Tham Khảo

Khủng hoảng Tên lửa Cuba và tác động đến Hệ thống Yalta

Vào thời điểm diễn ra Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962, hệ thống quốc tế đang là Hệ thống Yalta.


Tác giả: Lê Như Mai

Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962 đã kết thúc gần 60 năm nhưng ý nghĩa của sự kiện này vẫn được nhắc đến nhiều bởi đây là khủng hoảng đối đầu hạt nhân đầu tiên và duy nhất giữa Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Dù cuộc khủng hoảng cuối cùng đã không dẫn đến chiến tranh nhờ có vai trò của ngoại giao và thỏa hiệp giữa hai siêu cường nhưng nó đã có tác động lớn đến hệ thống quốc tế thời kỳ Chiến tranh Lạnh – Hệ thống Yalta. Bài viết này sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm trình bày những điểm chính về Hệ thống Yalta,[1] dẫn ra những diễn biến chính của Khủng hoảng Tên lửa Cuba, để từ đó phân tích các tác động của sự kiện đến Hệ thống Yalta.

Hệ thống Yalta

Trong lịch sử chính trị quốc tế, đã có ba dạng cơ bản của hệ thống quốc tế (international system). Dạng thứ nhất là hệ thống đế chế, trong đó một chính phủ kiểm soát hầu hết phần lãnh thổ trong phạm vi đế chế của mình. Đế chế La Mã ở phương Tây hay Đế chế Anh trong thế kỷ XIX là những ví dụ điển hình. Dạng thứ hai là hệ thống phong kiến, trong đó sự trung thành và nghĩa vụ chính trị không cố định bởi biên giới lãnh thổ. Ví dụ điển hình có thể kể đến là chế độ phong kiến ở châu Âu sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã. Ở hệ thống dạng này, nghĩa vụ chính trị của mỗi cá nhân được xác định bởi những gì xảy ra với người cai trị họ, chẳng hạn như kết hôn. Một cá nhân có nghĩa vụ đối với lãnh chúa địa phương nhưng đồng thời cũng có nghĩa vụ với một công tước, một cha xứ xa xôi nào đó hoặc cả với Giáo hoàng ở Rome. Dạng thứ ba là hệ thống các quốc gia vô chính phủ trong đó chủ thể của quan hệ quốc tế là các quốc gia có liên kết tương đối với nhau nhưng không có một chính phủ toàn cầu nào đứng trên tất cả.[2] Hệ thống quốc tế đương đại được xếp vào dạng này.

Hệ thống quốc tế dạng thứ ba nói trên đã trải qua nhiều lần thay đổi từ hệ thống này sang hệ thống khác. Trước Hệ thống Yalta trong Chiến tranh Lạnh, đã tồn tại ba hệ thống gồm: (i) Hệ thống Westphalia (1648 – 1815), hệ thống quốc gia – dân tộc hình thành tại châu Âu trên cơ sở Hòa ước Westphalia; (ii) Hệ thống Vienna (1815 – 1918), được hình thành dựa trên các thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Vienna 1814 – 1815 sau thất bại của Napoleon trước Nga, Áo, Phổ và Anh; (iii) Hệ thống Versailles-Washington (1918 – 1945), hình thành từ các thỏa thuận thiết lập trật tự thế giới (world order) của các nước thắng trận Thế chiến I tại Hội nghị hòa bình Paris 1919 – 1920 và Hội nghị Washington 1921 – 1922.

Vào thời điểm diễn ra Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962, hệ thống quốc tế đang là Hệ thống Yalta. Hệ thống này được thiết lập vào năm 1945 sau kết thúc của Thế chiến II, trên cơ sở sự vượt trội sức mạnh của hai siêu cường Mỹ và Liên Xô, sự đối đầu về ý thức hệ giữa hai siêu cường này và các đồng minh tương ứng cũng như những thỏa thuận phân chia ảnh hưởng giữa Mỹ và Liên Xô tại các hội nghị quốc tế trong giai đoạn nước rút chuẩn bị kết thúc Thế chiến II, trong đó tiêu biểu là Hội nghị Yalta (04-12/02/1945) tại Liên Xô. Hệ thống này tồn tại trong khoảng bốn thập kỷ và cuối cùng đi đến sụp đổ hoàn toàn vào năm 1991, khi Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở châu Âu tan rã.

Nhìn chung, Hệ thống Yalta được chia thành hai tiểu hệ thống. Tiểu hệ thống tư bản chủ nghĩa do Mỹ đóng vai trò chủ đạo, còn tiểu hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô chi phối. Hệ thống Yalta là một hệ thống cứng nhắc, ổn định tương đối. Đấu tranh giữa hai tiểu hệ thống diễn ra rất quyết liệt. Trong suốt bốn thập kỷ tồn tại của mình, Hệ thống Yalta đã vận hành theo nguyên tắc chủ đạo là: Hai tiểu hệ thống đối đầu và biệt lập với nhau về tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là quân sự và vũ khí hạt nhân, dù không xảy ra chiến tranh nóng trực tiếp giữa Mỹ và Liên Xô. Về cơ bản, các liên kết và trao đổi giữa các quốc gia hầu hết được tập trung tiến hành trong nội bộ từng khối.

Các phần tử/đơn vị (unit) chính và có tính quyết định đến sự vận hành của hệ thống này vẫn là các chủ thể quốc gia. Trong đó, đóng vai trò lớn nhất chính là Mỹ và Liên Xô. Các quốc gia được sắp xếp thành ba nhóm: (i) Nhóm các nước tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu; (ii) Nhóm các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu; (iii) Nhóm các nước thế giới thứ ba trung lập giữa hai khối nói trên, tập hợp lại trong Phong trào Không liên kết.

Khủng hoảng tên lửa Cuba

Cuộc đối đầu hạt nhân đầu tiên và duy nhất trong lịch sử giữa hai siêu cường bắt đầu từ ngày 14/10/1962 và kết thúc vào ngày 28/10/1962. Chỉ diễn ra trong khoảng hai tuần nhưng sự kiện này đã đẩy Mỹ và Liên Xô đến bờ vực của chiến tranh hạt nhân.[3] Nhưng cuối cùng, chiến tranh hạt nhân đã không xảy ra. Trong suốt 14 ngày của cuộc khủng hoảng này, cả thế giới đã nín thở trước những căng thẳng cao độ giữa hai siêu cường chi phối quan hệ quốc tế thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Năm 1959, Cách mạng tại Cuba thắng lợi sau khi lực lượng do nhà cấp tiến Fidel Castro đứng đầu lật đổ được chế độ của nhà độc tài Batista tại Cuba. Kể từ cuối năm 1959, chính quyền của Fidel Castro quyết liệt trấn áp những người theo chế độ cũ đã bị lật đổ, tạo ra làn sóng di cư ồ ạt sang Mỹ và tinh thần chống Castro. Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt lên Cuba, cấm nhập khẩu đường của Cuba và cắt giảm lượng dầu bán cho Cuba. Để trả đũa Mỹ, Cuba đã mua vũ khí của Liên Xô, nhập năng lượng từ Liên Xô cũng như quốc hữu hóa các cơ sở hóa dầu thuộc các công ty của Mỹ ở trong nước.[4] Từ đây, quan hệ Mỹ – Cuba dần trở nên căng thẳng.

Vào tháng 04/1961, Tổng thống Mỹ Kennedy triển khai kế hoạch lật đổ chính quyền mới của Cuba. Khoảng 1,500 người tị nạn Cuba sau khi được Mỹ cung cấp vũ khí và huấn luyện đã đổ bộ vào Vịnh Con Lợn của Cuba nhằm lật đổ chế độ của ông Fidel Castro. Tuy nhiên, chiến dịch này đã thất bại. Tháng 05/1961, lãnh tụ Cuba Fidel Castro chính thức tuyên bố đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và được Liên Xô ủng hộ. Điều này đồng nghĩa với việc hình thành một nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa của Liên Xô chỉ cách bờ biển Florida của Mỹ chưa đến một trăm dặm.[5] Do lo sợ trước dã tâm xâm lược của Mỹ sau sự kiện Vịnh Con Lợn, Fidel Castro đã yêu cầu trợ giúp quân sự từ phía Liên Xô.[6]

Đáp ứng lời đề nghị trợ giúp quân sự của Fidel Castro, phía Liên Xô đã bí mật tháo rời hàng chục tên lửa và máy bay, đóng thành kiện và chuyển đến Cuba để lắp đặt các tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân. Vào ngày 14/09/1962, chỉ sau khi các tên lửa nói trên đã được triển khai, Mỹ mới phát hiện được những vũ khí này trên đất Cuba thông qua hình ảnh chụp lại được của máy bay do thám U-2. Ngay lập tức, phía Mỹ cho rằng, sự hiện diện quân sự của Liên Xô tại Cuba là mối đe dọa an ninh nghiêm trọng cho nước Mỹ. Do đó, các lực lượng quân đội tinh nhuệ của Mỹ gồm lính thủy đánh bộ và bộ binh đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.

Đến ngày 22/10/1962, Mỹ ra lệnh “phong tỏa” đường biển[7] đối với Cuba, đồng nghĩa rằng bất kỳ tàu thuyền nào, đang treo cờ của bất kỳ nước nào, đi tới Cuba đều phải chấp nhận cho các chiến hạm của Mỹ kiểm tra, nếu không sẽ bị đánh chìm. Ngoài ra, Mỹ cũng tập kết một biên đội hải quân khổng lồ đến Biển Carribean và cho sẵn sàng cất cánh một nửa số lượng máy bay ném bom chiến lược của mình.[8] Ở trong nước, thông qua phát sóng trên truyền hình, Tổng thống Mỹ Kennedy đã đưa ra lời kêu gọi toàn dân về khả năng nổ ra chiến tranh với Liên Xô. Phía Liên Xô cũng tích cực đặt các lực lượng vũ trang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Các tàu chở tên lửa của Liên Xô vẫn tiếp tục nhằm hướng cảng biển của Cuba.[9] Các động thái này càng làm gia tăng xung đột và thế đối đầu giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô xung quanh vấn đề Cuba.

Tuy chuẩn bị các động thái quân sự như vậy, Mỹ cũng tích cực có các cuộc tiếp xúc ngầm và trao đổi thư từ với Liên Xô để giải quyết khủng hoảng. Từ ngày 23/10 đến 28/10/1962, hai siêu cường đã dần dần đi đến một thỏa hiệp làm hài lòng cả hai để kết thúc cuộc khủng hoảng. Hai bên tuyên bố công khai thỏa hiệp của mình, được ký kết vào ngày 28/10/1962, với các nội dung sau: (i) Mỹ đồng ý từ bỏ ý tưởng lật đổ Cuba bằng vũ lực; (ii) Liên Xô cũng sẽ tháo gỡ các thiết bị tên lửa tại Cuba, rút khỏi hòn đảo và không bố trí thêm tên lửa tại đây; (iii) Mỹ sẽ rút các tên lửa hạt nhân Jupiter ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 4-5 tháng.[10] Liên Hợp Quốc sẽ đưa các quan sát viên vào Cuba để giám sát việc tháo dỡ tên lửa. Thỏa thuận này đã không có sự tham vấn ý kiến của nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro.[11]

Sau đó, cả Mỹ và Liên Xô đều đã thực hiện đúng những gì mình đã cam kết với bên còn lại. Mỹ cũng đã dỡ bỏ lệnh phong tỏa quân sự lên Cuba. Như vậy, sau hai tuần khủng hoảng, thế giới đã thoát khỏi nguy cơ chứng kiến một cuộc chiến hạt nhân giữa hai siêu cường.

Tác động của Khủng hoảng Tên lửa Cuba đến Hệ thống Yalta

Để phân tích tác động của một sự kiện lên hệ thống quốc tế, cần xét đến các thành tố cụ thể của hệ thống. Theo GS. Joseph Nye (Đại học Harvard, Mỹ). một hệ thống bao gồm cấu trúc (structure) và tiến trình (process). Trong đó, cấu trúc của một hệ thống là sự phân bổ quyền lực giữa các phần tử/đơn vị cấu thành hệ thống. Còn tiến trình là mô hình và loại liên hệ giữa các phần tử trong hệ thống đó.[12]

Khi xét đến cấu trúc, sự kiện Khủng hoảng Tên lửa Cuba có tác động đến (i) cách sắp xếp của các phần tử thuộc hệ thống và (ii) tương quan lực lượng giữa các phần tử thuộc hệ thống. Khi xét đến tiến trình, sự kiện này cũng đã có những tác động đến luật chơi của hệ thống, đặc biệt là luật chơi mà Mỹ và Liên Xô thỏa thuận và áp dụng trong việc điều phối quan hệ với nhau.

Tác động đến cấu trúc của Hệ thống Yalta

Tác động đến cách sắp xếp các phần tử

Như đã nêu trước đó, các phần tử của Hệ thống Yalta được phân chia thành ba nhóm, gồm: (i) Các nước thuộc phe tư bản chủ nghĩa; (ii) Các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa; (iii) Các nước thế giới thứ ba thuộc Phong trào Không liên kết. Việc một nước Mỹ Latinh vốn là thuộc địa của Mỹ như Cuba, nay lại tuyên bố về phe các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu đã tạo ra thay đổi trong cách sắp xếp các phần tử theo chuẩn phân chia ý thức hệ nói trên. Một phần tử thuộc nhóm thứ nhất đã chuyển sang nhóm thứ hai. Việc Liên Xô lắp đặt tên lửa hạt nhân trên đất Cuba trong Khủng hoảng Tên lửa Cuba càng củng cố thêm sự thay đổi này.

Theo Học thuyết Monroe: “Châu Mỹ là của người Mỹ”, Mỹ vẫn luôn coi Mỹ Latinh là sân sau của mình và không cho bất kỳ quốc gia ngoài châu Mỹ nào can thiệp vào công việc của châu lục này.[13] Nói cách khác, Mỹ chính là bá quyền của khu vực và mọi nỗ lực gây ảnh hưởng đến sân sau của Mỹ sẽ là một hành vi thách thức nước Mỹ. Do đó, việc lần đầu tiên có một nước Mỹ Latinh chỉ cách Mỹ chưa đến một trăm dặm công khai tuyên bố xây dựng chủ nghĩa xã hội chính là một đòn đả kích mạnh mẽ đối với Mỹ. Và việc Liên Xô trợ giúp Cuba trong Khủng hoảng Tên lửa Cuba bị Mỹ coi là hành động thách thức của phe xã hội chủ nghĩa. Đó là nguyên nhân gây ra rạn nứt nghiêm trọng trong quan hệ Mỹ – Cuba cũng như tập hợp lực lượng nội bộ tiểu hệ thống tư bản chủ nghĩa.

Nhìn rộng hơn, xích mích Mỹ – Cuba đã góp phần làm xói mòn ảnh hưởng của Mỹ tại Mỹ Latinh. Từ sau Chiến tranh Thế giới II, Mỹ đã tăng cường ảnh hưởng của mình tại đây thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và các hiệp ước chính trị ký giữa các nước châu Mỹ, tiêu biểu là Hiến chương Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) (1951).[14] Do đó, việc Cuba gia nhập phe xã hội chủ nghĩa đã thể hiện sự thất bại của Mỹ trong việc kiểm soát hoàn toàn Tây Bán cầu. Ngoài ra, thành công của Cách mạng Cuba cũng đã thúc đẩy việc chống lại sự kiềm chế của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh. Sau Cuba, đã có đấu tranh vũ trang ở nhiều nước Mỹ Latinh khác nhằm yêu cầu các chính phủ giảm bớt lệ thuộc vào Mỹ như tại Venezuela, Bolivia, Columbia hay Nicaragua.[15] Như vậy, xung đột Mỹ – Cuba trong sự kiện Khủng hoảng Tên lửa năm 1962 đã gây ảnh hưởng đến tập hợp lực lượng do Mỹ chi phối.

Ngoài ra, sự kiện Khủng hoảng Tên lửa Cuba cũng có tác động đến tiểu hệ thống xã hội chủ nghĩa. Việc Mỹ và Liên Xô đi đến thỏa hiệp tháo dỡ các tên lửa dưới sự giám sát của Liên Hợp Quốc mà không có sự tham vấn ý kiến của nhà lãnh đạo Cuba đã khiến Cuba cảm thấy chủ quyền quốc gia bị vi phạm, dẫn đến những xích mích trong quan hệ Liên Xô – Cuba một thời gian sau đó. Điều này làm cho phần tử Cuba không gắn kết chặt chẽ với Liên Xô – phần tử chi phối tiểu hệ thống xã hội chủ nghĩa dù Cuba vẫn nằm trong tiểu hệ thống đó.

Tác động đến tương quan lực lượng giữa các phần tử

Sau sự kiện Khủng hoảng Tên lửa Cuba, cán cân lực lượng đã thay đổi theo hướng có lợi cho Liên Xô trong ngắn hạn. Thứ nhất, việc Cuba tuyên bố đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và việc Liên Xô triển khai tên lửa ở Cuba đã làm cho vùng ảnh hưởng của Liên Xô được mở rộng ra chính sân sau của Mỹ. Thứ hai, việc hệ thống tên lửa Jupiter của Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ được rút đi sau khi Xô – Mỹ đạt được thỏa hiệp kết thúc khủng hoảng cũng có tác động phá vỡ một mắt xích tên lửa bao vây nằm ngay sát sườn Liên Xô. Trước đó, Mỹ đã có các hệ thống tên lửa tại châu Âu, những vị trí ở gần Liên Xô như Anh, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ. Còn Liên Xô lại chưa có các hệ thống tên lửa được triển khai tại những vị trí sát sườn Mỹ.[16] Với những quả tên lửa được triển khai ở Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ chỉ cần từ 5-6 phút để tấn công Liên Xô bằng vũ khí hạt nhân. Còn nếu muốn tấn công Mỹ bằng cách tương tự, Liên Xô sẽ phải phóng các tên lửa trên lãnh thổ của mình đến Mỹ, mất khoảng 20-30 phút.[17] Hơn nữa, tại thời điểm diễn ra Khủng hoảng Tên lửa Cuba, Mỹ có ưu thế tuyệt đối về vũ khí hạt nhân so với Liên Xô với tỷ lệ 17:1.[18] Do đó, việc Mỹ thỏa hiệp, rút hệ thống tên lửa tại Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp cho vành đai an ninh của Liên Xô được củng cố thêm.

Trong dài hạn, sự kiện Khủng hoảng Tên lửa Cuba đã khiến cả hai siêu cường Mỹ và Liên Xô nhận ra sự nguy hiểm của việc để xảy ra chiến tranh hạt nhân. Do đó, sau khi kết thúc khủng hoảng, hai siêu cường đã cùng nhau đàm phán và ký kết nhiều hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược. Việc thực thi các hiệp ước này đã tạo ra một thế cân bằng chiến lược quân sự cả về chất lượng và số lượng tương đối ổn định giữa Mỹ và Liên Xô trong khoảng hai thập kỷ sau khủng hoảng.[19]

Tác động đến tiến trình của hệ thống Yalta

Căng thẳng bên bờ vực chiến tranh hạt nhân của Khủng hoảng Tên lửa Cuba đã khiến hai siêu cường Mỹ và Liên Xô nhận thức được tầm quan trọng của việc đối thoại và xây dựng lòng tin của đối phương đối với các cam kết mà mình đưa ra, thay cho đối đầu quân sự. Bên cạnh việc đặt các lực lượng quân sự của mình trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, hai bên đã có những tiếp xúc ngoại giao để tránh những tính toán sai lầm (miscalculation) mà có thể dẫn đến chiến tranh trong tuần thứ hai của cuộc khủng hoảng. Bởi nếu chiến tranh hạt nhân giữa hai siêu cường thực sự xảy ra, cả thế giới sẽ có nguy cơ bị hủy diệt. Đó là điều mà không một quốc gia nào mong muốn. Bên cạnh đó, trong quá trình hai siêu cường giải quyết khủng hoảng, nhiều nỗ lực ngoại giao can thiệp hòa giải của Liên Hợp Quốc đã diễn ra.[20] Những vận động này đã phần nào giúp thúc đẩy các cuộc tiếp xúc ngoại giao nói trên giữa hai siêu cường. Như vậy, trong bối cảnh căng thẳng lên đến đỉnh điểm và có nguy cơ nổ ra Thế chiến III, ngoại giao và đối thoại đã đóng một vai trò rất quan trọng và thể hiện một tư duy mới trong quan hệ Mỹ – Xô, thay cho tư duy đối đầu quân sự – vốn là một luật chơi đặc trưng của Hệ thống Yalta.

Nhìn xa hơn, từ việc thúc đẩy vai trò của ngoại giao và đối thoại, sự kiện Khủng hoảng Tên lửa Cuba sau khi kết thúc đã có tác động mở ra thời kỳ hòa hoãn giữa hai siêu cường vào thập kỷ 60 và 70, cũng như thúc đẩy hai bên tiếp tục đàm phán và ký kết các hiệp định giải trừ vũ khí hạt nhân. Ngày 20/06/1963, một đường dây nóng hoạt động ngày đêm kết nối Washington và Moscow đã được thiết lập để hai nhà lãnh đạo hai nước có thể nói chuyện trực tiếp với nhau, từ đó ngăn ngừa bất kỳ một cuộc khủng hoảng tương tự nào có thể xảy ra trong tương lai. Điều này giúp mở ra thói quen đối thoại giữa hai siêu cường về sau.

Ngoài ra, như đã nêu trước đó, với tư cách là đỉnh điểm của tình trạng “bên miệng hố chiến tranh”, Khủng hoảng Tên lửa Cuba cũng đã làm cho hai siêu cường ngày càng nhận thức rõ được sự nguy hiểm của việc xảy ra chiến tranh hạt nhân trong bối cảnh cả hai đều đang sở hữu những kho vũ khí hạt nhân khổng lồ. Nếu như chỉ một bên có những tính toán sai lầm do không hiểu lẫn nhau thông qua đối thoại, rất có thể họ sẽ bấm nút và mở màn cho một cuộc chiến tranh hạt nhân, đe dọa đến sự tồn vong của cả nhân loại. Chính vì thế, hàng loạt hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược đã được ký kết giữa hai siêu cường sau khi sự kiện Khủng hoảng Tên lửa Cuba kết thúc. Việc đàm phán các hiệp định giải trừ quân bị giữa Mỹ và Liên Xô được đẩy mạnh, chia làm ba cụm vấn đề chính là (i) hạn chế vũ khí hạt nhân, (ii) điều chỉnh các vấn đề sử dụng không gian vũ trụ cho mục đích quân sự, (iii) triển khai cấm chuyển giao tự do vật chất hạt nhân và công nghệ sử dụng chúng cho các quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân. Đây chính là tiền đề quan trọng cho sự hình thành của các hiệp ước như Hiệp ước hạn chế thử vũ khí nguyên tử (08/1963), Hiệp ước hạn chế đưa các phương tiện mang vũ khí hạt nhân lên vũ trụ (01/1967), Hiệp ước Không Phổ biến vũ khí hạt nhân (07/1968), Hiệp ước về hạn chế Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo – ABM Treaty (1972) hay Hiệp định tạm thời về một số biện pháp trong lĩnh vực hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1) (1972).[21]

Khủng hoảng Tên lửa Cuba cũng có tác động củng cố các luật chơi liên quan đến vũ khí hạt nhân của Hệ thống Yalta, bao gồm răn đe hạt nhân và đảm bảo hủy diệt lẫn nhau. Thứ nhất, răn đe hạt nhân (nuclear deterrence) là một phần trong chính sách răn đe nói chung, nhưng do mức độ khả tín (credibility) của răn đe bằng vũ khí hạt nhân là quá lớn nên kể từ sau khủng hoảng, hai siêu cường đã phải áp dụng lối tư duy khác trong hành xử của mình. Do mức độ hủy diệt của vũ khí hạt nhân quá lớn nên dù chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh, Mỹ và Liên Xô đều đã phải có các cuộc tiếp xúc và trình bày quan điểm của mình là không muốn chiến tranh xảy ra. Như vậy, khủng hoảng hạt nhân tại Cuba đã củng cố răn đe hạt nhân lẫn nhau giữa Mỹ và Liên Xô một cách mạnh mẽ. Thứ hai, răn đe hạt nhân cũng được củng cố bằng tình trạng đảm bảo hủy diệt lẫn nhau (mutually assured destruction – MAD) trong sự kiện này. Bởi tình trạng đó xảy ra với điều kiện cần là khi cả hai bên đã có răn đe hạt nhân với khả năng tấn công đầu tiên (first-strike capability), nghĩa là tấn công đối phương trước bằng vũ khí hạt nhân. Nhưng điều kiện đủ để xảy ra tình trạng MAD chính là cả hai bên đều có khả năng tấn công lần thứ hai (second-strike capability),[22] nghĩa là một bên dù bị bên kia tấn công bằng vũ khí hạt nhân trước, nhưng vẫn còn khả năng đáp trả bằng vũ khí hạt nhân, khiến đối phương cũng bị thứ vũ khí này hủy diệt. Mỹ có các tên lửa hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ, còn Liên Xô giờ đây có tên lửa hạt nhân ở Cuba, đó chính là những điều kiện đảm bảo cho khả năng tấn công lần thứ hai của cả hai siêu cường trước đối thủ. Như vậy, Khủng hoảng Tên lửa Cuba đã củng cố khả năng tấn công lần thứ hai cho Liên Xô, tăng nguy cơ xảy ra tình trạng MAD và củng cố luật chơi “răn đe hạt nhân” của Hệ thống Yalta.

Tóm lại, Khủng hoảng Tên lửa Cuba đã có tác động đáng kể đến cấu trúc và tiến trình của Hệ thống Yalta. Về cấu trúc, sự kiện này đã (i) củng cố sự chuyển mình của Cuba từ phe tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu sang phe xã hội chủ nghĩa cho Liên Xô đóng vai trò chủ đạo; (ii) làm suy giảm tập hợp lực lượng của Mỹ tại Mỹ Latinh do hiệu ứng domino nảy sinh từ thành công của Cách mạng Cuba, với việc nhiều nước Mỹ Latinh khác chống đối lại sự kiểm soát của Mỹ tại khu vực này; (iii) cải thiện cán cân lực lượng về vũ khí hạt nhân cho Liên Xô trước Mỹ do Mỹ rút các tên lửa Jupiter ở Thổ Nhĩ Kỳ; và (iv) góp phần mở ra thế cân bằng chiến lược tương đối ổn định giữa Mỹ và Liên Xô trong thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ XX nhờ các hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược do hai siêu cường đàm phán và ký kết. Về tiến trình, Khủng hoảng Tên lửa Cuba đã (i) góp phần nâng cao vai trò của đối thoại, ngoại giao thay cho đối đầu quân sự thông qua các cuộc đàm phán và ký kết các hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược; cũng như (ii) củng cố luật chơi răn đe hạt nhân và đảm bảo hủy diệt lẫn nhau giữa hai siêu cường./.

————–

[1] Cách tiếp cận hệ thống là cách tiếp cận hiệu quả dùng cho nghiên cứu chính trị quốc tế. Phương pháp này phân tích quan hệ quốc tế với tư cách là (i) một hệ thống các tương tác giữa các quốc gia theo nghĩa hẹp và (ii) sự vận hành của hệ thống quốc tế như là một chỉnh thể. Trong hệ thống quốc tế, các quốc gia là các đơn vị cấu thành cơ bản.

[2] Joseph Nye (2012), Nhập môn Xung đột quốc tế: Các vấn đề lý thuyết và lịch sử, Học viện Ngoại giao, Khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao, Hà Nội, tr. 14-15.

[3] Nguyễn Thị Kim Phụng (Biên dịch), 14/10/1962: Khủng hoảng Tên lửa Cuba bắt đầu, Nghiên cứu quốc tế, http://nghiencuuquocte.org/2016/10/14/khung-hoang-ten-lua-cuba-bat-dau/.

[4] Aleksey Bogaturov, Viktor Averkov (2013), Lịch sử Quan hệ quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr. 230.

[5] Nguyễn Thị Kim Phụng (Biên dịch), 14/10/1962: Khủng hoảng Tên lửa Cuba bắt đầu, Nghiên cứu quốc tế, http://nghiencuuquocte.org/2016/10/14/khung-hoang-ten-lua-cuba-bat-dau/.

[6] NXB Sự thật (1990), Về chiến lược quân sự toàn cầu của đế quốc Mỹ, Hà Nội, tr. 28.

[7] Cụm từ “phong tỏa” đồng nghĩa với “xâm lược” trong luật pháp quốc tế, nên Mỹ đã sử dụng từ “cách ly kiểm dịch” thay cho “phong tỏa” hòn đảo Cuba. Nguồn: Aleksey Bogaturov, Viktor Averkov (2013), Lịch sử Quan hệ quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr. 233.

[8] Phạm Thủy Tiên, Khủng hoảng tên lửa Cuba (Cuban missile crisis), Nghiên cứu quốc tế, http://nghiencuuquocte.org/2015/10/03/khung-hoang-ten-lua-cuba/.

[9] Aleksey Bogaturov, Viktor Averkov (2013), Lịch sử Quan hệ quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr. 233.

[10] Aleksey Bogaturov, Viktor Averkov (2013), Lịch sử Quan hệ quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr. 234.

[11] Phạm Thủy Tiên, Khủng hoảng tên lửa Cuba (Cuban missile crisis), Nghiên cứu quốc tế, http://nghiencuuquocte.org/2015/10/03/khung-hoang-ten-lua-cuba/.

[12] Joseph Nye (2012), Nhập môn Xung đột quốc tế: Các vấn đề lý thuyết và lịch sử, Học viện Ngoại giao, Khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao, Hà Nội, tr. 63.

[13] Lê Thành Lâm, Học thuyết Monroe (Monroe Doctrine), Nghiên cứu quốc tế, http://nghiencuuquocte.org/2015/08/15/hoc-thuyet-monroe-monroe-doctrine/.

[14] Trần Văn Đào, Phan Doãn Nam (2001), Giáo trình Lịch sử quan hệ quốc tế 1945 – 1990, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội, tr. 273.

[15] Trần Văn Đào, Phan Doãn Nam (2001), Giáo trình Lịch sử quan hệ quốc tế 1945 – 1990, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội, tr. 273.

[16] Phạm Thủy Tiên, Khủng hoảng tên lửa Cuba (Cuban missile crisis), Nghiên cứu quốc tế, http://nghiencuuquocte.org/2015/10/03/khung-hoang-ten-lua-cuba/.

[17] Minh Thành, Khủng hoảng Tên lửa Cuba và những điều chưa biết – Kỳ 3, Dân Trí, http://dantri.com.vn/su-kien/khung-hoang-ten-lua-cuba-va-nhung-dieu-chua-biet-ky-3-1378058414.htm.

[18] Joseph Nye (2012), Nhập môn Xung đột quốc tế: Các vấn đề lý thuyết và lịch sử, Học viện Ngoại giao, Khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao, Hà Nội, tr. 209.

[19] Nguyễn Anh Thái (Chủ biên) (2006), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 246-247.

[20] Phạm Thủy Tiên, Khủng hoảng tên lửa Cuba (Cuban missile crisis), Nghiên cứu quốc tế, http://nghiencuuquocte.org/2015/10/03/khung-hoang-ten-lua-cuba/ truy cập ngày 05/01/2018.

[21] Aleksey Bogaturov, Viktor Averkov (2013), Lịch sử Quan hệ quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr. 236-251.

[22] Michael Mandelbaum, Will Nuclear History Repeat Itself in Korea?, Project Syndicate, https://www.project-syndicate.org/commentary/north-korea-nuclear-weapons-chinese-pressure-by-michael-mandelbaum-2017-04 truy cập ngày 15/04/2017.

 1 


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Khủng hoảng Tên lửa Cuba và tác động đến Hệ thống Yalta

Vào thời điểm diễn ra Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962, hệ thống quốc tế đang là Hệ thống Yalta.


Tác giả: Lê Như Mai

Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962 đã kết thúc gần 60 năm nhưng ý nghĩa của sự kiện này vẫn được nhắc đến nhiều bởi đây là khủng hoảng đối đầu hạt nhân đầu tiên và duy nhất giữa Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Dù cuộc khủng hoảng cuối cùng đã không dẫn đến chiến tranh nhờ có vai trò của ngoại giao và thỏa hiệp giữa hai siêu cường nhưng nó đã có tác động lớn đến hệ thống quốc tế thời kỳ Chiến tranh Lạnh – Hệ thống Yalta. Bài viết này sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm trình bày những điểm chính về Hệ thống Yalta,[1] dẫn ra những diễn biến chính của Khủng hoảng Tên lửa Cuba, để từ đó phân tích các tác động của sự kiện đến Hệ thống Yalta.

Hệ thống Yalta

Trong lịch sử chính trị quốc tế, đã có ba dạng cơ bản của hệ thống quốc tế (international system). Dạng thứ nhất là hệ thống đế chế, trong đó một chính phủ kiểm soát hầu hết phần lãnh thổ trong phạm vi đế chế của mình. Đế chế La Mã ở phương Tây hay Đế chế Anh trong thế kỷ XIX là những ví dụ điển hình. Dạng thứ hai là hệ thống phong kiến, trong đó sự trung thành và nghĩa vụ chính trị không cố định bởi biên giới lãnh thổ. Ví dụ điển hình có thể kể đến là chế độ phong kiến ở châu Âu sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã. Ở hệ thống dạng này, nghĩa vụ chính trị của mỗi cá nhân được xác định bởi những gì xảy ra với người cai trị họ, chẳng hạn như kết hôn. Một cá nhân có nghĩa vụ đối với lãnh chúa địa phương nhưng đồng thời cũng có nghĩa vụ với một công tước, một cha xứ xa xôi nào đó hoặc cả với Giáo hoàng ở Rome. Dạng thứ ba là hệ thống các quốc gia vô chính phủ trong đó chủ thể của quan hệ quốc tế là các quốc gia có liên kết tương đối với nhau nhưng không có một chính phủ toàn cầu nào đứng trên tất cả.[2] Hệ thống quốc tế đương đại được xếp vào dạng này.

Hệ thống quốc tế dạng thứ ba nói trên đã trải qua nhiều lần thay đổi từ hệ thống này sang hệ thống khác. Trước Hệ thống Yalta trong Chiến tranh Lạnh, đã tồn tại ba hệ thống gồm: (i) Hệ thống Westphalia (1648 – 1815), hệ thống quốc gia – dân tộc hình thành tại châu Âu trên cơ sở Hòa ước Westphalia; (ii) Hệ thống Vienna (1815 – 1918), được hình thành dựa trên các thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Vienna 1814 – 1815 sau thất bại của Napoleon trước Nga, Áo, Phổ và Anh; (iii) Hệ thống Versailles-Washington (1918 – 1945), hình thành từ các thỏa thuận thiết lập trật tự thế giới (world order) của các nước thắng trận Thế chiến I tại Hội nghị hòa bình Paris 1919 – 1920 và Hội nghị Washington 1921 – 1922.

Vào thời điểm diễn ra Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962, hệ thống quốc tế đang là Hệ thống Yalta. Hệ thống này được thiết lập vào năm 1945 sau kết thúc của Thế chiến II, trên cơ sở sự vượt trội sức mạnh của hai siêu cường Mỹ và Liên Xô, sự đối đầu về ý thức hệ giữa hai siêu cường này và các đồng minh tương ứng cũng như những thỏa thuận phân chia ảnh hưởng giữa Mỹ và Liên Xô tại các hội nghị quốc tế trong giai đoạn nước rút chuẩn bị kết thúc Thế chiến II, trong đó tiêu biểu là Hội nghị Yalta (04-12/02/1945) tại Liên Xô. Hệ thống này tồn tại trong khoảng bốn thập kỷ và cuối cùng đi đến sụp đổ hoàn toàn vào năm 1991, khi Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở châu Âu tan rã.

Nhìn chung, Hệ thống Yalta được chia thành hai tiểu hệ thống. Tiểu hệ thống tư bản chủ nghĩa do Mỹ đóng vai trò chủ đạo, còn tiểu hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô chi phối. Hệ thống Yalta là một hệ thống cứng nhắc, ổn định tương đối. Đấu tranh giữa hai tiểu hệ thống diễn ra rất quyết liệt. Trong suốt bốn thập kỷ tồn tại của mình, Hệ thống Yalta đã vận hành theo nguyên tắc chủ đạo là: Hai tiểu hệ thống đối đầu và biệt lập với nhau về tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là quân sự và vũ khí hạt nhân, dù không xảy ra chiến tranh nóng trực tiếp giữa Mỹ và Liên Xô. Về cơ bản, các liên kết và trao đổi giữa các quốc gia hầu hết được tập trung tiến hành trong nội bộ từng khối.

Các phần tử/đơn vị (unit) chính và có tính quyết định đến sự vận hành của hệ thống này vẫn là các chủ thể quốc gia. Trong đó, đóng vai trò lớn nhất chính là Mỹ và Liên Xô. Các quốc gia được sắp xếp thành ba nhóm: (i) Nhóm các nước tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu; (ii) Nhóm các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu; (iii) Nhóm các nước thế giới thứ ba trung lập giữa hai khối nói trên, tập hợp lại trong Phong trào Không liên kết.

Khủng hoảng tên lửa Cuba

Cuộc đối đầu hạt nhân đầu tiên và duy nhất trong lịch sử giữa hai siêu cường bắt đầu từ ngày 14/10/1962 và kết thúc vào ngày 28/10/1962. Chỉ diễn ra trong khoảng hai tuần nhưng sự kiện này đã đẩy Mỹ và Liên Xô đến bờ vực của chiến tranh hạt nhân.[3] Nhưng cuối cùng, chiến tranh hạt nhân đã không xảy ra. Trong suốt 14 ngày của cuộc khủng hoảng này, cả thế giới đã nín thở trước những căng thẳng cao độ giữa hai siêu cường chi phối quan hệ quốc tế thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Năm 1959, Cách mạng tại Cuba thắng lợi sau khi lực lượng do nhà cấp tiến Fidel Castro đứng đầu lật đổ được chế độ của nhà độc tài Batista tại Cuba. Kể từ cuối năm 1959, chính quyền của Fidel Castro quyết liệt trấn áp những người theo chế độ cũ đã bị lật đổ, tạo ra làn sóng di cư ồ ạt sang Mỹ và tinh thần chống Castro. Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt lên Cuba, cấm nhập khẩu đường của Cuba và cắt giảm lượng dầu bán cho Cuba. Để trả đũa Mỹ, Cuba đã mua vũ khí của Liên Xô, nhập năng lượng từ Liên Xô cũng như quốc hữu hóa các cơ sở hóa dầu thuộc các công ty của Mỹ ở trong nước.[4] Từ đây, quan hệ Mỹ – Cuba dần trở nên căng thẳng.

Vào tháng 04/1961, Tổng thống Mỹ Kennedy triển khai kế hoạch lật đổ chính quyền mới của Cuba. Khoảng 1,500 người tị nạn Cuba sau khi được Mỹ cung cấp vũ khí và huấn luyện đã đổ bộ vào Vịnh Con Lợn của Cuba nhằm lật đổ chế độ của ông Fidel Castro. Tuy nhiên, chiến dịch này đã thất bại. Tháng 05/1961, lãnh tụ Cuba Fidel Castro chính thức tuyên bố đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và được Liên Xô ủng hộ. Điều này đồng nghĩa với việc hình thành một nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa của Liên Xô chỉ cách bờ biển Florida của Mỹ chưa đến một trăm dặm.[5] Do lo sợ trước dã tâm xâm lược của Mỹ sau sự kiện Vịnh Con Lợn, Fidel Castro đã yêu cầu trợ giúp quân sự từ phía Liên Xô.[6]

Đáp ứng lời đề nghị trợ giúp quân sự của Fidel Castro, phía Liên Xô đã bí mật tháo rời hàng chục tên lửa và máy bay, đóng thành kiện và chuyển đến Cuba để lắp đặt các tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân. Vào ngày 14/09/1962, chỉ sau khi các tên lửa nói trên đã được triển khai, Mỹ mới phát hiện được những vũ khí này trên đất Cuba thông qua hình ảnh chụp lại được của máy bay do thám U-2. Ngay lập tức, phía Mỹ cho rằng, sự hiện diện quân sự của Liên Xô tại Cuba là mối đe dọa an ninh nghiêm trọng cho nước Mỹ. Do đó, các lực lượng quân đội tinh nhuệ của Mỹ gồm lính thủy đánh bộ và bộ binh đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.

Đến ngày 22/10/1962, Mỹ ra lệnh “phong tỏa” đường biển[7] đối với Cuba, đồng nghĩa rằng bất kỳ tàu thuyền nào, đang treo cờ của bất kỳ nước nào, đi tới Cuba đều phải chấp nhận cho các chiến hạm của Mỹ kiểm tra, nếu không sẽ bị đánh chìm. Ngoài ra, Mỹ cũng tập kết một biên đội hải quân khổng lồ đến Biển Carribean và cho sẵn sàng cất cánh một nửa số lượng máy bay ném bom chiến lược của mình.[8] Ở trong nước, thông qua phát sóng trên truyền hình, Tổng thống Mỹ Kennedy đã đưa ra lời kêu gọi toàn dân về khả năng nổ ra chiến tranh với Liên Xô. Phía Liên Xô cũng tích cực đặt các lực lượng vũ trang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Các tàu chở tên lửa của Liên Xô vẫn tiếp tục nhằm hướng cảng biển của Cuba.[9] Các động thái này càng làm gia tăng xung đột và thế đối đầu giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô xung quanh vấn đề Cuba.

Tuy chuẩn bị các động thái quân sự như vậy, Mỹ cũng tích cực có các cuộc tiếp xúc ngầm và trao đổi thư từ với Liên Xô để giải quyết khủng hoảng. Từ ngày 23/10 đến 28/10/1962, hai siêu cường đã dần dần đi đến một thỏa hiệp làm hài lòng cả hai để kết thúc cuộc khủng hoảng. Hai bên tuyên bố công khai thỏa hiệp của mình, được ký kết vào ngày 28/10/1962, với các nội dung sau: (i) Mỹ đồng ý từ bỏ ý tưởng lật đổ Cuba bằng vũ lực; (ii) Liên Xô cũng sẽ tháo gỡ các thiết bị tên lửa tại Cuba, rút khỏi hòn đảo và không bố trí thêm tên lửa tại đây; (iii) Mỹ sẽ rút các tên lửa hạt nhân Jupiter ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 4-5 tháng.[10] Liên Hợp Quốc sẽ đưa các quan sát viên vào Cuba để giám sát việc tháo dỡ tên lửa. Thỏa thuận này đã không có sự tham vấn ý kiến của nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro.[11]

Sau đó, cả Mỹ và Liên Xô đều đã thực hiện đúng những gì mình đã cam kết với bên còn lại. Mỹ cũng đã dỡ bỏ lệnh phong tỏa quân sự lên Cuba. Như vậy, sau hai tuần khủng hoảng, thế giới đã thoát khỏi nguy cơ chứng kiến một cuộc chiến hạt nhân giữa hai siêu cường.

Tác động của Khủng hoảng Tên lửa Cuba đến Hệ thống Yalta

Để phân tích tác động của một sự kiện lên hệ thống quốc tế, cần xét đến các thành tố cụ thể của hệ thống. Theo GS. Joseph Nye (Đại học Harvard, Mỹ). một hệ thống bao gồm cấu trúc (structure) và tiến trình (process). Trong đó, cấu trúc của một hệ thống là sự phân bổ quyền lực giữa các phần tử/đơn vị cấu thành hệ thống. Còn tiến trình là mô hình và loại liên hệ giữa các phần tử trong hệ thống đó.[12]

Khi xét đến cấu trúc, sự kiện Khủng hoảng Tên lửa Cuba có tác động đến (i) cách sắp xếp của các phần tử thuộc hệ thống và (ii) tương quan lực lượng giữa các phần tử thuộc hệ thống. Khi xét đến tiến trình, sự kiện này cũng đã có những tác động đến luật chơi của hệ thống, đặc biệt là luật chơi mà Mỹ và Liên Xô thỏa thuận và áp dụng trong việc điều phối quan hệ với nhau.

Tác động đến cấu trúc của Hệ thống Yalta

Tác động đến cách sắp xếp các phần tử

Như đã nêu trước đó, các phần tử của Hệ thống Yalta được phân chia thành ba nhóm, gồm: (i) Các nước thuộc phe tư bản chủ nghĩa; (ii) Các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa; (iii) Các nước thế giới thứ ba thuộc Phong trào Không liên kết. Việc một nước Mỹ Latinh vốn là thuộc địa của Mỹ như Cuba, nay lại tuyên bố về phe các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu đã tạo ra thay đổi trong cách sắp xếp các phần tử theo chuẩn phân chia ý thức hệ nói trên. Một phần tử thuộc nhóm thứ nhất đã chuyển sang nhóm thứ hai. Việc Liên Xô lắp đặt tên lửa hạt nhân trên đất Cuba trong Khủng hoảng Tên lửa Cuba càng củng cố thêm sự thay đổi này.

Theo Học thuyết Monroe: “Châu Mỹ là của người Mỹ”, Mỹ vẫn luôn coi Mỹ Latinh là sân sau của mình và không cho bất kỳ quốc gia ngoài châu Mỹ nào can thiệp vào công việc của châu lục này.[13] Nói cách khác, Mỹ chính là bá quyền của khu vực và mọi nỗ lực gây ảnh hưởng đến sân sau của Mỹ sẽ là một hành vi thách thức nước Mỹ. Do đó, việc lần đầu tiên có một nước Mỹ Latinh chỉ cách Mỹ chưa đến một trăm dặm công khai tuyên bố xây dựng chủ nghĩa xã hội chính là một đòn đả kích mạnh mẽ đối với Mỹ. Và việc Liên Xô trợ giúp Cuba trong Khủng hoảng Tên lửa Cuba bị Mỹ coi là hành động thách thức của phe xã hội chủ nghĩa. Đó là nguyên nhân gây ra rạn nứt nghiêm trọng trong quan hệ Mỹ – Cuba cũng như tập hợp lực lượng nội bộ tiểu hệ thống tư bản chủ nghĩa.

Nhìn rộng hơn, xích mích Mỹ – Cuba đã góp phần làm xói mòn ảnh hưởng của Mỹ tại Mỹ Latinh. Từ sau Chiến tranh Thế giới II, Mỹ đã tăng cường ảnh hưởng của mình tại đây thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và các hiệp ước chính trị ký giữa các nước châu Mỹ, tiêu biểu là Hiến chương Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) (1951).[14] Do đó, việc Cuba gia nhập phe xã hội chủ nghĩa đã thể hiện sự thất bại của Mỹ trong việc kiểm soát hoàn toàn Tây Bán cầu. Ngoài ra, thành công của Cách mạng Cuba cũng đã thúc đẩy việc chống lại sự kiềm chế của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh. Sau Cuba, đã có đấu tranh vũ trang ở nhiều nước Mỹ Latinh khác nhằm yêu cầu các chính phủ giảm bớt lệ thuộc vào Mỹ như tại Venezuela, Bolivia, Columbia hay Nicaragua.[15] Như vậy, xung đột Mỹ – Cuba trong sự kiện Khủng hoảng Tên lửa năm 1962 đã gây ảnh hưởng đến tập hợp lực lượng do Mỹ chi phối.

Ngoài ra, sự kiện Khủng hoảng Tên lửa Cuba cũng có tác động đến tiểu hệ thống xã hội chủ nghĩa. Việc Mỹ và Liên Xô đi đến thỏa hiệp tháo dỡ các tên lửa dưới sự giám sát của Liên Hợp Quốc mà không có sự tham vấn ý kiến của nhà lãnh đạo Cuba đã khiến Cuba cảm thấy chủ quyền quốc gia bị vi phạm, dẫn đến những xích mích trong quan hệ Liên Xô – Cuba một thời gian sau đó. Điều này làm cho phần tử Cuba không gắn kết chặt chẽ với Liên Xô – phần tử chi phối tiểu hệ thống xã hội chủ nghĩa dù Cuba vẫn nằm trong tiểu hệ thống đó.

Tác động đến tương quan lực lượng giữa các phần tử

Sau sự kiện Khủng hoảng Tên lửa Cuba, cán cân lực lượng đã thay đổi theo hướng có lợi cho Liên Xô trong ngắn hạn. Thứ nhất, việc Cuba tuyên bố đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và việc Liên Xô triển khai tên lửa ở Cuba đã làm cho vùng ảnh hưởng của Liên Xô được mở rộng ra chính sân sau của Mỹ. Thứ hai, việc hệ thống tên lửa Jupiter của Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ được rút đi sau khi Xô – Mỹ đạt được thỏa hiệp kết thúc khủng hoảng cũng có tác động phá vỡ một mắt xích tên lửa bao vây nằm ngay sát sườn Liên Xô. Trước đó, Mỹ đã có các hệ thống tên lửa tại châu Âu, những vị trí ở gần Liên Xô như Anh, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ. Còn Liên Xô lại chưa có các hệ thống tên lửa được triển khai tại những vị trí sát sườn Mỹ.[16] Với những quả tên lửa được triển khai ở Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ chỉ cần từ 5-6 phút để tấn công Liên Xô bằng vũ khí hạt nhân. Còn nếu muốn tấn công Mỹ bằng cách tương tự, Liên Xô sẽ phải phóng các tên lửa trên lãnh thổ của mình đến Mỹ, mất khoảng 20-30 phút.[17] Hơn nữa, tại thời điểm diễn ra Khủng hoảng Tên lửa Cuba, Mỹ có ưu thế tuyệt đối về vũ khí hạt nhân so với Liên Xô với tỷ lệ 17:1.[18] Do đó, việc Mỹ thỏa hiệp, rút hệ thống tên lửa tại Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp cho vành đai an ninh của Liên Xô được củng cố thêm.

Trong dài hạn, sự kiện Khủng hoảng Tên lửa Cuba đã khiến cả hai siêu cường Mỹ và Liên Xô nhận ra sự nguy hiểm của việc để xảy ra chiến tranh hạt nhân. Do đó, sau khi kết thúc khủng hoảng, hai siêu cường đã cùng nhau đàm phán và ký kết nhiều hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược. Việc thực thi các hiệp ước này đã tạo ra một thế cân bằng chiến lược quân sự cả về chất lượng và số lượng tương đối ổn định giữa Mỹ và Liên Xô trong khoảng hai thập kỷ sau khủng hoảng.[19]

Tác động đến tiến trình của hệ thống Yalta

Căng thẳng bên bờ vực chiến tranh hạt nhân của Khủng hoảng Tên lửa Cuba đã khiến hai siêu cường Mỹ và Liên Xô nhận thức được tầm quan trọng của việc đối thoại và xây dựng lòng tin của đối phương đối với các cam kết mà mình đưa ra, thay cho đối đầu quân sự. Bên cạnh việc đặt các lực lượng quân sự của mình trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, hai bên đã có những tiếp xúc ngoại giao để tránh những tính toán sai lầm (miscalculation) mà có thể dẫn đến chiến tranh trong tuần thứ hai của cuộc khủng hoảng. Bởi nếu chiến tranh hạt nhân giữa hai siêu cường thực sự xảy ra, cả thế giới sẽ có nguy cơ bị hủy diệt. Đó là điều mà không một quốc gia nào mong muốn. Bên cạnh đó, trong quá trình hai siêu cường giải quyết khủng hoảng, nhiều nỗ lực ngoại giao can thiệp hòa giải của Liên Hợp Quốc đã diễn ra.[20] Những vận động này đã phần nào giúp thúc đẩy các cuộc tiếp xúc ngoại giao nói trên giữa hai siêu cường. Như vậy, trong bối cảnh căng thẳng lên đến đỉnh điểm và có nguy cơ nổ ra Thế chiến III, ngoại giao và đối thoại đã đóng một vai trò rất quan trọng và thể hiện một tư duy mới trong quan hệ Mỹ – Xô, thay cho tư duy đối đầu quân sự – vốn là một luật chơi đặc trưng của Hệ thống Yalta.

Nhìn xa hơn, từ việc thúc đẩy vai trò của ngoại giao và đối thoại, sự kiện Khủng hoảng Tên lửa Cuba sau khi kết thúc đã có tác động mở ra thời kỳ hòa hoãn giữa hai siêu cường vào thập kỷ 60 và 70, cũng như thúc đẩy hai bên tiếp tục đàm phán và ký kết các hiệp định giải trừ vũ khí hạt nhân. Ngày 20/06/1963, một đường dây nóng hoạt động ngày đêm kết nối Washington và Moscow đã được thiết lập để hai nhà lãnh đạo hai nước có thể nói chuyện trực tiếp với nhau, từ đó ngăn ngừa bất kỳ một cuộc khủng hoảng tương tự nào có thể xảy ra trong tương lai. Điều này giúp mở ra thói quen đối thoại giữa hai siêu cường về sau.

Ngoài ra, như đã nêu trước đó, với tư cách là đỉnh điểm của tình trạng “bên miệng hố chiến tranh”, Khủng hoảng Tên lửa Cuba cũng đã làm cho hai siêu cường ngày càng nhận thức rõ được sự nguy hiểm của việc xảy ra chiến tranh hạt nhân trong bối cảnh cả hai đều đang sở hữu những kho vũ khí hạt nhân khổng lồ. Nếu như chỉ một bên có những tính toán sai lầm do không hiểu lẫn nhau thông qua đối thoại, rất có thể họ sẽ bấm nút và mở màn cho một cuộc chiến tranh hạt nhân, đe dọa đến sự tồn vong của cả nhân loại. Chính vì thế, hàng loạt hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược đã được ký kết giữa hai siêu cường sau khi sự kiện Khủng hoảng Tên lửa Cuba kết thúc. Việc đàm phán các hiệp định giải trừ quân bị giữa Mỹ và Liên Xô được đẩy mạnh, chia làm ba cụm vấn đề chính là (i) hạn chế vũ khí hạt nhân, (ii) điều chỉnh các vấn đề sử dụng không gian vũ trụ cho mục đích quân sự, (iii) triển khai cấm chuyển giao tự do vật chất hạt nhân và công nghệ sử dụng chúng cho các quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân. Đây chính là tiền đề quan trọng cho sự hình thành của các hiệp ước như Hiệp ước hạn chế thử vũ khí nguyên tử (08/1963), Hiệp ước hạn chế đưa các phương tiện mang vũ khí hạt nhân lên vũ trụ (01/1967), Hiệp ước Không Phổ biến vũ khí hạt nhân (07/1968), Hiệp ước về hạn chế Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo – ABM Treaty (1972) hay Hiệp định tạm thời về một số biện pháp trong lĩnh vực hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1) (1972).[21]

Khủng hoảng Tên lửa Cuba cũng có tác động củng cố các luật chơi liên quan đến vũ khí hạt nhân của Hệ thống Yalta, bao gồm răn đe hạt nhân và đảm bảo hủy diệt lẫn nhau. Thứ nhất, răn đe hạt nhân (nuclear deterrence) là một phần trong chính sách răn đe nói chung, nhưng do mức độ khả tín (credibility) của răn đe bằng vũ khí hạt nhân là quá lớn nên kể từ sau khủng hoảng, hai siêu cường đã phải áp dụng lối tư duy khác trong hành xử của mình. Do mức độ hủy diệt của vũ khí hạt nhân quá lớn nên dù chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh, Mỹ và Liên Xô đều đã phải có các cuộc tiếp xúc và trình bày quan điểm của mình là không muốn chiến tranh xảy ra. Như vậy, khủng hoảng hạt nhân tại Cuba đã củng cố răn đe hạt nhân lẫn nhau giữa Mỹ và Liên Xô một cách mạnh mẽ. Thứ hai, răn đe hạt nhân cũng được củng cố bằng tình trạng đảm bảo hủy diệt lẫn nhau (mutually assured destruction – MAD) trong sự kiện này. Bởi tình trạng đó xảy ra với điều kiện cần là khi cả hai bên đã có răn đe hạt nhân với khả năng tấn công đầu tiên (first-strike capability), nghĩa là tấn công đối phương trước bằng vũ khí hạt nhân. Nhưng điều kiện đủ để xảy ra tình trạng MAD chính là cả hai bên đều có khả năng tấn công lần thứ hai (second-strike capability),[22] nghĩa là một bên dù bị bên kia tấn công bằng vũ khí hạt nhân trước, nhưng vẫn còn khả năng đáp trả bằng vũ khí hạt nhân, khiến đối phương cũng bị thứ vũ khí này hủy diệt. Mỹ có các tên lửa hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ, còn Liên Xô giờ đây có tên lửa hạt nhân ở Cuba, đó chính là những điều kiện đảm bảo cho khả năng tấn công lần thứ hai của cả hai siêu cường trước đối thủ. Như vậy, Khủng hoảng Tên lửa Cuba đã củng cố khả năng tấn công lần thứ hai cho Liên Xô, tăng nguy cơ xảy ra tình trạng MAD và củng cố luật chơi “răn đe hạt nhân” của Hệ thống Yalta.

Tóm lại, Khủng hoảng Tên lửa Cuba đã có tác động đáng kể đến cấu trúc và tiến trình của Hệ thống Yalta. Về cấu trúc, sự kiện này đã (i) củng cố sự chuyển mình của Cuba từ phe tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu sang phe xã hội chủ nghĩa cho Liên Xô đóng vai trò chủ đạo; (ii) làm suy giảm tập hợp lực lượng của Mỹ tại Mỹ Latinh do hiệu ứng domino nảy sinh từ thành công của Cách mạng Cuba, với việc nhiều nước Mỹ Latinh khác chống đối lại sự kiểm soát của Mỹ tại khu vực này; (iii) cải thiện cán cân lực lượng về vũ khí hạt nhân cho Liên Xô trước Mỹ do Mỹ rút các tên lửa Jupiter ở Thổ Nhĩ Kỳ; và (iv) góp phần mở ra thế cân bằng chiến lược tương đối ổn định giữa Mỹ và Liên Xô trong thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ XX nhờ các hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược do hai siêu cường đàm phán và ký kết. Về tiến trình, Khủng hoảng Tên lửa Cuba đã (i) góp phần nâng cao vai trò của đối thoại, ngoại giao thay cho đối đầu quân sự thông qua các cuộc đàm phán và ký kết các hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược; cũng như (ii) củng cố luật chơi răn đe hạt nhân và đảm bảo hủy diệt lẫn nhau giữa hai siêu cường./.

————–

[1] Cách tiếp cận hệ thống là cách tiếp cận hiệu quả dùng cho nghiên cứu chính trị quốc tế. Phương pháp này phân tích quan hệ quốc tế với tư cách là (i) một hệ thống các tương tác giữa các quốc gia theo nghĩa hẹp và (ii) sự vận hành của hệ thống quốc tế như là một chỉnh thể. Trong hệ thống quốc tế, các quốc gia là các đơn vị cấu thành cơ bản.

[2] Joseph Nye (2012), Nhập môn Xung đột quốc tế: Các vấn đề lý thuyết và lịch sử, Học viện Ngoại giao, Khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao, Hà Nội, tr. 14-15.

[3] Nguyễn Thị Kim Phụng (Biên dịch), 14/10/1962: Khủng hoảng Tên lửa Cuba bắt đầu, Nghiên cứu quốc tế, http://nghiencuuquocte.org/2016/10/14/khung-hoang-ten-lua-cuba-bat-dau/.

[4] Aleksey Bogaturov, Viktor Averkov (2013), Lịch sử Quan hệ quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr. 230.

[5] Nguyễn Thị Kim Phụng (Biên dịch), 14/10/1962: Khủng hoảng Tên lửa Cuba bắt đầu, Nghiên cứu quốc tế, http://nghiencuuquocte.org/2016/10/14/khung-hoang-ten-lua-cuba-bat-dau/.

[6] NXB Sự thật (1990), Về chiến lược quân sự toàn cầu của đế quốc Mỹ, Hà Nội, tr. 28.

[7] Cụm từ “phong tỏa” đồng nghĩa với “xâm lược” trong luật pháp quốc tế, nên Mỹ đã sử dụng từ “cách ly kiểm dịch” thay cho “phong tỏa” hòn đảo Cuba. Nguồn: Aleksey Bogaturov, Viktor Averkov (2013), Lịch sử Quan hệ quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr. 233.

[8] Phạm Thủy Tiên, Khủng hoảng tên lửa Cuba (Cuban missile crisis), Nghiên cứu quốc tế, http://nghiencuuquocte.org/2015/10/03/khung-hoang-ten-lua-cuba/.

[9] Aleksey Bogaturov, Viktor Averkov (2013), Lịch sử Quan hệ quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr. 233.

[10] Aleksey Bogaturov, Viktor Averkov (2013), Lịch sử Quan hệ quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr. 234.

[11] Phạm Thủy Tiên, Khủng hoảng tên lửa Cuba (Cuban missile crisis), Nghiên cứu quốc tế, http://nghiencuuquocte.org/2015/10/03/khung-hoang-ten-lua-cuba/.

[12] Joseph Nye (2012), Nhập môn Xung đột quốc tế: Các vấn đề lý thuyết và lịch sử, Học viện Ngoại giao, Khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao, Hà Nội, tr. 63.

[13] Lê Thành Lâm, Học thuyết Monroe (Monroe Doctrine), Nghiên cứu quốc tế, http://nghiencuuquocte.org/2015/08/15/hoc-thuyet-monroe-monroe-doctrine/.

[14] Trần Văn Đào, Phan Doãn Nam (2001), Giáo trình Lịch sử quan hệ quốc tế 1945 – 1990, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội, tr. 273.

[15] Trần Văn Đào, Phan Doãn Nam (2001), Giáo trình Lịch sử quan hệ quốc tế 1945 – 1990, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội, tr. 273.

[16] Phạm Thủy Tiên, Khủng hoảng tên lửa Cuba (Cuban missile crisis), Nghiên cứu quốc tế, http://nghiencuuquocte.org/2015/10/03/khung-hoang-ten-lua-cuba/.

[17] Minh Thành, Khủng hoảng Tên lửa Cuba và những điều chưa biết – Kỳ 3, Dân Trí, http://dantri.com.vn/su-kien/khung-hoang-ten-lua-cuba-va-nhung-dieu-chua-biet-ky-3-1378058414.htm.

[18] Joseph Nye (2012), Nhập môn Xung đột quốc tế: Các vấn đề lý thuyết và lịch sử, Học viện Ngoại giao, Khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao, Hà Nội, tr. 209.

[19] Nguyễn Anh Thái (Chủ biên) (2006), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 246-247.

[20] Phạm Thủy Tiên, Khủng hoảng tên lửa Cuba (Cuban missile crisis), Nghiên cứu quốc tế, http://nghiencuuquocte.org/2015/10/03/khung-hoang-ten-lua-cuba/ truy cập ngày 05/01/2018.

[21] Aleksey Bogaturov, Viktor Averkov (2013), Lịch sử Quan hệ quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr. 236-251.

[22] Michael Mandelbaum, Will Nuclear History Repeat Itself in Korea?, Project Syndicate, https://www.project-syndicate.org/commentary/north-korea-nuclear-weapons-chinese-pressure-by-michael-mandelbaum-2017-04 truy cập ngày 15/04/2017.

 1 


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm