Kinh Đời
Mang tài sản ra nước ngoài: Cuộc 'ly hương' mới của đại gia Việt
Một thống kê của Tổ chức Liêm chính tài chính toàn cầu cho biết, giai đoạn từ 2004 - 2013, số tiền bất hợp pháp từ Việt Nam “đội nón” ra đi là gần 93 tỷ USD.
Một thống kê của Tổ chức Liêm chính tài chính toàn cầu cho biết, giai đoạn từ 2004 - 2013, số tiền bất hợp pháp từ Việt Nam “đội nón” ra đi là gần 93 tỷ USD.
(vietnamfinance.vn)
Một thống kê của Tổ chức Liêm chính tài chính toàn cầu cho biết, giai đoạn từ 2004 - 2013, số tiền bất hợp pháp từ Việt Nam “đội nón” ra đi là gần 93 tỷ USD.
Theo Hồ sơ Panama được Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) công
bố chính thức hồi tháng 5/2016, Việt Nam có tới 189 cá nhân và tổ chức
với 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài, chủ yếu là tại những
nơi được xem là “thiên đường trốn thuế”. Phân nửa trong số này là những
cái tên "thuần Việt", còn lại có tên ngoại quốc. Trong số đó có những
cái tên doanh nhân, doanh nghiệp khá quen thuộc.
Đến tháng 7/2016, ngay trước thời điểm thông qua lần cuối tư cách của
gần 500 đại biểu Quốc Hội, một thông tin bất ngờ được thông báo là Hội
đồng bầu cử Quốc gia Việt Nam đã không xác nhận tư cách đại biểu Quốc
hội khóa 14 đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, do bà Hường sở hữu quốc
tịch Cộng hòa Malta.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường được biết đến không chỉ với tư cách một đại
biểu Quốc hội trúng cử liên tiếp tại Quốc hội khóa 12 và 13 mà còn là
chủ của những khối bất động sản đồ sộ, khu công nghiệp quy mô lớn.
Cộng hòa Malta là một đảo quốc nhỏ giữa Địa Trung Hải, được coi là
“thiên đường thuế” tương tự Panama, Cayman… Malta có chính sách nhập cư
thông thoáng, không đánh thuế bất động sản, không đánh thuế thừa kế,
thuế tài sản hay giá trị tài sản ròng. Đặc biệt, Malta không đánh thuế
đối với những tài sản được hình thành ở nước ngoài.
Một người người muốn nhập quốc tịch Malta tối thiểu phải có trong tay
khoảng trên 30 tỷ đồng Việt Nam thông qua việc đóng góp một khoản tiền
không hoàn lại vào Quỹ Xã hội và Phát triển quốc gia Malta, mua bất động
sản,...
Tờ Times of Malta mới đây cho hay, Đảng Quốc dân Malta đã yêu cầu chính
phủ nước này giải thích làm thế nào mà một hộ chiếu Malta lại được bán
cho một đại biểu Quốc hội Việt Nam. Theo đó, trường hợp của bà Nguyễn
Thị Nguyệt Hường đã "làm dấy lên lo ngại về chất lượng của quá trình
thẩm định, mà đáng lẽ phải được thực hiện trước khi trao hộ chiếu
Malta".
Đảng Quốc dân Malta cũng cáo buộc Thủ tướng nước này, ông Joseph Muscat,
vẫn giữ im lặng cho tới nay về vụ việc. Đảng này yêu cầu ông Joseph
Muscat phải giải thích về việc đơn xin cấp hộ chiếu Malta của bà Hường
đã được đánh giá, xử lý và chấp thuận ra sao.
Trong hồ sơ ứng cử Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, bà Nguyễn Thị
Nguyệt Hường ghi "không có tiền và tài khoản nước ngoài". Nhưng chính bà
sau đó thừa nhận mang quốc tịch Malta, có tài khoản nước ngoài, cổ
phiếu quỹ Malta.
Vấn đề không chỉ nằm ở chỗ tư cách đại biểu Quốc hội song song với tư
cách “công dân Malta” của bà Nguyệt Hường, mà có lẽ từ vụ việc của bà
Hường sẽ không ít người hoài nghi về việc sở hữu tài sản và con đường
chuyển tiền ra nước ngoài của nữ đại gia này?
Dư luận cũng từng rúng động trước một thông tin khác trong giới ngân
hàng là vụ “siêu lừa” Huyền Như sau khi chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng
tiền gửi của dân, đã chuẩn bị sẵn các thủ tục để làm thẻ xanh đi Mỹ. Để
làm thẻ xanh, Huyền Như đã bỏ ra hơn 1,1 triệu USD (khoảng hơn 18 tỷ
đồng) nhưng "siêu lừa" này đã bị bắt trước khi có cơ hội dùng đến thẻ
xanh trên.
Trong phi vụ "đốt tiền" mua 3 tàu cũ, nguyên Quyền trưởng phòng kinh
doanh Vinashinlines Giang Kim Đạt đã chiếm đoạt 19 triệu USD (400 tỷ
đồng) tẩu tán ra nước ngoài và mua nhiều căn hộ, biệt thự cao cấp đứng
tên người thân
Vì sao Giang Kim Đạt có thể làm được như vậy? Cục trưởng Cục chống tham
nhũng chỉ thẳng là do "lỗ hổng pháp lý cùng với việc thực thi pháp luật
không nghiêm chính là kẽ hở tạo tham nhũng" và "tài sản thất thoát còn
lớn tới mức nào là vấn đề sẽ cần được làm rõ".
Thông tư 35 của Ngân hàng Nhà nước quy định, từng giao dịch chuyển tiền
điện tử quốc tế có giá trị trên 1000 USD đều phải được báo cáo tới Cục
phòng chống rửa tiền. Tuy nhiên, việc chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài
vẫn dễ thực hiện thông qua các giao dịch ngầm hoặc đầu tư qua các công
ty vỏ bọc ở nước ngoài.
Báo cáo tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng
chống tham nhũng diễn ra vào tháng 7/2016 chi biết, trong 10 năm qua,
thiệt hại do các vụ án, vụ việc tham nhũng đã gây ra được phát hiện là
gần 60.000 tỷ đồng và trên 400 ha đất. Số tiền đã thu hồi cho Nhà nước
là 4.676,6 tỷ đồng (gần 8%) và trên 219 ha đất.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho rằng tài sản nhà nước thiệt hại
do tham nhũng gây ra là rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng nhưng
kết quả thu hồi chưa được triệt để do tài sản tham nhũng đã được tẩu tán
rất tinh vi, được đứng tên người khác. Trong nhiều trường hợp, rất khó
xác định tài sản tham nhũng, thậm chí có những khoản không tách bạch
được.
Đại diện Thanh tra Chính phủ cho rằng việc kê khai tài sản, thu nhập
hiện nay vẫn còn nặng về hình thức. Hầu hết các bản kê khai chưa được
kiểm tra, xác minh, kiểm chứng; chưa giúp cho các cơ quan chức năng kiểm
soát được những biến động về tài sản của người có chức vụ, quyền hạn.
Qua 10 năm chỉ xác minh được 4.859 trường hợp; phát hiện, xử lý kỷ luật
17 người kê khai tài sản không trung thực.
(vietnamfinance.vn)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Mang tài sản ra nước ngoài: Cuộc 'ly hương' mới của đại gia Việt
Một thống kê của Tổ chức Liêm chính tài chính toàn cầu cho biết, giai đoạn từ 2004 - 2013, số tiền bất hợp pháp từ Việt Nam “đội nón” ra đi là gần 93 tỷ USD.
Một thống kê của Tổ chức Liêm chính tài chính toàn cầu cho biết, giai đoạn từ 2004 - 2013, số tiền bất hợp pháp từ Việt Nam “đội nón” ra đi là gần 93 tỷ USD.
Theo Hồ sơ Panama được Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) công
bố chính thức hồi tháng 5/2016, Việt Nam có tới 189 cá nhân và tổ chức
với 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài, chủ yếu là tại những
nơi được xem là “thiên đường trốn thuế”. Phân nửa trong số này là những
cái tên "thuần Việt", còn lại có tên ngoại quốc. Trong số đó có những
cái tên doanh nhân, doanh nghiệp khá quen thuộc.
Đến tháng 7/2016, ngay trước thời điểm thông qua lần cuối tư cách của
gần 500 đại biểu Quốc Hội, một thông tin bất ngờ được thông báo là Hội
đồng bầu cử Quốc gia Việt Nam đã không xác nhận tư cách đại biểu Quốc
hội khóa 14 đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, do bà Hường sở hữu quốc
tịch Cộng hòa Malta.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường được biết đến không chỉ với tư cách một đại
biểu Quốc hội trúng cử liên tiếp tại Quốc hội khóa 12 và 13 mà còn là
chủ của những khối bất động sản đồ sộ, khu công nghiệp quy mô lớn.
Cộng hòa Malta là một đảo quốc nhỏ giữa Địa Trung Hải, được coi là
“thiên đường thuế” tương tự Panama, Cayman… Malta có chính sách nhập cư
thông thoáng, không đánh thuế bất động sản, không đánh thuế thừa kế,
thuế tài sản hay giá trị tài sản ròng. Đặc biệt, Malta không đánh thuế
đối với những tài sản được hình thành ở nước ngoài.
Một người người muốn nhập quốc tịch Malta tối thiểu phải có trong tay
khoảng trên 30 tỷ đồng Việt Nam thông qua việc đóng góp một khoản tiền
không hoàn lại vào Quỹ Xã hội và Phát triển quốc gia Malta, mua bất động
sản,...
Tờ Times of Malta mới đây cho hay, Đảng Quốc dân Malta đã yêu cầu chính
phủ nước này giải thích làm thế nào mà một hộ chiếu Malta lại được bán
cho một đại biểu Quốc hội Việt Nam. Theo đó, trường hợp của bà Nguyễn
Thị Nguyệt Hường đã "làm dấy lên lo ngại về chất lượng của quá trình
thẩm định, mà đáng lẽ phải được thực hiện trước khi trao hộ chiếu
Malta".
Đảng Quốc dân Malta cũng cáo buộc Thủ tướng nước này, ông Joseph Muscat,
vẫn giữ im lặng cho tới nay về vụ việc. Đảng này yêu cầu ông Joseph
Muscat phải giải thích về việc đơn xin cấp hộ chiếu Malta của bà Hường
đã được đánh giá, xử lý và chấp thuận ra sao.
Trong hồ sơ ứng cử Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, bà Nguyễn Thị
Nguyệt Hường ghi "không có tiền và tài khoản nước ngoài". Nhưng chính bà
sau đó thừa nhận mang quốc tịch Malta, có tài khoản nước ngoài, cổ
phiếu quỹ Malta.
Vấn đề không chỉ nằm ở chỗ tư cách đại biểu Quốc hội song song với tư
cách “công dân Malta” của bà Nguyệt Hường, mà có lẽ từ vụ việc của bà
Hường sẽ không ít người hoài nghi về việc sở hữu tài sản và con đường
chuyển tiền ra nước ngoài của nữ đại gia này?
Dư luận cũng từng rúng động trước một thông tin khác trong giới ngân
hàng là vụ “siêu lừa” Huyền Như sau khi chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng
tiền gửi của dân, đã chuẩn bị sẵn các thủ tục để làm thẻ xanh đi Mỹ. Để
làm thẻ xanh, Huyền Như đã bỏ ra hơn 1,1 triệu USD (khoảng hơn 18 tỷ
đồng) nhưng "siêu lừa" này đã bị bắt trước khi có cơ hội dùng đến thẻ
xanh trên.
Trong phi vụ "đốt tiền" mua 3 tàu cũ, nguyên Quyền trưởng phòng kinh
doanh Vinashinlines Giang Kim Đạt đã chiếm đoạt 19 triệu USD (400 tỷ
đồng) tẩu tán ra nước ngoài và mua nhiều căn hộ, biệt thự cao cấp đứng
tên người thân
Vì sao Giang Kim Đạt có thể làm được như vậy? Cục trưởng Cục chống tham
nhũng chỉ thẳng là do "lỗ hổng pháp lý cùng với việc thực thi pháp luật
không nghiêm chính là kẽ hở tạo tham nhũng" và "tài sản thất thoát còn
lớn tới mức nào là vấn đề sẽ cần được làm rõ".
Thông tư 35 của Ngân hàng Nhà nước quy định, từng giao dịch chuyển tiền
điện tử quốc tế có giá trị trên 1000 USD đều phải được báo cáo tới Cục
phòng chống rửa tiền. Tuy nhiên, việc chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài
vẫn dễ thực hiện thông qua các giao dịch ngầm hoặc đầu tư qua các công
ty vỏ bọc ở nước ngoài.
Báo cáo tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng
chống tham nhũng diễn ra vào tháng 7/2016 chi biết, trong 10 năm qua,
thiệt hại do các vụ án, vụ việc tham nhũng đã gây ra được phát hiện là
gần 60.000 tỷ đồng và trên 400 ha đất. Số tiền đã thu hồi cho Nhà nước
là 4.676,6 tỷ đồng (gần 8%) và trên 219 ha đất.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho rằng tài sản nhà nước thiệt hại
do tham nhũng gây ra là rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng nhưng
kết quả thu hồi chưa được triệt để do tài sản tham nhũng đã được tẩu tán
rất tinh vi, được đứng tên người khác. Trong nhiều trường hợp, rất khó
xác định tài sản tham nhũng, thậm chí có những khoản không tách bạch
được.
Đại diện Thanh tra Chính phủ cho rằng việc kê khai tài sản, thu nhập
hiện nay vẫn còn nặng về hình thức. Hầu hết các bản kê khai chưa được
kiểm tra, xác minh, kiểm chứng; chưa giúp cho các cơ quan chức năng kiểm
soát được những biến động về tài sản của người có chức vụ, quyền hạn.
Qua 10 năm chỉ xác minh được 4.859 trường hợp; phát hiện, xử lý kỷ luật
17 người kê khai tài sản không trung thực.
(vietnamfinance.vn)