Kinh Đời
Không làm khổ dân không chịu được sao?
Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) vừa chỉ đạo cảnh sát giao thông các địa phương vận động người dân trước 31/12 nên làm thủ tục sang tên môtô hai bánh, môtô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe chuyển nhượng qua nhiều chủ nhưng không có chứng từ hoặc chứng từ không đầy đủ. Với trường hợp đã tiếp nhận hồ sơ, các đơn vị không được để tồn, phải giải quyết trước ngày 1/1/2017. Nếu không giải quyết theo thời hạn, người đi xe không "chính chủ" sẽ bị phạt.
Theo đó, cảnh sát giao thông sẽ phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đến 400.000 đồng với tổ chức là chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự không làm thủ tục đăng ký sang tên (chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên mình). Việc này áp dụng cả với diện "được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản".
Cuộc tranh cãi về xe chính chủ vốn đã có từ năm trước, với kết quả phần thắng vẫn thuộc về dư luận số đông với những câu hỏi mà nhà chức trách không thể nào lý giải được. Tôi lấy ví dụ, nếu nhà tôi có 1 chiếc xe máy thôi nhưng có đến ba, bốn người dùng chung cho những công việc khác nhau vào những thời gian khác nhau trong ngày và trong tuần, thì không lẽ mỗi lần đi đâu chúng tôi cũng phải đi cùng người đứng tên xe? Hoặc tôi mượn xe bạn tôi đi chơi, làm sao để chứng minh tôi là người mượn khi cảnh sát thổi phạt, không lẽ phải làm "giấy cho mượn" mang theo làm bằng chứng? Hay như các cửa hàng nhỏ lẻ có xe riêng chuyên để nhân viên chở hàng đi giao (không có đặc điểm nhận dạng cụ thể), làm sao để công việc giao hàng thuận lợi khi nay người này, mai kẻ khác dùng chung một chiếc xe? Và hàng trăm trường hợp tương tự hoàn toàn có thể xảy ra và sự phiền phức không cần thiết ùn ùn kéo đến.
Phía ngành chức năng cũng có giải trình, nhưng giải trình rất... buồn cười. Tôi lấy ví dụ, "cha cho con mượn xe thì không phạt, nhưng cha cho con xe thì phải sang tên, nếu không sẽ bị phạt". Thưa các ngài "bề trên làm luật", làm sao các ngài biết đó là xe cho hay xe cho mượn. Ví dụ là cha cho con, nhưng gặp cảnh sát thì cha bảo là "cho mượn thôi", các ngài có xử phạt được không? Hay như các ngài bảo "khi mượn xe bị thổi thì có thể gọi điện cho chủ xe để xác nhận là xe cho mượn, vậy không bị phạt". Làm sao các ngài biết người điều khiển phương tiện sẽ gọi cho chủ xe hay gọi cho... sếp của các ngài hoặc một ai đó mà ngài có thể mắt nhắm mắt mở cho qua? Chẳng phải việc "gọi điện cầu cứu" khi bị cảnh sát thổi, hay như cảnh sát nghe điện thoại của người khác khi thổi phạt là điều đáng lên án vì nó khó có thể xác định sự minh bạch hay sao? Tại sao lại đề xuất những giải pháp vô cùng thiếu khả thi và tăm tối như vậy.
Tôi không hiểu tại sao nhà nước vẫn chạy theo cái bộ luật đầy tranh cãi như vậy, trong khi giải pháp khả thi thì không thấy đâu. Trước đây ra quy định không được vô cớ thổi dừng xe người dân khi họ không vi phạm luật; thì bây giờ luật xe chính chủ có thể sẽ gạt bỏ quy định trước đó, tạo không gian cho cảnh sát giao thông tha hồ dừng xe người dân bất kỳ lúc nào nếu họ nghi ngờ xe không chính chủ? Cần lưu ý, luật pháp phải xuất phát từ việc phòng ngừa tội phạm hoặc ngăn chặn phạm tội, nhưng quan trọng nhất là không ngăn cản quyền tự do của người dân, trong đó bao gồm cả quyền mượn xe, dùng chung xe với nhau. Tất cả những quyền tự do này có quy định trong Hiến pháp, thế nên nếu ra luật làm hạn chế quyền tự do tức là có khả năng dẫn đến tình trạng vi hiến.
Mặc khác, động cơ của việc ban hành một bộ luật phải được xem xét về tính thỏa đáng. Việc hạn chế các dòng xe không sang tên đổi họ sau khi mua là một việc làm cần thiết để quản lý trật tự an ninh. Tuy nhiên, không thể vì thích ăn một thanh xúc xích mà mổ cả một con lợn. Điều đó gây thiệt hại hơn là lợi ích cho dân. Động cơ làm luật phải xuất phát từ việc tạo điều kiện cho dân chúng thi hành luật, chứ không phải để ghè chân của người dân trong các hoạt động đi lại, sinh hoạt, chuyên chở hàng hóa,... của mình.
Để quản lý các dòng "xe đen", tức xe mua bán vì trộm cắp, cướp bóc tài sản, biện pháp căn cốt nhất là thắt chặt quản lý an ninh và truy quét các kho xe đen. Đó là cái gốc rễ của vấn đề. Thứ hai, mỗi hộ gia đình đề có đăng ký giấy sở hữu xe, cứ dựa vào số lượng xe để truy vấn, từ đó yêu cầu họ làm thủ tục san tên đổi chủ và dùng các biện pháp chế tài với riêng các đối tượng này ở khu vực quản lý hành chính, tài sản; chứ không thể lôi chuyện này lên mặt đường – nơi rất khó khăn, phức tạp, rắc rối để phân định chủ sở hữu.
Ngay khi báo chí vừa đưa tin về thông tin xử phạt xe không chính chủ từ năm 2017, cộng đồng mạng lại dậy sóng. Họ vẫn hoang mang và bất bình, vì chuyện cũ bị lôi lại và hướng giải quyết vẫn là con số không. Phải chăng, các nhà chức trách "không làm khổ dân thì không chịu được?"
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Không làm khổ dân không chịu được sao?
Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) vừa chỉ đạo cảnh sát giao thông các địa phương vận động người dân trước 31/12 nên làm thủ tục sang tên môtô hai bánh, môtô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe chuyển nhượng qua nhiều chủ nhưng không có chứng từ hoặc chứng từ không đầy đủ. Với trường hợp đã tiếp nhận hồ sơ, các đơn vị không được để tồn, phải giải quyết trước ngày 1/1/2017. Nếu không giải quyết theo thời hạn, người đi xe không "chính chủ" sẽ bị phạt.
Theo đó, cảnh sát giao thông sẽ phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đến 400.000 đồng với tổ chức là chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự không làm thủ tục đăng ký sang tên (chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên mình). Việc này áp dụng cả với diện "được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản".
Cuộc tranh cãi về xe chính chủ vốn đã có từ năm trước, với kết quả phần thắng vẫn thuộc về dư luận số đông với những câu hỏi mà nhà chức trách không thể nào lý giải được. Tôi lấy ví dụ, nếu nhà tôi có 1 chiếc xe máy thôi nhưng có đến ba, bốn người dùng chung cho những công việc khác nhau vào những thời gian khác nhau trong ngày và trong tuần, thì không lẽ mỗi lần đi đâu chúng tôi cũng phải đi cùng người đứng tên xe? Hoặc tôi mượn xe bạn tôi đi chơi, làm sao để chứng minh tôi là người mượn khi cảnh sát thổi phạt, không lẽ phải làm "giấy cho mượn" mang theo làm bằng chứng? Hay như các cửa hàng nhỏ lẻ có xe riêng chuyên để nhân viên chở hàng đi giao (không có đặc điểm nhận dạng cụ thể), làm sao để công việc giao hàng thuận lợi khi nay người này, mai kẻ khác dùng chung một chiếc xe? Và hàng trăm trường hợp tương tự hoàn toàn có thể xảy ra và sự phiền phức không cần thiết ùn ùn kéo đến.
Phía ngành chức năng cũng có giải trình, nhưng giải trình rất... buồn cười. Tôi lấy ví dụ, "cha cho con mượn xe thì không phạt, nhưng cha cho con xe thì phải sang tên, nếu không sẽ bị phạt". Thưa các ngài "bề trên làm luật", làm sao các ngài biết đó là xe cho hay xe cho mượn. Ví dụ là cha cho con, nhưng gặp cảnh sát thì cha bảo là "cho mượn thôi", các ngài có xử phạt được không? Hay như các ngài bảo "khi mượn xe bị thổi thì có thể gọi điện cho chủ xe để xác nhận là xe cho mượn, vậy không bị phạt". Làm sao các ngài biết người điều khiển phương tiện sẽ gọi cho chủ xe hay gọi cho... sếp của các ngài hoặc một ai đó mà ngài có thể mắt nhắm mắt mở cho qua? Chẳng phải việc "gọi điện cầu cứu" khi bị cảnh sát thổi, hay như cảnh sát nghe điện thoại của người khác khi thổi phạt là điều đáng lên án vì nó khó có thể xác định sự minh bạch hay sao? Tại sao lại đề xuất những giải pháp vô cùng thiếu khả thi và tăm tối như vậy.
Tôi không hiểu tại sao nhà nước vẫn chạy theo cái bộ luật đầy tranh cãi như vậy, trong khi giải pháp khả thi thì không thấy đâu. Trước đây ra quy định không được vô cớ thổi dừng xe người dân khi họ không vi phạm luật; thì bây giờ luật xe chính chủ có thể sẽ gạt bỏ quy định trước đó, tạo không gian cho cảnh sát giao thông tha hồ dừng xe người dân bất kỳ lúc nào nếu họ nghi ngờ xe không chính chủ? Cần lưu ý, luật pháp phải xuất phát từ việc phòng ngừa tội phạm hoặc ngăn chặn phạm tội, nhưng quan trọng nhất là không ngăn cản quyền tự do của người dân, trong đó bao gồm cả quyền mượn xe, dùng chung xe với nhau. Tất cả những quyền tự do này có quy định trong Hiến pháp, thế nên nếu ra luật làm hạn chế quyền tự do tức là có khả năng dẫn đến tình trạng vi hiến.
Mặc khác, động cơ của việc ban hành một bộ luật phải được xem xét về tính thỏa đáng. Việc hạn chế các dòng xe không sang tên đổi họ sau khi mua là một việc làm cần thiết để quản lý trật tự an ninh. Tuy nhiên, không thể vì thích ăn một thanh xúc xích mà mổ cả một con lợn. Điều đó gây thiệt hại hơn là lợi ích cho dân. Động cơ làm luật phải xuất phát từ việc tạo điều kiện cho dân chúng thi hành luật, chứ không phải để ghè chân của người dân trong các hoạt động đi lại, sinh hoạt, chuyên chở hàng hóa,... của mình.
Để quản lý các dòng "xe đen", tức xe mua bán vì trộm cắp, cướp bóc tài sản, biện pháp căn cốt nhất là thắt chặt quản lý an ninh và truy quét các kho xe đen. Đó là cái gốc rễ của vấn đề. Thứ hai, mỗi hộ gia đình đề có đăng ký giấy sở hữu xe, cứ dựa vào số lượng xe để truy vấn, từ đó yêu cầu họ làm thủ tục san tên đổi chủ và dùng các biện pháp chế tài với riêng các đối tượng này ở khu vực quản lý hành chính, tài sản; chứ không thể lôi chuyện này lên mặt đường – nơi rất khó khăn, phức tạp, rắc rối để phân định chủ sở hữu.
Ngay khi báo chí vừa đưa tin về thông tin xử phạt xe không chính chủ từ năm 2017, cộng đồng mạng lại dậy sóng. Họ vẫn hoang mang và bất bình, vì chuyện cũ bị lôi lại và hướng giải quyết vẫn là con số không. Phải chăng, các nhà chức trách "không làm khổ dân thì không chịu được?"
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.