Nhân Vật
Không Bao Giờ Nên Tin Trung Cộng: Mỹ sẽ dùng mọi kênh hợp pháp để bắt giữ Snowden
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố Hoa Kỳ đang tận dụng “mọi kênh hợp pháp thích hợp” để tìm cách bắt giữ nhân viên tình báo hợp đồng đã tội tiết lộ các chương trình theo dõi bí mật của Mỹ.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố Hoa Kỳ đang tận dụng “mọi kênh hợp pháp thích hợp” để tìm cách bắt giữ nhân viên tình báo hợp đồng đã tội tiết lộ các chương trình theo dõi bí mật của Mỹ.
Hôm thứ hai, Tòa Bạch Ốc nói họ tin rằng ông Edward Snowden đang ở Nga và đang làm áp lực đòi Nga trục xuất ông ta để bị truy tố về tội làm gián điệp ở Hoa Kỳ.
Trong cuộc trốn chạy đuổi bắt để xin tỵ nạn, ông Edward Snowden đã được đặt chỗ trên chuyến bay buổi chiều từ Moscow đến La Habana, với điểm đến cuối cùng là Ecuador, nơi ông tính xin tỵ nạn. Nhưng chuyến bay rời thủ đô Cuba đã cất cánh mà không thấy tăm dạng ông trên máy bay.
Julian Assange, người sáng lập tổ chức tiết lộ bí mật Wikileaks đang hỗ trợ cho ông Snowden, nói rằng ông Snowden đang an toàn, nhưng từ chối không tiết lộ ông ta đang ở đâu.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney nói Hoa Kỳ vẫn thường xuyên giao trả các nghi can tội phạm cho Nga và nói Hoa Kỳ trông đợi Nga sẽ giao trả ông Snowden, 30 tuổi, cho nhà chức trách Mỹ.
Ông Carney chỉ trích Trung Quốc về điều ông nói là “sự chọn lựa có chủ tâm” của Bắc Kinh cho phép ông Snowden đáp máy bay từ Hong Kong đi Moscow hôm Chủ nhật. Ông Carney nói quyết định của Trung Quốc gây phương hại “rõ ràng” cho bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Ông Carney nói: “Xét rằng Hoa Kỳ vẫn hợp tác chặt chẽ với Nga sau vụ đánh bom cuộc đua Marathon ở Boston, và lịch sử hợp tác với Nga về các vấn đề thi hành công lực, kể cả việc giao trả cho Nga hàng nhiều tội phạm cấp cao theo lời yêu cầu của chính phủ Nga, chúng tôi trông đợi chính phủ Nga hãy xét tới tất cả các phương án sẵn có đối với họ để trục xuất ông Snowden trở lại Hoa Kỳ.”
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, hiện đang đi công du Ấn Ðộ, tuyên bố giới hữu trách Hoa Kỳ “không biết, cụ thể, ông ta có thể đi đâu, hay nơi đến dự định là gì.”
Ngoại trưởng Ecuador ông Ricardo Patino tuyên bố tại một cuộc họp báo ở Việt Nam rằng ông “không thể cung cấp thông tin về tung tích của ông Snowden, “ nhưng nói rằng chính phủ của ông đã liên lạc với Moscow.
Ông Kerry nói sẽ ‘rất đáng ngại” cho cả Hong Kong và Nga khi cho phép ông Snowden ra đi để tiếp tục cuộc hành trình quốc trốn tránh bị truy tố ở Hoa Kỳ.
Ông Kerry nói: “Người này chỉ đưa thông tin thật và phổ biến ra ngoài bởi vì ông chợt nhận thấy rằng có điều gì không được các sự kiện minh chứng. Tôi nghĩ ông ta khiến công tác chống khủng bố gặp nguy. Ông ta khiến các cá nhân gặp nguy. Và rất có thể nhiều sinh mạng có thể bị tổn thất ở Hoa Kỳ bởi vì các phần tử khủng bố giờ đã biết được điều chúng cần tránh mà trước khi ông ta làm như vậy chúng không biết được.”
Nữ phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Caitlin Hayden nói Tòa Bạch Ốc thất vọng trước việc ông Snowden được phép rời Hong Kong, bất chấp một lời yều cầu “có giá trị pháp lý” đề nghị bắt giữ ông ta. Thông cáo hồi sớm thứ Hai nói rằng Hoa Kỳ đã đưa ra những lời “phản đối mãnh mẽ” với nhà chức trách ở Hong Kong và chính phủ Trung Quốc.
Ecuador cho biết đã nhận và đang phân tích yêu cầu xin tỵ nạn của ông Snowden. Ông Patino nói Ecuador sẽ cứu xét yêu cầu xin tỵ nạn dựa trên “các nguyên tắc của bản hiến pháp nước này.”
Chính phủ Ecuador vẫn thường chỉ trích chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, và ông Patino nêu ra rằng Hoa Kỳ trước đây đã từ chối dẫn độ các chuyên viên ngân hàng bị truy nã đã gây phương hại cho quyền lợi của nhiều người Ecuador.
Các giới chức Hoa Kỳ cho biết hộ chiếu của ông Snowden đã không còn hiệu lực trước khi ông rời Hong Kong để đi Moscow. Chính phủ đã khuyến cáo các nước mà ông Snowden có thể quá cảnh hoặc là nơi đến cuối cùng rằng ông ta bị truy nã về các trọng tội và không được phép đi lại ở các nước ngoài.
Ecuador đã che chở cho người sáng lập Wikileaks là ông Julian Assange tại sứ quán của họ ở London trong năm vừa qua để ngăn việc ông có thể bị dẫn độ qua Thụy Điển, nơi ông đang bị điều tra về tội tấn công tình dục. Các luật sư của ông nói ông Assange lo ngại ông ta sẽ bị gửi qua Hoa Kỳ vì có liên hệ với việc tổ chức của ông ta phổ biến các công điện ngoại giao bí mật của Hoa Kỳ vào năm 2010.
Ông Snowden đã tiết lộ các văn kiện cho thấy các cơ quan tình báo Hoa Kỳ thu thập dữ liệu từ nhiều năm về những dạng thức sử dụng điện thoại và Internet. Ông nói ông tin rằng các chương trình này vi phạm quyền riêng tư của công dân.
Một giới chức cấp cao của chính phủ gay gắt chỉ trích các động cơ của ông Snowden và nói rằng việc ông ta tập trung vào sự minh bạch và quyền cá nhân “bị phủ nhận bởi những nước che chở mà ông có thể đã chọn.” Giới chức này liệt kê Trung Quốc, Nga, Cuba, Venezuela và Ecuador, và nói rằng việc ông Snowden không chỉ trích các chính phủ đó cho thấy “động cơ thực sự” của ông ta là gây thiệt hại cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Các giới chức cấp cao Hoa Kỳ từng nói rằng các chương trình theo dõi không ghi nhận nội dung các cú điện đàm, mà chỉ đi tìm các khuôn thức trong dữ liệu thống kê, kể cả thông tin về ngày giờ và các số điện thoại đã gọi.
Giới hữu trách Hoa Kỳ cũng nói các chương trình này đã ngăn chặn được ít nhất 50 vụ tấn công khủng bố trên toàn thế giới kể từ sau các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở Hoa Kỳ. Họ cáo buộc ông Snowden là làm suy yếu khả năng của họ nhằm phá vỡ các âm mưu tấn công trong tương lai.
Hôm thứ hai, Tòa Bạch Ốc nói họ tin rằng ông Edward Snowden đang ở Nga và đang làm áp lực đòi Nga trục xuất ông ta để bị truy tố về tội làm gián điệp ở Hoa Kỳ.
Trong cuộc trốn chạy đuổi bắt để xin tỵ nạn, ông Edward Snowden đã được đặt chỗ trên chuyến bay buổi chiều từ Moscow đến La Habana, với điểm đến cuối cùng là Ecuador, nơi ông tính xin tỵ nạn. Nhưng chuyến bay rời thủ đô Cuba đã cất cánh mà không thấy tăm dạng ông trên máy bay.
Julian Assange, người sáng lập tổ chức tiết lộ bí mật Wikileaks đang hỗ trợ cho ông Snowden, nói rằng ông Snowden đang an toàn, nhưng từ chối không tiết lộ ông ta đang ở đâu.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney nói Hoa Kỳ vẫn thường xuyên giao trả các nghi can tội phạm cho Nga và nói Hoa Kỳ trông đợi Nga sẽ giao trả ông Snowden, 30 tuổi, cho nhà chức trách Mỹ.
Ông Carney chỉ trích Trung Quốc về điều ông nói là “sự chọn lựa có chủ tâm” của Bắc Kinh cho phép ông Snowden đáp máy bay từ Hong Kong đi Moscow hôm Chủ nhật. Ông Carney nói quyết định của Trung Quốc gây phương hại “rõ ràng” cho bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Ông Carney nói: “Xét rằng Hoa Kỳ vẫn hợp tác chặt chẽ với Nga sau vụ đánh bom cuộc đua Marathon ở Boston, và lịch sử hợp tác với Nga về các vấn đề thi hành công lực, kể cả việc giao trả cho Nga hàng nhiều tội phạm cấp cao theo lời yêu cầu của chính phủ Nga, chúng tôi trông đợi chính phủ Nga hãy xét tới tất cả các phương án sẵn có đối với họ để trục xuất ông Snowden trở lại Hoa Kỳ.”
Ông ta khiến công tác chống khủng bố gặp nguy...Và rất có thể nhiều sinh mạng sẽ bị tổn thất ở Hoa Kỳ vì những kẻ khủng bố giờ đã biết được điều chúng cần tránh...
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, hiện đang đi công du Ấn Ðộ, tuyên bố giới hữu trách Hoa Kỳ “không biết, cụ thể, ông ta có thể đi đâu, hay nơi đến dự định là gì.”
Ngoại trưởng Ecuador ông Ricardo Patino tuyên bố tại một cuộc họp báo ở Việt Nam rằng ông “không thể cung cấp thông tin về tung tích của ông Snowden, “ nhưng nói rằng chính phủ của ông đã liên lạc với Moscow.
Ông Kerry nói sẽ ‘rất đáng ngại” cho cả Hong Kong và Nga khi cho phép ông Snowden ra đi để tiếp tục cuộc hành trình quốc trốn tránh bị truy tố ở Hoa Kỳ.
Ông Kerry nói: “Người này chỉ đưa thông tin thật và phổ biến ra ngoài bởi vì ông chợt nhận thấy rằng có điều gì không được các sự kiện minh chứng. Tôi nghĩ ông ta khiến công tác chống khủng bố gặp nguy. Ông ta khiến các cá nhân gặp nguy. Và rất có thể nhiều sinh mạng có thể bị tổn thất ở Hoa Kỳ bởi vì các phần tử khủng bố giờ đã biết được điều chúng cần tránh mà trước khi ông ta làm như vậy chúng không biết được.”
Nữ phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Caitlin Hayden nói Tòa Bạch Ốc thất vọng trước việc ông Snowden được phép rời Hong Kong, bất chấp một lời yều cầu “có giá trị pháp lý” đề nghị bắt giữ ông ta. Thông cáo hồi sớm thứ Hai nói rằng Hoa Kỳ đã đưa ra những lời “phản đối mãnh mẽ” với nhà chức trách ở Hong Kong và chính phủ Trung Quốc.
Ecuador cho biết đã nhận và đang phân tích yêu cầu xin tỵ nạn của ông Snowden. Ông Patino nói Ecuador sẽ cứu xét yêu cầu xin tỵ nạn dựa trên “các nguyên tắc của bản hiến pháp nước này.”
Chính phủ Ecuador vẫn thường chỉ trích chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, và ông Patino nêu ra rằng Hoa Kỳ trước đây đã từ chối dẫn độ các chuyên viên ngân hàng bị truy nã đã gây phương hại cho quyền lợi của nhiều người Ecuador.
Các giới chức Hoa Kỳ cho biết hộ chiếu của ông Snowden đã không còn hiệu lực trước khi ông rời Hong Kong để đi Moscow. Chính phủ đã khuyến cáo các nước mà ông Snowden có thể quá cảnh hoặc là nơi đến cuối cùng rằng ông ta bị truy nã về các trọng tội và không được phép đi lại ở các nước ngoài.
Ecuador đã che chở cho người sáng lập Wikileaks là ông Julian Assange tại sứ quán của họ ở London trong năm vừa qua để ngăn việc ông có thể bị dẫn độ qua Thụy Điển, nơi ông đang bị điều tra về tội tấn công tình dục. Các luật sư của ông nói ông Assange lo ngại ông ta sẽ bị gửi qua Hoa Kỳ vì có liên hệ với việc tổ chức của ông ta phổ biến các công điện ngoại giao bí mật của Hoa Kỳ vào năm 2010.
Ông Snowden đã tiết lộ các văn kiện cho thấy các cơ quan tình báo Hoa Kỳ thu thập dữ liệu từ nhiều năm về những dạng thức sử dụng điện thoại và Internet. Ông nói ông tin rằng các chương trình này vi phạm quyền riêng tư của công dân.
Một giới chức cấp cao của chính phủ gay gắt chỉ trích các động cơ của ông Snowden và nói rằng việc ông ta tập trung vào sự minh bạch và quyền cá nhân “bị phủ nhận bởi những nước che chở mà ông có thể đã chọn.” Giới chức này liệt kê Trung Quốc, Nga, Cuba, Venezuela và Ecuador, và nói rằng việc ông Snowden không chỉ trích các chính phủ đó cho thấy “động cơ thực sự” của ông ta là gây thiệt hại cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Các giới chức cấp cao Hoa Kỳ từng nói rằng các chương trình theo dõi không ghi nhận nội dung các cú điện đàm, mà chỉ đi tìm các khuôn thức trong dữ liệu thống kê, kể cả thông tin về ngày giờ và các số điện thoại đã gọi.
Giới hữu trách Hoa Kỳ cũng nói các chương trình này đã ngăn chặn được ít nhất 50 vụ tấn công khủng bố trên toàn thế giới kể từ sau các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở Hoa Kỳ. Họ cáo buộc ông Snowden là làm suy yếu khả năng của họ nhằm phá vỡ các âm mưu tấn công trong tương lai.
http://www.voatiengviet.com/content/my-se-dung-moi-kenh-hop-phap-de-bat-giu-snowden/1688266.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Không Bao Giờ Nên Tin Trung Cộng: Mỹ sẽ dùng mọi kênh hợp pháp để bắt giữ Snowden
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố Hoa Kỳ đang tận dụng “mọi kênh hợp pháp thích hợp” để tìm cách bắt giữ nhân viên tình báo hợp đồng đã tội tiết lộ các chương trình theo dõi bí mật của Mỹ.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố Hoa Kỳ đang tận dụng “mọi kênh hợp pháp thích hợp” để tìm cách bắt giữ nhân viên tình báo hợp đồng đã tội tiết lộ các chương trình theo dõi bí mật của Mỹ.
Hôm thứ hai, Tòa Bạch Ốc nói họ tin rằng ông Edward Snowden đang ở Nga và đang làm áp lực đòi Nga trục xuất ông ta để bị truy tố về tội làm gián điệp ở Hoa Kỳ.
Trong cuộc trốn chạy đuổi bắt để xin tỵ nạn, ông Edward Snowden đã được đặt chỗ trên chuyến bay buổi chiều từ Moscow đến La Habana, với điểm đến cuối cùng là Ecuador, nơi ông tính xin tỵ nạn. Nhưng chuyến bay rời thủ đô Cuba đã cất cánh mà không thấy tăm dạng ông trên máy bay.
Julian Assange, người sáng lập tổ chức tiết lộ bí mật Wikileaks đang hỗ trợ cho ông Snowden, nói rằng ông Snowden đang an toàn, nhưng từ chối không tiết lộ ông ta đang ở đâu.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney nói Hoa Kỳ vẫn thường xuyên giao trả các nghi can tội phạm cho Nga và nói Hoa Kỳ trông đợi Nga sẽ giao trả ông Snowden, 30 tuổi, cho nhà chức trách Mỹ.
Ông Carney chỉ trích Trung Quốc về điều ông nói là “sự chọn lựa có chủ tâm” của Bắc Kinh cho phép ông Snowden đáp máy bay từ Hong Kong đi Moscow hôm Chủ nhật. Ông Carney nói quyết định của Trung Quốc gây phương hại “rõ ràng” cho bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Ông Carney nói: “Xét rằng Hoa Kỳ vẫn hợp tác chặt chẽ với Nga sau vụ đánh bom cuộc đua Marathon ở Boston, và lịch sử hợp tác với Nga về các vấn đề thi hành công lực, kể cả việc giao trả cho Nga hàng nhiều tội phạm cấp cao theo lời yêu cầu của chính phủ Nga, chúng tôi trông đợi chính phủ Nga hãy xét tới tất cả các phương án sẵn có đối với họ để trục xuất ông Snowden trở lại Hoa Kỳ.”
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, hiện đang đi công du Ấn Ðộ, tuyên bố giới hữu trách Hoa Kỳ “không biết, cụ thể, ông ta có thể đi đâu, hay nơi đến dự định là gì.”
Ngoại trưởng Ecuador ông Ricardo Patino tuyên bố tại một cuộc họp báo ở Việt Nam rằng ông “không thể cung cấp thông tin về tung tích của ông Snowden, “ nhưng nói rằng chính phủ của ông đã liên lạc với Moscow.
Ông Kerry nói sẽ ‘rất đáng ngại” cho cả Hong Kong và Nga khi cho phép ông Snowden ra đi để tiếp tục cuộc hành trình quốc trốn tránh bị truy tố ở Hoa Kỳ.
Ông Kerry nói: “Người này chỉ đưa thông tin thật và phổ biến ra ngoài bởi vì ông chợt nhận thấy rằng có điều gì không được các sự kiện minh chứng. Tôi nghĩ ông ta khiến công tác chống khủng bố gặp nguy. Ông ta khiến các cá nhân gặp nguy. Và rất có thể nhiều sinh mạng có thể bị tổn thất ở Hoa Kỳ bởi vì các phần tử khủng bố giờ đã biết được điều chúng cần tránh mà trước khi ông ta làm như vậy chúng không biết được.”
Nữ phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Caitlin Hayden nói Tòa Bạch Ốc thất vọng trước việc ông Snowden được phép rời Hong Kong, bất chấp một lời yều cầu “có giá trị pháp lý” đề nghị bắt giữ ông ta. Thông cáo hồi sớm thứ Hai nói rằng Hoa Kỳ đã đưa ra những lời “phản đối mãnh mẽ” với nhà chức trách ở Hong Kong và chính phủ Trung Quốc.
Ecuador cho biết đã nhận và đang phân tích yêu cầu xin tỵ nạn của ông Snowden. Ông Patino nói Ecuador sẽ cứu xét yêu cầu xin tỵ nạn dựa trên “các nguyên tắc của bản hiến pháp nước này.”
Chính phủ Ecuador vẫn thường chỉ trích chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, và ông Patino nêu ra rằng Hoa Kỳ trước đây đã từ chối dẫn độ các chuyên viên ngân hàng bị truy nã đã gây phương hại cho quyền lợi của nhiều người Ecuador.
Các giới chức Hoa Kỳ cho biết hộ chiếu của ông Snowden đã không còn hiệu lực trước khi ông rời Hong Kong để đi Moscow. Chính phủ đã khuyến cáo các nước mà ông Snowden có thể quá cảnh hoặc là nơi đến cuối cùng rằng ông ta bị truy nã về các trọng tội và không được phép đi lại ở các nước ngoài.
Ecuador đã che chở cho người sáng lập Wikileaks là ông Julian Assange tại sứ quán của họ ở London trong năm vừa qua để ngăn việc ông có thể bị dẫn độ qua Thụy Điển, nơi ông đang bị điều tra về tội tấn công tình dục. Các luật sư của ông nói ông Assange lo ngại ông ta sẽ bị gửi qua Hoa Kỳ vì có liên hệ với việc tổ chức của ông ta phổ biến các công điện ngoại giao bí mật của Hoa Kỳ vào năm 2010.
Ông Snowden đã tiết lộ các văn kiện cho thấy các cơ quan tình báo Hoa Kỳ thu thập dữ liệu từ nhiều năm về những dạng thức sử dụng điện thoại và Internet. Ông nói ông tin rằng các chương trình này vi phạm quyền riêng tư của công dân.
Một giới chức cấp cao của chính phủ gay gắt chỉ trích các động cơ của ông Snowden và nói rằng việc ông ta tập trung vào sự minh bạch và quyền cá nhân “bị phủ nhận bởi những nước che chở mà ông có thể đã chọn.” Giới chức này liệt kê Trung Quốc, Nga, Cuba, Venezuela và Ecuador, và nói rằng việc ông Snowden không chỉ trích các chính phủ đó cho thấy “động cơ thực sự” của ông ta là gây thiệt hại cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Các giới chức cấp cao Hoa Kỳ từng nói rằng các chương trình theo dõi không ghi nhận nội dung các cú điện đàm, mà chỉ đi tìm các khuôn thức trong dữ liệu thống kê, kể cả thông tin về ngày giờ và các số điện thoại đã gọi.
Giới hữu trách Hoa Kỳ cũng nói các chương trình này đã ngăn chặn được ít nhất 50 vụ tấn công khủng bố trên toàn thế giới kể từ sau các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở Hoa Kỳ. Họ cáo buộc ông Snowden là làm suy yếu khả năng của họ nhằm phá vỡ các âm mưu tấn công trong tương lai.
Hôm thứ hai, Tòa Bạch Ốc nói họ tin rằng ông Edward Snowden đang ở Nga và đang làm áp lực đòi Nga trục xuất ông ta để bị truy tố về tội làm gián điệp ở Hoa Kỳ.
Trong cuộc trốn chạy đuổi bắt để xin tỵ nạn, ông Edward Snowden đã được đặt chỗ trên chuyến bay buổi chiều từ Moscow đến La Habana, với điểm đến cuối cùng là Ecuador, nơi ông tính xin tỵ nạn. Nhưng chuyến bay rời thủ đô Cuba đã cất cánh mà không thấy tăm dạng ông trên máy bay.
Julian Assange, người sáng lập tổ chức tiết lộ bí mật Wikileaks đang hỗ trợ cho ông Snowden, nói rằng ông Snowden đang an toàn, nhưng từ chối không tiết lộ ông ta đang ở đâu.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney nói Hoa Kỳ vẫn thường xuyên giao trả các nghi can tội phạm cho Nga và nói Hoa Kỳ trông đợi Nga sẽ giao trả ông Snowden, 30 tuổi, cho nhà chức trách Mỹ.
Ông Carney chỉ trích Trung Quốc về điều ông nói là “sự chọn lựa có chủ tâm” của Bắc Kinh cho phép ông Snowden đáp máy bay từ Hong Kong đi Moscow hôm Chủ nhật. Ông Carney nói quyết định của Trung Quốc gây phương hại “rõ ràng” cho bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Ông Carney nói: “Xét rằng Hoa Kỳ vẫn hợp tác chặt chẽ với Nga sau vụ đánh bom cuộc đua Marathon ở Boston, và lịch sử hợp tác với Nga về các vấn đề thi hành công lực, kể cả việc giao trả cho Nga hàng nhiều tội phạm cấp cao theo lời yêu cầu của chính phủ Nga, chúng tôi trông đợi chính phủ Nga hãy xét tới tất cả các phương án sẵn có đối với họ để trục xuất ông Snowden trở lại Hoa Kỳ.”
Ông ta khiến công tác chống khủng bố gặp nguy...Và rất có thể nhiều sinh mạng sẽ bị tổn thất ở Hoa Kỳ vì những kẻ khủng bố giờ đã biết được điều chúng cần tránh...
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, hiện đang đi công du Ấn Ðộ, tuyên bố giới hữu trách Hoa Kỳ “không biết, cụ thể, ông ta có thể đi đâu, hay nơi đến dự định là gì.”
Ngoại trưởng Ecuador ông Ricardo Patino tuyên bố tại một cuộc họp báo ở Việt Nam rằng ông “không thể cung cấp thông tin về tung tích của ông Snowden, “ nhưng nói rằng chính phủ của ông đã liên lạc với Moscow.
Ông Kerry nói sẽ ‘rất đáng ngại” cho cả Hong Kong và Nga khi cho phép ông Snowden ra đi để tiếp tục cuộc hành trình quốc trốn tránh bị truy tố ở Hoa Kỳ.
Ông Kerry nói: “Người này chỉ đưa thông tin thật và phổ biến ra ngoài bởi vì ông chợt nhận thấy rằng có điều gì không được các sự kiện minh chứng. Tôi nghĩ ông ta khiến công tác chống khủng bố gặp nguy. Ông ta khiến các cá nhân gặp nguy. Và rất có thể nhiều sinh mạng có thể bị tổn thất ở Hoa Kỳ bởi vì các phần tử khủng bố giờ đã biết được điều chúng cần tránh mà trước khi ông ta làm như vậy chúng không biết được.”
Nữ phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Caitlin Hayden nói Tòa Bạch Ốc thất vọng trước việc ông Snowden được phép rời Hong Kong, bất chấp một lời yều cầu “có giá trị pháp lý” đề nghị bắt giữ ông ta. Thông cáo hồi sớm thứ Hai nói rằng Hoa Kỳ đã đưa ra những lời “phản đối mãnh mẽ” với nhà chức trách ở Hong Kong và chính phủ Trung Quốc.
Ecuador cho biết đã nhận và đang phân tích yêu cầu xin tỵ nạn của ông Snowden. Ông Patino nói Ecuador sẽ cứu xét yêu cầu xin tỵ nạn dựa trên “các nguyên tắc của bản hiến pháp nước này.”
Chính phủ Ecuador vẫn thường chỉ trích chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, và ông Patino nêu ra rằng Hoa Kỳ trước đây đã từ chối dẫn độ các chuyên viên ngân hàng bị truy nã đã gây phương hại cho quyền lợi của nhiều người Ecuador.
Các giới chức Hoa Kỳ cho biết hộ chiếu của ông Snowden đã không còn hiệu lực trước khi ông rời Hong Kong để đi Moscow. Chính phủ đã khuyến cáo các nước mà ông Snowden có thể quá cảnh hoặc là nơi đến cuối cùng rằng ông ta bị truy nã về các trọng tội và không được phép đi lại ở các nước ngoài.
Ecuador đã che chở cho người sáng lập Wikileaks là ông Julian Assange tại sứ quán của họ ở London trong năm vừa qua để ngăn việc ông có thể bị dẫn độ qua Thụy Điển, nơi ông đang bị điều tra về tội tấn công tình dục. Các luật sư của ông nói ông Assange lo ngại ông ta sẽ bị gửi qua Hoa Kỳ vì có liên hệ với việc tổ chức của ông ta phổ biến các công điện ngoại giao bí mật của Hoa Kỳ vào năm 2010.
Ông Snowden đã tiết lộ các văn kiện cho thấy các cơ quan tình báo Hoa Kỳ thu thập dữ liệu từ nhiều năm về những dạng thức sử dụng điện thoại và Internet. Ông nói ông tin rằng các chương trình này vi phạm quyền riêng tư của công dân.
Một giới chức cấp cao của chính phủ gay gắt chỉ trích các động cơ của ông Snowden và nói rằng việc ông ta tập trung vào sự minh bạch và quyền cá nhân “bị phủ nhận bởi những nước che chở mà ông có thể đã chọn.” Giới chức này liệt kê Trung Quốc, Nga, Cuba, Venezuela và Ecuador, và nói rằng việc ông Snowden không chỉ trích các chính phủ đó cho thấy “động cơ thực sự” của ông ta là gây thiệt hại cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Các giới chức cấp cao Hoa Kỳ từng nói rằng các chương trình theo dõi không ghi nhận nội dung các cú điện đàm, mà chỉ đi tìm các khuôn thức trong dữ liệu thống kê, kể cả thông tin về ngày giờ và các số điện thoại đã gọi.
Giới hữu trách Hoa Kỳ cũng nói các chương trình này đã ngăn chặn được ít nhất 50 vụ tấn công khủng bố trên toàn thế giới kể từ sau các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở Hoa Kỳ. Họ cáo buộc ông Snowden là làm suy yếu khả năng của họ nhằm phá vỡ các âm mưu tấn công trong tương lai.
http://www.voatiengviet.com/content/my-se-dung-moi-kenh-hop-phap-de-bat-giu-snowden/1688266.html