Kinh Đời
Lưu Trọng Văn - Đối diện với Trump
Gã không hề có hy vọng hay ảo tưởng rằng Trump sẽ làm cho nước Mỹ mạnh mẽ lên, dân Mỹ giàu có thêm, gã càng không có hy vọng hay
Gã không hề có hy vọng hay ảo tưởng rằng Trump sẽ làm cho nước Mỹ mạnh
mẽ lên, dân Mỹ giàu có thêm, gã càng không có hy vọng hay ảo tưởng dưới
thời cai trị của Trump nước Mỹ sẽ có vai trò dẫn dắt nhân loại đi đến
đại đồng của tình thương yêu.
Gã cảm nhận nước Mỹ từ thuở lập quốc đến nay chưa hề như gã mong muốn.
Và cái gọi là “giấc mơ Mỹ” vẫn chỉ là sự gán ghép vì chưa có quốc gia
nào hơn, và, vì tổ quốc của gã còn lẹt đẹt quá xa với những tiêu chí của
vùng trời mơ và ước.
Trump, theo gã là một sự lựa chọn như một canh bạc phiêu lưu của đa số
người Mỹ giữa cái ổn định, cái đang tốt đẹp tà tà gọt rũa, mông má cùng
những dàn xếp lợi ích với cái bất ổn nhưng lại có thể gieo hạt giống
hy vọng một sự bứt phá mãnh liệt, nhưng lại có thể nẩy mầm những cảm
xúc chinh phục ngất ngây theo truyền thống cao bổi miền Tây.
Trump thắng, chính là khát khao thay đổi chính nước Mỹ- đất nước mà
nhiều đất nước khác thần phục ngưỡng mộ mong muốn làm đồng minh -nhưng
trong cảm xúc hoang dã của kẻ mê say khám phá chinh phục thì đã trở nên
khuôn mẫu, già cỗi, mê ngủ.
Và trong trái tim cháy bỏng của kẻ bụi cùng đời, vui buồn cùng từng thân
phận con người, đồng loại không biên giới thì cái nước Mỹ hiện hữu trở
nên ích kỉ, tầm thường xen lẫn sự ngạo mạn v à sự đỏng đảnh sặc mùi
biểu diễn trí tuệ.
Người Mỹ chấp nhận trả giá cho cuộc chọn lựa gây sốc và chia rẽ này có
thể với cả không ít sự run rẩy thậm chí cả sự hối tiếc.
Nhưng lá phiếu của sự chọn lựa mang tính lịch sử toàn cầu đã rớt xuống
thùng phiếu rồi. Bây giờ là lúc người Mỹ phải thực sự đối diện với Trump
và với chính mình. Chỉ khi qua cơn hoảng hốt, hoặc phấn khích đẩy
thuyền ra khơi lúc bão tố thì tất cả người Mỹ kì lạ thay lại không khó
đoàn kết với nhau một điều rằng: không thể, thậm chí không ai kể cả
những kẻ chửi bới Trump chấp nhận cho con thuyền quay mũi vào cái bờ
bình yên nơi mà cả thế giới mơ là “đích đến” nữa.
Người Mỹ có thể tranh cãi chuyện có đưa thuyền ra khơi hay cứ mon men
cặp bờ vì cái sự ngạo mạn rằng nơi ta đang ở là đích đến của nhân loại
rồi, nhưng khi con thuyền đã ra khơi thì họ lại bên nhau sống chết để
cùng nhau đưa con thuyền đến chân trời mới.
Trump đã làm được cái việc cho con thuyền ra khơi bất chấp sóng gió. Gã
cảm thấy hào hứng với sự chuyển dịch vĩ đại này vì trong gã đã nẩy ra
tia hy vọng rằng biết đâu đấy con thuyền kia đến đúng bến bờ mà gã mơ
ước chứ không quẩn quanh tại cái nơi có Nữ thần Tự Do cầm bó đuốc đầy
tính tượng trưng nữa.
Tóm lại gã xin đối diện với Trump ở một sự thật đó là gã không hề bằng
lòng với những gì bao năm nay nước Mỹ hiện hữu khi mà nước Mỹ chưa
trưởng thành thậm chí còn quá nhiều xộc xệch với những giá trị nhân văn
mà Tạo hóa ban phúc cho con người đã vội vã cho mình cái quyền áp đặt
các giá trị cho chính dân mình và cho nhân loại.
Gã muốn Trump hiểu ra điều này để cuộc thay đổi ra khơi này chính là để
hoàn thiện chính nước Mỹ, để nước Mỹ không phải trở lại “thực sự mạnh”
vì cái điều gọi là “thực sự mạnh” ấy chưa hề tồn tại ở khía cạnh giá trị
tinh thần, nhân văn, mà, nước Mỹ thực sự mạnh như không chỉ người Mỹ
mong muốn mà cả bất kì ai trân trọng những giá trị vĩnh hằng của cái
đẹp, cái thiện, cái tử tế rất con người ở bất cứ đâu muốn gửi gắm cho
nước Mỹ.
Gã hiểu, chao ơi tất cả còn xa vời lắm với chính nước Mỹ cái mong muốn
kia và gã càng xót xa hiểu rằng còn dằng dặc ngút ngàn lắm với chính
đất nước thân yêu của gã cuộc đến đích của những chuyển dịch lòng người
đồng nhất với những chuyển dịch của Tạo hóa nơi tình yêu thương không
biên giới.
Thưa ngài tổng thống Hoa Kì, nhiều người trên thế giới này nghĩ rằng
nước Mỹ mạnh lên hơn bao giờ hết, dân Mỹ giàu có hơn bao giờ hết sẽ chả
để làm gì nếu nhân loại vẫn đắm chìm trong khổ đau, chiến tranh, bệnh
tật, đói nghèo và mất tự do.
Về điều phá bỏ sự trớ trêu của số phận nước Mỹ mà nhiều dân tộc hồn
nhiên gán cho nước Mỹ này gã không hề đặt niềm tin vào ngài. Không!Không
hề!Gã chỉ cám ơn sự quẫy đạp đang rất thành công của ngài đã làm cho
những người dân của đất nước gã hiểu ra một sự thật rằng: Nước Mỹ còn
muốn thay đổi lẽ nào đất nước gã cứ lặng im bằng lòng với thân phận của
mình? Và, người Mỹ cũng là những con người trong đó có hơn hai triệu
người gốc Việt tại sao cứ phải có nghĩa vụ đổi thay thế giới khi mà cái
thế giới ấy là của chung?
Lưu Trọng Văn
(FB Lưu Trọng Văn)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Lưu Trọng Văn - Đối diện với Trump
Gã không hề có hy vọng hay ảo tưởng rằng Trump sẽ làm cho nước Mỹ mạnh mẽ lên, dân Mỹ giàu có thêm, gã càng không có hy vọng hay
Gã không hề có hy vọng hay ảo tưởng rằng Trump sẽ làm cho nước Mỹ mạnh
mẽ lên, dân Mỹ giàu có thêm, gã càng không có hy vọng hay ảo tưởng dưới
thời cai trị của Trump nước Mỹ sẽ có vai trò dẫn dắt nhân loại đi đến
đại đồng của tình thương yêu.
Gã cảm nhận nước Mỹ từ thuở lập quốc đến nay chưa hề như gã mong muốn.
Và cái gọi là “giấc mơ Mỹ” vẫn chỉ là sự gán ghép vì chưa có quốc gia
nào hơn, và, vì tổ quốc của gã còn lẹt đẹt quá xa với những tiêu chí của
vùng trời mơ và ước.
Trump, theo gã là một sự lựa chọn như một canh bạc phiêu lưu của đa số
người Mỹ giữa cái ổn định, cái đang tốt đẹp tà tà gọt rũa, mông má cùng
những dàn xếp lợi ích với cái bất ổn nhưng lại có thể gieo hạt giống
hy vọng một sự bứt phá mãnh liệt, nhưng lại có thể nẩy mầm những cảm
xúc chinh phục ngất ngây theo truyền thống cao bổi miền Tây.
Trump thắng, chính là khát khao thay đổi chính nước Mỹ- đất nước mà
nhiều đất nước khác thần phục ngưỡng mộ mong muốn làm đồng minh -nhưng
trong cảm xúc hoang dã của kẻ mê say khám phá chinh phục thì đã trở nên
khuôn mẫu, già cỗi, mê ngủ.
Và trong trái tim cháy bỏng của kẻ bụi cùng đời, vui buồn cùng từng thân
phận con người, đồng loại không biên giới thì cái nước Mỹ hiện hữu trở
nên ích kỉ, tầm thường xen lẫn sự ngạo mạn v à sự đỏng đảnh sặc mùi
biểu diễn trí tuệ.
Người Mỹ chấp nhận trả giá cho cuộc chọn lựa gây sốc và chia rẽ này có
thể với cả không ít sự run rẩy thậm chí cả sự hối tiếc.
Nhưng lá phiếu của sự chọn lựa mang tính lịch sử toàn cầu đã rớt xuống
thùng phiếu rồi. Bây giờ là lúc người Mỹ phải thực sự đối diện với Trump
và với chính mình. Chỉ khi qua cơn hoảng hốt, hoặc phấn khích đẩy
thuyền ra khơi lúc bão tố thì tất cả người Mỹ kì lạ thay lại không khó
đoàn kết với nhau một điều rằng: không thể, thậm chí không ai kể cả
những kẻ chửi bới Trump chấp nhận cho con thuyền quay mũi vào cái bờ
bình yên nơi mà cả thế giới mơ là “đích đến” nữa.
Người Mỹ có thể tranh cãi chuyện có đưa thuyền ra khơi hay cứ mon men
cặp bờ vì cái sự ngạo mạn rằng nơi ta đang ở là đích đến của nhân loại
rồi, nhưng khi con thuyền đã ra khơi thì họ lại bên nhau sống chết để
cùng nhau đưa con thuyền đến chân trời mới.
Trump đã làm được cái việc cho con thuyền ra khơi bất chấp sóng gió. Gã
cảm thấy hào hứng với sự chuyển dịch vĩ đại này vì trong gã đã nẩy ra
tia hy vọng rằng biết đâu đấy con thuyền kia đến đúng bến bờ mà gã mơ
ước chứ không quẩn quanh tại cái nơi có Nữ thần Tự Do cầm bó đuốc đầy
tính tượng trưng nữa.
Tóm lại gã xin đối diện với Trump ở một sự thật đó là gã không hề bằng
lòng với những gì bao năm nay nước Mỹ hiện hữu khi mà nước Mỹ chưa
trưởng thành thậm chí còn quá nhiều xộc xệch với những giá trị nhân văn
mà Tạo hóa ban phúc cho con người đã vội vã cho mình cái quyền áp đặt
các giá trị cho chính dân mình và cho nhân loại.
Gã muốn Trump hiểu ra điều này để cuộc thay đổi ra khơi này chính là để
hoàn thiện chính nước Mỹ, để nước Mỹ không phải trở lại “thực sự mạnh”
vì cái điều gọi là “thực sự mạnh” ấy chưa hề tồn tại ở khía cạnh giá trị
tinh thần, nhân văn, mà, nước Mỹ thực sự mạnh như không chỉ người Mỹ
mong muốn mà cả bất kì ai trân trọng những giá trị vĩnh hằng của cái
đẹp, cái thiện, cái tử tế rất con người ở bất cứ đâu muốn gửi gắm cho
nước Mỹ.
Gã hiểu, chao ơi tất cả còn xa vời lắm với chính nước Mỹ cái mong muốn
kia và gã càng xót xa hiểu rằng còn dằng dặc ngút ngàn lắm với chính
đất nước thân yêu của gã cuộc đến đích của những chuyển dịch lòng người
đồng nhất với những chuyển dịch của Tạo hóa nơi tình yêu thương không
biên giới.
Thưa ngài tổng thống Hoa Kì, nhiều người trên thế giới này nghĩ rằng
nước Mỹ mạnh lên hơn bao giờ hết, dân Mỹ giàu có hơn bao giờ hết sẽ chả
để làm gì nếu nhân loại vẫn đắm chìm trong khổ đau, chiến tranh, bệnh
tật, đói nghèo và mất tự do.
Về điều phá bỏ sự trớ trêu của số phận nước Mỹ mà nhiều dân tộc hồn
nhiên gán cho nước Mỹ này gã không hề đặt niềm tin vào ngài. Không!Không
hề!Gã chỉ cám ơn sự quẫy đạp đang rất thành công của ngài đã làm cho
những người dân của đất nước gã hiểu ra một sự thật rằng: Nước Mỹ còn
muốn thay đổi lẽ nào đất nước gã cứ lặng im bằng lòng với thân phận của
mình? Và, người Mỹ cũng là những con người trong đó có hơn hai triệu
người gốc Việt tại sao cứ phải có nghĩa vụ đổi thay thế giới khi mà cái
thế giới ấy là của chung?
Lưu Trọng Văn
(FB Lưu Trọng Văn)