Tham Khảo
Kinh tế Mỹ sáng sủa, tương lai toàn cầu kém xán lạn
Sau một năm trồi sụt thất thường, sự phục hồi kinh tế dường như đang bắt đầu đứng vững tại Hoa Kỳ. Cảm tưởng này được xác nhận một phần nhờ quyết định của ngân hàng trung ương nâng cao lãi suất lên lần đầu tiên kể từ khi sau vụ khủng hoảng tài chánh. Nhưng, theo như tường trình của Thông tín viên Mil Arcega, triển vọng kinh tế toàn cầu không được rõ ràng như thế.
Sự kiện lớn nhất diễn ra vào lúc năm 2015 sắp kết thúc là quyết định của Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất cho vay lên 0,25%.
Bà Janet Yellen, Chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang nói:
“Và việc này phản ánh sự tin tưởng của ủy ban là nền kinh tế sẽ tiếp tục lớn mạnh”.
Bất kể những trồi sụt trước đây trong năm, mức tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ hiện đã ổn định và tỉ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong vòng 7 năm nay.
Cơ quan đánh giá Standard and Poor dự trù mức tăng trưởng của kinh tế Mỹ là 2,7% trong năm 2016 và điều người Mỹ không thấy được trong hơn 7 năm qua là mọi người đều có việc làm.
Bà Beth Ann Bovino, kinh tế gia trưởng của S&P nói:
“Đó là tin vui, chúng ta đang chứng kiến sự tăng tiến, và chúng ta hy vọng được thấy nền kinh tế càng ngày càng vững mạnh, chúng ta hy vọng thấy tỉ lệ thất nghiệp xuống thấp hơn một ít, gần mức 4,6% vào cuối năm tới”.
Nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu u ám hơn một chút, theo như nhận xét của Hiệp hội Kinh doanh Quốc gia.
Ông Ken Simonson thuộc Hiệp hội nói:
“Triển vọng phát triển kinh tế trên toàn thế giới thấp hơn so với Hoa Kỳ, ít nhất là tại các nước đang phát triển”.
Một phúc trình của Liên Hiệp Quốc về triển vọng kinh tế toàn cầu dự báo những cơn gió ngược tiếp tục trên khắp thế giới, nhất là tại các thị trường mới nổi đã có thời thu hút các nhà đầu tư mưu tìm các mức lợi nhuận cao hơn. Ông Gus Faucher, kinh tế gia tại Công ty Dịch vụ Tài chánh PNC nói qua Skype.
“Tôi nghĩ các thị trường mới nổi sẽ gặp khó khăn hơn. Những thị trường này tùy thuộc nhiều hơn vào luồng vốn ra vào, do đó có thể có một vài xáo trộn khi Ngân hàng Trung ương Mỹ bắt đầu nâng lãi suất ở Hoa Kỳ”.
Và khi năm 2016 bắt đầu, những lo âu vẫn còn kéo dài có liên quan đến tình trạng tăng trưởng chậm hơn ở châu Âu và Trung Quốc. Mặc dầu có những điều không chắc chắn, đa số các kinh tế gia đều cho rằng những cảnh báo về một cuộc suy thoái có thể xảy ra trên toàn thế giới là bị thổi phồng.
Bà Beth Ann Bovino, kinh tế gia trưởng của S&P nói:
“Rõ ràng mọi chuyện có thể trục trặc, chắc chắn chúng ta thấy có những lo lắng tại khu vực đồng Euro, tình trạng sụt giảm tại Trung Quốc, tất cả những sự kiện này cho thấy là có một con đường mấp mô ở phía trước, nhưng tôi không nhất thiết phải nói rằng những việc đó chứng tỏ là có thể xảy ra một cuộc suy thoái kinh tế”.
Mặc dầu triển vọng kinh tế Mỹ khá hơn, có nhiều phần chắc đồng đôla tăng giá sẽ gây thiệt hại cho các nhà xuất khẩu trong năm 2016 vì giá dầu tụt dốc làm giảm đầu tư toàn cầu trong lãnh vực năng lượng.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Kinh tế Mỹ sáng sủa, tương lai toàn cầu kém xán lạn
Sau một năm trồi sụt thất thường, sự phục hồi kinh tế dường như đang bắt đầu đứng vững tại Hoa Kỳ. Cảm tưởng này được xác nhận một phần nhờ quyết định của ngân hàng trung ương nâng cao lãi suất lên lần đầu tiên kể từ khi sau vụ khủng hoảng tài chánh. Nhưng, theo như tường trình của Thông tín viên Mil Arcega, triển vọng kinh tế toàn cầu không được rõ ràng như thế.
Sự kiện lớn nhất diễn ra vào lúc năm 2015 sắp kết thúc là quyết định của Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất cho vay lên 0,25%.
Bà Janet Yellen, Chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang nói:
“Và việc này phản ánh sự tin tưởng của ủy ban là nền kinh tế sẽ tiếp tục lớn mạnh”.
Bất kể những trồi sụt trước đây trong năm, mức tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ hiện đã ổn định và tỉ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong vòng 7 năm nay.
Cơ quan đánh giá Standard and Poor dự trù mức tăng trưởng của kinh tế Mỹ là 2,7% trong năm 2016 và điều người Mỹ không thấy được trong hơn 7 năm qua là mọi người đều có việc làm.
Bà Beth Ann Bovino, kinh tế gia trưởng của S&P nói:
“Đó là tin vui, chúng ta đang chứng kiến sự tăng tiến, và chúng ta hy vọng được thấy nền kinh tế càng ngày càng vững mạnh, chúng ta hy vọng thấy tỉ lệ thất nghiệp xuống thấp hơn một ít, gần mức 4,6% vào cuối năm tới”.
Nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu u ám hơn một chút, theo như nhận xét của Hiệp hội Kinh doanh Quốc gia.
Ông Ken Simonson thuộc Hiệp hội nói:
“Triển vọng phát triển kinh tế trên toàn thế giới thấp hơn so với Hoa Kỳ, ít nhất là tại các nước đang phát triển”.
Một phúc trình của Liên Hiệp Quốc về triển vọng kinh tế toàn cầu dự báo những cơn gió ngược tiếp tục trên khắp thế giới, nhất là tại các thị trường mới nổi đã có thời thu hút các nhà đầu tư mưu tìm các mức lợi nhuận cao hơn. Ông Gus Faucher, kinh tế gia tại Công ty Dịch vụ Tài chánh PNC nói qua Skype.
“Tôi nghĩ các thị trường mới nổi sẽ gặp khó khăn hơn. Những thị trường này tùy thuộc nhiều hơn vào luồng vốn ra vào, do đó có thể có một vài xáo trộn khi Ngân hàng Trung ương Mỹ bắt đầu nâng lãi suất ở Hoa Kỳ”.
Và khi năm 2016 bắt đầu, những lo âu vẫn còn kéo dài có liên quan đến tình trạng tăng trưởng chậm hơn ở châu Âu và Trung Quốc. Mặc dầu có những điều không chắc chắn, đa số các kinh tế gia đều cho rằng những cảnh báo về một cuộc suy thoái có thể xảy ra trên toàn thế giới là bị thổi phồng.
Bà Beth Ann Bovino, kinh tế gia trưởng của S&P nói:
“Rõ ràng mọi chuyện có thể trục trặc, chắc chắn chúng ta thấy có những lo lắng tại khu vực đồng Euro, tình trạng sụt giảm tại Trung Quốc, tất cả những sự kiện này cho thấy là có một con đường mấp mô ở phía trước, nhưng tôi không nhất thiết phải nói rằng những việc đó chứng tỏ là có thể xảy ra một cuộc suy thoái kinh tế”.
Mặc dầu triển vọng kinh tế Mỹ khá hơn, có nhiều phần chắc đồng đôla tăng giá sẽ gây thiệt hại cho các nhà xuất khẩu trong năm 2016 vì giá dầu tụt dốc làm giảm đầu tư toàn cầu trong lãnh vực năng lượng.