Tham Khảo

Lễ hội miền Bắc Việt Nam: ‘Ôm rách nát trong tâm linh!’

Trên lý thuyết, những thực hành tôn giáo và lễ hội đem đến cho con người sự cân bằng, yên ổn, cứu rỗi trong đời sống tâm linh. Tâm linh lành mạnh giúp con người hướng thượng, ngưỡng vọng những giá trị cao đẹp.
Trên lý thuyết, những thực hành tôn giáo và lễ hội đem đến cho con người sự cân bằng, yên ổn, cứu rỗi trong đời sống tâm linh. Tâm linh lành mạnh giúp con người hướng thượng, ngưỡng vọng những giá trị cao đẹp.

Nhưng những gì mà mùa lễ hội Tháng Giêng hằng năm diễn ra ở miền Bắc Việt Nam hiện nay lại đang cho thấy một thực tế khác.

Những phong tục mang tính dân gian trong các lễ hội nay biến thành “văn hóa” mua bán, đổi chác, con người trở nên tham lam và thực dụng hơn. (Hình: Getty Images)

“Vỡ trận!”

Mặc dù chính quyền ra tay “siết chặt quản lý,” “chấn chỉnh lễ hội”… thì những gì nhốn nháo, lộn xộn, nhếch nhác và nhất là bạo lực vẫn xảy ra ở các lễ hội lớn truyền thống. Chưa nói, ở nhiều địa phương của miền Bắc, còn có cả sự “phát sinh nhân rộng” của những lễ hội “truyền thống mới” để phục vụ “nhu cầu đại chúng ngày càng gia tăng.”

Năm nay, tại lễ hội Chùa Hương, nơi mà thi nhân Nguyễn Nhược Pháp từng có áng thơ “Em đi chùa Hương” (1934) rất trong trẻo, thanh tân, đã xảy ra chuyện cười ra nước mắt: sau đêm khai mạc lễ hội, một vị sư xuất hiện phát lộc, gây nên cảnh chen lấn, giẫm đạp lên nhau để giành lộc nhà chùa.

Còn tại lễ hội Phết Hiền Quan (tỉnh Phú Thọ), tuy được chính quyền “bố trí lực lượng cảnh sát cơ động kiểm soát tình hình” nhưng đến khi tung Phết cầu may vẫn diễn ra ẩu đả, đậm màu bạo lực.

Trên tờ Tuổi Trẻ, ông Bùi Văn Thanh, Chủ tịch xã Hiền Quan, trưởng ban tổ chức lễ hội Phết Hiền Quan năm 2017 giải thích: “Trước khi lễ hội Phết được diễn ra, chúng tôi đã đến các khu dân cư để tuyên truyền với người dân về thể lệ mới và đề nghị mọi người tham gia lễ hội với tinh thần lịch sự có văn hóa và tránh ẩu đả, lợi dụng hội Phết để trả thù cá nhân.Tuy nhiên do lực lượng an ninh quá mỏng và số lượng người đến cướp phết quá lớn nên mong muốn ban đầu của ban tổ chức đã không thể trở thành hiện thực.”

Tại lễ hội Khai ấn đền Trần (Nam Định) tình hình cũng không khá hơn. Theo tường thuật của các báo trong nước, cảnh chen lấn, la hét, hỗn loạn ở sân Tiêu Miếu vẫn diễn ra. Dù trước đó, ban tổ chức lễ hội này đã phát thẻ vàng cho các đại biểu để kiểm tra số lượng vào dự, nhưng do số thẻ vàng này vượt khuôn khổ sức chứa của không gian lễ hội nên… vỡ trận!

Báo chí mô tả cảnh chen chúc cướp ấn, lột cướp các vật dụng trên điện thờ, vo tiền ném kiệu ấn diễn ra đầy khốc liệt tại đền Trần có tiếng linh thiêng.

Trong khi đó, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh cũng chộn rộn manh nha cho ra đời một lễ hội Khai bút, Khai ấn với ý định “nhân rộng truyền thống tốt đẹp,” đã ngay lập tức gặp phải sự phản ứng của dư luận trong nước.

Nhìn vào bức tranh nhốn nháo đó, cần đặt câu hỏi điều gì đang xảy ra với những lễ hội dân gian và cả trong thực hành tôn giáo truyền thống đặc biệt ở miền Bắc Việt Nam?

Cần nói thêm, việc phân chia hai cực Nam, Bắc vẫn biết là điều không cần thiết, nhưng một thực tế quan sát cho thấy mùa lễ hội Tháng Giêng ở miền Nam diễn ra êm đềm, hài hòa hơn, rất hiếm thấy xảy ra những hiện tượng như đã nêu ở các lễ hội phía Bắc. Việc giải thích vì sao có sự khác biệt này, người viết sẽ có quá trình suy tư, khảo cứu để đề cập trong thời gian gần nhất.

Quá nhiều và biến dạng

Hầu hết các lễ hội dân gian ở vùng đồng bằng Bắc Bộ được sinh ra từ làng, rộng hơn, là sinh hoạt văn hóa dân gian của cư dân địa phương ở quy mô nhỏ. Các lễ hội là sự thực hành biểu hiện chữ lễ, sự thành kính với những đấng siêu nhiên – những thế lực bảo hộ đời sống trong tín ngưỡng người dân đặt trong bối cảnh không gian xã hội nông nghiệp, đi cùng với bối cảnh văn hóa Khổng giáo của quá khứ. Lễ hội được sinh ra từ làng và phục vụ cho đời sống tinh thần của làng, ở quy mô làng, một nhà nghiên cứu đã đúc kết như thế về lễ hội miền Bắc.

Và vì tính bối cảnh hóa đó, mà khi đời sống tinh thần xã hội thay đổi, những khả năng giao lưu được mở rộng với bên ngoài, các lễ hội đã không còn khu biệt là sinh hoạt tinh thần của làng xã, địa phương mà phải đáp ứng cho một quy mô đại chúng rộng lớn hơn. Quá tải diễn ra ở quy mô. Thêm vào đó, sự biến dạng về thông điệp do diễn dịch, cách hiểu của khách dự quy định ngược trở lại đối với lễ hội cũng là một phương diện quan trọng.

Lễ hội miền Bắc Việt Nam: ‘Ôm rách nát trong tâm linh!’
Lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng, tỉnh Bắc Ninh bị dư luận lên án là quá tàn nhẫn đối với động vật. (Hình: Getty Images)
Nếu những nghi thức, thông điệp từ một lễ hội hứa hẹn mang lại điều mà đại chúng cầu mong, thì lễ hội đó lập tức trở thành thỏi nam châm thu hút cộng đồng mạnh mẽ. Sở dĩ có cảnh hàng trăm nghìn người chen chúc trong lễ khai ấn đền Trần (trong đó có nhiều quan chức làm trong bộ máy nhà nước) là bởi lễ hội có nguồn gốc từ thời nhà Trần này mang thông điệp mở đầu cho một năm làm việc của bộ máy chính quyền, lá ấn mang kỳ vọng về đường hoạn lộ thăng tiến, được ban thưởng…

Nghĩa là, cơn khát được thành tích, thăng quan tiến chức, địa vị xã hội đang phóng chiếu một cách đầy đủ nhất qua cái cảnh chen lấn, giành giật lá ấn trong lễ hội này hàng năm, dẫn dắt ý nghĩa lễ hội đi rất xa khỏi cái lõi ý nghĩa ban đầu. Cơn khát quyền lực, địa vị đó mạnh đến mức các hàng rào nguyên tắc ở không gian lễ hội này được dựng nên nhưng luôn bị vượt qua, đạp đổ; cảnh giẫm đạp lên nhau để đoạt được “lá ấn công danh” xảy ra hằng năm.

Một yếu tố nữa, loại hình du lịch lễ hội ra đời kéo du khách thập phương đến với lễ hội nhiều hơn, bản thân họ hiểu biết về nguồn gốc, trải nghiệm truyền thống ít hơn nhưng tham vọng, thực dụng hơn.

Chính điều này cộng với việc tư duy lễ hội truyền thống như một sản phẩm du lịch địa phương đã làm cho các lễ hội bị áp đặt nghi thức, thương mại hóa. Lễ hội bấy giờ trở thành nơi “kiếm chác” của các ban tổ chức, ban quản lý. Chùa chiền, đền miếu mất thiêng bởi tính “quốc doanh” đã thâm nhập trong một quá trình cài đặt kiểm soát lâu dài của chính quyền.

Tính thiêng mất đi, tính tục được đẩy lên cao. Sự đè đầu cưỡi cổ, tranh đoạt trong lễ hội cho thấy những giá trị cao thượng, bao dung đang bị đảo lộn. Sự mạnh được yếu thua bất chấp trật tự nề nếp trong đời sống được phản ánh rõ nhất qua những cuộc tranh giành trong lễ hội. Sự nhốn nháo trần tục của lễ hội cho thấy những giá trị thực dụng đang trỗi vượt trong cộng đồng thay thế cho giá trị hướng nội, hướng thượng và hướng tha.

Tóm lại, bức tranh cuộc sống, tâm thức bất an, các giá trị sống tốt đẹp bị lung lay… tất cả đang phóng chiếu vào trong cái không khí hỗn độn vô phương hóa giải.

Và hậu quả

Quay sang đổ lỗi cho sự “xuống cấp đạo đức của một thành phần dân chúng” là việc phổ biến. Nhưng nguyên nhân sâu xa, nguồn gốc kiến tạo nên tâm thế sống ấy là từ đâu?

Sự chà đạp tôn miếu tâm linh bằng hệ thống can thiệp và kiểm soát đặt trên ý hệ vô thần hơn 80 năm qua đang phơi bày những hệ lụy lớn lao mà cộng đồng đang hứng chịu. Một đời sống tâm linh rách nát, gãy đổ, những giá trị tinh thần tốt đẹp bị đảo lộn, truyền thống bị diễn dịch có lợi cho kẻ có quyền lực, sự bất an lan rộng trong cộng đồng, những giả hình truyền thống, giả hình tâm linh đang bộc phát điều hướng quần chúng đi về những phía lệch lạc.            

Chùa chiền không còn làm cho người ta trở về an tịnh trong tâm hồn mà là nơi thổi bùng ngọn lửa tham dục. Lễ hội không còn là nơi biểu hiện sự thành kính đối với tổ tiên, nhân thần, những đấng siêu nhiên, nơi giao cảm với cộng đồng mà trở thành nơi “cộng nghiệp” của một nhân quần hỗn loạn, hoang mang, hung bạo.

Nguồn gốc tâm linh trong trẻo, thanh cao, thành trì của những giá trị căn bản trong đời sống tinh thần bị truất hữu, đó là điều mà mô hình xã hội lấy đấu tranh làm động lực phát triển đang đớn đau trải nghiệm!

Nguyễn Vĩnh Nguyên

(Người Việt)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Lễ hội miền Bắc Việt Nam: ‘Ôm rách nát trong tâm linh!’

Trên lý thuyết, những thực hành tôn giáo và lễ hội đem đến cho con người sự cân bằng, yên ổn, cứu rỗi trong đời sống tâm linh. Tâm linh lành mạnh giúp con người hướng thượng, ngưỡng vọng những giá trị cao đẹp.
Trên lý thuyết, những thực hành tôn giáo và lễ hội đem đến cho con người sự cân bằng, yên ổn, cứu rỗi trong đời sống tâm linh. Tâm linh lành mạnh giúp con người hướng thượng, ngưỡng vọng những giá trị cao đẹp.

Nhưng những gì mà mùa lễ hội Tháng Giêng hằng năm diễn ra ở miền Bắc Việt Nam hiện nay lại đang cho thấy một thực tế khác.

Những phong tục mang tính dân gian trong các lễ hội nay biến thành “văn hóa” mua bán, đổi chác, con người trở nên tham lam và thực dụng hơn. (Hình: Getty Images)

“Vỡ trận!”

Mặc dù chính quyền ra tay “siết chặt quản lý,” “chấn chỉnh lễ hội”… thì những gì nhốn nháo, lộn xộn, nhếch nhác và nhất là bạo lực vẫn xảy ra ở các lễ hội lớn truyền thống. Chưa nói, ở nhiều địa phương của miền Bắc, còn có cả sự “phát sinh nhân rộng” của những lễ hội “truyền thống mới” để phục vụ “nhu cầu đại chúng ngày càng gia tăng.”

Năm nay, tại lễ hội Chùa Hương, nơi mà thi nhân Nguyễn Nhược Pháp từng có áng thơ “Em đi chùa Hương” (1934) rất trong trẻo, thanh tân, đã xảy ra chuyện cười ra nước mắt: sau đêm khai mạc lễ hội, một vị sư xuất hiện phát lộc, gây nên cảnh chen lấn, giẫm đạp lên nhau để giành lộc nhà chùa.

Còn tại lễ hội Phết Hiền Quan (tỉnh Phú Thọ), tuy được chính quyền “bố trí lực lượng cảnh sát cơ động kiểm soát tình hình” nhưng đến khi tung Phết cầu may vẫn diễn ra ẩu đả, đậm màu bạo lực.

Trên tờ Tuổi Trẻ, ông Bùi Văn Thanh, Chủ tịch xã Hiền Quan, trưởng ban tổ chức lễ hội Phết Hiền Quan năm 2017 giải thích: “Trước khi lễ hội Phết được diễn ra, chúng tôi đã đến các khu dân cư để tuyên truyền với người dân về thể lệ mới và đề nghị mọi người tham gia lễ hội với tinh thần lịch sự có văn hóa và tránh ẩu đả, lợi dụng hội Phết để trả thù cá nhân.Tuy nhiên do lực lượng an ninh quá mỏng và số lượng người đến cướp phết quá lớn nên mong muốn ban đầu của ban tổ chức đã không thể trở thành hiện thực.”

Tại lễ hội Khai ấn đền Trần (Nam Định) tình hình cũng không khá hơn. Theo tường thuật của các báo trong nước, cảnh chen lấn, la hét, hỗn loạn ở sân Tiêu Miếu vẫn diễn ra. Dù trước đó, ban tổ chức lễ hội này đã phát thẻ vàng cho các đại biểu để kiểm tra số lượng vào dự, nhưng do số thẻ vàng này vượt khuôn khổ sức chứa của không gian lễ hội nên… vỡ trận!

Báo chí mô tả cảnh chen chúc cướp ấn, lột cướp các vật dụng trên điện thờ, vo tiền ném kiệu ấn diễn ra đầy khốc liệt tại đền Trần có tiếng linh thiêng.

Trong khi đó, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh cũng chộn rộn manh nha cho ra đời một lễ hội Khai bút, Khai ấn với ý định “nhân rộng truyền thống tốt đẹp,” đã ngay lập tức gặp phải sự phản ứng của dư luận trong nước.

Nhìn vào bức tranh nhốn nháo đó, cần đặt câu hỏi điều gì đang xảy ra với những lễ hội dân gian và cả trong thực hành tôn giáo truyền thống đặc biệt ở miền Bắc Việt Nam?

Cần nói thêm, việc phân chia hai cực Nam, Bắc vẫn biết là điều không cần thiết, nhưng một thực tế quan sát cho thấy mùa lễ hội Tháng Giêng ở miền Nam diễn ra êm đềm, hài hòa hơn, rất hiếm thấy xảy ra những hiện tượng như đã nêu ở các lễ hội phía Bắc. Việc giải thích vì sao có sự khác biệt này, người viết sẽ có quá trình suy tư, khảo cứu để đề cập trong thời gian gần nhất.

Quá nhiều và biến dạng

Hầu hết các lễ hội dân gian ở vùng đồng bằng Bắc Bộ được sinh ra từ làng, rộng hơn, là sinh hoạt văn hóa dân gian của cư dân địa phương ở quy mô nhỏ. Các lễ hội là sự thực hành biểu hiện chữ lễ, sự thành kính với những đấng siêu nhiên – những thế lực bảo hộ đời sống trong tín ngưỡng người dân đặt trong bối cảnh không gian xã hội nông nghiệp, đi cùng với bối cảnh văn hóa Khổng giáo của quá khứ. Lễ hội được sinh ra từ làng và phục vụ cho đời sống tinh thần của làng, ở quy mô làng, một nhà nghiên cứu đã đúc kết như thế về lễ hội miền Bắc.

Và vì tính bối cảnh hóa đó, mà khi đời sống tinh thần xã hội thay đổi, những khả năng giao lưu được mở rộng với bên ngoài, các lễ hội đã không còn khu biệt là sinh hoạt tinh thần của làng xã, địa phương mà phải đáp ứng cho một quy mô đại chúng rộng lớn hơn. Quá tải diễn ra ở quy mô. Thêm vào đó, sự biến dạng về thông điệp do diễn dịch, cách hiểu của khách dự quy định ngược trở lại đối với lễ hội cũng là một phương diện quan trọng.

Lễ hội miền Bắc Việt Nam: ‘Ôm rách nát trong tâm linh!’
Lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng, tỉnh Bắc Ninh bị dư luận lên án là quá tàn nhẫn đối với động vật. (Hình: Getty Images)
Nếu những nghi thức, thông điệp từ một lễ hội hứa hẹn mang lại điều mà đại chúng cầu mong, thì lễ hội đó lập tức trở thành thỏi nam châm thu hút cộng đồng mạnh mẽ. Sở dĩ có cảnh hàng trăm nghìn người chen chúc trong lễ khai ấn đền Trần (trong đó có nhiều quan chức làm trong bộ máy nhà nước) là bởi lễ hội có nguồn gốc từ thời nhà Trần này mang thông điệp mở đầu cho một năm làm việc của bộ máy chính quyền, lá ấn mang kỳ vọng về đường hoạn lộ thăng tiến, được ban thưởng…

Nghĩa là, cơn khát được thành tích, thăng quan tiến chức, địa vị xã hội đang phóng chiếu một cách đầy đủ nhất qua cái cảnh chen lấn, giành giật lá ấn trong lễ hội này hàng năm, dẫn dắt ý nghĩa lễ hội đi rất xa khỏi cái lõi ý nghĩa ban đầu. Cơn khát quyền lực, địa vị đó mạnh đến mức các hàng rào nguyên tắc ở không gian lễ hội này được dựng nên nhưng luôn bị vượt qua, đạp đổ; cảnh giẫm đạp lên nhau để đoạt được “lá ấn công danh” xảy ra hằng năm.

Một yếu tố nữa, loại hình du lịch lễ hội ra đời kéo du khách thập phương đến với lễ hội nhiều hơn, bản thân họ hiểu biết về nguồn gốc, trải nghiệm truyền thống ít hơn nhưng tham vọng, thực dụng hơn.

Chính điều này cộng với việc tư duy lễ hội truyền thống như một sản phẩm du lịch địa phương đã làm cho các lễ hội bị áp đặt nghi thức, thương mại hóa. Lễ hội bấy giờ trở thành nơi “kiếm chác” của các ban tổ chức, ban quản lý. Chùa chiền, đền miếu mất thiêng bởi tính “quốc doanh” đã thâm nhập trong một quá trình cài đặt kiểm soát lâu dài của chính quyền.

Tính thiêng mất đi, tính tục được đẩy lên cao. Sự đè đầu cưỡi cổ, tranh đoạt trong lễ hội cho thấy những giá trị cao thượng, bao dung đang bị đảo lộn. Sự mạnh được yếu thua bất chấp trật tự nề nếp trong đời sống được phản ánh rõ nhất qua những cuộc tranh giành trong lễ hội. Sự nhốn nháo trần tục của lễ hội cho thấy những giá trị thực dụng đang trỗi vượt trong cộng đồng thay thế cho giá trị hướng nội, hướng thượng và hướng tha.

Tóm lại, bức tranh cuộc sống, tâm thức bất an, các giá trị sống tốt đẹp bị lung lay… tất cả đang phóng chiếu vào trong cái không khí hỗn độn vô phương hóa giải.

Và hậu quả

Quay sang đổ lỗi cho sự “xuống cấp đạo đức của một thành phần dân chúng” là việc phổ biến. Nhưng nguyên nhân sâu xa, nguồn gốc kiến tạo nên tâm thế sống ấy là từ đâu?

Sự chà đạp tôn miếu tâm linh bằng hệ thống can thiệp và kiểm soát đặt trên ý hệ vô thần hơn 80 năm qua đang phơi bày những hệ lụy lớn lao mà cộng đồng đang hứng chịu. Một đời sống tâm linh rách nát, gãy đổ, những giá trị tinh thần tốt đẹp bị đảo lộn, truyền thống bị diễn dịch có lợi cho kẻ có quyền lực, sự bất an lan rộng trong cộng đồng, những giả hình truyền thống, giả hình tâm linh đang bộc phát điều hướng quần chúng đi về những phía lệch lạc.            

Chùa chiền không còn làm cho người ta trở về an tịnh trong tâm hồn mà là nơi thổi bùng ngọn lửa tham dục. Lễ hội không còn là nơi biểu hiện sự thành kính đối với tổ tiên, nhân thần, những đấng siêu nhiên, nơi giao cảm với cộng đồng mà trở thành nơi “cộng nghiệp” của một nhân quần hỗn loạn, hoang mang, hung bạo.

Nguồn gốc tâm linh trong trẻo, thanh cao, thành trì của những giá trị căn bản trong đời sống tinh thần bị truất hữu, đó là điều mà mô hình xã hội lấy đấu tranh làm động lực phát triển đang đớn đau trải nghiệm!

Nguyễn Vĩnh Nguyên

(Người Việt)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm