Kinh Đời

Làm du lịch, học cách người Nhật Bản kiên nhẫn với người Trung Quốc

Ngày 14/6/2016 sau hàng loạt trận động đất xảy ra tại tỉnh Kumamoto Nhật Bản, trong khi người dân nhiều nước trên thế giới thể hiện lòng chia sẻ và sự giúp đỡ
Ngày 14/6/2016 sau hàng loạt trận động đất xảy ra tại tỉnh Kumamoto Nhật Bản, trong khi người dân nhiều nước trên thế giới thể hiện lòng chia sẻ và sự giúp đỡ dưới nhiều hình thức thì một nhà hàng ở tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc treo bảng: “NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG ĐỘNG ĐẤT TẠI NHẬT BẢN”, kèm theo là tuyên bố tặng bia miễn phí thực khách của chủ nhà hàng. Một cửa hàng khác chuyên bán đồ điện tử thì treo bảng: “Chúc mừng động đất ở Nhật Bản, chúng tôi giảm giá đặc biệt 3 ngày”. Trước đó, năm 2013 một nhà hàng ở Bắc Kinh đã gây shock dư luận nhiều nước khi treo bảng: “KHÔNG TIẾP NGƯỜI NHẬT BẢN, PHILIPPINES, VIỆT NAM VÀ CHÓ”.


Tối ngày 14/6/2016 một vị khách du lịch Trung Quốc tại Đà Nẳng bật quẹt ga đốt tờ tiền giấy mệnh giá 200.000 VND tại quán bar TV Club Quận Hải Châu, Đà Nẳng (1). Sự việc khách Trung Quốc vào Việt Nam làm hướng dẫn du lịch chui rồi xuyên tạc lịch sử Việt Nam xảy ra ở Nha Trang, Đà Nẳng, Huế… (2).

Có thể nói cùng với sự “nổi tiếng” về hàng giả hàng nhái sản phẫm độc hại thương hiệu “made in China” thì sự “nổi tiếng” về những hành vi kém văn minh, lối hành xử coi mình là cái rốn của vũ trụ của một bộ phận người Trung Quốc tỏ ra không hề kém cạnh.

Tuy nhiên, thế giới ngày nay là một “ngôi làng toàn cầu” (global village). Khi mở cửa ra hội nhập với thế giới thì ngoài việc đón nhận những điều tốt đẹp tử tế thì đồng thời chúng ta cũng đón nhận những việc không hề dễ chịu, đó là tính hai mặt của một vấn đề.

Đứng trước tình hình đó sự lựa chọn thái độ và cách hành xử của chúng ta như thế nào, cho thấy chúng ta là một người văn minh hay là “cá mè một lứa” với lối hành xử kém cỏi!

Ngày 28/7/2016, tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc (Globaltimes) bản tiếng Anh có bài; “China condemns slur on Chinese national’s passport in Vietnam”, tạm dịch là: “Trung Quốc lên án sự xuyên tạc hộ chiếu công dân Trung Quốc ở Việt Nam” (3).

Theo đó thì chính quyền Bắc Kinh yêu cầu Chính Phủ Việt Nam điều tra xét xử nghiêm khắc việc một nhân việc Hải Quan cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất đã ghi chữ “f” vào các trang 8 và trang 24 hộ chiếu của một du khách người Trung Quốc làm xúc phạm phẩm giá của họ. Các trang 8, 24 và 46 của hộ chiếu Trung Quốc bản in năm 2012 là các trang có in hình biểu tượng đường lưỡi bò chín đoạn, bài báo giải thích thêm.

Chữ “f”có thể là viết tắt của từ “fail” có nghĩa là từ chối, không thừa nhận. Nhưng chữ “f” cũng có thể suy diễn theo nghĩa xấu, là viết tắt của “f*ck you”. Nếu hiểu theo ý nghĩa đứng sau thì việc giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh theo thông lệ quốc tế mà ghi như trên là một việc làm tệ hại về mặt văn hóa ứng xử, bất kể là đối với một du khách đến từ Trung Quốc.

Mới đây nhất ngày 26/7/2016 là sự việc nhà hàng Ngọc Quy 2 ở Đà Nẵng treo bảng: “KHÔNG PHỤC VỤ NGƯỜI TRUNG QUỐC” (4). Trong bối cảnh chính quyền Bắc Kinh gây ra hàng loạt động thái gây hấn đe dọa an toàn tính mạng cho ngư dân Việt Nam và liên tiếp thể hiện âm mưu chiếm đoạt lãnh hải Việt Nam trên biển Đông thì hai sự việc nêu trên của một nhân viên Hải quan sân bay TSN và của nhà hàng Ngọc Quy 2 thoạt nhiên là có thể lý giải được và ở một khía cạnh nào đó đã nhận được sự đồng thuận của một bộ phận cộng đồng mạng.

Tuy nhiên nếu bình tĩnh mà xem thì hành động trên được coi là thiếu khách quan “vơ đũa cả nắm”, lợi ít hại nhiều. Chúng ta không thể đánh đồng khái niệm nhân dân Trung Quốc với thủ đoạn chính trị bành trướng đê tiện của chính quyền Cộng Sản Trung Hoa. Cho nên trong mọi hoàn cảnh trong mọi tình huống nếu gặp một người dân Trung Quốc tử tế thì họ là bạn của chúng ta. Không thể vì “giận cá chém thớt” rồi hành xử kém văn minh được. Nên nhớ, những Lưu Hiểu Ba, Ngải Vị Vị, Luật sư khiếm thị Trần Quang Thành… là những công dân Trung Quốc ưu tú đấu tranh không mệt mỏi cho dân chủ dân quyền, xứng đáng là tấm gương để chúng ta phải học hỏi nhiều.

Trở lại sự việc người Trung Quốc treo bảng: “NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG ĐỘNG ĐẤT TẠI NHẬT BẢN”, kèm theo đó là một bức hình chụp một bữa tiệc tại nhà hang có ghi dòng chú thích là: “CẠN LY CHÚC MỪNG ĐỘNG ĐẤT Ở NHẬT BẢN. ĐÁNG TIẾC LÀ ĐỘNG ĐẤT HƠI NHỎ”.

Cần biết là những phát biểu và hình ảnh nêu trên được chuyển từ trang mạng Weibo qua Twitter, một mạng xã hội có rất nhiều người Nhật bản sử dụng. Thời điểm đó người dùng mạng xã hội trông chờ một hành động trả đũa từ phía người Nhật. Nhưng tuyệt nhiên, không có bất kỳ một lời phản biện hay hành động trả đũa nào.

Hỏi một người Nhật đang sinh sống làm việc ở Trung Quốc thì nhận được câu trả lời là: “Tôi không quan tâm, có những người Trung Quốc tốt và có những người Trung Quốc có suy nghĩ khác”.

Một việc làm hơn mọi lời nói, hình ảnh học sinh sinh viên và người dân Nhật Bản thể hiện lòng chia sẻ quyên góp ủng hộ trận động đất xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc năm 2008 do chính người Trung Quốc đăng lên trang mạng Weibo để phản biện lại những phát biểu quá khích đã làm êm dịu vụ tranh cải tưởng như không có hồi kết đồng thời định hướng được dư luận có lợi cho khuynh hướng cổ xúy lời nói và ứng xử văn minh.


Người dân Nhật Bản quyên góp ủng hộ trận động đất xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc năm 2008.
Tôi phôi thai ý tưởng viết bài này khi đang đứng xếp hang làm thủ tục “check in” trên một chuyến bay từ Tokyo qua Thượng Hải ngày 28/7/2016, khi chứng kiến một hành vi thiếu kiềm chế của một nữ du khách Trung Quốc đối với một nữ nhân viên của sân bay Haneda Tokyo, Nhật Bản.

Có lẻ do bất đồng ngôn ngữ nên sự việc được đẩy lên cao trào khi vị khách Trung Quốc to tiếng lao vào giật máy bộ đàm của nhân viên người Nhật, tưởng là điện thoại và đòi gọi cho ai đó mà cô người Nhật không cho mượn. Sau một thoáng bối rối, cô người Nhật cúi gập người nói xin lỗi rồi trở vào trong. Khoảng hai phút sau cô ấy trở ra với một cô người Nhật biết nói tiếng Hoa, với giọng nói và cử chỉ nhã nhặn của cô người Nhật nói tiếng Hoa, thêm vào là những lời nói của nhiều người Trung Quốc đang xếp hàng gần đó cuối cùng vị khách Trung Quốc đã hoàn toàn bị thu phục. Vị khách ngoan ngoãn theo cô nhân viên người Nhật trở về tại vị trí đứng xếp hang chờ. Trước khi trở về vị trí làm việc, cô người Nhật không quên cúi rạp người, nói: “Xin cám ơn vì sự hợp tác của quý khách”!

Cái cúi rạp người “rất Nhật Bản” làm mềm nhũn một vị khách Trung Quốc khó tính nào! Có lẽ đó cũng là lý do giải thích tại sao khách du lịch nhà giàu Trung Quốc đến Nhật ngày càng đông và đóng góp một tỷ trọng lớn trong ngành du lịch Nhật Bản.

Bằng chứng là, đang đứng bao quanh tôi trong sân bay Haneda là những hang rồng rắn du khách Trung Quốc đến Nhật Bản du lịch đang làm thủ tục về nước. Với nét mặt rạng ngời trò chuyện râm rang, họ khoe nhau là mình đã mua được bao nhiêu hang hóa và thưởng thức những món ăn ngon như thế nào... Bằng chứng là biết bao nhiêu những chiếc vali cở lớn chất cao trên chiếc nhiều chiếc xe đẩy của sân bay.

Nếu lên mạng Google gõ từ khóa tiếng Anh như “khách du lịch Trung Quốc, Nhật Bản”… thì nhanh chóng hiện ra những tít bài bằng tiếng Anh như: “Chính quyền Tokyo đau đầu tìm bãi đậu xe buýt cho khách du lịch đến từ Trung Quốc”, “Chính sách “visa relax” của chính phủ Nhật Bản giúp việc cấp visa cấp cho khách du lịch Trung Quốc tăng 85%” v.v…

Trước đó không lâu, trên đường phố Tokyo tôi chứng kiến một cô gái Nhật bị té ngã khi đi bộ do mang giỏ xách nặng. Tôi nhanh chân định tới giúp thì có hai cô gái khác đứng gần hơn đã làm công việc đó. Hai cô gái nói tiếng Nhât với biểu cảm của người Nhật, một cô nói: “Chị không sao chứ, tôi đỡ chị đứng dậy”. Cô kia thì nói: “Chị đi bộ về đâu, vì đi cùng hướng nên hãy đưa giỏ xách của chị tôi mang dùm cho”…

Khi cô gái Nhật Bản trả lời là không sao và cám ơn sự giúp đỡ của hai người thì mọi người tiếp tục hành trình. Đi một đoạn thì tôi phát hiện ra hai cô gái này nói chuyện với nhau bằng tiếng Hoa, té ra họ là người Trung Quốc, không phải là người Nhật mà tôi lầm tưởng. Tôi cảm thấy trong lòng hay hay vì gặp được những người Trung Quốc tử tế trên đất Nhật.

Nói không ngoa thì có lẽ người Nhật Bản hiểu rõ văn hóa Khổng giáo “nhân chi sơ tánh bản thiện” (bản chất thiện lành là gốc của mỗi con người) của người Trung Quốc cộng với bản tính văn minh cố hữu của mình, người Nhật đã biết cách đánh thức hạt giống “thiện” đang ngủ quên của người Trung Quốc. Một việc làm vẹn cả đôi đường, vừa góp phần truyền bá văn hóa Nhật Bản và ngành du lịch Nhật cũng có dịp “đếm tiền”!

TRÚC NGUYỄN
 
------------------------

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Làm du lịch, học cách người Nhật Bản kiên nhẫn với người Trung Quốc

Ngày 14/6/2016 sau hàng loạt trận động đất xảy ra tại tỉnh Kumamoto Nhật Bản, trong khi người dân nhiều nước trên thế giới thể hiện lòng chia sẻ và sự giúp đỡ
Ngày 14/6/2016 sau hàng loạt trận động đất xảy ra tại tỉnh Kumamoto Nhật Bản, trong khi người dân nhiều nước trên thế giới thể hiện lòng chia sẻ và sự giúp đỡ dưới nhiều hình thức thì một nhà hàng ở tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc treo bảng: “NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG ĐỘNG ĐẤT TẠI NHẬT BẢN”, kèm theo là tuyên bố tặng bia miễn phí thực khách của chủ nhà hàng. Một cửa hàng khác chuyên bán đồ điện tử thì treo bảng: “Chúc mừng động đất ở Nhật Bản, chúng tôi giảm giá đặc biệt 3 ngày”. Trước đó, năm 2013 một nhà hàng ở Bắc Kinh đã gây shock dư luận nhiều nước khi treo bảng: “KHÔNG TIẾP NGƯỜI NHẬT BẢN, PHILIPPINES, VIỆT NAM VÀ CHÓ”.


Tối ngày 14/6/2016 một vị khách du lịch Trung Quốc tại Đà Nẳng bật quẹt ga đốt tờ tiền giấy mệnh giá 200.000 VND tại quán bar TV Club Quận Hải Châu, Đà Nẳng (1). Sự việc khách Trung Quốc vào Việt Nam làm hướng dẫn du lịch chui rồi xuyên tạc lịch sử Việt Nam xảy ra ở Nha Trang, Đà Nẳng, Huế… (2).

Có thể nói cùng với sự “nổi tiếng” về hàng giả hàng nhái sản phẫm độc hại thương hiệu “made in China” thì sự “nổi tiếng” về những hành vi kém văn minh, lối hành xử coi mình là cái rốn của vũ trụ của một bộ phận người Trung Quốc tỏ ra không hề kém cạnh.

Tuy nhiên, thế giới ngày nay là một “ngôi làng toàn cầu” (global village). Khi mở cửa ra hội nhập với thế giới thì ngoài việc đón nhận những điều tốt đẹp tử tế thì đồng thời chúng ta cũng đón nhận những việc không hề dễ chịu, đó là tính hai mặt của một vấn đề.

Đứng trước tình hình đó sự lựa chọn thái độ và cách hành xử của chúng ta như thế nào, cho thấy chúng ta là một người văn minh hay là “cá mè một lứa” với lối hành xử kém cỏi!

Ngày 28/7/2016, tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc (Globaltimes) bản tiếng Anh có bài; “China condemns slur on Chinese national’s passport in Vietnam”, tạm dịch là: “Trung Quốc lên án sự xuyên tạc hộ chiếu công dân Trung Quốc ở Việt Nam” (3).

Theo đó thì chính quyền Bắc Kinh yêu cầu Chính Phủ Việt Nam điều tra xét xử nghiêm khắc việc một nhân việc Hải Quan cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất đã ghi chữ “f” vào các trang 8 và trang 24 hộ chiếu của một du khách người Trung Quốc làm xúc phạm phẩm giá của họ. Các trang 8, 24 và 46 của hộ chiếu Trung Quốc bản in năm 2012 là các trang có in hình biểu tượng đường lưỡi bò chín đoạn, bài báo giải thích thêm.

Chữ “f”có thể là viết tắt của từ “fail” có nghĩa là từ chối, không thừa nhận. Nhưng chữ “f” cũng có thể suy diễn theo nghĩa xấu, là viết tắt của “f*ck you”. Nếu hiểu theo ý nghĩa đứng sau thì việc giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh theo thông lệ quốc tế mà ghi như trên là một việc làm tệ hại về mặt văn hóa ứng xử, bất kể là đối với một du khách đến từ Trung Quốc.

Mới đây nhất ngày 26/7/2016 là sự việc nhà hàng Ngọc Quy 2 ở Đà Nẵng treo bảng: “KHÔNG PHỤC VỤ NGƯỜI TRUNG QUỐC” (4). Trong bối cảnh chính quyền Bắc Kinh gây ra hàng loạt động thái gây hấn đe dọa an toàn tính mạng cho ngư dân Việt Nam và liên tiếp thể hiện âm mưu chiếm đoạt lãnh hải Việt Nam trên biển Đông thì hai sự việc nêu trên của một nhân viên Hải quan sân bay TSN và của nhà hàng Ngọc Quy 2 thoạt nhiên là có thể lý giải được và ở một khía cạnh nào đó đã nhận được sự đồng thuận của một bộ phận cộng đồng mạng.

Tuy nhiên nếu bình tĩnh mà xem thì hành động trên được coi là thiếu khách quan “vơ đũa cả nắm”, lợi ít hại nhiều. Chúng ta không thể đánh đồng khái niệm nhân dân Trung Quốc với thủ đoạn chính trị bành trướng đê tiện của chính quyền Cộng Sản Trung Hoa. Cho nên trong mọi hoàn cảnh trong mọi tình huống nếu gặp một người dân Trung Quốc tử tế thì họ là bạn của chúng ta. Không thể vì “giận cá chém thớt” rồi hành xử kém văn minh được. Nên nhớ, những Lưu Hiểu Ba, Ngải Vị Vị, Luật sư khiếm thị Trần Quang Thành… là những công dân Trung Quốc ưu tú đấu tranh không mệt mỏi cho dân chủ dân quyền, xứng đáng là tấm gương để chúng ta phải học hỏi nhiều.

Trở lại sự việc người Trung Quốc treo bảng: “NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG ĐỘNG ĐẤT TẠI NHẬT BẢN”, kèm theo đó là một bức hình chụp một bữa tiệc tại nhà hang có ghi dòng chú thích là: “CẠN LY CHÚC MỪNG ĐỘNG ĐẤT Ở NHẬT BẢN. ĐÁNG TIẾC LÀ ĐỘNG ĐẤT HƠI NHỎ”.

Cần biết là những phát biểu và hình ảnh nêu trên được chuyển từ trang mạng Weibo qua Twitter, một mạng xã hội có rất nhiều người Nhật bản sử dụng. Thời điểm đó người dùng mạng xã hội trông chờ một hành động trả đũa từ phía người Nhật. Nhưng tuyệt nhiên, không có bất kỳ một lời phản biện hay hành động trả đũa nào.

Hỏi một người Nhật đang sinh sống làm việc ở Trung Quốc thì nhận được câu trả lời là: “Tôi không quan tâm, có những người Trung Quốc tốt và có những người Trung Quốc có suy nghĩ khác”.

Một việc làm hơn mọi lời nói, hình ảnh học sinh sinh viên và người dân Nhật Bản thể hiện lòng chia sẻ quyên góp ủng hộ trận động đất xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc năm 2008 do chính người Trung Quốc đăng lên trang mạng Weibo để phản biện lại những phát biểu quá khích đã làm êm dịu vụ tranh cải tưởng như không có hồi kết đồng thời định hướng được dư luận có lợi cho khuynh hướng cổ xúy lời nói và ứng xử văn minh.


Người dân Nhật Bản quyên góp ủng hộ trận động đất xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc năm 2008.
Tôi phôi thai ý tưởng viết bài này khi đang đứng xếp hang làm thủ tục “check in” trên một chuyến bay từ Tokyo qua Thượng Hải ngày 28/7/2016, khi chứng kiến một hành vi thiếu kiềm chế của một nữ du khách Trung Quốc đối với một nữ nhân viên của sân bay Haneda Tokyo, Nhật Bản.

Có lẻ do bất đồng ngôn ngữ nên sự việc được đẩy lên cao trào khi vị khách Trung Quốc to tiếng lao vào giật máy bộ đàm của nhân viên người Nhật, tưởng là điện thoại và đòi gọi cho ai đó mà cô người Nhật không cho mượn. Sau một thoáng bối rối, cô người Nhật cúi gập người nói xin lỗi rồi trở vào trong. Khoảng hai phút sau cô ấy trở ra với một cô người Nhật biết nói tiếng Hoa, với giọng nói và cử chỉ nhã nhặn của cô người Nhật nói tiếng Hoa, thêm vào là những lời nói của nhiều người Trung Quốc đang xếp hàng gần đó cuối cùng vị khách Trung Quốc đã hoàn toàn bị thu phục. Vị khách ngoan ngoãn theo cô nhân viên người Nhật trở về tại vị trí đứng xếp hang chờ. Trước khi trở về vị trí làm việc, cô người Nhật không quên cúi rạp người, nói: “Xin cám ơn vì sự hợp tác của quý khách”!

Cái cúi rạp người “rất Nhật Bản” làm mềm nhũn một vị khách Trung Quốc khó tính nào! Có lẽ đó cũng là lý do giải thích tại sao khách du lịch nhà giàu Trung Quốc đến Nhật ngày càng đông và đóng góp một tỷ trọng lớn trong ngành du lịch Nhật Bản.

Bằng chứng là, đang đứng bao quanh tôi trong sân bay Haneda là những hang rồng rắn du khách Trung Quốc đến Nhật Bản du lịch đang làm thủ tục về nước. Với nét mặt rạng ngời trò chuyện râm rang, họ khoe nhau là mình đã mua được bao nhiêu hang hóa và thưởng thức những món ăn ngon như thế nào... Bằng chứng là biết bao nhiêu những chiếc vali cở lớn chất cao trên chiếc nhiều chiếc xe đẩy của sân bay.

Nếu lên mạng Google gõ từ khóa tiếng Anh như “khách du lịch Trung Quốc, Nhật Bản”… thì nhanh chóng hiện ra những tít bài bằng tiếng Anh như: “Chính quyền Tokyo đau đầu tìm bãi đậu xe buýt cho khách du lịch đến từ Trung Quốc”, “Chính sách “visa relax” của chính phủ Nhật Bản giúp việc cấp visa cấp cho khách du lịch Trung Quốc tăng 85%” v.v…

Trước đó không lâu, trên đường phố Tokyo tôi chứng kiến một cô gái Nhật bị té ngã khi đi bộ do mang giỏ xách nặng. Tôi nhanh chân định tới giúp thì có hai cô gái khác đứng gần hơn đã làm công việc đó. Hai cô gái nói tiếng Nhât với biểu cảm của người Nhật, một cô nói: “Chị không sao chứ, tôi đỡ chị đứng dậy”. Cô kia thì nói: “Chị đi bộ về đâu, vì đi cùng hướng nên hãy đưa giỏ xách của chị tôi mang dùm cho”…

Khi cô gái Nhật Bản trả lời là không sao và cám ơn sự giúp đỡ của hai người thì mọi người tiếp tục hành trình. Đi một đoạn thì tôi phát hiện ra hai cô gái này nói chuyện với nhau bằng tiếng Hoa, té ra họ là người Trung Quốc, không phải là người Nhật mà tôi lầm tưởng. Tôi cảm thấy trong lòng hay hay vì gặp được những người Trung Quốc tử tế trên đất Nhật.

Nói không ngoa thì có lẽ người Nhật Bản hiểu rõ văn hóa Khổng giáo “nhân chi sơ tánh bản thiện” (bản chất thiện lành là gốc của mỗi con người) của người Trung Quốc cộng với bản tính văn minh cố hữu của mình, người Nhật đã biết cách đánh thức hạt giống “thiện” đang ngủ quên của người Trung Quốc. Một việc làm vẹn cả đôi đường, vừa góp phần truyền bá văn hóa Nhật Bản và ngành du lịch Nhật cũng có dịp “đếm tiền”!

TRÚC NGUYỄN
 
------------------------

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm