Kinh Đời

Khi ‘thế hệ thứ hai’ ‘ghét làm người Việt’

“Tôi ghét làm người Việt. Vì làm người Việt là ghét tất cả những người khác. Ghét người Hmông, ghét người Lào, ghét người Miên, ghét người Khmer, ghét người Mỹ đen. Ghét tất cả. Tự ghét luôn người mình.

Thiên An/Người Việt


CALIFORNIA (NV) -
Với những người trẻ thuộc thế hệ sinh ra và lớn lên ở một nước ngoài Việt Nam, việc tự nhận diện nguồn gốc xuất thân là một tiến trình phức tạp. Có người cho rằng họ "không hãnh diện làm người Việt Nam," có người cho rằng đã và đang có sự mâu thuẫn trong tiến trình "tự nhận diện," còn với một số khác, đó là hệ quả của sự va chạm văn hóa giữa các thế hệ.


Thế hệ thứ hai” “ghét làm người Việt” hay “tự hào làm người Việt”? (Hình: Thiên An/Người Việt)


Giá trị cộng đồng đối với cá nhân

“Tôi ghét làm người Việt. Vì những người đàn ông Việt tôi biết, nếu không hút thuốc, đánh bài, thì uống rượu, chè chén, bỏ mặc tôi để dành thời gian cho riêng họ. Như họ hàng tôi, cậu tôi, anh tôi, bạn tôi, và cha tôi...”

“Tôi ghét làm người Việt. Vì làm người Việt là ghét tất cả những người khác. Ghét người Hmông, ghét người Lào, ghét người Miên, ghét người Khmer, ghét người Mỹ đen. Ghét tất cả. Tự ghét luôn người mình. Vậy, có lẽ tôi cũng 'Việt Nam' nhiều như tôi chối bỏ.”

Fong Trần, một sinh viên cao học tại UC Davis từng được tờ Sacramento Bee phỏng vấn về các bài thơ anh viết, nói như trên trong bài thơ “Tôi ghét làm người Việt Nam.” Anh viết tặng riêng bài này cho lễ tốt nghiệp 2011 của các sinh viên khóa sau.

Fong từng tốt nghiệp bậc cử nhân tại UC Berkeley, trước khi trở về Sacramento, nơi gia đình sinh sống, để làm việc với cộng đồng và vận động cải thiện giáo dục cho thanh thiếu niên, và bắt đầu học cao học tại Đại Học UC Davis. Theo lời anh, viết thơ, văn nói (spoken word) vừa là sở thích, vừa là cách anh chia sẻ các thông điệp của mình. Đoạn kết của bài “Tôi ghét làm người Việt Nam” là sự thay đổi hoàn toàn trong suy nghĩ của Fong Trần.

Anh nay nhận mình là “một thanh niên Mỹ gốc Đông Nam Á - Việt Nam thuộc thế hệ thứ hai,” nhưng cho biết sự khẳng định mạnh mẽ này không tồn tại trước đây.

“Tôi đã đi một đoạn đường dài trước khi nhận ra là một người Việt có ý nghĩa như thế nào cho bản thân. Lớn lên trong một khu phố nghèo ở South Sacramento, một phần trong tôi luôn ghét làm người Việt vì những gì tôi nghĩ là gắn liền với thanh niên Việt: rượu chè, ít học, bài bạc, nghiện ngập, đánh nhau, nghèo khổ... Nhiều bạn học của tôi tham gia băng đảng vì họ không kiếm được việc làm.”

“Phải đến khi vào đại học, tôi lấy lớp về văn hóa người Mỹ gốc Á cùng các sinh viên khác, tôi mới nhận ra cộng đồng lớn hơn rất nhiều so với những cá nhân tốt, xấu. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cộng đồng Việt Nam như nghèo đói, thiếu trình độ học vấn, không có người hướng dẫn, kỳ thị chủng tộc... Ví dụ, có nhiều tiệm rượu và casino trong khu vực của chúng ta hơn là trường học, bệnh viện... Và phải đến khi tôi đi Việt Nam tôi mới hiểu hết được nét đẹp của người Việt, hiểu được truyền thống, quan niệm khiến người Việt tốt bụng, mạnh mẽ.”

Fong Trần đọc bài thơ "Tôi ghét làm người Việt" trước sinh viên gốc Á tốt nghiệp năm 2011 ở UC Davis. (Hình: Fong Tran)


Người Mỹ, hay Người Mỹ Gốc Việt?


Fong Trần không phải là người duy nhất thuộc “thế hệ thứ hai” của người Việt từng “ghét làm người Việt.”
 
Chia sẻ cảm xúc tương tự có thể là hàng ngàn người đọc và đồng cảm với bài thơ của anh, hay có thể là các bạn trẻ chưa từng biết Fong Trần nhưng có những chia sẻ giống hệt.

“Thế hệ thứ hai” “ghét làm người Việt” hay “tự hào làm người Việt”? Có thể nói, qua lời nhận xét của các bạn sau đây trong đoạn phim tài liệu với đề tài “Cùng làm người Việt” (Being Vietnamese Together) của Hội Sinh Viên Việt Nam UVSA, là phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, từng thời điểm và từng quan điểm cá nhân.

“Khi nghe nhóm chữ  'người Mỹ gốc Việt', các bạn liên tưởng đến điều gì?”, câu hỏi được đặt ra.

Tâm Nguyễn nói: “Đó là sự pha trộn giữa việc làm một người Mỹ và làm một người Á Châu. Tùy người ít nhiều khác nhau. Tôi nghĩ mình "Mỹ nhiều hơn." Tôi cố giữ gốc Á Châu của mình, nhưng tôi lớn lên ở đây, không hiểu được nhiều nếu người ta nói tiếng Việt.”

Huy Trần nói: “Tôi rất là Mỹ, rất thực dụng (materialistic). Tiếc là tôi không được biết nhiều về văn hóa Việt Nam. Tôi nói Tiếng Anh từ bé. Với tôi, ‘người Mỹ gốc Việt’ là người biết về văn hóa Việt Nam của cha mẹ. Nhưng không hẳn họ sẽ nối tiếp dòng văn hóa đó.”

Jenifer Nguyễn nói: “Họ lớn lên trong văn hóa Việt, giữa những người Việt khác, nhưng là tại Mỹ, nên ăn mặc và nói chuyện cũng khác, ví dụ như theo kiểu “hiphop”. Với tôi, tôi là người Việt Nam, tôi thấy tiếng Anh của mình dở, vì tôi phải nói Tiếng Việt với người lớn khi về nhà.”

Denise Trần nói:  “Tôi thấy trong họ là sự giằng co nội tâm, như khi tôi lớn lên. Đi học, tôi nói Tiếng Anh với thầy cô và bạn bè, khi về nhà, thì hoàn toàn khác. Tôi thấy trong ‘người Mỹ gốc Việt’ là những người kẹt giữa nền văn hóa họ đang sống và nền văn hóa của cha mẹ họ.”

Michelle Nguyễn nói: “Khi nghe ‘người Mỹ gốc Việt’, tôi cảm thấy đồng cảm. Tiếng Việt  là thứ ngôn ngữ đầu tiên trên vành môi. Khi tôi về Việt Nam, họ hàng nói tôi là người Mỹ. Khi tôi ở đây, bạn bè nói ‘mày là người Việt.’ Mẹ tôi bảo tôi rằng: ‘Con chính là người quyết định con là ai.’ Tôi tự cho mình là một ‘người Mỹ gốc Việt’ vì tôi sinh ra ở Mỹ nhưng tôi có thể nói được Tiếng Việt.”

“Có người thích nói nhiều về xuất thân của mình, có người thì không. Trước đây tôi không bao giờ nhắc về gốc gác của mính. Tôi chỉ nói Tiếng Việt khi tôi không thể nói chuyện với gia đình vì họ không biết Tiếng Anh. Khi tôi vào đại học, nghe bạn bè nói Tiếng Việt rất vui. Họ hài hước lắm. Tôi nhận ra rằng văn hóa Việt cũng có thể rất hiện đại, gần gũi với chúng tôi, và không chỉ thuộc về thời của cha mẹ chúng ta,” Michelle tiếp tục chia sẻ.

“Làm người Việt cũng không xấu. Nó là một phần làm nên cá tính của bạn. Giờ thì tôi rất tự hào về văn hóa, gốc gác của mình,” cô khẳng định.

Đi tìm giá trị cho bản thân là một phần quan trọng trong quá trình trưởng thành thông thường của mọi thanh niên, thiếu nữ. Riêng với “thế hệ thứ hai” của người Việt, việc “định giá” của riêng bản thân sẽ gắn liền với việc “định giá” chung cho hai từ: “người Việt.”

--

Xem bài "Tôi ghét làm người Việt" của Fong Tran tại:
https://www.youtube.com/watch?v=FJAecUKJ--8
Xem đoạn phim "Cùng làm người Việt" của UVSA tại:
https://www.youtube.com/watch?v=gvwIvhxCVZc
https://www.youtube.com/watch?v=ok8OtoSx1UY

--
Liên lạc tác giả: vu.an@nguoi-viet.com

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Khi ‘thế hệ thứ hai’ ‘ghét làm người Việt’

“Tôi ghét làm người Việt. Vì làm người Việt là ghét tất cả những người khác. Ghét người Hmông, ghét người Lào, ghét người Miên, ghét người Khmer, ghét người Mỹ đen. Ghét tất cả. Tự ghét luôn người mình.

Thiên An/Người Việt


CALIFORNIA (NV) -
Với những người trẻ thuộc thế hệ sinh ra và lớn lên ở một nước ngoài Việt Nam, việc tự nhận diện nguồn gốc xuất thân là một tiến trình phức tạp. Có người cho rằng họ "không hãnh diện làm người Việt Nam," có người cho rằng đã và đang có sự mâu thuẫn trong tiến trình "tự nhận diện," còn với một số khác, đó là hệ quả của sự va chạm văn hóa giữa các thế hệ.


Thế hệ thứ hai” “ghét làm người Việt” hay “tự hào làm người Việt”? (Hình: Thiên An/Người Việt)


Giá trị cộng đồng đối với cá nhân

“Tôi ghét làm người Việt. Vì những người đàn ông Việt tôi biết, nếu không hút thuốc, đánh bài, thì uống rượu, chè chén, bỏ mặc tôi để dành thời gian cho riêng họ. Như họ hàng tôi, cậu tôi, anh tôi, bạn tôi, và cha tôi...”

“Tôi ghét làm người Việt. Vì làm người Việt là ghét tất cả những người khác. Ghét người Hmông, ghét người Lào, ghét người Miên, ghét người Khmer, ghét người Mỹ đen. Ghét tất cả. Tự ghét luôn người mình. Vậy, có lẽ tôi cũng 'Việt Nam' nhiều như tôi chối bỏ.”

Fong Trần, một sinh viên cao học tại UC Davis từng được tờ Sacramento Bee phỏng vấn về các bài thơ anh viết, nói như trên trong bài thơ “Tôi ghét làm người Việt Nam.” Anh viết tặng riêng bài này cho lễ tốt nghiệp 2011 của các sinh viên khóa sau.

Fong từng tốt nghiệp bậc cử nhân tại UC Berkeley, trước khi trở về Sacramento, nơi gia đình sinh sống, để làm việc với cộng đồng và vận động cải thiện giáo dục cho thanh thiếu niên, và bắt đầu học cao học tại Đại Học UC Davis. Theo lời anh, viết thơ, văn nói (spoken word) vừa là sở thích, vừa là cách anh chia sẻ các thông điệp của mình. Đoạn kết của bài “Tôi ghét làm người Việt Nam” là sự thay đổi hoàn toàn trong suy nghĩ của Fong Trần.

Anh nay nhận mình là “một thanh niên Mỹ gốc Đông Nam Á - Việt Nam thuộc thế hệ thứ hai,” nhưng cho biết sự khẳng định mạnh mẽ này không tồn tại trước đây.

“Tôi đã đi một đoạn đường dài trước khi nhận ra là một người Việt có ý nghĩa như thế nào cho bản thân. Lớn lên trong một khu phố nghèo ở South Sacramento, một phần trong tôi luôn ghét làm người Việt vì những gì tôi nghĩ là gắn liền với thanh niên Việt: rượu chè, ít học, bài bạc, nghiện ngập, đánh nhau, nghèo khổ... Nhiều bạn học của tôi tham gia băng đảng vì họ không kiếm được việc làm.”

“Phải đến khi vào đại học, tôi lấy lớp về văn hóa người Mỹ gốc Á cùng các sinh viên khác, tôi mới nhận ra cộng đồng lớn hơn rất nhiều so với những cá nhân tốt, xấu. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cộng đồng Việt Nam như nghèo đói, thiếu trình độ học vấn, không có người hướng dẫn, kỳ thị chủng tộc... Ví dụ, có nhiều tiệm rượu và casino trong khu vực của chúng ta hơn là trường học, bệnh viện... Và phải đến khi tôi đi Việt Nam tôi mới hiểu hết được nét đẹp của người Việt, hiểu được truyền thống, quan niệm khiến người Việt tốt bụng, mạnh mẽ.”

Fong Trần đọc bài thơ "Tôi ghét làm người Việt" trước sinh viên gốc Á tốt nghiệp năm 2011 ở UC Davis. (Hình: Fong Tran)


Người Mỹ, hay Người Mỹ Gốc Việt?


Fong Trần không phải là người duy nhất thuộc “thế hệ thứ hai” của người Việt từng “ghét làm người Việt.”
 
Chia sẻ cảm xúc tương tự có thể là hàng ngàn người đọc và đồng cảm với bài thơ của anh, hay có thể là các bạn trẻ chưa từng biết Fong Trần nhưng có những chia sẻ giống hệt.

“Thế hệ thứ hai” “ghét làm người Việt” hay “tự hào làm người Việt”? Có thể nói, qua lời nhận xét của các bạn sau đây trong đoạn phim tài liệu với đề tài “Cùng làm người Việt” (Being Vietnamese Together) của Hội Sinh Viên Việt Nam UVSA, là phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, từng thời điểm và từng quan điểm cá nhân.

“Khi nghe nhóm chữ  'người Mỹ gốc Việt', các bạn liên tưởng đến điều gì?”, câu hỏi được đặt ra.

Tâm Nguyễn nói: “Đó là sự pha trộn giữa việc làm một người Mỹ và làm một người Á Châu. Tùy người ít nhiều khác nhau. Tôi nghĩ mình "Mỹ nhiều hơn." Tôi cố giữ gốc Á Châu của mình, nhưng tôi lớn lên ở đây, không hiểu được nhiều nếu người ta nói tiếng Việt.”

Huy Trần nói: “Tôi rất là Mỹ, rất thực dụng (materialistic). Tiếc là tôi không được biết nhiều về văn hóa Việt Nam. Tôi nói Tiếng Anh từ bé. Với tôi, ‘người Mỹ gốc Việt’ là người biết về văn hóa Việt Nam của cha mẹ. Nhưng không hẳn họ sẽ nối tiếp dòng văn hóa đó.”

Jenifer Nguyễn nói: “Họ lớn lên trong văn hóa Việt, giữa những người Việt khác, nhưng là tại Mỹ, nên ăn mặc và nói chuyện cũng khác, ví dụ như theo kiểu “hiphop”. Với tôi, tôi là người Việt Nam, tôi thấy tiếng Anh của mình dở, vì tôi phải nói Tiếng Việt với người lớn khi về nhà.”

Denise Trần nói:  “Tôi thấy trong họ là sự giằng co nội tâm, như khi tôi lớn lên. Đi học, tôi nói Tiếng Anh với thầy cô và bạn bè, khi về nhà, thì hoàn toàn khác. Tôi thấy trong ‘người Mỹ gốc Việt’ là những người kẹt giữa nền văn hóa họ đang sống và nền văn hóa của cha mẹ họ.”

Michelle Nguyễn nói: “Khi nghe ‘người Mỹ gốc Việt’, tôi cảm thấy đồng cảm. Tiếng Việt  là thứ ngôn ngữ đầu tiên trên vành môi. Khi tôi về Việt Nam, họ hàng nói tôi là người Mỹ. Khi tôi ở đây, bạn bè nói ‘mày là người Việt.’ Mẹ tôi bảo tôi rằng: ‘Con chính là người quyết định con là ai.’ Tôi tự cho mình là một ‘người Mỹ gốc Việt’ vì tôi sinh ra ở Mỹ nhưng tôi có thể nói được Tiếng Việt.”

“Có người thích nói nhiều về xuất thân của mình, có người thì không. Trước đây tôi không bao giờ nhắc về gốc gác của mính. Tôi chỉ nói Tiếng Việt khi tôi không thể nói chuyện với gia đình vì họ không biết Tiếng Anh. Khi tôi vào đại học, nghe bạn bè nói Tiếng Việt rất vui. Họ hài hước lắm. Tôi nhận ra rằng văn hóa Việt cũng có thể rất hiện đại, gần gũi với chúng tôi, và không chỉ thuộc về thời của cha mẹ chúng ta,” Michelle tiếp tục chia sẻ.

“Làm người Việt cũng không xấu. Nó là một phần làm nên cá tính của bạn. Giờ thì tôi rất tự hào về văn hóa, gốc gác của mình,” cô khẳng định.

Đi tìm giá trị cho bản thân là một phần quan trọng trong quá trình trưởng thành thông thường của mọi thanh niên, thiếu nữ. Riêng với “thế hệ thứ hai” của người Việt, việc “định giá” của riêng bản thân sẽ gắn liền với việc “định giá” chung cho hai từ: “người Việt.”

--

Xem bài "Tôi ghét làm người Việt" của Fong Tran tại:
https://www.youtube.com/watch?v=FJAecUKJ--8
Xem đoạn phim "Cùng làm người Việt" của UVSA tại:
https://www.youtube.com/watch?v=gvwIvhxCVZc
https://www.youtube.com/watch?v=ok8OtoSx1UY

--
Liên lạc tác giả: vu.an@nguoi-viet.com

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm