Văn Học & Nghệ Thuật

Kỷ niệm ngày học bài hát 'One Day' của Johann Strauss

Ðêm đã khuya, chúng tôi còn cách chùa Ðồng Văn khoảng bốn cây số. Trăng sáng vằng vặc nên chúng tôi không thấy sợ.

Kỷ niệm ngày học bài hát 'One Day' của Johann Strauss

Viên Linh


 Ðêm đã khuya, chúng tôi còn cách chùa Ðồng Văn khoảng bốn cây số. Trăng sáng vằng vặc nên chúng tôi không thấy sợ. Sử Xuân ngồi bên cạnh tôi, trên một bệ xi-măng lớn. Từ bệ xi-măng này có một con đường nhỏ ăn từ quốc lộ xuống ngôi làng bên cạnh. Ít khi chúng tôi đi chơi xa như thế, vào ban đêm. Sử Xuân bắt tôi phải canh chừng đàn muỗi đói không ngừng tấn công cặp chân nàng, từ đùi trở xuống. Nàng mặc chiếc váy màu xanh sẫm, khi ngồi, mép váy chỉ còn che tới ngang đùi dưới.


 


Tượng nhạc sĩ Johann Strauss Jr, người Áo, tại Stadtpark Gardens, Áo. (Hình: Alexander Klein/AFP/Getty Images)


“Thảo phải đi Hà Nội. Con trai mà không biết Hà Nội thì hỏng cả một đời.”

Tôi vẫn không thể nào dứt khoát ý kiến được, nên Sử Xuân nhắc đi nhắc lại câu nói đó. Chúng tôi chưa chịu trở về cũng vì chuyện này. Sử Xuân say sưa nói:

“Nhà mình ở phố Hàng Bông, gần Cửa Nam. Ba mình mới liên lạc được với người bà con còn ở Hà Nội, họ bảo nên trở về ngay. Nếu không về ngay người ta sẽ chiếm mất nhà, với lại càng về muộn càng khó làm ăn.”

“Thảo nghe nói Hà Nội cũng yên rồi?”

“Ừ, yên rồi. Người ta hồi cư đông lắm, Thảo không thấy sao? Mỗi ngày nhìn tàu hỏa chạy qua chật ních những người mà sốt cả ruột. Ba mình nói chưa biết gia đình mình đi lúc nào. Có thể đi ngay tuần tới cũng không biết chừng. Nếu phải đi, mình sẽ nhớ Thảo lắm. Trong mấy năm tản cư, qua nhiều chỗ, mình chỉ thấy có Thảo là khá.”

Hàm răng Sử Xuân nhỏ nhắn, óng ánh. Nàng tiếp:

“Có người được về vật chất mà không được về tinh thần, có người được về tinh thần mà vật chất thật quê mùa. Thảo được cả hai.”

Tôi cười thích chí, dù không hiểu rõ vật chất là những gì. Sử Xuân đập nhẹ vào ngực tôi:

“Thế này là vật chất, hiểu chưa.”

Thật tình tôi không hiểu. Nàng lắc đầu:

“Thảo không hiểu thì thôi, Thảo nên nhớ rằng mình quý Thảo lắm.”

Tôi gật đầu. Sử Xuân đưa cho tôi một chiếc khăn mùi-soa trắng, nói:

“Thảo cất đi.”

Tôi nhét chiếc khăn vào túi quần soóc, Sử Xuân ôm vai tôi.

“Thảo sẽ nhớ mình chứ? Còn mình chắc là sẽ nhớ Thảo tới chết.”

Tôi ngơ ngác, cảm thấy có điều gì khác thường. Hôm nay Sử Xuân cũng khác thường ngay cả ở cách ăn mặc. Ít khi nàng mặc váy, đầu cài nơ. Trong thời gian ở Ðồng Văn, có lẽ chỉ có hai lần tôi thấy Sử Xuân mặc như thế.

“Trăng đẹp quá phải không Thảo?”

Tôi gật đầu.

“Khi người ta thương nhau, người ta thấy cái gì cũng đẹp.”

Tôi chắc thế.

“Ðể mình hát cho Thảo nghe bài này.”
Nàng vừa hát, vừa cầm tay tôi để trên lòng nàng. Sử Xuân hát thật hay, tôi chưa từng nghe ai hát hay như nàng. Thầy giáo Vịnh cũng phải khen nàng hát hay, dịp vui nào cũng bắt nàng lên hát cho cả lớp nghe. Giọng Sử Xuân ngọt ngào. Nàng hát bản One Day của Johann Strauss:

“Ngày ấy - Khi Xuân - Ra đời - Một trời bình minh - Có lũ chim vui
Có lứa đôi - Yêu nhau rồi - Hẹn rằng - Còn mãi không nguôi...”

Tôi đã được nghe nàng hát bản này một lần khi chúng tôi mắc mưa tại trường làng. Ngay khi trống tan học nổi lên, học trò ùa ra về, trong lớp chỉ còn Sử Xuân đang chậm chạp thu xếp sách vở vào cặp. Lúc cơn mưa đổ xuống, tôi áy náy nhìn xuống đồi. Ðứng trên đình làng, tôi có thể trông suốt con đường về tới nhà Sử Xuân - ở trong chùa bên kia quốc lộ - cũng như về tới nhà tôi. Sử Xuân giữ tôi lại hôm đó để cho tôi một chiếc bút máy Wherever và một cục xà-phòng thơm, là những thứ hàng lậu mà Ba nàng mới tịch thâu của dân bờ lờ [buôn lậu]. Trong cơn mưa tầm tã, chúng tôi chơi cờ ca-rô với nhau, đến khi chán nàng lắc đầu: “Thảo nhường mình mãi.”

Thật ra tôi vận dụng trí thông minh tới cùng cực mà không thắng nổi lấy một bàn, khiến Sử Xuân chán nản.

Nàng vuốt tóc tôi như vuốt tóc một đứa trẻ con, hỏi:

“Sau này Thảo tính làm gì ? Mình thích có chồng làm anh hùng.”

“Anh hùng?”

“Ừ, có chồng làm anh hùng thích lắm chứ ? Ði đâu cũng nghe người ta nói đến chồng mình, ai cũng ngưỡng mộ mình, như Nguyễn Thái Học ấy.”

Tôi thở dài:

“Thảo không thể làm anh hùng được.”

Thật ra tôi rất thích được làm anh hùng, bởi vì Sử Xuân muốn có một người chồng như thế. Tôi đang tự nhủ nếu nàng thích một người chồng anh hùng thì tôi phải cố gắng, nhưng khi nàng nói anh hùng phải như Nguyễn Thái Học thì tôi không muốn nghĩ tới nữa. Sử Xuân nghiêm trang nói:

“Thảo không có chí khí. Cái gì cũng làm được hết nếu người ta có chí khí. Thảo không chịu đọc Lịch sử, chứ nếu đọc Thảo phải biết là những anh hùng khi nhỏ, chẳng khác gì mình bây giờ. Sau này mình muốn là người như thế nào thì ngay bây giờ mình phải nghĩ tới chuyện đó.”

“Thế hả. Thế Sử Xuân muốn sau này làm gì?”

Nàng thản nhiên nói:

“Mình sẽ làm danh ca.”

Nàng cho biết thêm dì nàng hiện đang ở Hà Nội là một nữ danh ca, ngày nào báo cũng đăng hình ảnh, đi một bước có xe đưa đón, được người ta tặng hoa, được người ta hâm mộ cho nên nàng cũng sẽ trở thành một danh ca.

“Ðể mình hát cho Thảo nghe nhe?”

Tôi gật đầu. Nàng hát một ca khúc lạ lùng tôi chưa từng nghe. Ðấy là lần đầu tiên tôi được nghe Sử Xuân hát. Nàng hát khác hẳn những người khác. Nàng đứng trên mặt bàn học trong khi tôi ngồi trên băng ghế dài, ngẩng cổ cò nhìn ngắm nàng. Nàng đưa tay ra, nghiêng đầu đi, đôi môi lúc cười, khi lạnh lẽo, cặp mắt khi long lanh khi mơ màng. Cả đời tôi, tôi chưa từng được thấy ai hát hay như thế.

“Thảo chưa thấy ai hát có duyên thế.”

Nàng cười khanh khách, ngồi xuống bên cạnh tôi:

“Thảo khen thật chứ, hay là vì yêu mình mà nói như thế?”
Yêu, tôi hơi ngờ ngợ, không hiểu rõ ý nghĩa lắm, nhưng chả lẽ lại hỏi thì quê mùa quá. Tôi cả quyết nói:

“Sử Xuân hát hay thật mà. Bản gì thế?”

"One Day của Johann Strauss. Ðể mình dạy Thảo hát.”

Tôi gật đầu. Nàng hát trước, bắt tôi hát sau. Chắc là giọng tôi có vẻ vịt đực lắm nên nàng nói:

“Thảo phải luyện giọng mới được. Phải chui đầu vào trong một cái chum mà hát. Hát mãi cho tới khi nào Thảo đứng giữa phòng hát mà nghe tiếng vang dội lại cũng như khi đang hát trong chum, lúc đó là Thảo thành tài.”

“Khó thế cơ à?”

“Khó chứ sao lại không? Không khó thì ai cũng là danh ca hết còn gì. Nhưng mà Thảo phải nhớ rằng 'Ðường đi không khó vì ngăn sông cách núi.' Trong khi luyện giọng, Thảo phải học Sol-Fe. Học ký âm pháp nữa.”

Nghe thấy phải học Sol-Fe, tôi không có ý trở thành danh ca nữa. Với lại trong hai chúng tôi, chỉ cần một đứa làm danh ca cũng đủ.

“Thế nào Sử Xuân cũng trở thành danh ca.”

“Mình tin thế. Về Hà Nội mình sẽ lên đài phát thanh hát. Dì mình hứa rồi. Nhưng sao Thảo cứ gọi mình là Sử Xuân mãi thế. Tên mình là để cho những người xa lạ gọi. Thảo có xa lạ với mình đâu?”
Tôi chưa hiểu gì thì nàng nắm tay tôi đặt lên ngực nàng, sau làn vải mịn màng:

“Thảo phải gọi mình bằng mình, như mình gọi Thảo vậy. Nếu không Thảo phải gọi mình bằng em.”

Tôi liếc nhìn nàng như một tên ăn trộm gặp chủ nhà gọi lại cho thêm của.

“Thảo hôn mình đi “

Tôi nhớ mẹ tôi thỉnh thoảng hôn những đứa bé kháu khỉnh nên bắt chước. Nàng lắc đầu:

“Thảo phải hôn khác. Thảo không biết hôn à? Hôn trẻ con thì như thế phải rồi, Bố hôn con gái thì hôn ở trán, nhưng mình với Thảo phải hôn khác.”

Nàng hôn môi tôi. Tôi sợ lắm, nhìn trân trân. Nhưng nàng nhắm mắt chẳng nhìn tôi, chắc là sợ tôi ngượng. Tôi nhớ thầy giáoVịnh mới dạy một bài về cách giữ gìn vệ sinh răng miệng nên càng sợ. Tuy nhiên Sử Xuân không sợ. Tôi kịp nghĩ ra rằng chẳng lẽ nàng không sợ mà tôi lại sợ sao?

Hôm ấy nàng mặc chiếc áo đầm màu hồng nhạt, khác với chiếc váy màu xanh sẫm lúc này. Và lúc ấy cơn mưa tầm tã đổ ầm ầm xuống mái ngói, không phải ánh trăng vàng ngợp đang bao phủ chúng tôi.

“Mình tin rằng chẳng bao giờ mình quên được Thảo.”

“Thảo mong thế. Thảo cũng sẽ nhớ mình mãi.”
Hai chúng tôi rời bệ xi-măng. Sử Xuân nói tiếp:

“Nếu sau này Thảo có phải đi tìm mình, chắc Thảo sẽ tìm ra. Tìm một ca sĩ không khó tí nào.”

Tôi gật đầu, tin tưởng như nàng. Tôi dựng chiếc xe đạp lên, nàng ngồi phía sau, ôm ngang bụng tôi.

“Trăng đêm nay đẹp quá, Thảo ơi. Nếu sau này có phải xa nhau, anh cứ nhìn trăng sáng là nhớ đến em.”

Tôi ngu dốt, đâu có hiểu rằng đó là những lời vĩnh biệt của nàng. Sau đêm trăng huyền hoặc ấy, nàng đi khỏi làng tôi.

Lời ca của nàng trong đêm vằng vặc trên đường cái quan lại vẳng lên trong lòng tôi:

"Từ đó khi xuân tái hồi
Cho bùi ngùi thương
Nhớ tới xa xôi
Nhớ tới câu:
Thương yêu người
Một ngày tuổi chớm đôi mươi...”

[Thu gọn truyện ngắn Thời Niên Thiếu của Thảo, Tạp chí Văn Sài Gòn, 1973.]

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Kỷ niệm ngày học bài hát 'One Day' của Johann Strauss

Ðêm đã khuya, chúng tôi còn cách chùa Ðồng Văn khoảng bốn cây số. Trăng sáng vằng vặc nên chúng tôi không thấy sợ.

Kỷ niệm ngày học bài hát 'One Day' của Johann Strauss

Viên Linh


 Ðêm đã khuya, chúng tôi còn cách chùa Ðồng Văn khoảng bốn cây số. Trăng sáng vằng vặc nên chúng tôi không thấy sợ. Sử Xuân ngồi bên cạnh tôi, trên một bệ xi-măng lớn. Từ bệ xi-măng này có một con đường nhỏ ăn từ quốc lộ xuống ngôi làng bên cạnh. Ít khi chúng tôi đi chơi xa như thế, vào ban đêm. Sử Xuân bắt tôi phải canh chừng đàn muỗi đói không ngừng tấn công cặp chân nàng, từ đùi trở xuống. Nàng mặc chiếc váy màu xanh sẫm, khi ngồi, mép váy chỉ còn che tới ngang đùi dưới.


 


Tượng nhạc sĩ Johann Strauss Jr, người Áo, tại Stadtpark Gardens, Áo. (Hình: Alexander Klein/AFP/Getty Images)


“Thảo phải đi Hà Nội. Con trai mà không biết Hà Nội thì hỏng cả một đời.”

Tôi vẫn không thể nào dứt khoát ý kiến được, nên Sử Xuân nhắc đi nhắc lại câu nói đó. Chúng tôi chưa chịu trở về cũng vì chuyện này. Sử Xuân say sưa nói:

“Nhà mình ở phố Hàng Bông, gần Cửa Nam. Ba mình mới liên lạc được với người bà con còn ở Hà Nội, họ bảo nên trở về ngay. Nếu không về ngay người ta sẽ chiếm mất nhà, với lại càng về muộn càng khó làm ăn.”

“Thảo nghe nói Hà Nội cũng yên rồi?”

“Ừ, yên rồi. Người ta hồi cư đông lắm, Thảo không thấy sao? Mỗi ngày nhìn tàu hỏa chạy qua chật ních những người mà sốt cả ruột. Ba mình nói chưa biết gia đình mình đi lúc nào. Có thể đi ngay tuần tới cũng không biết chừng. Nếu phải đi, mình sẽ nhớ Thảo lắm. Trong mấy năm tản cư, qua nhiều chỗ, mình chỉ thấy có Thảo là khá.”

Hàm răng Sử Xuân nhỏ nhắn, óng ánh. Nàng tiếp:

“Có người được về vật chất mà không được về tinh thần, có người được về tinh thần mà vật chất thật quê mùa. Thảo được cả hai.”

Tôi cười thích chí, dù không hiểu rõ vật chất là những gì. Sử Xuân đập nhẹ vào ngực tôi:

“Thế này là vật chất, hiểu chưa.”

Thật tình tôi không hiểu. Nàng lắc đầu:

“Thảo không hiểu thì thôi, Thảo nên nhớ rằng mình quý Thảo lắm.”

Tôi gật đầu. Sử Xuân đưa cho tôi một chiếc khăn mùi-soa trắng, nói:

“Thảo cất đi.”

Tôi nhét chiếc khăn vào túi quần soóc, Sử Xuân ôm vai tôi.

“Thảo sẽ nhớ mình chứ? Còn mình chắc là sẽ nhớ Thảo tới chết.”

Tôi ngơ ngác, cảm thấy có điều gì khác thường. Hôm nay Sử Xuân cũng khác thường ngay cả ở cách ăn mặc. Ít khi nàng mặc váy, đầu cài nơ. Trong thời gian ở Ðồng Văn, có lẽ chỉ có hai lần tôi thấy Sử Xuân mặc như thế.

“Trăng đẹp quá phải không Thảo?”

Tôi gật đầu.

“Khi người ta thương nhau, người ta thấy cái gì cũng đẹp.”

Tôi chắc thế.

“Ðể mình hát cho Thảo nghe bài này.”
Nàng vừa hát, vừa cầm tay tôi để trên lòng nàng. Sử Xuân hát thật hay, tôi chưa từng nghe ai hát hay như nàng. Thầy giáo Vịnh cũng phải khen nàng hát hay, dịp vui nào cũng bắt nàng lên hát cho cả lớp nghe. Giọng Sử Xuân ngọt ngào. Nàng hát bản One Day của Johann Strauss:

“Ngày ấy - Khi Xuân - Ra đời - Một trời bình minh - Có lũ chim vui
Có lứa đôi - Yêu nhau rồi - Hẹn rằng - Còn mãi không nguôi...”

Tôi đã được nghe nàng hát bản này một lần khi chúng tôi mắc mưa tại trường làng. Ngay khi trống tan học nổi lên, học trò ùa ra về, trong lớp chỉ còn Sử Xuân đang chậm chạp thu xếp sách vở vào cặp. Lúc cơn mưa đổ xuống, tôi áy náy nhìn xuống đồi. Ðứng trên đình làng, tôi có thể trông suốt con đường về tới nhà Sử Xuân - ở trong chùa bên kia quốc lộ - cũng như về tới nhà tôi. Sử Xuân giữ tôi lại hôm đó để cho tôi một chiếc bút máy Wherever và một cục xà-phòng thơm, là những thứ hàng lậu mà Ba nàng mới tịch thâu của dân bờ lờ [buôn lậu]. Trong cơn mưa tầm tã, chúng tôi chơi cờ ca-rô với nhau, đến khi chán nàng lắc đầu: “Thảo nhường mình mãi.”

Thật ra tôi vận dụng trí thông minh tới cùng cực mà không thắng nổi lấy một bàn, khiến Sử Xuân chán nản.

Nàng vuốt tóc tôi như vuốt tóc một đứa trẻ con, hỏi:

“Sau này Thảo tính làm gì ? Mình thích có chồng làm anh hùng.”

“Anh hùng?”

“Ừ, có chồng làm anh hùng thích lắm chứ ? Ði đâu cũng nghe người ta nói đến chồng mình, ai cũng ngưỡng mộ mình, như Nguyễn Thái Học ấy.”

Tôi thở dài:

“Thảo không thể làm anh hùng được.”

Thật ra tôi rất thích được làm anh hùng, bởi vì Sử Xuân muốn có một người chồng như thế. Tôi đang tự nhủ nếu nàng thích một người chồng anh hùng thì tôi phải cố gắng, nhưng khi nàng nói anh hùng phải như Nguyễn Thái Học thì tôi không muốn nghĩ tới nữa. Sử Xuân nghiêm trang nói:

“Thảo không có chí khí. Cái gì cũng làm được hết nếu người ta có chí khí. Thảo không chịu đọc Lịch sử, chứ nếu đọc Thảo phải biết là những anh hùng khi nhỏ, chẳng khác gì mình bây giờ. Sau này mình muốn là người như thế nào thì ngay bây giờ mình phải nghĩ tới chuyện đó.”

“Thế hả. Thế Sử Xuân muốn sau này làm gì?”

Nàng thản nhiên nói:

“Mình sẽ làm danh ca.”

Nàng cho biết thêm dì nàng hiện đang ở Hà Nội là một nữ danh ca, ngày nào báo cũng đăng hình ảnh, đi một bước có xe đưa đón, được người ta tặng hoa, được người ta hâm mộ cho nên nàng cũng sẽ trở thành một danh ca.

“Ðể mình hát cho Thảo nghe nhe?”

Tôi gật đầu. Nàng hát một ca khúc lạ lùng tôi chưa từng nghe. Ðấy là lần đầu tiên tôi được nghe Sử Xuân hát. Nàng hát khác hẳn những người khác. Nàng đứng trên mặt bàn học trong khi tôi ngồi trên băng ghế dài, ngẩng cổ cò nhìn ngắm nàng. Nàng đưa tay ra, nghiêng đầu đi, đôi môi lúc cười, khi lạnh lẽo, cặp mắt khi long lanh khi mơ màng. Cả đời tôi, tôi chưa từng được thấy ai hát hay như thế.

“Thảo chưa thấy ai hát có duyên thế.”

Nàng cười khanh khách, ngồi xuống bên cạnh tôi:

“Thảo khen thật chứ, hay là vì yêu mình mà nói như thế?”
Yêu, tôi hơi ngờ ngợ, không hiểu rõ ý nghĩa lắm, nhưng chả lẽ lại hỏi thì quê mùa quá. Tôi cả quyết nói:

“Sử Xuân hát hay thật mà. Bản gì thế?”

"One Day của Johann Strauss. Ðể mình dạy Thảo hát.”

Tôi gật đầu. Nàng hát trước, bắt tôi hát sau. Chắc là giọng tôi có vẻ vịt đực lắm nên nàng nói:

“Thảo phải luyện giọng mới được. Phải chui đầu vào trong một cái chum mà hát. Hát mãi cho tới khi nào Thảo đứng giữa phòng hát mà nghe tiếng vang dội lại cũng như khi đang hát trong chum, lúc đó là Thảo thành tài.”

“Khó thế cơ à?”

“Khó chứ sao lại không? Không khó thì ai cũng là danh ca hết còn gì. Nhưng mà Thảo phải nhớ rằng 'Ðường đi không khó vì ngăn sông cách núi.' Trong khi luyện giọng, Thảo phải học Sol-Fe. Học ký âm pháp nữa.”

Nghe thấy phải học Sol-Fe, tôi không có ý trở thành danh ca nữa. Với lại trong hai chúng tôi, chỉ cần một đứa làm danh ca cũng đủ.

“Thế nào Sử Xuân cũng trở thành danh ca.”

“Mình tin thế. Về Hà Nội mình sẽ lên đài phát thanh hát. Dì mình hứa rồi. Nhưng sao Thảo cứ gọi mình là Sử Xuân mãi thế. Tên mình là để cho những người xa lạ gọi. Thảo có xa lạ với mình đâu?”
Tôi chưa hiểu gì thì nàng nắm tay tôi đặt lên ngực nàng, sau làn vải mịn màng:

“Thảo phải gọi mình bằng mình, như mình gọi Thảo vậy. Nếu không Thảo phải gọi mình bằng em.”

Tôi liếc nhìn nàng như một tên ăn trộm gặp chủ nhà gọi lại cho thêm của.

“Thảo hôn mình đi “

Tôi nhớ mẹ tôi thỉnh thoảng hôn những đứa bé kháu khỉnh nên bắt chước. Nàng lắc đầu:

“Thảo phải hôn khác. Thảo không biết hôn à? Hôn trẻ con thì như thế phải rồi, Bố hôn con gái thì hôn ở trán, nhưng mình với Thảo phải hôn khác.”

Nàng hôn môi tôi. Tôi sợ lắm, nhìn trân trân. Nhưng nàng nhắm mắt chẳng nhìn tôi, chắc là sợ tôi ngượng. Tôi nhớ thầy giáoVịnh mới dạy một bài về cách giữ gìn vệ sinh răng miệng nên càng sợ. Tuy nhiên Sử Xuân không sợ. Tôi kịp nghĩ ra rằng chẳng lẽ nàng không sợ mà tôi lại sợ sao?

Hôm ấy nàng mặc chiếc áo đầm màu hồng nhạt, khác với chiếc váy màu xanh sẫm lúc này. Và lúc ấy cơn mưa tầm tã đổ ầm ầm xuống mái ngói, không phải ánh trăng vàng ngợp đang bao phủ chúng tôi.

“Mình tin rằng chẳng bao giờ mình quên được Thảo.”

“Thảo mong thế. Thảo cũng sẽ nhớ mình mãi.”
Hai chúng tôi rời bệ xi-măng. Sử Xuân nói tiếp:

“Nếu sau này Thảo có phải đi tìm mình, chắc Thảo sẽ tìm ra. Tìm một ca sĩ không khó tí nào.”

Tôi gật đầu, tin tưởng như nàng. Tôi dựng chiếc xe đạp lên, nàng ngồi phía sau, ôm ngang bụng tôi.

“Trăng đêm nay đẹp quá, Thảo ơi. Nếu sau này có phải xa nhau, anh cứ nhìn trăng sáng là nhớ đến em.”

Tôi ngu dốt, đâu có hiểu rằng đó là những lời vĩnh biệt của nàng. Sau đêm trăng huyền hoặc ấy, nàng đi khỏi làng tôi.

Lời ca của nàng trong đêm vằng vặc trên đường cái quan lại vẳng lên trong lòng tôi:

"Từ đó khi xuân tái hồi
Cho bùi ngùi thương
Nhớ tới xa xôi
Nhớ tới câu:
Thương yêu người
Một ngày tuổi chớm đôi mươi...”

[Thu gọn truyện ngắn Thời Niên Thiếu của Thảo, Tạp chí Văn Sài Gòn, 1973.]

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm