Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
L-19 bị địa tặc
Theo Hiệp Định Genève ký kết ngày 20 tháng 7 năm 1954, Quốc Cộng hai phe sống riêng biệt, lấy Vỉ Tuyến 17 nơi sông Bến Hải làm ranh giới, Cộng Sản phía Bắc, Quốc Gia phía Nam. Hai năm sau, lẽ ra có tổng tuyển cử của hai miền, để chọn một chính phủ cho toàn dân, nhưng sự việc này đã không xảy ra vì nghi ngờ lẩn nhau, nên hai bên Nam và Bắc đã ra sức củng cố thể chế của mình về chính trị và tiềm lực quân sự. Nay không còn hoạt động hành quân thực sự, nhưng chú trọng về huấn luyện và phòng thủ, bằng cách bành trướng các căn cứ Không Quân, Hải Quân và Lục Quân, phân chia đóng binh các vùng chiến thuật.
Thời gian này các phi đoàn quan sát hành quân chung với các đơn vị biệt kích, đi tìm những trọng điểm dọc theo biên giới phía núi, để đóng các tiền đồn, hầu phòng ngừa sự xâm nhập của địch quân. L-19 thường hay chở các yếu nhân quan trọng (VIP) thám sát vùng biên giới Lào Việt, phía Bắc từ Bến Hải vào tới Quảng Nghĩa, qua các tiền đồn Miệt Xá, Khê Sanh, Liton, A Luoi, A Shau và Thượng Đức.
Một hôm Phi Đoàn 1 Quan Sát đóng ở Căn Cứ Không Quân Đà Nẳng nhận được lệnh chở một yếu nhân từ sân bay Thành Nội Huế đến tiền đồn A Lưới. Tôi tình nguyện thi hành công tác này. Cất cánh tữ Đà Nẳng ra sân bay Thành Nội Huế mất đúng 30 phút. Chờ đợi mươi phút thì thấy đoàn xe jeep ba chiếc tiến vào. Yếu nhân tưởng là ai, thì ra đó là Trung Tá NVC ( sau này là Thiếu Tướng) đương kim Trung Đoàn Trưởng/ Trung Đoàn Bộ Binh đóng ở Huế, cũng là Chỉ Huy Trưởng của tôi hồi tôi còn phục vụ bên Lục Quân. Chúng tôi gặp nhau tay bắt mặt mừng sau một thời gian năm năm xa cách, từ khi tôi chuyển sang Không Quân năm 1952. Qua một vài câu chuyện xã giao, tôi mời Trung Tá NVC bước lên phi cơ. Trung Tá yêu cầu cho Đại Úy Trưởng Phòng Ba cùng đi theo. Tôi rất sẳn lòng, nhưng nói thêm :
- ” Nếu Trung Tá cho biết trước thì tôi đã đưa đến đây hai phi cơ, ngồi thoải mái hơn
.Trung Tá NVC đáp.
- ” Không hề chi, ngồi chật một chút cũng được”
. Sân bay Thành Nội tương đối dài, L-19 chở 3 người, cất cánh và hạ cánh rất dễ dàng.
Khi hai vị đã ngồi vào ghế sau phi cơ, tôi phụ giúp buộc dây an toàn, rồi bước vào phi cơ, nổ máy và cất cánh hướng Tây Bắc, quẹo trái chưa đầy nửa vòng, lấy hướng A Luoi là nơi phải đến. A Luoi nằm về phía Tây Nam của thành phố Huế, chỉ bay khoảng 20 phút thì đến nơi. Chúng tôi đáp xuống an toàn.
Khi Trung Tá NVC bước xuống phi cơ đã được Trung Úy đồn trưởng chờ sẳn đón tiếp theo lể nghi quân cách nơi tiền tuyến. Thường thường trong những phi vụ chở các yếu nhân đến tham quan các đơn vị lớn, hoa tiêu chúng tôi được cấp phương tiện chuyển vận để đi dạo phố hay thăm viếng các vùng lân cận để mua sắm những đặc sản địa phương. Nhưng A Luoi là một tiền đồn hẻo lảnh, nằm dọc theo biên giới Lào-Việt, chung quanh bao bọc bởi rừng già, trong đường bán kính 10 cây số cả hai bên biên giới không tìm thấy một ngôi nhà nào, ngay cả các làng Thượng (nay nghe nói vùng này dân cư đông đúc, nhà cửa san sát). Chẳng biết đi đâu và làm gì cho qua thì giờ, nên tôi đành miển cưởng theo đoàn thăm viếng vào đồn để nghe Trung Úy đồn trưởng thuyết trình và hướng dẩn đi quan sát các cộng sự bố phòng. Tuy đây là chuyện chẳng đặng đừng, nhưng tôi cảm thấy thích thú khi hồi tưởng lại trước kia còn phục vụ bên Lục quân, tôi thường dẩn quân lính đi tiếp viện những đơn vị bạn bị địch tấn công, hoặc chính đơn vị tôi cũng đã từng bị địch vây hảm, khi tôi đóng quân ở các nơi như Kim Long, Huế, Triều Sơn Tây, Hương Cần hoặc làm đồn trưởng Hạ Lang, Phò Trạch và Mỷ Chánh, nhưng không có nơi nào hẻo lảnh như đồn A Luoi này.
Thời gian thăm viếng khoảng hai giờ đồng hồ. Chúng tôi sửa soạn ra về vào lúc xế chiều, nhưng tôi có cảm tưởng như trời sắp tối, vì bầu trời bị che phủ một vài phần, lại thêm gió rừng thổi vi vu càng làm cho cảnh trí nơi đây thêm hiu quạnh. Tôi cảm thấy buồn man mác; cùng là chiến binh như nhau cả, nhưng có người lại được phục vụ tại những đơn vị đóng ở thị tứ hay vùng an ninh, sống gần gia đình vợ con, làm việc như công chức, sáng đi tối về, lại có kẻ sống nơi hiu quạnh đèo heo hút gió, ngày ngày trực diện với sự đe dọa của địch quân. Giá như tôi không chuyển sang Không Quân, thì có lẻ giờ đây tôi cũng là đồn trưởng của một nơi cô tịch và thiếu an ninh nào đó. Tôi cho rằng mình may mắn.
Chúng tôi đi bách bộ từ đồn ra bải đậu phi cơ, vì vị trí đồn nằm cạnh sát sân bay. Trong lúc Trung Tá NVC và Trung Úy đồn trưởng song hành bên nhau chuyện trò to nhỏ, tôi bước nhanh lên trước hầu kịp sửa soạn phi cơ trước khi cất cánh. Nhưng bất ngờ thay, tôi bị khựng lại vì có người ngăn cản không cho tôi đến gần phi cơ. Nhìn kỷ là một Chuẩn Úy trạc độ trên hai mươi tuổi, đứng chắn trước cửa phi cơ. Tôi đang lúng túng chưa biết phải đối xử như thế nào, thì cũng lúc phái đoàn thăm viếng đến nơi.Nghe tôi trìng bày sự việc, Trung Tá NVC chưa kịp nói gì, thì Trung Úy đồn trưởng cướp lời * Thưa Trung Tá, chuyện này để tôi giải quyết, vì Chuẩn Úy NVN là thuộc cấp của tôi.* Nói xong, Trung Úy đồn trưởng tiến lại phi cơ, nơi Chuẩn Úy NVN đang đứng. Hai người tranh luận với nhau rất gay gắt. Chuẩn Úy NVN nay không còn đứng chắn trước cửa phi cơ nữa, nhưng đã xây qua ôm thành sắt chống cánh phi cơ, còn chân thì để chèn trước bánh xe, có ý ngăn không cho phi cơ di động. Một lát sau Trung Úy đồn trưởng trở lại trình bày cho Trung Tá NVC hay rằng Chuẩn Úy NVN muốn được nghỉ phép về Huế thăm vợ con đang sanh nở và đau yếu. Trung Tá NVC liền hỏi lý lịch, tinh thần phục vụ và gia cảnh của Chuẩn Úy NVN. Các tin tức này đã được Trung Úy đồn trưởng tường trình đầy đũ và rõ ràng. Nghe xong, Trung Tá NVC chấp thuận cho Chuẩn Úy NVN được nghỉ phép, đợi kỳ tiếp tế lần tới, Chuẩn Úy NVN sẽ theo đoàn xe trở về Huế. Việc tiếp tế cho các tiền đồn hẻo lánh khoảng ba bốn tháng một lần vì giao thông khó khăn cách trở. Các xe chở đạn dược, thuốc men, thực phẩm và nhật dụng thì ít, nhưng các xe công binh mở đường bắt cầu và chở binh sĩ hộ tống an ninh thì nhiều.
Ai cũng tưởng rằng Chuẩn Úy NVN rất vui lòng với sự chấp thuận cho đi phép của Trung Tá Trung Đoàn Trưởng. Nhưng không, Chuẩn Úy NVN chỉ muốn được về Huế hôm nay bằng phi cơ của chúng tôi. Sự đòi hỏi này quá đáng và ngoan cố nữa, chính tôi cũng cảm thấy bất bình, dĩ nhiên là không thể thỏa mản được.Trung Úy đồn trưởng và Chuẩn Úy NVN lần này cải vã to tiếng rồi xô xát. Nhưng làm cách nào cũng không thể bắt buộc Chuẩn Úy NVN rời xa phi cơ. Không những thế, Chuẩn Úy NVN gồng mình càng ôm chặt thành sắt chống cánh phi cơ hơn.
Tình trạng có vẽ khẩn trương, Trung Úy đồn trưởng xin phép Trung Tá Trung Đoàn Trưởng dùng biện pháp mạnh để trị tội một quân nhân vô kỷ luật. Chúng tôi ai nấy hồi hộp chờ đợi quyết định của Trung Tá NVC là người có thẩm quyền hơn cả tại đây. Bầu không khí trở nên nặng nề, nhưng Trung Tá NVC vẫn giữ im lặng, chừng như khó xử. Trung Úy đồn trưởng hiểu lầm, tưởng rằng im lặng là đồng ý, nên vội chạy lại cố dùng hết sức mạnh lôi kéo Chuẩn Úy NVN rời khỏi phi cơ. Hai bên giằng co, rồi bổng nhiên Chuẩn Úy NVN vừa khóc lớn vừa đập đầu vào trụ chống cánh phi cơ.
- ” Xin cho tôi được về Huế hôm nay, nếu không, tôi chết ngay tại đây và vợ con tôi sẽ chết theo”
Nghe vậy, tôi hết sức xúc động. Cảnh nhớ vợ thương con khi bắt buộc phải xa vắng, vợ con ở hậu phương, chồng cha ở nơi tiền tuyến hay tại một đồn hẻo lảnh nào đó, tôi đã từng nếm qua. Năm 1951 tôi là đồn trưởng Phò Trạch nằm trên quốc lộ 1, cách Huế khoảng 30 cây số về phía Bắc, giao thông trắc trở. Chúng tôi vừa mới cưới nhau, tôi ra tiền đồn, nhà tôi về thăm ngoại, bên kia Bến Hải. Vào dịp Noel năm đó vì nhớ vợ, nên tôi đã uống rượu giải sầu. Tôi say túy lúy phải nằm liệt giường suốt một tuần lể. May nhờ có Thượng sĩ nhất PVD thay tôi chỉ huy, điều hành và trấn giữ đồn bót. Và đồng thời đánh điện về Tiểu Đoàn báo cáo tình trạng của tôi. Tiểu Đoàn đã thành lập đoàn xe tiếp tế bất thường và chỉ định Thiếu Úy HHĐ thay thế, để cho tôi về phép thăm vợ. Cũng cùng năm ấy, khi tôi làm đồn trưởng đồn Hạ Lang cách Huế 10 cây số đường chim bay, có một quân nhân vì nhớ gia đình nhưng không thể về phép được vì giao thông cách trở và thiếu an ninh, nên vào giờ canh gác đêm đã tự lấy súng bắn vào chân mình, để được đưa về điều trị tại Quân Y Viện Mang Cá, Huế, hầu tạo dịp cho gia đình vợ con đến thăm. Biết đâu hành động của Chuẩn Úy NVN hôm nay lại tái diển, có thể còn trầm trọng hơn nữa, vì hiện đương sự có mang súng bên hông.
Tôi đang suy nghĩ miên man, bổng thức tĩnh khi Trung Tá NVC lên tiếng yêu cầu tôi giúp đở. Ý định của Trung Tá NVC nay đã rõ ràng, không muốn có sự không hay xảy ra, vì hành động của Chuẩn Úy NVN có vẻ quyết liệt lắm. Chính tôi cũng nhận thấy điều này. Tôi trình rằng không thể được, vì L-19 chưa bao giờ chở nặng 4 người, vả lại không có chỗ ngồi, hơn nữa đường bay A Luoi lại quá ngắn, hai đầu còn có cây cối cao, cất cánh rất nguy hiểm.
L-19 chở 3 người là chuyện thường, nhứt là mỗi khi chúng tôi đi công tác xa đơn vị, gồm hoa tiêu, quan sát viên và thợ máy. Mỗi người chúng tôi mang theo một va li nhỏ hành lý, riêng anh thợ máy mang theo thùng đồ nghề nặng với hai cục chèn bánh nữa. Khi nghĩ tới số hành lý này, trong đầu óc tôi lóe lên một tia hy vọng. Tôi tính nhẩm cân lượng số hành lý và thùng đồ nghề cũng xấp xỉ cân lượng của Chuẩn Úy NVN, khổ người trung bình. Vấn đề trọng lượng có thể tạm giải quyết, còn chổ ngồi thì sao? Phía sau chỉ có một ghế, không thể ngồi 3 người được. Ngồi ở dưới sàn giữa ghế trước và ghế sau cũng không tiện, vì cấn chân hai người ngồi ghế sau. Tôi nghĩ rằng tôi có thể thuyết phục được Chuẩn Úy NVN ngồi ở hộc chứa hành lý. Nay vấn đề nan giải chính yếu là cất cánh. Đường bay A Luoi dài khoảng chưa đầy 300 mét, mặt nền bằng đất nện không mấy cứng và không bằng phẳng, hai đầu lại có rừng già với những cây cao vút, phi cơ lại chở nặng, chưa bao giờ tôi dám cất cánh thử với bốn người trên đường bay dài, huống hồ là tại sân bay ngắn này, nên tôi rất ngại ngùng.
Tôi suy nghĩ nát óc và chưa có một quyết định dứt khoát. Nhưng lời nói và hành động của Chuẩn Úy NVN chưa biết thực hư như thế nào cũng đã có một tác dụng tâm lý đối với tôi, đánh tan sự rụt rè trong tôi. Và lời yêu cầu của Trung Tá NVC như khuyến khích tôi thêm can đảm. Vả lại trời cũng đã xế chiều, càng thúc đẩy tôi bằng lòng chở 4 người cùng về Huế một lượt.
Nghe vậy, ai cũng hớn hở ra mặt, vì sự khó khăn đã được giải quyết, nhứt là Chuuẩn Úy NVN, nhưng họ đâu có hiểu vấn đề kỷ thuật, chở nặng mất mạng như chơi, là điều mà tôi đang hồi hộp lo âu. Vì trót đã lở hứa, tôi đành phải thực hành. Tôi tiến lại phi cơ, Chuẩn Úy NVN nhìn tôi, giọng nói run run
- ” Cám ơn Đại Úy đã giứp đở tôi và vợ con tôi”
. Tôi đâu dám nhận, nên không đáp lại, vì công tác chưa chu toàn và nghĩ thầm, biết đâu, đây là tai họa, bốn người có thể bỏ xác tại nơi này.
Tôi mở cửa phi cơ, nhấc tấm dựa của ghế sau và mời Chuẩn Úy NVN lên trước. Có lẽ vì quá bất ngờ và xúc động, nên Chuẩn Úy NVN bước lên phi cơ một cách khó khăn suýt ngã, tôi phải giúp đở và chỉ chỗ ngồi ở hộc hành lý. Và tôi dặn dò, khi phi cơ cất cánh cố ngồi cho vửng bằng cách níu hai tay thật chặt vào thành ghế sau. Tiếp theo, tôi mời Trung Tá NVC và Đại Úy Trưởng Phòng Ba lên phi cơ. Tôi phụ giúp buộc dây an toàn thật chặt cho hai vị này.
Xong đâu đấy, tôi cám ơn Trung Úy đồn trưởng rồi bước lên phi cơ sau chót. Tôi mở máy và thử máy tại chỗ, rồi di chuyển. Lúc này tinh thần tôi hết sức căng thẳng, hồi hộp, nhịp tim tôi đập thình thịch liên hồi. Đến đầu phi đạo, tôi thử máy một lần nữa, điều chỉnh mủi phi cơ chúi về phía trước cho cân bằng trọng lượng, vì trọng tâm đã dồn về phía sau, nơi ba người đang ngồi, còn một mình tôi nhẹ cân ngồi phía trước. Tôi cũng không quên ra hết cánh cản. Tôi cất cánh hướng Bắc Nam của phi đạo. Giây phút này hết sức quan trọng, không cho phép tôi suy nghĩ vẫn vơ nữa. Tôi cố đè nén mọi xúc động, tập trung tất cả mọi nỗ lực, dồn hết sức mạnh vào hai chân đang đạp thắng thật chặt. Tay trái tống hết ga về phía trước trong lúc tay mặt ghì chặt cần lái vào bụng. Tôi giữ động tác và vị thế này lâu chừng 15 giây đồng hồ, đợi cho đến khi nghe tiếng máy nổ dòn và phi cơ muốn chồm tới trước, tôi mới nhả thắng hai chân. Phi cơ bung đi một cách hung hăng và mệt nhọc cho đến khi đuôi nhấc nhẹ, thân phi cơ thăng bằng tôi mới vửng tâm, rồi lướt nhanh trên nền đất đỏ, cắm đầu về phía trước, đến gần cuối phi đạo mới nhấc bổng lên một cách nhẹ nhàng nhờ gió mạnh của rừng cây phía trước thổi lại. Tôi cám đội Ơn Trên đã cho ngọn Gió Thần cứu chúng tôi thoát chết. Khi phi cơ lên vừa đủ cao độ, tôi quay lại phía sau, nhìn thấy ba vị ngồi đằng sau với nét mặt rạng rỡ. Riêng tôi vẫn còn chút lo lắng khi về Huế đáp. Sân bay Thành Nội tuy đủ dài và rộng cho phi cơ nhẹ, nhưng hai đầu lại có chướng ngại vật, ngay đầu phía Đông Nam có hồ sen lớn, bờ xây bằng xi măng, phía Tây Bắc có bờ thành cao và nhứt là lầu Trung Chánh hay Cửa Hậu nằm ngay hướng cận tiến.
Bởi lo ngại như thế, nên tôi đã đổi hướng bay về Phú Bài, cách Huế khoảng trên mười cây số về phía Đông Nam, nơi đây có sân bay dân sự dài. Vì đã về chiều, nên Đài Kiểm Sóat Không Lưu tại phi trường này tạm ngưng hoạt động. Tôi định đáp tại phi trường này cho an toàn. Khi phi cơ cận tiến, tôi cảm thấy không có triệu chứng gì khác lạ, ngoài sự phi cơ xuống hơi nhanh một chút khi máy ở vòng quay tối thiểu, nên tôi đổi ý, tống ga bay lên, về đáp ở sân bay Thành Nội Huế bằng an. Tôi thở phào nhẹ nhỏm.
Khi bước xuống khỏi phi cơ, tôi thoáng thấy nét mặt của Trung Tá NVC không vui, Đại Úy Trưởng Phòng Ba giận ra mặt, Chuẩn Úy NVN có vẻ sợ sệt. Tôi rất ái ngại, không biết rồi đây số phận của Chuẩn Úy NVN sẽ ra sao? Có bị biện pháp kỷ luật trừng trị hay không? Nhưng dẩu Chuẩn Úy NVN có bị phạt chăng đi nữa, nhẹ thì giam giữ ở Quân, Trấn, nặng thì giam giữ ở Quân Lao, hai nơi này đều ở thành phố cả, thì cũng có dịp cho vợ con đến thăm, đúng như ý nguyện của đương sự. Nếu như còn ở A Luoi thì biết đến bao giờ mới gặp được vợ con. Nghĩ tới điều này tôi an tâm, cất cánh trở về Đà Nẳng với lòng hân hoan.
Sau đó, suy nghĩ lại, tôi nhận thấy hành động của tôi trong vụ này thật là ngu ngốc, liều lĩnh. Có nhiều phương cách giải quyết, chẳng hạn như gọi điện thoại về Phi Đoàn xin cấp thêm một phi cơ khác, vì tôi là Phi Đoàn Trưởng, hoặc tự mình chở làm hai chuyến, hay là cương quyết từ chối, mà lại mạo hiểm đùa với tử thần. Anh hùng gan dạ chăng? Không, chẳng qua là tính ngông cuồng của tuổi trẻ hay là điếc không sợ súng. Tài ba lỗi lạc ư? Cũng không, về phương diện chuyên nghiệp thì tôi đã vi phạm trầm trọng luật lệ an ninh phi hành. Nếu xảy ra tai nạn mà tôi còn sống thì tôi sẽ bị phạt rất nặng và cấm bay; rủi bị thương hay chết, không những thiệt thân mà còn để khổ lụy cho vợ con tôi nữa. Tại sao phi cơ lại cất cánh một cánh an toàn như thế? Cho tới nay tôi vẫn tin tưởng mãnh liệt có Ơn Trên phù hộ. Qua sự việc này, tôi học được một kinh nghiệm, là sau này mỗi khi đáp ở những phi trường hẻo lánh, tôi xin người canh gác phi cơ cẩn thận.
Câu chuyện xảy ra cách nay đã 45 năm, nay nhớ lại thật buồn cười. Vào những năm gần trước đây, tình hình Trung Đông sôi động, thường hay xảy ra những vụ không tặc. Các tên cướp máy bay, giả làm hành khách, đợi khi phi cơ đã lên trời, lấy vủ khí giấu trong người, như súng ống, lựu đạn, chất nổ hay những vật sắt thép bén nhọ, uy hiếp phi hành đoàn và hành khách, hầu thực hiện một mưu đồ chính trị nào đó. Phi hành đoàn vì sinh mạng của mình và của tất cả hành khách, đành bắt buộc phải nghe theo yêu sách của không tặc. Trường hợp của tôi trái ngược hẳn. Phi cơ tôi đậu ở dưới đất, tặc nhân cũng ở dưới đất, không dùng vủ khí dí vào đầu tôi hay làm nguy hại tính mạng hành khách, chúng tôi cũng đang đứng dưới đất cả, mà chỉ tự uy hiếp tánh mạng mình và tánh mạng vợ con mình. Tóm lại sự việc đều xảy ra dưới đất với yêu sách không mấy chính đáng, là chỉ mong gặp được mặt vợ con, thế mà tôi phải chấp nhận một cách nông nổi dại dột. Đúng là tôi đã bị địa tặc.
Ngày 14 tháng 3 năm 2002.
Mệ
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
L-19 bị địa tặc
Theo Hiệp Định Genève ký kết ngày 20 tháng 7 năm 1954, Quốc Cộng hai phe sống riêng biệt, lấy Vỉ Tuyến 17 nơi sông Bến Hải làm ranh giới, Cộng Sản phía Bắc, Quốc Gia phía Nam. Hai năm sau, lẽ ra có tổng tuyển cử của hai miền, để chọn một chính phủ cho toàn dân, nhưng sự việc này đã không xảy ra vì nghi ngờ lẩn nhau, nên hai bên Nam và Bắc đã ra sức củng cố thể chế của mình về chính trị và tiềm lực quân sự. Nay không còn hoạt động hành quân thực sự, nhưng chú trọng về huấn luyện và phòng thủ, bằng cách bành trướng các căn cứ Không Quân, Hải Quân và Lục Quân, phân chia đóng binh các vùng chiến thuật.
Thời gian này các phi đoàn quan sát hành quân chung với các đơn vị biệt kích, đi tìm những trọng điểm dọc theo biên giới phía núi, để đóng các tiền đồn, hầu phòng ngừa sự xâm nhập của địch quân. L-19 thường hay chở các yếu nhân quan trọng (VIP) thám sát vùng biên giới Lào Việt, phía Bắc từ Bến Hải vào tới Quảng Nghĩa, qua các tiền đồn Miệt Xá, Khê Sanh, Liton, A Luoi, A Shau và Thượng Đức.
Một hôm Phi Đoàn 1 Quan Sát đóng ở Căn Cứ Không Quân Đà Nẳng nhận được lệnh chở một yếu nhân từ sân bay Thành Nội Huế đến tiền đồn A Lưới. Tôi tình nguyện thi hành công tác này. Cất cánh tữ Đà Nẳng ra sân bay Thành Nội Huế mất đúng 30 phút. Chờ đợi mươi phút thì thấy đoàn xe jeep ba chiếc tiến vào. Yếu nhân tưởng là ai, thì ra đó là Trung Tá NVC ( sau này là Thiếu Tướng) đương kim Trung Đoàn Trưởng/ Trung Đoàn Bộ Binh đóng ở Huế, cũng là Chỉ Huy Trưởng của tôi hồi tôi còn phục vụ bên Lục Quân. Chúng tôi gặp nhau tay bắt mặt mừng sau một thời gian năm năm xa cách, từ khi tôi chuyển sang Không Quân năm 1952. Qua một vài câu chuyện xã giao, tôi mời Trung Tá NVC bước lên phi cơ. Trung Tá yêu cầu cho Đại Úy Trưởng Phòng Ba cùng đi theo. Tôi rất sẳn lòng, nhưng nói thêm :
- ” Nếu Trung Tá cho biết trước thì tôi đã đưa đến đây hai phi cơ, ngồi thoải mái hơn
.Trung Tá NVC đáp.
- ” Không hề chi, ngồi chật một chút cũng được”
. Sân bay Thành Nội tương đối dài, L-19 chở 3 người, cất cánh và hạ cánh rất dễ dàng.
Khi hai vị đã ngồi vào ghế sau phi cơ, tôi phụ giúp buộc dây an toàn, rồi bước vào phi cơ, nổ máy và cất cánh hướng Tây Bắc, quẹo trái chưa đầy nửa vòng, lấy hướng A Luoi là nơi phải đến. A Luoi nằm về phía Tây Nam của thành phố Huế, chỉ bay khoảng 20 phút thì đến nơi. Chúng tôi đáp xuống an toàn.
Khi Trung Tá NVC bước xuống phi cơ đã được Trung Úy đồn trưởng chờ sẳn đón tiếp theo lể nghi quân cách nơi tiền tuyến. Thường thường trong những phi vụ chở các yếu nhân đến tham quan các đơn vị lớn, hoa tiêu chúng tôi được cấp phương tiện chuyển vận để đi dạo phố hay thăm viếng các vùng lân cận để mua sắm những đặc sản địa phương. Nhưng A Luoi là một tiền đồn hẻo lảnh, nằm dọc theo biên giới Lào-Việt, chung quanh bao bọc bởi rừng già, trong đường bán kính 10 cây số cả hai bên biên giới không tìm thấy một ngôi nhà nào, ngay cả các làng Thượng (nay nghe nói vùng này dân cư đông đúc, nhà cửa san sát). Chẳng biết đi đâu và làm gì cho qua thì giờ, nên tôi đành miển cưởng theo đoàn thăm viếng vào đồn để nghe Trung Úy đồn trưởng thuyết trình và hướng dẩn đi quan sát các cộng sự bố phòng. Tuy đây là chuyện chẳng đặng đừng, nhưng tôi cảm thấy thích thú khi hồi tưởng lại trước kia còn phục vụ bên Lục quân, tôi thường dẩn quân lính đi tiếp viện những đơn vị bạn bị địch tấn công, hoặc chính đơn vị tôi cũng đã từng bị địch vây hảm, khi tôi đóng quân ở các nơi như Kim Long, Huế, Triều Sơn Tây, Hương Cần hoặc làm đồn trưởng Hạ Lang, Phò Trạch và Mỷ Chánh, nhưng không có nơi nào hẻo lảnh như đồn A Luoi này.
Thời gian thăm viếng khoảng hai giờ đồng hồ. Chúng tôi sửa soạn ra về vào lúc xế chiều, nhưng tôi có cảm tưởng như trời sắp tối, vì bầu trời bị che phủ một vài phần, lại thêm gió rừng thổi vi vu càng làm cho cảnh trí nơi đây thêm hiu quạnh. Tôi cảm thấy buồn man mác; cùng là chiến binh như nhau cả, nhưng có người lại được phục vụ tại những đơn vị đóng ở thị tứ hay vùng an ninh, sống gần gia đình vợ con, làm việc như công chức, sáng đi tối về, lại có kẻ sống nơi hiu quạnh đèo heo hút gió, ngày ngày trực diện với sự đe dọa của địch quân. Giá như tôi không chuyển sang Không Quân, thì có lẻ giờ đây tôi cũng là đồn trưởng của một nơi cô tịch và thiếu an ninh nào đó. Tôi cho rằng mình may mắn.
Chúng tôi đi bách bộ từ đồn ra bải đậu phi cơ, vì vị trí đồn nằm cạnh sát sân bay. Trong lúc Trung Tá NVC và Trung Úy đồn trưởng song hành bên nhau chuyện trò to nhỏ, tôi bước nhanh lên trước hầu kịp sửa soạn phi cơ trước khi cất cánh. Nhưng bất ngờ thay, tôi bị khựng lại vì có người ngăn cản không cho tôi đến gần phi cơ. Nhìn kỷ là một Chuẩn Úy trạc độ trên hai mươi tuổi, đứng chắn trước cửa phi cơ. Tôi đang lúng túng chưa biết phải đối xử như thế nào, thì cũng lúc phái đoàn thăm viếng đến nơi.Nghe tôi trìng bày sự việc, Trung Tá NVC chưa kịp nói gì, thì Trung Úy đồn trưởng cướp lời * Thưa Trung Tá, chuyện này để tôi giải quyết, vì Chuẩn Úy NVN là thuộc cấp của tôi.* Nói xong, Trung Úy đồn trưởng tiến lại phi cơ, nơi Chuẩn Úy NVN đang đứng. Hai người tranh luận với nhau rất gay gắt. Chuẩn Úy NVN nay không còn đứng chắn trước cửa phi cơ nữa, nhưng đã xây qua ôm thành sắt chống cánh phi cơ, còn chân thì để chèn trước bánh xe, có ý ngăn không cho phi cơ di động. Một lát sau Trung Úy đồn trưởng trở lại trình bày cho Trung Tá NVC hay rằng Chuẩn Úy NVN muốn được nghỉ phép về Huế thăm vợ con đang sanh nở và đau yếu. Trung Tá NVC liền hỏi lý lịch, tinh thần phục vụ và gia cảnh của Chuẩn Úy NVN. Các tin tức này đã được Trung Úy đồn trưởng tường trình đầy đũ và rõ ràng. Nghe xong, Trung Tá NVC chấp thuận cho Chuẩn Úy NVN được nghỉ phép, đợi kỳ tiếp tế lần tới, Chuẩn Úy NVN sẽ theo đoàn xe trở về Huế. Việc tiếp tế cho các tiền đồn hẻo lánh khoảng ba bốn tháng một lần vì giao thông khó khăn cách trở. Các xe chở đạn dược, thuốc men, thực phẩm và nhật dụng thì ít, nhưng các xe công binh mở đường bắt cầu và chở binh sĩ hộ tống an ninh thì nhiều.
Ai cũng tưởng rằng Chuẩn Úy NVN rất vui lòng với sự chấp thuận cho đi phép của Trung Tá Trung Đoàn Trưởng. Nhưng không, Chuẩn Úy NVN chỉ muốn được về Huế hôm nay bằng phi cơ của chúng tôi. Sự đòi hỏi này quá đáng và ngoan cố nữa, chính tôi cũng cảm thấy bất bình, dĩ nhiên là không thể thỏa mản được.Trung Úy đồn trưởng và Chuẩn Úy NVN lần này cải vã to tiếng rồi xô xát. Nhưng làm cách nào cũng không thể bắt buộc Chuẩn Úy NVN rời xa phi cơ. Không những thế, Chuẩn Úy NVN gồng mình càng ôm chặt thành sắt chống cánh phi cơ hơn.
Tình trạng có vẽ khẩn trương, Trung Úy đồn trưởng xin phép Trung Tá Trung Đoàn Trưởng dùng biện pháp mạnh để trị tội một quân nhân vô kỷ luật. Chúng tôi ai nấy hồi hộp chờ đợi quyết định của Trung Tá NVC là người có thẩm quyền hơn cả tại đây. Bầu không khí trở nên nặng nề, nhưng Trung Tá NVC vẫn giữ im lặng, chừng như khó xử. Trung Úy đồn trưởng hiểu lầm, tưởng rằng im lặng là đồng ý, nên vội chạy lại cố dùng hết sức mạnh lôi kéo Chuẩn Úy NVN rời khỏi phi cơ. Hai bên giằng co, rồi bổng nhiên Chuẩn Úy NVN vừa khóc lớn vừa đập đầu vào trụ chống cánh phi cơ.
- ” Xin cho tôi được về Huế hôm nay, nếu không, tôi chết ngay tại đây và vợ con tôi sẽ chết theo”
Nghe vậy, tôi hết sức xúc động. Cảnh nhớ vợ thương con khi bắt buộc phải xa vắng, vợ con ở hậu phương, chồng cha ở nơi tiền tuyến hay tại một đồn hẻo lảnh nào đó, tôi đã từng nếm qua. Năm 1951 tôi là đồn trưởng Phò Trạch nằm trên quốc lộ 1, cách Huế khoảng 30 cây số về phía Bắc, giao thông trắc trở. Chúng tôi vừa mới cưới nhau, tôi ra tiền đồn, nhà tôi về thăm ngoại, bên kia Bến Hải. Vào dịp Noel năm đó vì nhớ vợ, nên tôi đã uống rượu giải sầu. Tôi say túy lúy phải nằm liệt giường suốt một tuần lể. May nhờ có Thượng sĩ nhất PVD thay tôi chỉ huy, điều hành và trấn giữ đồn bót. Và đồng thời đánh điện về Tiểu Đoàn báo cáo tình trạng của tôi. Tiểu Đoàn đã thành lập đoàn xe tiếp tế bất thường và chỉ định Thiếu Úy HHĐ thay thế, để cho tôi về phép thăm vợ. Cũng cùng năm ấy, khi tôi làm đồn trưởng đồn Hạ Lang cách Huế 10 cây số đường chim bay, có một quân nhân vì nhớ gia đình nhưng không thể về phép được vì giao thông cách trở và thiếu an ninh, nên vào giờ canh gác đêm đã tự lấy súng bắn vào chân mình, để được đưa về điều trị tại Quân Y Viện Mang Cá, Huế, hầu tạo dịp cho gia đình vợ con đến thăm. Biết đâu hành động của Chuẩn Úy NVN hôm nay lại tái diển, có thể còn trầm trọng hơn nữa, vì hiện đương sự có mang súng bên hông.
Tôi đang suy nghĩ miên man, bổng thức tĩnh khi Trung Tá NVC lên tiếng yêu cầu tôi giúp đở. Ý định của Trung Tá NVC nay đã rõ ràng, không muốn có sự không hay xảy ra, vì hành động của Chuẩn Úy NVN có vẻ quyết liệt lắm. Chính tôi cũng nhận thấy điều này. Tôi trình rằng không thể được, vì L-19 chưa bao giờ chở nặng 4 người, vả lại không có chỗ ngồi, hơn nữa đường bay A Luoi lại quá ngắn, hai đầu còn có cây cối cao, cất cánh rất nguy hiểm.
L-19 chở 3 người là chuyện thường, nhứt là mỗi khi chúng tôi đi công tác xa đơn vị, gồm hoa tiêu, quan sát viên và thợ máy. Mỗi người chúng tôi mang theo một va li nhỏ hành lý, riêng anh thợ máy mang theo thùng đồ nghề nặng với hai cục chèn bánh nữa. Khi nghĩ tới số hành lý này, trong đầu óc tôi lóe lên một tia hy vọng. Tôi tính nhẩm cân lượng số hành lý và thùng đồ nghề cũng xấp xỉ cân lượng của Chuẩn Úy NVN, khổ người trung bình. Vấn đề trọng lượng có thể tạm giải quyết, còn chổ ngồi thì sao? Phía sau chỉ có một ghế, không thể ngồi 3 người được. Ngồi ở dưới sàn giữa ghế trước và ghế sau cũng không tiện, vì cấn chân hai người ngồi ghế sau. Tôi nghĩ rằng tôi có thể thuyết phục được Chuẩn Úy NVN ngồi ở hộc chứa hành lý. Nay vấn đề nan giải chính yếu là cất cánh. Đường bay A Luoi dài khoảng chưa đầy 300 mét, mặt nền bằng đất nện không mấy cứng và không bằng phẳng, hai đầu lại có rừng già với những cây cao vút, phi cơ lại chở nặng, chưa bao giờ tôi dám cất cánh thử với bốn người trên đường bay dài, huống hồ là tại sân bay ngắn này, nên tôi rất ngại ngùng.
Tôi suy nghĩ nát óc và chưa có một quyết định dứt khoát. Nhưng lời nói và hành động của Chuẩn Úy NVN chưa biết thực hư như thế nào cũng đã có một tác dụng tâm lý đối với tôi, đánh tan sự rụt rè trong tôi. Và lời yêu cầu của Trung Tá NVC như khuyến khích tôi thêm can đảm. Vả lại trời cũng đã xế chiều, càng thúc đẩy tôi bằng lòng chở 4 người cùng về Huế một lượt.
Nghe vậy, ai cũng hớn hở ra mặt, vì sự khó khăn đã được giải quyết, nhứt là Chuuẩn Úy NVN, nhưng họ đâu có hiểu vấn đề kỷ thuật, chở nặng mất mạng như chơi, là điều mà tôi đang hồi hộp lo âu. Vì trót đã lở hứa, tôi đành phải thực hành. Tôi tiến lại phi cơ, Chuẩn Úy NVN nhìn tôi, giọng nói run run
- ” Cám ơn Đại Úy đã giứp đở tôi và vợ con tôi”
. Tôi đâu dám nhận, nên không đáp lại, vì công tác chưa chu toàn và nghĩ thầm, biết đâu, đây là tai họa, bốn người có thể bỏ xác tại nơi này.
Tôi mở cửa phi cơ, nhấc tấm dựa của ghế sau và mời Chuẩn Úy NVN lên trước. Có lẽ vì quá bất ngờ và xúc động, nên Chuẩn Úy NVN bước lên phi cơ một cách khó khăn suýt ngã, tôi phải giúp đở và chỉ chỗ ngồi ở hộc hành lý. Và tôi dặn dò, khi phi cơ cất cánh cố ngồi cho vửng bằng cách níu hai tay thật chặt vào thành ghế sau. Tiếp theo, tôi mời Trung Tá NVC và Đại Úy Trưởng Phòng Ba lên phi cơ. Tôi phụ giúp buộc dây an toàn thật chặt cho hai vị này.
Xong đâu đấy, tôi cám ơn Trung Úy đồn trưởng rồi bước lên phi cơ sau chót. Tôi mở máy và thử máy tại chỗ, rồi di chuyển. Lúc này tinh thần tôi hết sức căng thẳng, hồi hộp, nhịp tim tôi đập thình thịch liên hồi. Đến đầu phi đạo, tôi thử máy một lần nữa, điều chỉnh mủi phi cơ chúi về phía trước cho cân bằng trọng lượng, vì trọng tâm đã dồn về phía sau, nơi ba người đang ngồi, còn một mình tôi nhẹ cân ngồi phía trước. Tôi cũng không quên ra hết cánh cản. Tôi cất cánh hướng Bắc Nam của phi đạo. Giây phút này hết sức quan trọng, không cho phép tôi suy nghĩ vẫn vơ nữa. Tôi cố đè nén mọi xúc động, tập trung tất cả mọi nỗ lực, dồn hết sức mạnh vào hai chân đang đạp thắng thật chặt. Tay trái tống hết ga về phía trước trong lúc tay mặt ghì chặt cần lái vào bụng. Tôi giữ động tác và vị thế này lâu chừng 15 giây đồng hồ, đợi cho đến khi nghe tiếng máy nổ dòn và phi cơ muốn chồm tới trước, tôi mới nhả thắng hai chân. Phi cơ bung đi một cách hung hăng và mệt nhọc cho đến khi đuôi nhấc nhẹ, thân phi cơ thăng bằng tôi mới vửng tâm, rồi lướt nhanh trên nền đất đỏ, cắm đầu về phía trước, đến gần cuối phi đạo mới nhấc bổng lên một cách nhẹ nhàng nhờ gió mạnh của rừng cây phía trước thổi lại. Tôi cám đội Ơn Trên đã cho ngọn Gió Thần cứu chúng tôi thoát chết. Khi phi cơ lên vừa đủ cao độ, tôi quay lại phía sau, nhìn thấy ba vị ngồi đằng sau với nét mặt rạng rỡ. Riêng tôi vẫn còn chút lo lắng khi về Huế đáp. Sân bay Thành Nội tuy đủ dài và rộng cho phi cơ nhẹ, nhưng hai đầu lại có chướng ngại vật, ngay đầu phía Đông Nam có hồ sen lớn, bờ xây bằng xi măng, phía Tây Bắc có bờ thành cao và nhứt là lầu Trung Chánh hay Cửa Hậu nằm ngay hướng cận tiến.
Bởi lo ngại như thế, nên tôi đã đổi hướng bay về Phú Bài, cách Huế khoảng trên mười cây số về phía Đông Nam, nơi đây có sân bay dân sự dài. Vì đã về chiều, nên Đài Kiểm Sóat Không Lưu tại phi trường này tạm ngưng hoạt động. Tôi định đáp tại phi trường này cho an toàn. Khi phi cơ cận tiến, tôi cảm thấy không có triệu chứng gì khác lạ, ngoài sự phi cơ xuống hơi nhanh một chút khi máy ở vòng quay tối thiểu, nên tôi đổi ý, tống ga bay lên, về đáp ở sân bay Thành Nội Huế bằng an. Tôi thở phào nhẹ nhỏm.
Khi bước xuống khỏi phi cơ, tôi thoáng thấy nét mặt của Trung Tá NVC không vui, Đại Úy Trưởng Phòng Ba giận ra mặt, Chuẩn Úy NVN có vẻ sợ sệt. Tôi rất ái ngại, không biết rồi đây số phận của Chuẩn Úy NVN sẽ ra sao? Có bị biện pháp kỷ luật trừng trị hay không? Nhưng dẩu Chuẩn Úy NVN có bị phạt chăng đi nữa, nhẹ thì giam giữ ở Quân, Trấn, nặng thì giam giữ ở Quân Lao, hai nơi này đều ở thành phố cả, thì cũng có dịp cho vợ con đến thăm, đúng như ý nguyện của đương sự. Nếu như còn ở A Luoi thì biết đến bao giờ mới gặp được vợ con. Nghĩ tới điều này tôi an tâm, cất cánh trở về Đà Nẳng với lòng hân hoan.
Sau đó, suy nghĩ lại, tôi nhận thấy hành động của tôi trong vụ này thật là ngu ngốc, liều lĩnh. Có nhiều phương cách giải quyết, chẳng hạn như gọi điện thoại về Phi Đoàn xin cấp thêm một phi cơ khác, vì tôi là Phi Đoàn Trưởng, hoặc tự mình chở làm hai chuyến, hay là cương quyết từ chối, mà lại mạo hiểm đùa với tử thần. Anh hùng gan dạ chăng? Không, chẳng qua là tính ngông cuồng của tuổi trẻ hay là điếc không sợ súng. Tài ba lỗi lạc ư? Cũng không, về phương diện chuyên nghiệp thì tôi đã vi phạm trầm trọng luật lệ an ninh phi hành. Nếu xảy ra tai nạn mà tôi còn sống thì tôi sẽ bị phạt rất nặng và cấm bay; rủi bị thương hay chết, không những thiệt thân mà còn để khổ lụy cho vợ con tôi nữa. Tại sao phi cơ lại cất cánh một cánh an toàn như thế? Cho tới nay tôi vẫn tin tưởng mãnh liệt có Ơn Trên phù hộ. Qua sự việc này, tôi học được một kinh nghiệm, là sau này mỗi khi đáp ở những phi trường hẻo lánh, tôi xin người canh gác phi cơ cẩn thận.
Câu chuyện xảy ra cách nay đã 45 năm, nay nhớ lại thật buồn cười. Vào những năm gần trước đây, tình hình Trung Đông sôi động, thường hay xảy ra những vụ không tặc. Các tên cướp máy bay, giả làm hành khách, đợi khi phi cơ đã lên trời, lấy vủ khí giấu trong người, như súng ống, lựu đạn, chất nổ hay những vật sắt thép bén nhọ, uy hiếp phi hành đoàn và hành khách, hầu thực hiện một mưu đồ chính trị nào đó. Phi hành đoàn vì sinh mạng của mình và của tất cả hành khách, đành bắt buộc phải nghe theo yêu sách của không tặc. Trường hợp của tôi trái ngược hẳn. Phi cơ tôi đậu ở dưới đất, tặc nhân cũng ở dưới đất, không dùng vủ khí dí vào đầu tôi hay làm nguy hại tính mạng hành khách, chúng tôi cũng đang đứng dưới đất cả, mà chỉ tự uy hiếp tánh mạng mình và tánh mạng vợ con mình. Tóm lại sự việc đều xảy ra dưới đất với yêu sách không mấy chính đáng, là chỉ mong gặp được mặt vợ con, thế mà tôi phải chấp nhận một cách nông nổi dại dột. Đúng là tôi đã bị địa tặc.
Ngày 14 tháng 3 năm 2002.
Mệ