Tham Khảo
Kiều Hối Hận
Khuân tiền đánh bạc và oằn lưng vì nợ như tay Cửu Vạn.
Bước sang năm mới, xin làm khó độc giả một tí mà nói chuyện kinh tế hay kinh hãi...
Sinh thời, có lần nhà thơ Nguyễn Chí Thiện phàn nàn với người viết này về chuyện "kiều hối". Lần đó, người viết thuyết trình về hiện tượng người hải ngoại gửi tiền về cho thân nhân ở nhà và nhân đó phê phán chữ "kiều hối".
Việc người dân một nước sống ở bên ngoài mà gửi tiền về cho gia đình ở nhà là hiện tượng phổ biến, được gọi là "remittance". Nổi tiếng nhất vì nhiều nhất là các trường hợp của dân Ấn Độ, Phi Luật Tân, Trung Quốc, hay Mễ Tây Cơ. Các định chế tài chánh quốc tế đều có nghiên cứu và tổng hợp thống kê từ khảo sát rộng lớn, với nhiều công trình chính xác đến độ liệt kê cả hoa hồng rẻ đắt của từng mạng lưới chuyển ngân, như Western Union, MoneyGram hay ngân hàng...
Theo Ngân hàng Thế giới thì năm 2013, tổng số chuyển ngân của tư nhân cho gia đình ở nhà lên tới 504 tỷ Mỹ kim, trong đó có 440 tỷ trút về các nước đang phát triển, một mỹ từ về các nước chậm tiến, chưa phát triển. Họ còn dự báo là năm 2014 số tiền ấy tăng được 5%. Ít ai để ý đến sự kiện là khoản viện trợ gia đình này cao hơn ngạch số viện trợ chính thức của các nước giàu cho các nước nghèo.
Lần đó, đã khá lâu rồi, người viết phê bình chữ "kiều hối" được sử dụng ở nhà rồi được truyền thông vô tâm cùa chúng ta thoải mái dùng lại mà không suy nghĩ.
Theo định nghĩa chung thì đấy là nghiệp vụ hối đoái - Việt cộng gọi là ngoại hối - do người dân ở ngoài gửi về. Trong trường hợp Việt Nam thì người dân ở ngoài được họ gọi là "Việt kiều", công dân Việt Nam đang là ngoại kiều tại xứ khác. Hàm ý chính trị của chữ "kiều hối" là nhiều người hải ngoại là thần dân của các chú ngất ngưởng trong cõi Ba Đình linh tinh nơi đó.
Vào thời ấy, dăm bảy năm trước, khi lượng tiền ở hải ngoại gửi về ở khoảng sáu tỷ đô la một năm, thì chữ "kiều hối" này sai bét.
Đại đa số người gửi tiền về cho gia đình đều là nạn nhân cộng sản, thuyền nhân hay dân di tản, họ không chấp nhận chế độ nên chẳng nghĩ mình là "Việt kiều" như Hà Nội muốn ám chỉ. Thời ấy, những người Việt đi lao động ở nước ngoài còn ít và làm ăn cực khổ chứ cũng chẳng dư giả gì để gửi mấy tỷ về nhà. Còn Việt kiều tại Nga hay Đông Âu thì không chơi kiểu đó khi cần chuyển tiền về nhà để kinh doanh.
Theo ước lượng của quốc tế thì đến 80% lượng "remittance" gửi về Việt Nam xuất phát từ Hoa Kỳ, nơi sinh sống của đa số người Việt tỵ nạn ở hải ngoại. Họ gửi tiền về vì lòng thương hơn là để "xây dựng chế độ". Dù kết quả sau cùng thì vẫn là cứu nguy chế độ.
Nói thêm về kinh tế cho vui chuyện đầu năm: lượng tiền tươi và khỏi bồi hoàn này cao bằng 7% tổng số sản xuất của cả nước, ngẫu nhiên sao cũng bằng đà tăng trưởng gọi là rồng cọp của Việt Nam. Như vậy, nếu thiếu khoản ngoại viện của khúc ruột xa ngàn dậm thì đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ là số không? Nếu có tăng trưởng thật thì khoản lợi tức sai biệt ấy chảy đi đâu? Bốc thành khói vì được tẩu tán ra ngoài?
Ai chẳng biết khi ta ra quầy gửi tiền, giả dụ như ngàn bạc, về cho thân nhân thì hãng gửi tiền chẳng cầm 10 tờ giấy trăm đồng bay qua đại dương để về trao cho người nhận ở nhà. Họ làm một nghiệp vụ kế toán là tá ghi 1,000 vào một trương mục ở bên này, bên kia có một trương mục được thải ghi khi ai đó xoè ngàn bạc ra và biết là nhờ vậy mình có một thiên nằm sẵn ở ngoài...
Ở đây miễn nói đến hoa hồng của nghiệp vụ chuyển ngân hai chiều ấy. Ai chẳng cần kiếm ăn?
Lần ấy, Nguyễn Chí Thiện nêu câu hỏi là liệu số tiền gửi về có nhiều như Ngân hàng Thế giới hay Bộ Ngân khố Hoa Kỳ ước tính không? Trong chỗ thân tình, ông còn kín đáo phàn nàn với người viết, rằng nếu đưa ra con số quá lớn như vậy, khi Tổng sản lượng của Việt Nam chỉ có chừng 90 tỷ đô, thì biết đâu là ta lại tuyên truyền cho chế độ?
Sự thật còn bi quan hơn cái nhìn của nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng của chúng ta:
Con số đó chỉ là thống kê chính thức của các tổ chức tài chánh chứ họ không đếm nhiều khoản chuyển ngân lậu khác. Hoặc không nói đến số tiền mặt mà người Việt về thăm nhà đã lặng lẽ để lại cho bà con trước khi ra khỏi thiên đường... Phép tính nhẩm là ta nên nhân gấp đôi con số chính thức thì may ra có con số thật!
Ngày nay, tình hình còn bi đát hơn thế!
Năm 2013, lượng "kiều hối" chính thức đã vượt 10 tỷ để lên đến 11 tỷ, khi Tổng sản lượng của Việt Nam được Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính là 170 tỷ đô la... Theo Ngân hàng Thế giới dự đoán thì năm 2014, Việt Nam được người Việt viện trợ khoảng 11,403 tỷ (11 tỷ 403 triệu đô la).
Khách có người hỏi, cớ sao trong một bài bình luận đầu năm, người viết lại oanh kích vào đó? Tiền lì xì hay sao vậy?
– Thưa rằng có vài chuyện cần giải thích thì mọi việc đều sáng trưng!
Thời nay, nhiều người Việt gốc tỵ nạn mặc nhiên hành xử như Việt kiều, dù chả ham gì chế độ mục nát ấy. Họ có ý thức chính trị thấp ngang tầm cỏ. Nhưng ly kỳ hơn thế, họ có ý thức kinh tế rất cao.
Người ta nghiệm thấy khi kinh tế thế giới gặp khó khăn, nhất là tại các nước Âu-Mỹ như thời 2008-2009, thì số tiền gửi về cho thân nhân có giảm sút. Xin bà con thông cảm! Từ sáu tỷ tám năm 2008 thì Việt Nam chỉ được có sáu tỷ vào năm 2009!
Thế rồi dòng tiền lại tăng vọt bất ngờ: năm 2010 được 8.26 tỷ, 2011 được 8.6 tỷ, qua năm 2012 thì được 10 tỷ, năm sau thì tăng 10% lên tới 11 tỷ... Trong mấy năm đó, bà con ta tại Âu Châu hay Hoa Kỳ này chưa thấy khấm khá, lương lậu cũng vậy. Thế thì vì sao lại gửi tiền về như nước?
Vì ý thức kinh tế. Đó là nhiều người tìm tiền ở chỗ rẻ đem về kiếm lời ở nơi có lãi suất cao.
Thuật ngữ kinh tế gọi nghiệp vụ đầu tư ấy là "carry trade". Từ Anh ngữ này khá thông dụng nên người Pháp cũng dùng khi nói đến nghiệp vụ đầu tư bằng ngoại tệ. Trung Quốc và Hong Kong thì dịch thành "lợi sai giao dịch".
Nhưng nếu chỉ đem tiền mình đang có mà đưa về nhà đánh bạc thì vẫn chưa tinh. Đi vay với lãi suất rẻ để về cho nơi khác vay lại với lãi suất cao hơn thì mới hợp cách "một vốn bốn lời". Hoặc vay ngắn hạn với phân lời thấp để cho vay lại trong dài hạn với phân lời cao cũng là một cách làm giàu thật nhanh. Nói theo ngôn từ cách mạng của đảng nó thì đấy cũng là "lấy ngắn nuôi dài".
Các đấng "Việt kiều" tinh khôn của ta thì nghĩ đến chữ "thương người như thể thương thân".
Khi kinh tế Hoa Kỳ còn èo uột, lãi suất tại Mỹ bò ngang trên sàn thì mượn đồng tiền rẻ này đem về nhà kiếm lời. Lượng "kiều hối" tăng vọt từ mấy năm qua vì ngoài chuyện làm nghĩa lại có nghiệp vụ làm tiền. Tui không "care" nhưng tui làm "carry trade"!
Họ kìn kìn khuân tiền như tay Cửu Vạn trong một cỗ Tổ Tôm hay Tài Bàn. Nhưng là những tay Cửu Vạn hiện đại, tung hoành trên không gian điện toán. Đổi mới mà!
Đa số những người tính toán ấy không chơi dại mà đem tiền về đầu tư vào dự án sản xuất dăm ba năm mới có kết quả, dù là để gia tăng sản lượng cho kinh tế quốc dân hay gia đình và nhờ đó tạo ra việc làm. Chỉ vì môi trường làm ăn đầy bất trắc và nạn tham nhũng hay tiền chè lá là những ẩn phí vĩ đại.
Họ chủ yếu đầu tư bằng cách đổi ra tiền Bác rồi gửi vào ngân hàng để tìm sai biệt về lãi suất. Hoặc tung tiền buôn vàng khi giá vàng trong nước còn cao hơn giá vàng quốc tế. Thản hoặc như nếu có thân nhân thuộc loại thần thế có nhiều thẻ đỏ thì họ đầu tư vào thị trường địa ốc.
Mỗi dịp gừi tiền về như vậy thì lại tạo cơ hội cho các bậc thế giá ở trong tẩu tán tài sản ra ngoài. Trong ngoài gì đều có lợi cả! Đề huề.
Thế rồi một buổi chiều Thu...
Dù lãi suất tại Mỹ còn rẻ, hối suất Mỹ kim so với các ngoại tệ khác lại tăng! Vùn vụt. Ngược lại, các đồng tiền khác thì rớt giá như cục gạch. Khi cần thu lại Mỹ kim để trả nợ thì phải cần nhiều tiền hơn mới đổi được một đô la. Nếu Mỹ kim cứ lên giá thì nhà nhà đều phải đổi tiền và diễn ra cảnh bán tháo. Cho đến ngày nhà nước xanh mặt vì dự trữ ngoại tệ bị bào mỏng mà ra quyết định hạn chế nghiệp vụ giao dịch bằng đô la. Rồi sẽ kiểm soát luôn thị trường hối đoái để tránh nạn tẩu tán tài sản làm nhà nước vỡ nợ!
Thế giới đã từng thấy những lần nghiệp vụ đầu tư như vậy bị tréo giò làm nhà đầu tư nằm thẳng cẳng như những anh Cửu Vạn bị đè dưới núi nợ. Đầu năm 2008, ngân hàng đầu tư Bear Sterns của Mỹ phá sản và được bán rẻ cho JP Morgan Stanley vì đã vay ngắn hạn để cho vay dài hạn và gặp nạn vì phân lời đảo chiều khi kinh tế suy trầm. Trước đó, vào quãng 1990, kinh tế Nhật lãnh họa khi đồng Yen lên giá. Gần đây, các đại gia của Putin đang chết thảm vì đồng Rúp sụt giá.
Bây giờ đến lượt anh em ta!
Đầu năm mà nói chuyện Tổ Tôm với mấy tay Cửu Vạn thì ta khó quên được bài vè:
Xoay dọc rồi lại xoay ngang,
Xoay xong nước lợi xoay sang nước ù.
Xoay nhanh hơn cả đèn cù,
Chậm xoay có lúc bỏ ù quên ăn.
Có câu cách ngôn ở đây được tự biên tự diễn cho thêm phần náo nhiệt:
Bây giờ đến lúc ăn năn.
Vì vậy mới gọi là "kiều hối hận"! Khách nghe rồi bật cười, cái mặt đểu đểu thấy dễ ghét...
Nguyễn-Xuân Nghĩa
http://songnews.net/D_1-2_2-219_4-1240_15-2/kieu-hoi-han.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Kiều Hối Hận
Khuân tiền đánh bạc và oằn lưng vì nợ như tay Cửu Vạn.
Bước sang năm mới, xin làm khó độc giả một tí mà nói chuyện kinh tế hay kinh hãi...
Sinh thời, có lần nhà thơ Nguyễn Chí Thiện phàn nàn với người viết này về chuyện "kiều hối". Lần đó, người viết thuyết trình về hiện tượng người hải ngoại gửi tiền về cho thân nhân ở nhà và nhân đó phê phán chữ "kiều hối".
Việc người dân một nước sống ở bên ngoài mà gửi tiền về cho gia đình ở nhà là hiện tượng phổ biến, được gọi là "remittance". Nổi tiếng nhất vì nhiều nhất là các trường hợp của dân Ấn Độ, Phi Luật Tân, Trung Quốc, hay Mễ Tây Cơ. Các định chế tài chánh quốc tế đều có nghiên cứu và tổng hợp thống kê từ khảo sát rộng lớn, với nhiều công trình chính xác đến độ liệt kê cả hoa hồng rẻ đắt của từng mạng lưới chuyển ngân, như Western Union, MoneyGram hay ngân hàng...
Theo Ngân hàng Thế giới thì năm 2013, tổng số chuyển ngân của tư nhân cho gia đình ở nhà lên tới 504 tỷ Mỹ kim, trong đó có 440 tỷ trút về các nước đang phát triển, một mỹ từ về các nước chậm tiến, chưa phát triển. Họ còn dự báo là năm 2014 số tiền ấy tăng được 5%. Ít ai để ý đến sự kiện là khoản viện trợ gia đình này cao hơn ngạch số viện trợ chính thức của các nước giàu cho các nước nghèo.
Lần đó, đã khá lâu rồi, người viết phê bình chữ "kiều hối" được sử dụng ở nhà rồi được truyền thông vô tâm cùa chúng ta thoải mái dùng lại mà không suy nghĩ.
Theo định nghĩa chung thì đấy là nghiệp vụ hối đoái - Việt cộng gọi là ngoại hối - do người dân ở ngoài gửi về. Trong trường hợp Việt Nam thì người dân ở ngoài được họ gọi là "Việt kiều", công dân Việt Nam đang là ngoại kiều tại xứ khác. Hàm ý chính trị của chữ "kiều hối" là nhiều người hải ngoại là thần dân của các chú ngất ngưởng trong cõi Ba Đình linh tinh nơi đó.
Vào thời ấy, dăm bảy năm trước, khi lượng tiền ở hải ngoại gửi về ở khoảng sáu tỷ đô la một năm, thì chữ "kiều hối" này sai bét.
Đại đa số người gửi tiền về cho gia đình đều là nạn nhân cộng sản, thuyền nhân hay dân di tản, họ không chấp nhận chế độ nên chẳng nghĩ mình là "Việt kiều" như Hà Nội muốn ám chỉ. Thời ấy, những người Việt đi lao động ở nước ngoài còn ít và làm ăn cực khổ chứ cũng chẳng dư giả gì để gửi mấy tỷ về nhà. Còn Việt kiều tại Nga hay Đông Âu thì không chơi kiểu đó khi cần chuyển tiền về nhà để kinh doanh.
Theo ước lượng của quốc tế thì đến 80% lượng "remittance" gửi về Việt Nam xuất phát từ Hoa Kỳ, nơi sinh sống của đa số người Việt tỵ nạn ở hải ngoại. Họ gửi tiền về vì lòng thương hơn là để "xây dựng chế độ". Dù kết quả sau cùng thì vẫn là cứu nguy chế độ.
Nói thêm về kinh tế cho vui chuyện đầu năm: lượng tiền tươi và khỏi bồi hoàn này cao bằng 7% tổng số sản xuất của cả nước, ngẫu nhiên sao cũng bằng đà tăng trưởng gọi là rồng cọp của Việt Nam. Như vậy, nếu thiếu khoản ngoại viện của khúc ruột xa ngàn dậm thì đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ là số không? Nếu có tăng trưởng thật thì khoản lợi tức sai biệt ấy chảy đi đâu? Bốc thành khói vì được tẩu tán ra ngoài?
Ai chẳng biết khi ta ra quầy gửi tiền, giả dụ như ngàn bạc, về cho thân nhân thì hãng gửi tiền chẳng cầm 10 tờ giấy trăm đồng bay qua đại dương để về trao cho người nhận ở nhà. Họ làm một nghiệp vụ kế toán là tá ghi 1,000 vào một trương mục ở bên này, bên kia có một trương mục được thải ghi khi ai đó xoè ngàn bạc ra và biết là nhờ vậy mình có một thiên nằm sẵn ở ngoài...
Ở đây miễn nói đến hoa hồng của nghiệp vụ chuyển ngân hai chiều ấy. Ai chẳng cần kiếm ăn?
Lần ấy, Nguyễn Chí Thiện nêu câu hỏi là liệu số tiền gửi về có nhiều như Ngân hàng Thế giới hay Bộ Ngân khố Hoa Kỳ ước tính không? Trong chỗ thân tình, ông còn kín đáo phàn nàn với người viết, rằng nếu đưa ra con số quá lớn như vậy, khi Tổng sản lượng của Việt Nam chỉ có chừng 90 tỷ đô, thì biết đâu là ta lại tuyên truyền cho chế độ?
Sự thật còn bi quan hơn cái nhìn của nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng của chúng ta:
Con số đó chỉ là thống kê chính thức của các tổ chức tài chánh chứ họ không đếm nhiều khoản chuyển ngân lậu khác. Hoặc không nói đến số tiền mặt mà người Việt về thăm nhà đã lặng lẽ để lại cho bà con trước khi ra khỏi thiên đường... Phép tính nhẩm là ta nên nhân gấp đôi con số chính thức thì may ra có con số thật!
Ngày nay, tình hình còn bi đát hơn thế!
Năm 2013, lượng "kiều hối" chính thức đã vượt 10 tỷ để lên đến 11 tỷ, khi Tổng sản lượng của Việt Nam được Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính là 170 tỷ đô la... Theo Ngân hàng Thế giới dự đoán thì năm 2014, Việt Nam được người Việt viện trợ khoảng 11,403 tỷ (11 tỷ 403 triệu đô la).
Khách có người hỏi, cớ sao trong một bài bình luận đầu năm, người viết lại oanh kích vào đó? Tiền lì xì hay sao vậy?
– Thưa rằng có vài chuyện cần giải thích thì mọi việc đều sáng trưng!
Thời nay, nhiều người Việt gốc tỵ nạn mặc nhiên hành xử như Việt kiều, dù chả ham gì chế độ mục nát ấy. Họ có ý thức chính trị thấp ngang tầm cỏ. Nhưng ly kỳ hơn thế, họ có ý thức kinh tế rất cao.
Người ta nghiệm thấy khi kinh tế thế giới gặp khó khăn, nhất là tại các nước Âu-Mỹ như thời 2008-2009, thì số tiền gửi về cho thân nhân có giảm sút. Xin bà con thông cảm! Từ sáu tỷ tám năm 2008 thì Việt Nam chỉ được có sáu tỷ vào năm 2009!
Thế rồi dòng tiền lại tăng vọt bất ngờ: năm 2010 được 8.26 tỷ, 2011 được 8.6 tỷ, qua năm 2012 thì được 10 tỷ, năm sau thì tăng 10% lên tới 11 tỷ... Trong mấy năm đó, bà con ta tại Âu Châu hay Hoa Kỳ này chưa thấy khấm khá, lương lậu cũng vậy. Thế thì vì sao lại gửi tiền về như nước?
Vì ý thức kinh tế. Đó là nhiều người tìm tiền ở chỗ rẻ đem về kiếm lời ở nơi có lãi suất cao.
Thuật ngữ kinh tế gọi nghiệp vụ đầu tư ấy là "carry trade". Từ Anh ngữ này khá thông dụng nên người Pháp cũng dùng khi nói đến nghiệp vụ đầu tư bằng ngoại tệ. Trung Quốc và Hong Kong thì dịch thành "lợi sai giao dịch".
Nhưng nếu chỉ đem tiền mình đang có mà đưa về nhà đánh bạc thì vẫn chưa tinh. Đi vay với lãi suất rẻ để về cho nơi khác vay lại với lãi suất cao hơn thì mới hợp cách "một vốn bốn lời". Hoặc vay ngắn hạn với phân lời thấp để cho vay lại trong dài hạn với phân lời cao cũng là một cách làm giàu thật nhanh. Nói theo ngôn từ cách mạng của đảng nó thì đấy cũng là "lấy ngắn nuôi dài".
Các đấng "Việt kiều" tinh khôn của ta thì nghĩ đến chữ "thương người như thể thương thân".
Khi kinh tế Hoa Kỳ còn èo uột, lãi suất tại Mỹ bò ngang trên sàn thì mượn đồng tiền rẻ này đem về nhà kiếm lời. Lượng "kiều hối" tăng vọt từ mấy năm qua vì ngoài chuyện làm nghĩa lại có nghiệp vụ làm tiền. Tui không "care" nhưng tui làm "carry trade"!
Họ kìn kìn khuân tiền như tay Cửu Vạn trong một cỗ Tổ Tôm hay Tài Bàn. Nhưng là những tay Cửu Vạn hiện đại, tung hoành trên không gian điện toán. Đổi mới mà!
Đa số những người tính toán ấy không chơi dại mà đem tiền về đầu tư vào dự án sản xuất dăm ba năm mới có kết quả, dù là để gia tăng sản lượng cho kinh tế quốc dân hay gia đình và nhờ đó tạo ra việc làm. Chỉ vì môi trường làm ăn đầy bất trắc và nạn tham nhũng hay tiền chè lá là những ẩn phí vĩ đại.
Họ chủ yếu đầu tư bằng cách đổi ra tiền Bác rồi gửi vào ngân hàng để tìm sai biệt về lãi suất. Hoặc tung tiền buôn vàng khi giá vàng trong nước còn cao hơn giá vàng quốc tế. Thản hoặc như nếu có thân nhân thuộc loại thần thế có nhiều thẻ đỏ thì họ đầu tư vào thị trường địa ốc.
Mỗi dịp gừi tiền về như vậy thì lại tạo cơ hội cho các bậc thế giá ở trong tẩu tán tài sản ra ngoài. Trong ngoài gì đều có lợi cả! Đề huề.
Thế rồi một buổi chiều Thu...
Dù lãi suất tại Mỹ còn rẻ, hối suất Mỹ kim so với các ngoại tệ khác lại tăng! Vùn vụt. Ngược lại, các đồng tiền khác thì rớt giá như cục gạch. Khi cần thu lại Mỹ kim để trả nợ thì phải cần nhiều tiền hơn mới đổi được một đô la. Nếu Mỹ kim cứ lên giá thì nhà nhà đều phải đổi tiền và diễn ra cảnh bán tháo. Cho đến ngày nhà nước xanh mặt vì dự trữ ngoại tệ bị bào mỏng mà ra quyết định hạn chế nghiệp vụ giao dịch bằng đô la. Rồi sẽ kiểm soát luôn thị trường hối đoái để tránh nạn tẩu tán tài sản làm nhà nước vỡ nợ!
Thế giới đã từng thấy những lần nghiệp vụ đầu tư như vậy bị tréo giò làm nhà đầu tư nằm thẳng cẳng như những anh Cửu Vạn bị đè dưới núi nợ. Đầu năm 2008, ngân hàng đầu tư Bear Sterns của Mỹ phá sản và được bán rẻ cho JP Morgan Stanley vì đã vay ngắn hạn để cho vay dài hạn và gặp nạn vì phân lời đảo chiều khi kinh tế suy trầm. Trước đó, vào quãng 1990, kinh tế Nhật lãnh họa khi đồng Yen lên giá. Gần đây, các đại gia của Putin đang chết thảm vì đồng Rúp sụt giá.
Bây giờ đến lượt anh em ta!
Đầu năm mà nói chuyện Tổ Tôm với mấy tay Cửu Vạn thì ta khó quên được bài vè:
Xoay dọc rồi lại xoay ngang,
Xoay xong nước lợi xoay sang nước ù.
Xoay nhanh hơn cả đèn cù,
Chậm xoay có lúc bỏ ù quên ăn.
Có câu cách ngôn ở đây được tự biên tự diễn cho thêm phần náo nhiệt:
Bây giờ đến lúc ăn năn.
Vì vậy mới gọi là "kiều hối hận"! Khách nghe rồi bật cười, cái mặt đểu đểu thấy dễ ghét...
Nguyễn-Xuân Nghĩa
http://songnews.net/D_1-2_2-219_4-1240_15-2/kieu-hoi-han.html