Kinh Đời
Lấy cớ quân Việt lấn biên, nhà Nguyên phát động chiến tranh lần 3
Cuộc xâm lược Đại Việt năm 1285 thất bại đã khiến cho Nguyên Mông hao binh tổn tướng rất nhiều. Hàng chục vạn quân Nguyên, trong đó có nhiều tinh binh đã bỏ xác trên chiến trường Đại Việt. Ngay cả những danh tướng hàng đầu của nước Nguyên là Lý Hằng, Toa Đô cũng thiệt mạng trong tay quân dân Đại Việt. Quả là kết cuộc cay đắng cho cuộc viễn chinh mà Nguyên triều đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Tuy nhiên, bất chấp thất bại tại chiến trường Đại Việt, đế chế Nguyên Mông vẫn đang ở trong thời kỳ sung mãn nhất dưới sự cai trị của Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt. Trong thời kỳ này, đế chế Nguyên Mông của Hốt Tất Liệt đã thừa hưởng những thành tựu văn minh tiên tiến nhất từ những đế chế cũ là Kim, Tống, Khwarem...
Lãnh thổ Nguyên Mông rất rộng lớn bao gồm phần lớn lãnh thổ Trung Quốc, toàn bộ Mông Cổ, một phần miền nam nước Nga ngày nay. Vương quốc Cao Ly sau nhiều lần cố gắng chiến đấu bảo vệ nền độc lập, cuối cùng cũng phải chấp nhận trở thành nước phụ thuộc của Nguyên Mông. Đồng thời, ngoài đế quốc Nguyên Mông của Hốt Tất Liệt còn có các Hãn quốc của người Mông Cổ lập nên tại các vùng đông dân, giàu có ở khắp lục địa Á - Âu tạo thành thế tựa lưng vào nhau giữa các Hãn quốc Mông Cổ. Vì vậy, Nguyên Mông hầu như không lo lắng đến việc bị xâm lược, càng tập trung vào mưu đồ bành trướng lãnh thổ.
Với khí thế đang lên, Nguyên chủ Hốt Tất Liệt không thể nuốt trôi nỗi nhục bại trận. Ngay từ khi mà cuộc chiến tranh đẫm máu vẫn chưa hoàn toàn kết thúc, một cuộc chiến tranh mới đã manh nha thành hình. Khi Thoát Hoan đang phải vất vả tìm đường tháo chạy khỏi Đại Việt, tin tức bại trận đã được tướng Đường Cổ Đái chạy trạm báo về triều đình Nguyên Mông. Ngày 9.7.1285, xa giá của hai vua Trần mới về lại Thăng Long thì ngày 21.8.1285 Khu mật viện nước Nguyên đã bàn việc nam chinh ngay trong năm 1285. Theo kế hoạch này, vào khoảng tháng 11.1285 quân Nguyên sẽ tổ chức tập kết tại Đàm Châu (Hồ Nam). Lực lượng bao gồm tàn quân mới bại trận ở Đại Việt chạy về, lại phái Áo Lỗ Xích điều động thêm quân Mông Cổ, các hành tỉnh Giang Hoài, Giang Tây, Kinh Hồ điều động thêm bộ binh người Hán (miền bắc Trung Quốc) và quân Tân phụ (miền nam Trung Quốc).
Đạo quân mới sẽ vẫn nằm dưới quyền chỉ huy của Thoát Hoan và A Lý Hải Nha tiến đánh Đại Việt. Quần thần nước Nguyên muốn nhân lúc quân dân Đại Việt chưa lại sức sau quãng thời gian chiến đấu dài mà đánh bồi thêm một đòn mới. Tuy nhiên, quân ta dẫu có mệt mỏi nhưng vẫn còn khí thế mạnh mẽ của những người chiến thắng, còn chính quân Nguyên mới không đủ thời gian để phục hồi sức lực và tinh thần sau những tổn thất lớn.
Hốt Tất Liệt dùng binh muốn san bằng nước ta, rốt cuộc không thắng được lại đâm ra thù hận nước ta. Bụng dạ của tên quốc chủ nước Nguyên là như thế. Hốt Tất Liệt tuy rất nóng lòng “báo thù” nhưng vẫn phải cân nhắc việc chuẩn bị. Đường Cổ Đái, tên tướng vừa trải qua những kinh hoàng ở chiến trường Đại Việt thấu hiểu rõ quân tình của đám bại binh, đã tâu xin Hốt Tất Liệt cho quân tướng vừa trở về từ Đại Việt được nghỉ ngơi dưỡng sức. Hốt Tất Liệt sau khi cân nhắc đã chấp nhận cho quân sĩ nghỉ ngơi, dời lại tiến độ cuộc xâm lược đến sang năm để chuẩn bị chu đáo hơn. Đồng thời, Nguyên triều sai Hợp Tán Nhi Hải Nha (Qasar Qaya) đi sứ Đại Việt, muốn lấy cớ đặt lại chức Đạt Lỗ Hoa Xích (chức quan đô hộ của Nguyên Mông) để dò thám tình hình và kiếm cớ gây sự. Triều đình nhà Trần tiếp sứ rồi tiễn về, không cho Hợp Tán Nhi Hải Nha nhậm chức.
Xem thêm: 10 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ nhất
22 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ hai
Sang năm 1286, để tập trung vào chiến trường Đại Việt, Nguyên triều đã quyết định bãi bỏ kế hoạch chuẩn bị đánh Nhật Bản vẫn đang tiến hành gấp rút. Trước đó, Nguyên Mông đã hai lần ôm hận trước Nhật Bản, lần nào cũng bị bão biển làm tan tác hạm đội. Quân Nhật Bản cũng chuẩn bị các thành trì phòng thủ rất kỹ lưỡng và có quân đội mạnh nên thừa cơ hội được “Thần Phong” giúp sức, tổ chức tiêu diệt quân Nguyên. Hai lần xâm lược Nhật Bản bất thành, trước sau quân Nguyên bị tổn thất đến hơn 12 vạn nhân mạng cùng một hạm thuyền khổng lồ. Đó cũng là những thất bại chua cay của đế chế Nguyên Mông cho tới thời điểm bấy giờ, nhưng vẫn không sánh được với thất bại to lớn ở Đại Việt khi mà hàng chục vạn quân Nguyên đã bỏ mạng, đồng thời cũng không thể mở một cửa ngõ bành trướng xuống Đông Nam Á như Nguyên triều kỳ vọng. Hốt Tất Liệt bàn với quần thần: “Nhật Bản chưa từng xâm lấn ta, nay Giao Chỉ xâm phạm biên giới, nên gác việc Nhật Bản, chuyên việc Giao Chỉ”. Việc xâm phạm biên giới mà Hốt Tất Liệt nói đến là chỉ việc quân ta truy kích Thoát Hoan đánh tràn qua châu Tư Minh của nước Nguyên. Thực ra đây chỉ là một cái cớ của Nguyên triều. Cái chính là chúng muốn nhanh chóng khai thông con đường bành trướng xuống phương nam, đồng thời trả mối thù bại trận.
Bộ khung tướng lĩnh xâm lược được định xong trong tháng 3.1286. Thoát Hoan (Toghan) là thống soái đạo quân viễn chinh. Hầu hết các tướng chủ chốt là những tên đã quen thuộc với chiến trường Đại Việt. A Lý Hải Nha (Ariq Qaya) giữ chức Hành trung thư tỉnh Tả thừa tướng, đóng vai trò tham mưu chính cho Thoát Hoan. Các tướng chủ chốt là Áo Lỗ Xích (Ayuruci), Ô Mã Nhi (Omar), Phàn Tiếp, Diệp Hắc Mê Thất (Yimis), A Lý Quỹ Thuận (Ariq Qusun), Đường Cổ Đái (Tanggutai)… Sau A Lý Hải Nha bệnh chết nên Áo Lỗ Xích được chỉ định thay thế hắn phụ tá cho Thoát Hoan và chỉ huy luôn phần binh lực của A Lý Hải Nha. Lực lượng quân Nguyên được điều động từ khắp nơi trong nước Nguyên. Riêng các vùng phía nam nằm gần Đại Việt là Hồ Quảng, Chiết Giang, Giang Tây. Chiến thuyền được gấp rút đóng mới. Quân Nguyên hẹn nhau tập kết tại Ung Châu, Liêm Châu vào cuối thu để tiến sang Đại Việt. Từ hướng Vân Nam, Dã Tiên Thiết Mộc Nhi (Asar Tamur) bấy giờ giữ chức Vân Nam vương cùng Nạp Tốc Lạp Đinh cũng được lệnh điều binh sẵn sàng phối hợp với đại quân của Thoát Hoan.
Đám hàng thần được Hốt Tất Liệt dựng lên thành một triều đình bù nhìn để dễ bề dụ hàng quân dân nước ta. Trần Ích Tắc được vua Nguyên phong làm “An Nam Quốc Vương”, Trần Tú Hoãn làm “Phụ Nghĩa công”. Con trưởng Ích Tắc là Trần Bá Ý được phong “An phủ sứ lộ Đà Giang”, em họ Tú Hoãn là Lại Ích Khuy được làm “An phủ sứ lộ Nam Sách, Trần Văn Lộng được làm “Tuyên phủ sứ lộ Quy Hóa”... Cả đám bù nhìn sẽ đi theo quân Nguyên vào nước ta. Nguyên triều lại soạn một tờ “kể tội” vua Trần, dụ dỗ quân dân Đại Việt buôn giáo. Tờ chiếu như sau:
“Trước kia, vua nước các ngươi đã xưng thần, quy phục, hàng năm dâng cống, nhưng không thân vào chầu, nên khi chú y là Trần Di Ái sang chầu, ta uỷ cho trông coi việc nước An Nam thay y. Di Ái về nước thì bị giết. Đạt Lỗ Hoa Xích là Bột Nhan Thiếp Mộc Nhi sang thì không chịu nhận. Còn như quân ta đi đánh Chiêm Thành, lệnh phải giúp lương thì lại không chịu giúp. Vì thế, Trấn Nam vương Thoát Hoan, Hành tỉnh bình chương sự A Lý Hải Nha phải đem quân sang đánh. Trong khi giao chiến, hai bên đều giết hại lẫn nhau. Nay cận thần của nước các ngươi là bọn Trần Ich Tắc, Trần Tú Hoãn lo sợ nước bị sụp đổ, tuyệt diệt, tai hoạ đến kẻ vô tội nên thường xuyên bảo vua các ngươi vào chầu, nhưng rốt cuộc vẫn không được nghe theo. Bọn ấy đã tự đến quy phục. Ta thương bọn này có lòng trung hiếu, đã đặc cách phong Trần Ích Tắc làm An Nam quốc vương, Trần Tú Hoãn làm Phụ Nghĩa công, để phụng tự họ Trần. Lại sai Trấn Nam vương Thoát Hoan, Bình chương sự áo Lỗ Xích đem quân sang bình định nước các người. Những tội lỗi trước đây chỉ thuộc một mình y, quan và dân không liên quan. Khi chiếu thư tới, các ngươi nên trở về đồng ruộng yên ổn làm ăn. Vậy xuống chiếu để hiểu dụ”.
Văn ngôn trong tờ chiếu của Nguyên là một đòn tâm lý chiến đánh vào nhân tâm nước ta. Người Nguyên miệng nói toàn điều lễ nghĩa, nhưng quân Nguyên trước sau đi đến đâu là tàn sát, cướp bóc đến đó. Quân dân Đại Việt hơn ai hết hiểu rõ dã tâm của quân xâm lược. Chúng ta sẽ thấy được trong cuộc chiến rằng những chiếu thư dụ dỗ như thế này không đem lại nhiều hiệu quả. Nhà Trần bấy giờ căn cơ đã vững, nhân dân một lòng với triều đình. Một vài lời xảo ngôn của quân xâm lược đâu dễ gì lung lạc được.
(còn tiếp)
Quốc Huy
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Lấy cớ quân Việt lấn biên, nhà Nguyên phát động chiến tranh lần 3
Cuộc xâm lược Đại Việt năm 1285 thất bại đã khiến cho Nguyên Mông hao binh tổn tướng rất nhiều. Hàng chục vạn quân Nguyên, trong đó có nhiều tinh binh đã bỏ xác trên chiến trường Đại Việt. Ngay cả những danh tướng hàng đầu của nước Nguyên là Lý Hằng, Toa Đô cũng thiệt mạng trong tay quân dân Đại Việt. Quả là kết cuộc cay đắng cho cuộc viễn chinh mà Nguyên triều đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Tuy nhiên, bất chấp thất bại tại chiến trường Đại Việt, đế chế Nguyên Mông vẫn đang ở trong thời kỳ sung mãn nhất dưới sự cai trị của Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt. Trong thời kỳ này, đế chế Nguyên Mông của Hốt Tất Liệt đã thừa hưởng những thành tựu văn minh tiên tiến nhất từ những đế chế cũ là Kim, Tống, Khwarem...
Lãnh thổ Nguyên Mông rất rộng lớn bao gồm phần lớn lãnh thổ Trung Quốc, toàn bộ Mông Cổ, một phần miền nam nước Nga ngày nay. Vương quốc Cao Ly sau nhiều lần cố gắng chiến đấu bảo vệ nền độc lập, cuối cùng cũng phải chấp nhận trở thành nước phụ thuộc của Nguyên Mông. Đồng thời, ngoài đế quốc Nguyên Mông của Hốt Tất Liệt còn có các Hãn quốc của người Mông Cổ lập nên tại các vùng đông dân, giàu có ở khắp lục địa Á - Âu tạo thành thế tựa lưng vào nhau giữa các Hãn quốc Mông Cổ. Vì vậy, Nguyên Mông hầu như không lo lắng đến việc bị xâm lược, càng tập trung vào mưu đồ bành trướng lãnh thổ.
Với khí thế đang lên, Nguyên chủ Hốt Tất Liệt không thể nuốt trôi nỗi nhục bại trận. Ngay từ khi mà cuộc chiến tranh đẫm máu vẫn chưa hoàn toàn kết thúc, một cuộc chiến tranh mới đã manh nha thành hình. Khi Thoát Hoan đang phải vất vả tìm đường tháo chạy khỏi Đại Việt, tin tức bại trận đã được tướng Đường Cổ Đái chạy trạm báo về triều đình Nguyên Mông. Ngày 9.7.1285, xa giá của hai vua Trần mới về lại Thăng Long thì ngày 21.8.1285 Khu mật viện nước Nguyên đã bàn việc nam chinh ngay trong năm 1285. Theo kế hoạch này, vào khoảng tháng 11.1285 quân Nguyên sẽ tổ chức tập kết tại Đàm Châu (Hồ Nam). Lực lượng bao gồm tàn quân mới bại trận ở Đại Việt chạy về, lại phái Áo Lỗ Xích điều động thêm quân Mông Cổ, các hành tỉnh Giang Hoài, Giang Tây, Kinh Hồ điều động thêm bộ binh người Hán (miền bắc Trung Quốc) và quân Tân phụ (miền nam Trung Quốc).
Đạo quân mới sẽ vẫn nằm dưới quyền chỉ huy của Thoát Hoan và A Lý Hải Nha tiến đánh Đại Việt. Quần thần nước Nguyên muốn nhân lúc quân dân Đại Việt chưa lại sức sau quãng thời gian chiến đấu dài mà đánh bồi thêm một đòn mới. Tuy nhiên, quân ta dẫu có mệt mỏi nhưng vẫn còn khí thế mạnh mẽ của những người chiến thắng, còn chính quân Nguyên mới không đủ thời gian để phục hồi sức lực và tinh thần sau những tổn thất lớn.
Hốt Tất Liệt dùng binh muốn san bằng nước ta, rốt cuộc không thắng được lại đâm ra thù hận nước ta. Bụng dạ của tên quốc chủ nước Nguyên là như thế. Hốt Tất Liệt tuy rất nóng lòng “báo thù” nhưng vẫn phải cân nhắc việc chuẩn bị. Đường Cổ Đái, tên tướng vừa trải qua những kinh hoàng ở chiến trường Đại Việt thấu hiểu rõ quân tình của đám bại binh, đã tâu xin Hốt Tất Liệt cho quân tướng vừa trở về từ Đại Việt được nghỉ ngơi dưỡng sức. Hốt Tất Liệt sau khi cân nhắc đã chấp nhận cho quân sĩ nghỉ ngơi, dời lại tiến độ cuộc xâm lược đến sang năm để chuẩn bị chu đáo hơn. Đồng thời, Nguyên triều sai Hợp Tán Nhi Hải Nha (Qasar Qaya) đi sứ Đại Việt, muốn lấy cớ đặt lại chức Đạt Lỗ Hoa Xích (chức quan đô hộ của Nguyên Mông) để dò thám tình hình và kiếm cớ gây sự. Triều đình nhà Trần tiếp sứ rồi tiễn về, không cho Hợp Tán Nhi Hải Nha nhậm chức.
Xem thêm: 10 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ nhất
22 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ hai
Sang năm 1286, để tập trung vào chiến trường Đại Việt, Nguyên triều đã quyết định bãi bỏ kế hoạch chuẩn bị đánh Nhật Bản vẫn đang tiến hành gấp rút. Trước đó, Nguyên Mông đã hai lần ôm hận trước Nhật Bản, lần nào cũng bị bão biển làm tan tác hạm đội. Quân Nhật Bản cũng chuẩn bị các thành trì phòng thủ rất kỹ lưỡng và có quân đội mạnh nên thừa cơ hội được “Thần Phong” giúp sức, tổ chức tiêu diệt quân Nguyên. Hai lần xâm lược Nhật Bản bất thành, trước sau quân Nguyên bị tổn thất đến hơn 12 vạn nhân mạng cùng một hạm thuyền khổng lồ. Đó cũng là những thất bại chua cay của đế chế Nguyên Mông cho tới thời điểm bấy giờ, nhưng vẫn không sánh được với thất bại to lớn ở Đại Việt khi mà hàng chục vạn quân Nguyên đã bỏ mạng, đồng thời cũng không thể mở một cửa ngõ bành trướng xuống Đông Nam Á như Nguyên triều kỳ vọng. Hốt Tất Liệt bàn với quần thần: “Nhật Bản chưa từng xâm lấn ta, nay Giao Chỉ xâm phạm biên giới, nên gác việc Nhật Bản, chuyên việc Giao Chỉ”. Việc xâm phạm biên giới mà Hốt Tất Liệt nói đến là chỉ việc quân ta truy kích Thoát Hoan đánh tràn qua châu Tư Minh của nước Nguyên. Thực ra đây chỉ là một cái cớ của Nguyên triều. Cái chính là chúng muốn nhanh chóng khai thông con đường bành trướng xuống phương nam, đồng thời trả mối thù bại trận.
Bộ khung tướng lĩnh xâm lược được định xong trong tháng 3.1286. Thoát Hoan (Toghan) là thống soái đạo quân viễn chinh. Hầu hết các tướng chủ chốt là những tên đã quen thuộc với chiến trường Đại Việt. A Lý Hải Nha (Ariq Qaya) giữ chức Hành trung thư tỉnh Tả thừa tướng, đóng vai trò tham mưu chính cho Thoát Hoan. Các tướng chủ chốt là Áo Lỗ Xích (Ayuruci), Ô Mã Nhi (Omar), Phàn Tiếp, Diệp Hắc Mê Thất (Yimis), A Lý Quỹ Thuận (Ariq Qusun), Đường Cổ Đái (Tanggutai)… Sau A Lý Hải Nha bệnh chết nên Áo Lỗ Xích được chỉ định thay thế hắn phụ tá cho Thoát Hoan và chỉ huy luôn phần binh lực của A Lý Hải Nha. Lực lượng quân Nguyên được điều động từ khắp nơi trong nước Nguyên. Riêng các vùng phía nam nằm gần Đại Việt là Hồ Quảng, Chiết Giang, Giang Tây. Chiến thuyền được gấp rút đóng mới. Quân Nguyên hẹn nhau tập kết tại Ung Châu, Liêm Châu vào cuối thu để tiến sang Đại Việt. Từ hướng Vân Nam, Dã Tiên Thiết Mộc Nhi (Asar Tamur) bấy giờ giữ chức Vân Nam vương cùng Nạp Tốc Lạp Đinh cũng được lệnh điều binh sẵn sàng phối hợp với đại quân của Thoát Hoan.
Đám hàng thần được Hốt Tất Liệt dựng lên thành một triều đình bù nhìn để dễ bề dụ hàng quân dân nước ta. Trần Ích Tắc được vua Nguyên phong làm “An Nam Quốc Vương”, Trần Tú Hoãn làm “Phụ Nghĩa công”. Con trưởng Ích Tắc là Trần Bá Ý được phong “An phủ sứ lộ Đà Giang”, em họ Tú Hoãn là Lại Ích Khuy được làm “An phủ sứ lộ Nam Sách, Trần Văn Lộng được làm “Tuyên phủ sứ lộ Quy Hóa”... Cả đám bù nhìn sẽ đi theo quân Nguyên vào nước ta. Nguyên triều lại soạn một tờ “kể tội” vua Trần, dụ dỗ quân dân Đại Việt buôn giáo. Tờ chiếu như sau:
“Trước kia, vua nước các ngươi đã xưng thần, quy phục, hàng năm dâng cống, nhưng không thân vào chầu, nên khi chú y là Trần Di Ái sang chầu, ta uỷ cho trông coi việc nước An Nam thay y. Di Ái về nước thì bị giết. Đạt Lỗ Hoa Xích là Bột Nhan Thiếp Mộc Nhi sang thì không chịu nhận. Còn như quân ta đi đánh Chiêm Thành, lệnh phải giúp lương thì lại không chịu giúp. Vì thế, Trấn Nam vương Thoát Hoan, Hành tỉnh bình chương sự A Lý Hải Nha phải đem quân sang đánh. Trong khi giao chiến, hai bên đều giết hại lẫn nhau. Nay cận thần của nước các ngươi là bọn Trần Ich Tắc, Trần Tú Hoãn lo sợ nước bị sụp đổ, tuyệt diệt, tai hoạ đến kẻ vô tội nên thường xuyên bảo vua các ngươi vào chầu, nhưng rốt cuộc vẫn không được nghe theo. Bọn ấy đã tự đến quy phục. Ta thương bọn này có lòng trung hiếu, đã đặc cách phong Trần Ích Tắc làm An Nam quốc vương, Trần Tú Hoãn làm Phụ Nghĩa công, để phụng tự họ Trần. Lại sai Trấn Nam vương Thoát Hoan, Bình chương sự áo Lỗ Xích đem quân sang bình định nước các người. Những tội lỗi trước đây chỉ thuộc một mình y, quan và dân không liên quan. Khi chiếu thư tới, các ngươi nên trở về đồng ruộng yên ổn làm ăn. Vậy xuống chiếu để hiểu dụ”.
Văn ngôn trong tờ chiếu của Nguyên là một đòn tâm lý chiến đánh vào nhân tâm nước ta. Người Nguyên miệng nói toàn điều lễ nghĩa, nhưng quân Nguyên trước sau đi đến đâu là tàn sát, cướp bóc đến đó. Quân dân Đại Việt hơn ai hết hiểu rõ dã tâm của quân xâm lược. Chúng ta sẽ thấy được trong cuộc chiến rằng những chiếu thư dụ dỗ như thế này không đem lại nhiều hiệu quả. Nhà Trần bấy giờ căn cơ đã vững, nhân dân một lòng với triều đình. Một vài lời xảo ngôn của quân xâm lược đâu dễ gì lung lạc được.
(còn tiếp)
Quốc Huy