Trang lá cải
Kẹt Xe – Tản Mạn Trên Xe Giờ Đi Làm
Một bác sĩ xin nghỉ việc, với lí do nhà xa, ở quận 7, không thể bảo đảm giờ giấc làm việc. Đăng thông báo tuyển. Phỏng vấn mấy bác sĩ. Tuy nhiên, khi đặt vấn đề về di chuyển với các bác sĩ ở quận 7, tất cả đều thấy rõ là khó có thể bảo đảm giờ giấc với tình hình giao thông hiện nay.
Từ trung tâm Phú Mỹ Hưng đến phòng khám của tôi khoảng 10km. Khoảng 15 năm trước, khi đường đi qua khu Phú Mỹ Hưng còn khó khăn, tôi quyết định không ở Phú Mỹ Hưng, mà ở một khu vực khác, cách phòng khám của tôi bây giờ 8km.
15 năm qua, tôi chuyển chỗ làm vài lần, nhưng chỉ trong vòng bán kính 1km. Kể từ đó, tôi đi làm hết 15, 20 phút, hôm nào chậm lắm cũng đến 30 phút. Chỉ có hồi xây cầu ông Buông, phải đi lòng vòng mới mất nhiều thời gian. Sáng nay, không tai nạn, không chặn đường, không lô cốt, tôi đi làm hết hơn 1 giờ. 8km hết hơn 1 giờ. Đoạn đường tôi đi có tốc độ tối đa qui định từ 50km/h đến 70km/h, và tốc độ thực tế là dưới 8km/h.
Bộ Y tế làm đủ mọi cách, kể cả gò ép nhân viên, để giảm tải. Đích thân Bộ trưởng lao đến các bệnh viện, sục vào tận các ngõ ngách, Cục trưởng Cục khám chữa bệnh phải tự tay kiểm tra đống phiếu đăng kí khám… để xác nhận thông tin, tìm ra nguyên nhân, tìm ra giải pháp.
Trong khi đó thì Bộ Giao thông vận tải, chỉ có mỗi bài thu phí, tăng phí, thêm phí, phí chồng phí, phí, phí, phí và phí… Hồi xưa đến trạm thu phí là biết sắp đến đoạn đường êm hơn. Còn bây giờ, cứ đến trạm thu phí là biết sắp đến đoạn đường kinh khủng.
Đến Trường Sơn, vào bản Rục, lên Tây nguyên, vào buôn người dân tộc, tới cửa khẩu Bờ Y… chỗ nào đường xá cũng tốt hơn, phẳng hơn, êm hơn đường nội thành thành phố. Khi lái xe trên những con đường mắc nhất thế giới của Việt nam, lại có cảm giác thèm được lái xe trên những xa lộ bình dân, rẻ tiền ở Dubai, ở Hàn quốc, ở Mỹ, Đức…
41 năm qua, từ Hòn Ngọc Viễn Đông, Sài gòn đã rơi tự do. Nước ngập, kẹt đường… Những khu vực phát triển sau năm 1975 như Gò Vấp, Tân Bình thể hiện rất rõ sự bát nháo, lộn xộn, không có bóng dáng của quản lí đô thị, cho dù chúng ta có Sở Xây dựng, có Văn phòng Kiến trúc sư trưởng.
Cho đến nay, chúng ta vẫn đang còn loay hoay trong mọi vấn đề liên quan đến quản lí, cả vĩ mô lẫn vi mô. Từ đường lối kinh tế định hướng XHCN, đến chiến lược phát triển triển nông nghiệp, đến những quả đấm thép, từ việc thu hút FDI đến việc bảo vệ môi trường sống… Trong bất cứ thứ gì, dù có lạc quan đến đâu, cũng không nhìn thấy được bóng dáng của trí tuệ trong quản lí xã hội, ngoại trừ việc tự tung hô tài tình, sáng suốt, thần thánh…
Có thật là Việt nam không có người tài? Có thật là trí tuệ của cán bộ Việt nam đều thấp? Một dân tộc đã từng chiến thắng những đế quốc hùng mạnh trong chiến tranh, chắc chắn dân tộc đó không thể chỉ có những kẻ ngu dốt, liều mạng. Một dân tộc mà suốt chiều dài lịch sử sống bên cạnh một kẻ luôn nuôi tham vọng bành trướng bá quyền, mà vẫn giữ để không để bị đồng hóa, không bị thôn tính, không thể thiếu trí tuệ.
Thấy các đại biểu Quốc hội bàn về biện pháp cách chức một kẻ đã về hưu, rồi cải cách giáo dục cứ làm đi làm lại mà vẫn đầy rẫy những bất cập, rồi Quốc hội thì hẹn sẽ thông qua Luật Biểu tình, nhưng Bộ Công an thì bảo lùi lại… chúng ta không thể biết, quyền lực thực sự của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, của cá nhân các cán bộ trong bộ máy này là gì. Ai là người chủ thực sự ở đất nước này?
Có vẻ như không chỉ người dân, không chỉ giới trí thức, không chỉ các cán bộ cấp thấp, mà hầu như tất cả chúng ta đều mất phương hướng. Không còn biết thế nào là đúng, thế nào là sai. Không còn biết hôm nay được tung hô thì ngày mai có bị vùi dập hay không.
Trong một môi trường mà mọi thứ cứ mù mờ, âm u, trong một môi trường mà không ai có thể xác định được đó là cái gì, ở đâu, vai trò của bản thân mình là gì, quyền hạn của mình tới đâu… thì làm sao mà có chỗ cho trí tuệ, cho tài năng, nói gì đến dấn thân, cống hiến…
Tất cả chúng ta cứ chen chúc nhau mà đi, và chẳng thể biết bao lâu thì tới, và tới đâu.
Xuân Võ Sơn
Bàn ra tán vào (0)
Kẹt Xe – Tản Mạn Trên Xe Giờ Đi Làm
Một bác sĩ xin nghỉ việc, với lí do nhà xa, ở quận 7, không thể bảo đảm giờ giấc làm việc. Đăng thông báo tuyển. Phỏng vấn mấy bác sĩ. Tuy nhiên, khi đặt vấn đề về di chuyển với các bác sĩ ở quận 7, tất cả đều thấy rõ là khó có thể bảo đảm giờ giấc với tình hình giao thông hiện nay.
Từ trung tâm Phú Mỹ Hưng đến phòng khám của tôi khoảng 10km. Khoảng 15 năm trước, khi đường đi qua khu Phú Mỹ Hưng còn khó khăn, tôi quyết định không ở Phú Mỹ Hưng, mà ở một khu vực khác, cách phòng khám của tôi bây giờ 8km.
15 năm qua, tôi chuyển chỗ làm vài lần, nhưng chỉ trong vòng bán kính 1km. Kể từ đó, tôi đi làm hết 15, 20 phút, hôm nào chậm lắm cũng đến 30 phút. Chỉ có hồi xây cầu ông Buông, phải đi lòng vòng mới mất nhiều thời gian. Sáng nay, không tai nạn, không chặn đường, không lô cốt, tôi đi làm hết hơn 1 giờ. 8km hết hơn 1 giờ. Đoạn đường tôi đi có tốc độ tối đa qui định từ 50km/h đến 70km/h, và tốc độ thực tế là dưới 8km/h.
Bộ Y tế làm đủ mọi cách, kể cả gò ép nhân viên, để giảm tải. Đích thân Bộ trưởng lao đến các bệnh viện, sục vào tận các ngõ ngách, Cục trưởng Cục khám chữa bệnh phải tự tay kiểm tra đống phiếu đăng kí khám… để xác nhận thông tin, tìm ra nguyên nhân, tìm ra giải pháp.
Trong khi đó thì Bộ Giao thông vận tải, chỉ có mỗi bài thu phí, tăng phí, thêm phí, phí chồng phí, phí, phí, phí và phí… Hồi xưa đến trạm thu phí là biết sắp đến đoạn đường êm hơn. Còn bây giờ, cứ đến trạm thu phí là biết sắp đến đoạn đường kinh khủng.
Đến Trường Sơn, vào bản Rục, lên Tây nguyên, vào buôn người dân tộc, tới cửa khẩu Bờ Y… chỗ nào đường xá cũng tốt hơn, phẳng hơn, êm hơn đường nội thành thành phố. Khi lái xe trên những con đường mắc nhất thế giới của Việt nam, lại có cảm giác thèm được lái xe trên những xa lộ bình dân, rẻ tiền ở Dubai, ở Hàn quốc, ở Mỹ, Đức…
41 năm qua, từ Hòn Ngọc Viễn Đông, Sài gòn đã rơi tự do. Nước ngập, kẹt đường… Những khu vực phát triển sau năm 1975 như Gò Vấp, Tân Bình thể hiện rất rõ sự bát nháo, lộn xộn, không có bóng dáng của quản lí đô thị, cho dù chúng ta có Sở Xây dựng, có Văn phòng Kiến trúc sư trưởng.
Cho đến nay, chúng ta vẫn đang còn loay hoay trong mọi vấn đề liên quan đến quản lí, cả vĩ mô lẫn vi mô. Từ đường lối kinh tế định hướng XHCN, đến chiến lược phát triển triển nông nghiệp, đến những quả đấm thép, từ việc thu hút FDI đến việc bảo vệ môi trường sống… Trong bất cứ thứ gì, dù có lạc quan đến đâu, cũng không nhìn thấy được bóng dáng của trí tuệ trong quản lí xã hội, ngoại trừ việc tự tung hô tài tình, sáng suốt, thần thánh…
Có thật là Việt nam không có người tài? Có thật là trí tuệ của cán bộ Việt nam đều thấp? Một dân tộc đã từng chiến thắng những đế quốc hùng mạnh trong chiến tranh, chắc chắn dân tộc đó không thể chỉ có những kẻ ngu dốt, liều mạng. Một dân tộc mà suốt chiều dài lịch sử sống bên cạnh một kẻ luôn nuôi tham vọng bành trướng bá quyền, mà vẫn giữ để không để bị đồng hóa, không bị thôn tính, không thể thiếu trí tuệ.
Thấy các đại biểu Quốc hội bàn về biện pháp cách chức một kẻ đã về hưu, rồi cải cách giáo dục cứ làm đi làm lại mà vẫn đầy rẫy những bất cập, rồi Quốc hội thì hẹn sẽ thông qua Luật Biểu tình, nhưng Bộ Công an thì bảo lùi lại… chúng ta không thể biết, quyền lực thực sự của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, của cá nhân các cán bộ trong bộ máy này là gì. Ai là người chủ thực sự ở đất nước này?
Có vẻ như không chỉ người dân, không chỉ giới trí thức, không chỉ các cán bộ cấp thấp, mà hầu như tất cả chúng ta đều mất phương hướng. Không còn biết thế nào là đúng, thế nào là sai. Không còn biết hôm nay được tung hô thì ngày mai có bị vùi dập hay không.
Trong một môi trường mà mọi thứ cứ mù mờ, âm u, trong một môi trường mà không ai có thể xác định được đó là cái gì, ở đâu, vai trò của bản thân mình là gì, quyền hạn của mình tới đâu… thì làm sao mà có chỗ cho trí tuệ, cho tài năng, nói gì đến dấn thân, cống hiến…
Tất cả chúng ta cứ chen chúc nhau mà đi, và chẳng thể biết bao lâu thì tới, và tới đâu.
Xuân Võ Sơn