Di Sản Hồ Chí Minh
MIỀN BẮC MỘT THỬA NÀO - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Ở một phần đất không khắc nghiệt khí hậu lắm, nhưng cứ nghĩ đến cảnh gió bấc mưa phùn xứ Bắc kỳ mà nản.
( HNPĐ ) Ở một phần đất không khắc nghiệt khí hậu lắm, nhưng cứ nghĩ đến cảnh gió bấc mưa phùn xứ Bắc kỳ mà nản.
Thủa tôi bắt đầu lớn lên, tức là vừa xong bậc tiểu học, bắt đầu vào đệ thất tức lớp 6 bây giờ, tôi đã biết buồn theo ngày tháng ...âm lịch đón nhận thời tiết và chán chường thời tiết, cũng chưa khi nào phải mặc mấy cái áo len như đang ở Hoa kỳ này, mà cái rét thì thật sự cắt da, nứt nẻ chân tay, năm nào cũng vậy.
Ông Nội tôi có một quyển sách cũ lắm, giấy vàng ố, viết toàn chữ Nho, giống chữ Tàu (Hán), tôi cứ gọi là sách chữ Nho.
Quyển sách đó để ngay trên bàn nước nơi nhà khách, và cũng là chỗ ở riêng của ông Nội tôi. Còn gia đình ba má và chúng tôi thì ở nhà lớn sát cạnh nhà khách, có cái cửa đi thông phía trong, nên không phải đi vòng ra phía ngoài sân chung của 2 nhà.
Nhìn qua thì nhà nội có vẻ tiên tiến kiểu thượng bán thế kỷ 20. Nhưng vẫn có nét gì quê mùa từ nhiều đời trước như nhất cử nhất động đều dùng lịch ta, tức âm lịch, thí dụ:
--Có phải đầu tháng chạp nhà ta làm cái giỗ ...
- - Cậu P. Bắt đầu nhiệm sở ở Hải phòng ngày 25 tháng 10 thiếu đó hả? Không được, xin đổi lại đầu tháng sau để tháng đủ năm tròn tốt hơn.
Cũng trong tinh thần "âm lịch", thời xa xưa ấy tôi tình cờ được nghe chuyện thời tiết giữa ông Nội tôi với một vị Phó lý làng bên tới chơi.
Ông Phó lý tên Vu nên làng quê gọi Phó Vu. Có lẽ quanh năm ông Phó Vu chỉ sinh hoạt với mấy làng ở ngoại thành Hà Nội, chẳng hề biết tới hiệu cơm Tám giò chả Hà thành nữa, nhưng mới 30 tuổi mà ông đã có 3 bà vợ, sự nghiệp là kế thừa cơ ngơi ruộng cả ao liền của cha ông để lại.
Phó Vu qua hỏi ông Nội tôi về thời tiết để cày cấy gieo trồng cho khỏi mất mùa vì người cha đang đau nặng, ông đang gặp chút trở ngại gì đó.
Tôi nghe ông Nội tôi giảng: Âm lịch là ngày tháng vận hành theo các tuần trăng, cứ khoảng vài tuần là một tiết, thí dụ tiểu tuyết thì hai tuần sau là đại tuyết, còn gọi tiểu hàn, đại hàn, kế tới đông chí, chuẩn bị lập xuân.
Năm thì 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa nào cũng có cái lợi và bất lợi của nó. Mỗi mùa 3 tháng, khởi sự giêng, hai, ba là xuân rồi tiếp hết năm ,3 tháng cuối năm là mùa đông nhưng không nói 10, 11, 12 mà lại gọi mười, một, chạp.. .mùa xuân không nói 1, 2, 3 mà là: giêng, hai, ba ...
Phó Vu gật đầu thưa: Vâng ạ, cụ nói mùa nào cũng có cái lợi, cái hại là sao ?
-- Tóm tắt ông hay thế này nhá, mùa nào cũng có 3 chữ đầu của mỗi tháng là: mạnh, trọng, quý. Thí dụ: với mùa đông này, tháng mạnh đông (mười), có những luồng gió mạnh táp vào vạn vật, nên khó tránh được giá lạnh. Kế tới tháng trọng đông (tháng gọi là một) thì những gì quan trọng nhất của mùa đông đều xuất hiện ở tháng này như đại hàn, đông chí, sau cùng là tháng quý đông (Chạp). Quý ở đây là quý hoá, quý hiếm, là những gì sắp kết thúc nên phải trân trọng nó, là tinh hoa giữ lại, và cũng là Hoa mãn khai của mỗi mùa ...
Nói thế ông hiểu chứ, chẳng hạn quý phi là phi tần được trân trọng nhất của vua. Do đó quý xuân, quý hạ, quý thu, quý l đông cũng đều là đến hẹn chuyển mùa khác. Xem như là thời gian bắt đầu chấm dứt giai đoạn này, nếu không tốt đẹp thì đầu mùa kế tiếp sẽ tươi sáng hơn. Còn nêu thời điểm cuối mùa này được như ý, thì phải biết trân trọng, giữ gìn cho ngày tháng được vuông tròn.
Còn muốn áp dụng vào mùa màng thì phải tuỳ thời tiết để không bị mất mùa.
Lịch của trăng hay âm lịch chi tiết từng ngày thiếu, tháng thừa, rất huyền vi như có thiếu (ngày), đủ (tháng) mới dư thừa tức là nhuận (năm), cũng có ý nghĩa bù đắp cho tuổi tác đời người ...
Ôi phương đông tưởng khiêm cung nhưng vô cùng huyễn hoặc, ẩn dụ.
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )
30-11-2015
( HNPĐ ) Ở một phần đất không khắc nghiệt khí hậu lắm, nhưng cứ nghĩ đến cảnh gió bấc mưa phùn xứ Bắc kỳ mà nản.
Thủa tôi bắt đầu lớn lên, tức là vừa xong bậc tiểu học, bắt đầu vào đệ thất tức lớp 6 bây giờ, tôi đã biết buồn theo ngày tháng ...âm lịch đón nhận thời tiết và chán chường thời tiết, cũng chưa khi nào phải mặc mấy cái áo len như đang ở Hoa kỳ này, mà cái rét thì thật sự cắt da, nứt nẻ chân tay, năm nào cũng vậy.
Ông Nội tôi có một quyển sách cũ lắm, giấy vàng ố, viết toàn chữ Nho, giống chữ Tàu (Hán), tôi cứ gọi là sách chữ Nho.
Quyển sách đó để ngay trên bàn nước nơi nhà khách, và cũng là chỗ ở riêng của ông Nội tôi. Còn gia đình ba má và chúng tôi thì ở nhà lớn sát cạnh nhà khách, có cái cửa đi thông phía trong, nên không phải đi vòng ra phía ngoài sân chung của 2 nhà.
Nhìn qua thì nhà nội có vẻ tiên tiến kiểu thượng bán thế kỷ 20. Nhưng vẫn có nét gì quê mùa từ nhiều đời trước như nhất cử nhất động đều dùng lịch ta, tức âm lịch, thí dụ:
--Có phải đầu tháng chạp nhà ta làm cái giỗ ...
- - Cậu P. Bắt đầu nhiệm sở ở Hải phòng ngày 25 tháng 10 thiếu đó hả? Không được, xin đổi lại đầu tháng sau để tháng đủ năm tròn tốt hơn.
Cũng trong tinh thần "âm lịch", thời xa xưa ấy tôi tình cờ được nghe chuyện thời tiết giữa ông Nội tôi với một vị Phó lý làng bên tới chơi.
Ông Phó lý tên Vu nên làng quê gọi Phó Vu. Có lẽ quanh năm ông Phó Vu chỉ sinh hoạt với mấy làng ở ngoại thành Hà Nội, chẳng hề biết tới hiệu cơm Tám giò chả Hà thành nữa, nhưng mới 30 tuổi mà ông đã có 3 bà vợ, sự nghiệp là kế thừa cơ ngơi ruộng cả ao liền của cha ông để lại.
Phó Vu qua hỏi ông Nội tôi về thời tiết để cày cấy gieo trồng cho khỏi mất mùa vì người cha đang đau nặng, ông đang gặp chút trở ngại gì đó.
Tôi nghe ông Nội tôi giảng: Âm lịch là ngày tháng vận hành theo các tuần trăng, cứ khoảng vài tuần là một tiết, thí dụ tiểu tuyết thì hai tuần sau là đại tuyết, còn gọi tiểu hàn, đại hàn, kế tới đông chí, chuẩn bị lập xuân.
Năm thì 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa nào cũng có cái lợi và bất lợi của nó. Mỗi mùa 3 tháng, khởi sự giêng, hai, ba là xuân rồi tiếp hết năm ,3 tháng cuối năm là mùa đông nhưng không nói 10, 11, 12 mà lại gọi mười, một, chạp.. .mùa xuân không nói 1, 2, 3 mà là: giêng, hai, ba ...
Phó Vu gật đầu thưa: Vâng ạ, cụ nói mùa nào cũng có cái lợi, cái hại là sao ?
-- Tóm tắt ông hay thế này nhá, mùa nào cũng có 3 chữ đầu của mỗi tháng là: mạnh, trọng, quý. Thí dụ: với mùa đông này, tháng mạnh đông (mười), có những luồng gió mạnh táp vào vạn vật, nên khó tránh được giá lạnh. Kế tới tháng trọng đông (tháng gọi là một) thì những gì quan trọng nhất của mùa đông đều xuất hiện ở tháng này như đại hàn, đông chí, sau cùng là tháng quý đông (Chạp). Quý ở đây là quý hoá, quý hiếm, là những gì sắp kết thúc nên phải trân trọng nó, là tinh hoa giữ lại, và cũng là Hoa mãn khai của mỗi mùa ...
Nói thế ông hiểu chứ, chẳng hạn quý phi là phi tần được trân trọng nhất của vua. Do đó quý xuân, quý hạ, quý thu, quý l đông cũng đều là đến hẹn chuyển mùa khác. Xem như là thời gian bắt đầu chấm dứt giai đoạn này, nếu không tốt đẹp thì đầu mùa kế tiếp sẽ tươi sáng hơn. Còn nêu thời điểm cuối mùa này được như ý, thì phải biết trân trọng, giữ gìn cho ngày tháng được vuông tròn.
Còn muốn áp dụng vào mùa màng thì phải tuỳ thời tiết để không bị mất mùa.
Lịch của trăng hay âm lịch chi tiết từng ngày thiếu, tháng thừa, rất huyền vi như có thiếu (ngày), đủ (tháng) mới dư thừa tức là nhuận (năm), cũng có ý nghĩa bù đắp cho tuổi tác đời người ...
Ôi phương đông tưởng khiêm cung nhưng vô cùng huyễn hoặc, ẩn dụ.
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )
30-11-2015
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
MIỀN BẮC MỘT THỬA NÀO - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Ở một phần đất không khắc nghiệt khí hậu lắm, nhưng cứ nghĩ đến cảnh gió bấc mưa phùn xứ Bắc kỳ mà nản.
( HNPĐ ) Ở một phần đất không khắc nghiệt khí hậu lắm, nhưng cứ nghĩ đến cảnh gió bấc mưa phùn xứ Bắc kỳ mà nản.
Thủa tôi bắt đầu lớn lên, tức là vừa xong bậc tiểu học, bắt đầu vào đệ thất tức lớp 6 bây giờ, tôi đã biết buồn theo ngày tháng ...âm lịch đón nhận thời tiết và chán chường thời tiết, cũng chưa khi nào phải mặc mấy cái áo len như đang ở Hoa kỳ này, mà cái rét thì thật sự cắt da, nứt nẻ chân tay, năm nào cũng vậy.
Ông Nội tôi có một quyển sách cũ lắm, giấy vàng ố, viết toàn chữ Nho, giống chữ Tàu (Hán), tôi cứ gọi là sách chữ Nho.
Quyển sách đó để ngay trên bàn nước nơi nhà khách, và cũng là chỗ ở riêng của ông Nội tôi. Còn gia đình ba má và chúng tôi thì ở nhà lớn sát cạnh nhà khách, có cái cửa đi thông phía trong, nên không phải đi vòng ra phía ngoài sân chung của 2 nhà.
Nhìn qua thì nhà nội có vẻ tiên tiến kiểu thượng bán thế kỷ 20. Nhưng vẫn có nét gì quê mùa từ nhiều đời trước như nhất cử nhất động đều dùng lịch ta, tức âm lịch, thí dụ:
--Có phải đầu tháng chạp nhà ta làm cái giỗ ...
- - Cậu P. Bắt đầu nhiệm sở ở Hải phòng ngày 25 tháng 10 thiếu đó hả? Không được, xin đổi lại đầu tháng sau để tháng đủ năm tròn tốt hơn.
Cũng trong tinh thần "âm lịch", thời xa xưa ấy tôi tình cờ được nghe chuyện thời tiết giữa ông Nội tôi với một vị Phó lý làng bên tới chơi.
Ông Phó lý tên Vu nên làng quê gọi Phó Vu. Có lẽ quanh năm ông Phó Vu chỉ sinh hoạt với mấy làng ở ngoại thành Hà Nội, chẳng hề biết tới hiệu cơm Tám giò chả Hà thành nữa, nhưng mới 30 tuổi mà ông đã có 3 bà vợ, sự nghiệp là kế thừa cơ ngơi ruộng cả ao liền của cha ông để lại.
Phó Vu qua hỏi ông Nội tôi về thời tiết để cày cấy gieo trồng cho khỏi mất mùa vì người cha đang đau nặng, ông đang gặp chút trở ngại gì đó.
Tôi nghe ông Nội tôi giảng: Âm lịch là ngày tháng vận hành theo các tuần trăng, cứ khoảng vài tuần là một tiết, thí dụ tiểu tuyết thì hai tuần sau là đại tuyết, còn gọi tiểu hàn, đại hàn, kế tới đông chí, chuẩn bị lập xuân.
Năm thì 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa nào cũng có cái lợi và bất lợi của nó. Mỗi mùa 3 tháng, khởi sự giêng, hai, ba là xuân rồi tiếp hết năm ,3 tháng cuối năm là mùa đông nhưng không nói 10, 11, 12 mà lại gọi mười, một, chạp.. .mùa xuân không nói 1, 2, 3 mà là: giêng, hai, ba ...
Phó Vu gật đầu thưa: Vâng ạ, cụ nói mùa nào cũng có cái lợi, cái hại là sao ?
-- Tóm tắt ông hay thế này nhá, mùa nào cũng có 3 chữ đầu của mỗi tháng là: mạnh, trọng, quý. Thí dụ: với mùa đông này, tháng mạnh đông (mười), có những luồng gió mạnh táp vào vạn vật, nên khó tránh được giá lạnh. Kế tới tháng trọng đông (tháng gọi là một) thì những gì quan trọng nhất của mùa đông đều xuất hiện ở tháng này như đại hàn, đông chí, sau cùng là tháng quý đông (Chạp). Quý ở đây là quý hoá, quý hiếm, là những gì sắp kết thúc nên phải trân trọng nó, là tinh hoa giữ lại, và cũng là Hoa mãn khai của mỗi mùa ...
Nói thế ông hiểu chứ, chẳng hạn quý phi là phi tần được trân trọng nhất của vua. Do đó quý xuân, quý hạ, quý thu, quý l đông cũng đều là đến hẹn chuyển mùa khác. Xem như là thời gian bắt đầu chấm dứt giai đoạn này, nếu không tốt đẹp thì đầu mùa kế tiếp sẽ tươi sáng hơn. Còn nêu thời điểm cuối mùa này được như ý, thì phải biết trân trọng, giữ gìn cho ngày tháng được vuông tròn.
Còn muốn áp dụng vào mùa màng thì phải tuỳ thời tiết để không bị mất mùa.
Lịch của trăng hay âm lịch chi tiết từng ngày thiếu, tháng thừa, rất huyền vi như có thiếu (ngày), đủ (tháng) mới dư thừa tức là nhuận (năm), cũng có ý nghĩa bù đắp cho tuổi tác đời người ...
Ôi phương đông tưởng khiêm cung nhưng vô cùng huyễn hoặc, ẩn dụ.
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )
30-11-2015