các cơ quan độc lập mới có thể nêu ra những góc tối tăm về vấn đề kinh tế.”
Ngày 15/9/2014, tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Tư pháp Quốc hội ở Hà
Nội, Phó Tổng Thanh Tra Chính phủ Trần Đức Lượng được báo chí trích lời,
cho biết tình trạng tham nhũng diễn biến phức tạp và tinh vi, kẻ tham
nhũng là những người có chức quyền, có trình độ hiểu biết pháp luật,
quan hệ rộng và liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích. Ở nhiều nơi,
nạn sách nhiễu vòi vĩnh người dân và doanh nghiệp vẫn diễn ra khá phổ
biến.
Theo báo Lao Động online, ông Trần Đức Lượng nhấn mạnh tới một vấn đề
nhức nhối gây bất bình dư luận xã hội, đó là tham nhũng, lãng phí trong
quản lý sử dụng đất đai, tín dụng, ngân hàng, quản lý vốn và tài sản gây
thiệt hại lớn về kinh tế.
…đến trò hài kê khai tài sản
Tại sao Việt Nam luôn xưng danh là một nhà nước pháp quyền, nhưng nạn
tham nhũng lại bất trị. Trong dịp trả lời chúng tôi, Luật sư Trần Quốc
Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từng nhận định về vấn đề
này:
“Câu chuyện ở Việt Nam là có làm hay không làm và câu chuyện ai chủ
trì làm và có làm đến nơi đến chốn hay không. Vấn đề đặt ra là ở đấy,
chứ còn văn bản ở Việt Nam không thiếu thứ gì, tất cả những qui định về
dân chủ nhân quyền đến phòng chống tham nhũng, chống quan liêu hách dịch
rồi đến tiếp dân giải quyết cái này cái khác... không thiếu cái gì qui
phạm pháp luật chứa đầy hết nhưng ai thi hành, ai giám sát và có thực
hiện đến nơi đến chốn hay không. Đó là một câu chuyện cần phải đặt ra.”
Như vậy sau gần 1 thập niên ban hành Luật phòng chống tham nhũng, mà một
trong các công cụ quan trọng của nó là qui định về việc kê khai tài sản
bắt buộc, đã tỏ ra không hiệu quả nếu không muốn nói là vô ích.
Được biết cán bộ, công chức từ phó phòng trở lên kể cả đảng viên, sĩ
quan từ cấp phó tiểu đoàn trưởng, các giới chức điều hành và thành viên
Hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhà nước cũng bị bắt buộc kê khai tới
9 khoản về tài sản, bao gồm bất động sản, quyền sử dụng đất cho tới xe
cộ từ xe gắn máy, ô tô cho tới tàu thuyền, máy bay, tiền mặt kể cả ngoại
tệ, vàng bạc, kim cương tất cả đều phải thành thực khai báo.
Các đối tượng thuộc diện phải kê khai tài sản, mỗi năm phải bổ sung về
tổng thu nhập năm trước và cập nhật phần tài sản tăng thêm.
Thế nhưng như Phó Tổng Thanh Tra Chính phủ Trần Đức Lượng trình bày
trước Ủy ban Tư pháp Quốc hội, năm 2013 có gần 1 triệu người đã kê khai
tài sản thu nhập. Trong số này chỉ có 5 trường hợp phải xác minh tài sản
và thu nhập; kết quả sau cùng là chỉ có một trường hợp bị kỷ luật bằng
hình thức cảnh cáo do kê khai thu nhập không trung thực.
Muốn tiến bộ, phải dân chủ
Quyền cơ bản của công dân như quyền lập hội, quyền biểu tình, quyền tiếp
cận thông tin đều có ghi trong tất cả các bản hiến pháp của của nước
Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, tuy vậy người dân lại không có những quyền
này. Đó cũng là lý do phòng chống tham nhũng ở Việt Nam không hiệu quả.
Đáp câu hỏi, nếu Việt Nam kiên định với thể chế một đảng cộng sản toàn
trị, thì nhà nước có thể có những giải pháp tốt cho việc phòng chống
tham nhũng hay không. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng phát biểu:
“Không thể nào làm được, tại vì một trận đá bóng mình vừa đá vừa thổi
còi. Không thể nào mình tham nhũng lại có thể vạch áo cho người xem
mình được. Không thể nào được, trong một chế độ tập quyền độc đảng mà
nói chuyện chống tham nhũng thì đó là chuyện khôi hài.”
Nếu quan niệm minh bạch tài sản cán bộ, công chức, đảng viên, cụ thể là
kê khai tài sản cho những người thuộc diện bắt buộc như một biện pháp
phòng chống tham nhũng, thì Việt Nam ít nhất phải có những cải cách một
cách tích cực. Quốc hội cần ban hành các Luật về quyền cơ bản của công
dân như quyền lập hội, biểu tình, tự do báo chí, trưng cầu dân ý và
quyền tiếp cận thông tin… Những quyền này được Hiến pháp qui định nhưng
từ nửa thế kỷ qua bị treo không có luật để áp dụng.
Hồi tháng 4/2014 ông Jairo Acuna Alfaro, Cố vấn chính sách của Liên Hiệp
Quốc về cải cách hành chính và chống tham nhũng được báo chí Việt Nam
trích lời, cụ thể là Lao Động Online, đã góp ý nên rút bớt số người phải
kê khai tài sản xuống còn 1.000 người, để có thể quản lý tốt hơn và có
đủ khả năng để xác minh các bản kê khai đó. Xin nhắc lại năm 2013 gần 1
triệu người thuộc diện kê khai tài sản.
Điều quan trọng theo vị chuyên gia Liên Hiệp Quốc là Việt Nam đã đưa ra
các qui định rất hời hợt về việc kê khai tài sản và cũng không đưa ra cơ
chế cụ thể về việc kê khai tài sản phải tiến hành thế nào.
Theo lời ông Alfaro, việc cán bộ công chức nào không thể giải thích được
nguồn thu nhập thì phải coi là tội phạm, Luật Hình sự của Việt Nam nên
được bổ sung điều này. Vấn đề sau cùng mà chuyên gia Liên Hiệp Quốc đề
cập tới đó là ở Việt Nam có sự cản trở rất lớn vì chưa có hệ thống giám
sát hoàn chỉnh và mang tính độc lập.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-09-17
2014-09-17
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Kê khai tài sản: chuyện hài của chế độ
Ủy ban Tư pháp Quốc hội Việt Nam vừa được Thanh tra Chính phủ báo cáo là trong số gần 1 triệu cán bộ, công chức, đảng viên kê khai tài sản chỉ có 1 trường hợp bị kỷ luật vì không trung thực
Ủy ban Tư pháp Quốc hội Việt Nam vừa được Thanh tra Chính phủ báo cáo là
trong số gần 1 triệu cán bộ, công chức, đảng viên kê khai tài sản chỉ
có 1 trường hợp bị kỷ luật vì không trung thực. Phải chăng nhà nước Việt
Nam cho rằng có thể phát hiện tham nhũng qua kê khai tài sản?
(RFA)
Mặc dù Việt Nam gần 10 năm thực thi Luật phòng chống tham nhũng, nhưng
năm 2013 vẫn bị xếp hạng thứ 116 trên 177 quốc gia về tham nhũng trong
khu vực công, theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Quốc tế.
Tính từ năm 2005 đến nay là một khoảng thời gian đủ dài để cơ quan chức
năng có thể phát hiện tài sản của cán bộ công chức đảng viên đã phình to
như thế nào.
Thế nhưng theo lời ông Phí Ngọc Tuyến, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống
tham nhũng nói với báo chí hồi đầu năm 2014 thì chưa từng phát hiện được
trường hợp nào.
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, một nhà hoạt động xã hội dân sự hiện sống và làm việc tại Đà Nẵng nhận định:
“Chuyện kê khai tài sản ở Việt Nam là kiểu làm cho vui thôi, bởi vì
một nền tài chính không minh bạch, ví dụ chi tiêu ở các nước họ truy
nguồn gốc ở đâu chuyển tới đâu, người ta không dùng tiền mặt.
Ở các nước tiên tiến người ta có hệ thống thông tin báo chí tự do, nói chung có xã hội dân sự đầy đủ thì mọi thứ sẽ hỗ trợ. Hơn nữa thể chế tam quyền phân lập, các cơ quan độc lập mới có thể nêu ra những góc tối tăm về vấn đề kinh tế.”
Ở các nước tiên tiến người ta có hệ thống thông tin báo chí tự do, nói chung có xã hội dân sự đầy đủ thì mọi thứ sẽ hỗ trợ. Hơn nữa thể chế tam quyền phân lập, các cơ quan độc lập mới có thể nêu ra những góc tối tăm về vấn đề kinh tế.”
Ngày 15/9/2014, tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Tư pháp Quốc hội ở Hà
Nội, Phó Tổng Thanh Tra Chính phủ Trần Đức Lượng được báo chí trích lời,
cho biết tình trạng tham nhũng diễn biến phức tạp và tinh vi, kẻ tham
nhũng là những người có chức quyền, có trình độ hiểu biết pháp luật,
quan hệ rộng và liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích. Ở nhiều nơi,
nạn sách nhiễu vòi vĩnh người dân và doanh nghiệp vẫn diễn ra khá phổ
biến.
Theo báo Lao Động online, ông Trần Đức Lượng nhấn mạnh tới một vấn đề
nhức nhối gây bất bình dư luận xã hội, đó là tham nhũng, lãng phí trong
quản lý sử dụng đất đai, tín dụng, ngân hàng, quản lý vốn và tài sản gây
thiệt hại lớn về kinh tế.
…đến trò hài kê khai tài sản
Tại sao Việt Nam luôn xưng danh là một nhà nước pháp quyền, nhưng nạn
tham nhũng lại bất trị. Trong dịp trả lời chúng tôi, Luật sư Trần Quốc
Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từng nhận định về vấn đề
này:
“Câu chuyện ở Việt Nam là có làm hay không làm và câu chuyện ai chủ
trì làm và có làm đến nơi đến chốn hay không. Vấn đề đặt ra là ở đấy,
chứ còn văn bản ở Việt Nam không thiếu thứ gì, tất cả những qui định về
dân chủ nhân quyền đến phòng chống tham nhũng, chống quan liêu hách dịch
rồi đến tiếp dân giải quyết cái này cái khác... không thiếu cái gì qui
phạm pháp luật chứa đầy hết nhưng ai thi hành, ai giám sát và có thực
hiện đến nơi đến chốn hay không. Đó là một câu chuyện cần phải đặt ra.”
Như vậy sau gần 1 thập niên ban hành Luật phòng chống tham nhũng, mà một
trong các công cụ quan trọng của nó là qui định về việc kê khai tài sản
bắt buộc, đã tỏ ra không hiệu quả nếu không muốn nói là vô ích.
Được biết cán bộ, công chức từ phó phòng trở lên kể cả đảng viên, sĩ
quan từ cấp phó tiểu đoàn trưởng, các giới chức điều hành và thành viên
Hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhà nước cũng bị bắt buộc kê khai tới
9 khoản về tài sản, bao gồm bất động sản, quyền sử dụng đất cho tới xe
cộ từ xe gắn máy, ô tô cho tới tàu thuyền, máy bay, tiền mặt kể cả ngoại
tệ, vàng bạc, kim cương tất cả đều phải thành thực khai báo.
Các đối tượng thuộc diện phải kê khai tài sản, mỗi năm phải bổ sung về
tổng thu nhập năm trước và cập nhật phần tài sản tăng thêm.
Thế nhưng như Phó Tổng Thanh Tra Chính phủ Trần Đức Lượng trình bày
trước Ủy ban Tư pháp Quốc hội, năm 2013 có gần 1 triệu người đã kê khai
tài sản thu nhập. Trong số này chỉ có 5 trường hợp phải xác minh tài sản
và thu nhập; kết quả sau cùng là chỉ có một trường hợp bị kỷ luật bằng
hình thức cảnh cáo do kê khai thu nhập không trung thực.
Muốn tiến bộ, phải dân chủ
Quyền cơ bản của công dân như quyền lập hội, quyền biểu tình, quyền tiếp
cận thông tin đều có ghi trong tất cả các bản hiến pháp của của nước
Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, tuy vậy người dân lại không có những quyền
này. Đó cũng là lý do phòng chống tham nhũng ở Việt Nam không hiệu quả.
Đáp câu hỏi, nếu Việt Nam kiên định với thể chế một đảng cộng sản toàn
trị, thì nhà nước có thể có những giải pháp tốt cho việc phòng chống
tham nhũng hay không. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng phát biểu:
“Không thể nào làm được, tại vì một trận đá bóng mình vừa đá vừa thổi
còi. Không thể nào mình tham nhũng lại có thể vạch áo cho người xem
mình được. Không thể nào được, trong một chế độ tập quyền độc đảng mà
nói chuyện chống tham nhũng thì đó là chuyện khôi hài.”
Nếu quan niệm minh bạch tài sản cán bộ, công chức, đảng viên, cụ thể là
kê khai tài sản cho những người thuộc diện bắt buộc như một biện pháp
phòng chống tham nhũng, thì Việt Nam ít nhất phải có những cải cách một
cách tích cực. Quốc hội cần ban hành các Luật về quyền cơ bản của công
dân như quyền lập hội, biểu tình, tự do báo chí, trưng cầu dân ý và
quyền tiếp cận thông tin… Những quyền này được Hiến pháp qui định nhưng
từ nửa thế kỷ qua bị treo không có luật để áp dụng.
Hồi tháng 4/2014 ông Jairo Acuna Alfaro, Cố vấn chính sách của Liên Hiệp
Quốc về cải cách hành chính và chống tham nhũng được báo chí Việt Nam
trích lời, cụ thể là Lao Động Online, đã góp ý nên rút bớt số người phải
kê khai tài sản xuống còn 1.000 người, để có thể quản lý tốt hơn và có
đủ khả năng để xác minh các bản kê khai đó. Xin nhắc lại năm 2013 gần 1
triệu người thuộc diện kê khai tài sản.
Điều quan trọng theo vị chuyên gia Liên Hiệp Quốc là Việt Nam đã đưa ra
các qui định rất hời hợt về việc kê khai tài sản và cũng không đưa ra cơ
chế cụ thể về việc kê khai tài sản phải tiến hành thế nào.
Theo lời ông Alfaro, việc cán bộ công chức nào không thể giải thích được
nguồn thu nhập thì phải coi là tội phạm, Luật Hình sự của Việt Nam nên
được bổ sung điều này. Vấn đề sau cùng mà chuyên gia Liên Hiệp Quốc đề
cập tới đó là ở Việt Nam có sự cản trở rất lớn vì chưa có hệ thống giám
sát hoàn chỉnh và mang tính độc lập.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-09-17
2014-09-17