Truyện Ngắn & Phóng Sự
LÀM BIẾNG - Cựu Đại Tá Nguyễn Thành Chuẩn
Lười biếng thật là một tật đáng ghét cho mọi người, nhứt là đối với Biệt Động Quân. Nhưng nếu ngày hôm đó, tôi không có bất ngờ làm biếng, thì có lẽ tôi không có dịp thuật lại chuyện này cho các anh em nghe chơi.
Năm 1972, tình hình tại Bình Long tạm xuống thang, lắng dịu một hai tháng sau "mùa Hè đỏ lửa". Địch đã thất bại trong cuộc tấn công vào An Lộc, đã rút lui. Liên Đoàn 5/BĐQ còn phòng thủ trong Thị xã, chỉ bị pháo kích lai rai.
Phía Tây An Lộc lối 12 cây số là trại Biệt Động Quân Tống Lê Chân (Pháo binh trại này đã yểm trợ hữu hiệu trong cuộc chiến vừa qua). Thiếu Tá Ngôn, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 92/BĐQ là Trưởng Trại, vì tình hình đặc biệt, đã hơn một năm không đi phép, có xin tôi mấy ngày về thăm gia đình ở Vĩnh Long và tôi đã chấp thuận.
Lúc bấy giờ Bộ chỉ huy nhẹ BĐQ/V3CT đóng bên cạnh Bộ Tư Lệnh HQ/QĐ III tại Tây Ninh và tôi thường lên ở đó, thay vì ở Biên Hòa. Tôi định bay vào Tống Lê Chân rước Thiếu tá Ngôn, nhưng sáng hôm đó trời xấu, trực thăng từ Biên Hòa lên chậm trễ. Đợi lâu quá, tôi đâm ra chán nản, nghĩ chỉ bay vào trại rồi bay trở ra liền, cũng không thấy ích lợi gì, nên tôi ra lệnh cho Thiếu tá Hoàng Long, chánh văn phòng và sĩ quan tuỳ viên, khi nào trực thăng tới, đích thân ông vào căn cứ rước Thiếu tá Ngôn, còn tôi về phòng nghỉ lưng một chút (Thiếu tá Long thường xuyên đi bay với tôi, ông đảm trách việc truyền tin, liên lạc về hậu cứ và các trại, nên rất thông thạo) - Khi trực thăng đến,Thiếu tá Long ra phi đạo chỉ thị cho Phi hành đoàn Mỹ, bay với ông vào trại Tống Lê Chân.
Sau đây là chuyện Thiếu tá Long đích thân thuật lại:
- Khi trực thăng ông còn cách trại 5 phút bay, Thiếu tá Long liên lạc với Thiếu tá Ngôn, sẵn sàng đợi ông ngoài bãi đáp - Trực thăng ông bắt đầu hạ thấp từ hướng Bắc xuống trại. Lúc máy bay còn cách bãi đáp chừng 2 cây số và cách mặt đất lối 100 mét, thì bất ngờ mấy loạt đạn trung liên VC bắn lên - Trực thăng trúng đạn, phi công phụ bị thương vào ngực, ngã gục xuống ghế - Nhưng phi công chính rất bình tĩnh giữ thăng bằng và đáp an toàn xuống bãi đáp trại - Trung sĩ X... y tá của trại, nghe tin chạy ra cứu cấp cho viên phi công và liền sau đó, trực thăng tức tốc bay về Tây Ninh với hai vị Thiếu Tá.
Tại Tây Ninh, kiểm soát lại kỹ buồng lái, mọi người đều thấy chiếc ghế mà tôi thường ngồi khi đi bay (ghế ngay phía sau, ngồi đâu lưng với phi công, quay mặt ra ngoài) bị đạn xuyên qua ngay chính giữa lưng ghế - Nếu bữa đó có tôi ngồi, thì có thể đã lãnh viên đạn đó ngay vào tim.... Nhưng vì là Chỉ huy trưởng, bỗng nhiên nổi tật làm biếng, nên tự cho phép tôi ngủ nhà, vì thế mà thoát nạn.... Mọi việc đều tai qua, nạn khỏi, trực thăng tuy trúng nhiều vết đạn, nhưng không bị thiệt hại nặng - Và quan trọng hơn nữa, viên Thiếu Tá phi công phụ người Mỹ cũng cấp cứu kịp thời, nhờ sáng kiến và lòng nhiệt thành của người Trung sĩ Y tá Trại (tôi thật không nhớ tên) - Các bác sĩ tại bệnh viện Long Bình hết sức ca ngợi người y tá này, vì nếu không có việc cấp cứu kịp thời của anh, viên phi công sẽ chết, vì máu ngập đầy phổi làm nghẹt thở.
Câu chuyện thật tình cũng không có gì đặc biệt lắm, chỉ là những chuyện anh em chúng ta đã nghe hằng hà, sa số trong những lúc trà dư, tửu hậu - Đời chinh chiến của anh em chúng ta, mỗi người làm gì chẳng có đôi ba lần thoát chết trong đường tơ kẽ tóc, hay đã từng găïp những tấu xảo lạ kỳ, mà với con mắt thường tình, ta không hiểu nổi.
Chúng ta tin chắc rằng đã có một đấng siêu hình nào đó hỗ trợ chúng ta, hay ít ra trong thâm tâm chúng ta cũng nghĩ phần số của chúng ta may mắn, chúng ta hoặc tổ tiên chúng ta là những người ăn ở hiền lành, nên con cháu được âm đức phù hộ v...v.... Tôi muốn ghi lại câu chuyện nhỏ này ở đây chỉ với một mục đích vô cùng đơn giản - Đơn giản nhưng nó đã khiến chúng ta tốn biết bao xương máu để bảo vệ - Đó là "Niềm tin". Đó là ý thức hệ giữa hữu thần và vô thần.
Sinh Tồn
LÀM BIẾNG - Cựu Đại Tá Nguyễn Thành Chuẩn
Lười biếng thật là một tật đáng ghét cho mọi người, nhứt là đối với Biệt Động Quân. Nhưng nếu ngày hôm đó, tôi không có bất ngờ làm biếng, thì có lẽ tôi không có dịp thuật lại chuyện này cho các anh em nghe chơi.
Năm 1972, tình hình tại Bình Long tạm xuống thang, lắng dịu một hai tháng sau "mùa Hè đỏ lửa". Địch đã thất bại trong cuộc tấn công vào An Lộc, đã rút lui. Liên Đoàn 5/BĐQ còn phòng thủ trong Thị xã, chỉ bị pháo kích lai rai.
Phía Tây An Lộc lối 12 cây số là trại Biệt Động Quân Tống Lê Chân (Pháo binh trại này đã yểm trợ hữu hiệu trong cuộc chiến vừa qua). Thiếu Tá Ngôn, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 92/BĐQ là Trưởng Trại, vì tình hình đặc biệt, đã hơn một năm không đi phép, có xin tôi mấy ngày về thăm gia đình ở Vĩnh Long và tôi đã chấp thuận.
Lúc bấy giờ Bộ chỉ huy nhẹ BĐQ/V3CT đóng bên cạnh Bộ Tư Lệnh HQ/QĐ III tại Tây Ninh và tôi thường lên ở đó, thay vì ở Biên Hòa. Tôi định bay vào Tống Lê Chân rước Thiếu tá Ngôn, nhưng sáng hôm đó trời xấu, trực thăng từ Biên Hòa lên chậm trễ. Đợi lâu quá, tôi đâm ra chán nản, nghĩ chỉ bay vào trại rồi bay trở ra liền, cũng không thấy ích lợi gì, nên tôi ra lệnh cho Thiếu tá Hoàng Long, chánh văn phòng và sĩ quan tuỳ viên, khi nào trực thăng tới, đích thân ông vào căn cứ rước Thiếu tá Ngôn, còn tôi về phòng nghỉ lưng một chút (Thiếu tá Long thường xuyên đi bay với tôi, ông đảm trách việc truyền tin, liên lạc về hậu cứ và các trại, nên rất thông thạo) - Khi trực thăng đến,Thiếu tá Long ra phi đạo chỉ thị cho Phi hành đoàn Mỹ, bay với ông vào trại Tống Lê Chân.
Sau đây là chuyện Thiếu tá Long đích thân thuật lại:
- Khi trực thăng ông còn cách trại 5 phút bay, Thiếu tá Long liên lạc với Thiếu tá Ngôn, sẵn sàng đợi ông ngoài bãi đáp - Trực thăng ông bắt đầu hạ thấp từ hướng Bắc xuống trại. Lúc máy bay còn cách bãi đáp chừng 2 cây số và cách mặt đất lối 100 mét, thì bất ngờ mấy loạt đạn trung liên VC bắn lên - Trực thăng trúng đạn, phi công phụ bị thương vào ngực, ngã gục xuống ghế - Nhưng phi công chính rất bình tĩnh giữ thăng bằng và đáp an toàn xuống bãi đáp trại - Trung sĩ X... y tá của trại, nghe tin chạy ra cứu cấp cho viên phi công và liền sau đó, trực thăng tức tốc bay về Tây Ninh với hai vị Thiếu Tá.
Tại Tây Ninh, kiểm soát lại kỹ buồng lái, mọi người đều thấy chiếc ghế mà tôi thường ngồi khi đi bay (ghế ngay phía sau, ngồi đâu lưng với phi công, quay mặt ra ngoài) bị đạn xuyên qua ngay chính giữa lưng ghế - Nếu bữa đó có tôi ngồi, thì có thể đã lãnh viên đạn đó ngay vào tim.... Nhưng vì là Chỉ huy trưởng, bỗng nhiên nổi tật làm biếng, nên tự cho phép tôi ngủ nhà, vì thế mà thoát nạn.... Mọi việc đều tai qua, nạn khỏi, trực thăng tuy trúng nhiều vết đạn, nhưng không bị thiệt hại nặng - Và quan trọng hơn nữa, viên Thiếu Tá phi công phụ người Mỹ cũng cấp cứu kịp thời, nhờ sáng kiến và lòng nhiệt thành của người Trung sĩ Y tá Trại (tôi thật không nhớ tên) - Các bác sĩ tại bệnh viện Long Bình hết sức ca ngợi người y tá này, vì nếu không có việc cấp cứu kịp thời của anh, viên phi công sẽ chết, vì máu ngập đầy phổi làm nghẹt thở.
Câu chuyện thật tình cũng không có gì đặc biệt lắm, chỉ là những chuyện anh em chúng ta đã nghe hằng hà, sa số trong những lúc trà dư, tửu hậu - Đời chinh chiến của anh em chúng ta, mỗi người làm gì chẳng có đôi ba lần thoát chết trong đường tơ kẽ tóc, hay đã từng găïp những tấu xảo lạ kỳ, mà với con mắt thường tình, ta không hiểu nổi.
Chúng ta tin chắc rằng đã có một đấng siêu hình nào đó hỗ trợ chúng ta, hay ít ra trong thâm tâm chúng ta cũng nghĩ phần số của chúng ta may mắn, chúng ta hoặc tổ tiên chúng ta là những người ăn ở hiền lành, nên con cháu được âm đức phù hộ v...v.... Tôi muốn ghi lại câu chuyện nhỏ này ở đây chỉ với một mục đích vô cùng đơn giản - Đơn giản nhưng nó đã khiến chúng ta tốn biết bao xương máu để bảo vệ - Đó là "Niềm tin". Đó là ý thức hệ giữa hữu thần và vô thần.
Sinh Tồn