Truyện Ngắn & Phóng Sự
Mắt Đêm
Khi tổ tiền sát viên chạy đến gần chiếc cầu gỗ, ẩn dưới bờ mương, tôi bắt đầu cho tổ của trung sĩ Y Bok tiếp tục tiến chiếm gò mả để yểm trợ cho tổ đi sau. Bên kia chiếc cầu gỗ, xóm nhà xác xơ. Vài ngôi nhà ngói bị đổ nát, còn lại những đống gạch vụn, dưới ánh nắng chói chang. Đ
Khi tổ tiền sát viên chạy đến gần chiếc cầu gỗ, ẩn dưới bờ mương, tôi bắt đầu cho tổ của trung sĩ Y Bok tiếp tục tiến chiếm gò mả để yểm trợ cho tổ đi sau. Bên kia chiếc cầu gỗ, xóm nhà xác xơ. Vài ngôi nhà ngói bị đổ nát, còn lại những đống gạch vụn, dưới ánh nắng chói chang. Đại-bàng ra lệnh trong máy C.25, hãy dặn các con anh coi chừng, có mãng cầu nhiều lắm đó. Tôi ngoắc tay, ra hiệu người trung đội phó, làm một thủ lệnh sẵn sàng qua cầu. Đằng sau, trung đội 1 cũng bắt đầu tiến lên trên đám ruộng phía trái. Một chiếc L.19 đang bay đảo vòng trong bầu trời xanh lơ. Một trái khói trắng bốc lên cách gần tôi một trăm thước. Đó là quả đạn hiệu chỉnh của pháo binh. Tiếp đến là những quả dạn nổ long trời. Bụi cát bốc lên mù mịt. Đó là những quả đạn bắn hiệu quả. Tôi áp người vào bờ mương, nghe thân thể rung động. Toán lính nằm dọc theo bờ, súng chĩa về ngôi làng. Tôi bặm môi, ra hiệu thằng mang máy đến gần , và báo cáo: Phú Sơn, đây Phú Sơn ba nghe không trả lời. Tôi báo cáo cho anh trình lại thẩm quyền, các con tôi sắp vượt qua cầu. Trình Đại bàng cho yểm trở. Nghe rõ trả lời. Bàn tay buông lỏng. Tiếng rè rè từ ống liên hợp cất lên: Tôi nghe năm trên năm. Bây giờ những quả đạn pháo binh nổ dồn dập. Những cột khói đen cuồn cuộn, quyện với hơi nóng rát mặt tỏa lên. Tôi được Đại-bàng bảo hãy chờ. Cho pháo binh cầy nát mục tiêu đã. Rồi mình qua. Tôi đáp, nghe năm trên măng, rồi nằm ngửa, súng đặt trên đùi. Tay lấy chiếc khăn, chiếc khăn màu lam mà Quỳnh đã gởi cho tôi trong lần chia ly cuối cùng, đẫm nước mắt, lau vội mặt kính nhem nhuốc nước bùn, tôi nghe nỗi kích thích lạ kỳ, tràn ngập trong từng tế bào, trong huyết quản. Thân thể bị lay động dưới sức nổ của đạn trái phá. Tôi xoay người lại, đặt đầu ống liên hợp vào tai lắng nghe những mẩu âm thoại dồn dập trong máy. Nắng đã bắt đầu lên, và cánh đồng trải dài nhảy múa trước mắt.
Bây giờ, Đại-bàng ra lệnh: Hãy qua cầu. Đứa con 2, yểm trở cho anh. Tôi đứng, hét: Tổ tiền sát viên, qua ngôi làng, chiếm ngôi nhà trước mặt. Tiến. Hạ sĩ I Ký cầm cây M.16, qua cầu, chạy như bay đến sau đống gạch vụn. Những người lính còn lại tiếp tục chạy qua cầu, yên ổn. Tôi thở dài nhẹ nhõm. Tôi không ngờ tình hình lại yên ổn như thế. Khi nãy, trung đội tôi còn ở trong ngôi vườn cách ngôi làng một cánh đồng đất bùn, chúng tôi đã phải nổ súng dữ dội khi thấy những người bà ba đen chạy vụt qua. Binh I Mễ hét lên: Bọn nó chạy đó, thiếu úy. Tiếp sau, những tràng nổ liên thanh chát chúa vang lên, kèm với những quả đạn M.79. Tôi hét lên: Ai cho lệnh bọn mày bắn, hả? Tiếng Đại-bang từ trong ống liên hợp ra lệnh thôi bắn, thôi bắn. Tôi bực dọc đá một thằng lính ngồi bên cạnh, say sưa nhả đạn. Ai cho mày bắn, hả? Mày lỡ bắn vào dân thì sao? Nó phân trần, bực dọc: Em thấy bọn nó mặc bà ba đen, chạy vụt qua mà. Tôi hét: Ai cho mày bắn? Đại-bàng la tùm lum, mày vác tai mà nghe! Binh Nay nói: Ở đây là V.C. hết. Thiếu úy không thấy ca-nông nhả, sao. Tôi không trả lời, rảo về phía tổ trung sĩ Y Đao, bố trí phía trái. Những nhánh hoa giấy đỏ thắm bò qua những sườn nhà trơ nóc, lung lay trong gió. Bầu trời thật xanh. Tôi ngồi xuống, và cảm thấy ngứa ở các ngón chân. Các ngón chân cọ quậy trong đôi tất ướt nước bùn. Tôi nghĩ đến câu nói của binh Nay. Có lý, có lý.
Làm sao lại có những người dân vô tội, ở tại cái vùng nơi trong bản đồ được đánh chữ thập bằng bút chì mỡ màu đỏ, xác định mục tiêu nặng nhất.
“Tin tình báo xác nhận vào khoảng một đại đội có vũ khí cộng đồng xuất hiện vào đêm… tại ấp V.Q. Chúng sẽ dưỡng quân tại đấy, đồng thời sửa soạn cho một cuộc tấn công mới vào các vùng của ta.
Lệnh hành quân vắn tắt như vậy. Tôi nói thầm: Có lý, có lý.
Chúng tôi vào đầu làng yên ổn. Tôi cảm thấy một nỗi sợ hãi bao vây, như những cánh tay vô hình cầm con dao sẵn sàng vuốt ve da thịt. Những bước chân giẫm trên đống gạch vụn, âm vang khô và nặng nề. Có tiếng xầm xì của một người lính Thượng, khi hắn đưa chiếc mũi trong không khí, đón nhận một hương vị nào đó. Thiếu úy, có cứt còn mới. Nhiều lắm. Tôi nói đâu đâu. Hắn chỉ tay vào cuối nền nhà, cạnh bờ sông , Tôi nói với người trung đội phó. Ở đây còn nhiều người lắm, trung sĩ. Bảo anh em nằm xung quanh, tìm vị trí ẩn núp. Đợi lệnh tôi. Tay phải với ống liên hợp, tôi quì xuống bằng đầu gối phải: Phú sơn đây. Phú-sơn 3, nghe không trả lời. Ở đây có người nhiều lắm. các con tôi vừa tìm ra một hầm cứt mới. Nghe không trả lời. Đại-bàng bảo cứ nằm yên, các con của Hai, sẽ qua cầu bây giờ. Tôi đưa thủ hiệu nằm xuống. Một tiếng động thật nhanh và khô kèm theo một âm thanh đổ. Tôi chụp khẩu súng, đặt hướng vào nơi khả nghi. Một con heo nái, những chiếc vú dài lê trên mặt đất, xuất hiện từ một bụi lau. Hạ sĩ Y Wang vừa chỉ tay vừa xầm xì. Tôi mỉm cười.
Binh Hà vừa tìm ra một thùng đạn K.50 giấu trong sàn bếp. Tôi bắt đầu cho các tổ lục soát và bố trí ra hướng bờ sông. Đằng là bãi cát trắng, những khóm lau đen nổi lên trên mặt nước yên tĩnh. Xa hơn nữa, dãy núi Bà Đen, hình dáng nặng nề, đen thẫm. Tôi mở bi-đông lấy một tí nước vỗ vào trán và quệt trên hai con mắt. Cái kính đã bị bụi làm cho nhem nhuốc. Nước mát lạnh. Tôi cởi hàng cúc áo, để hứng những làn gió từ bên bờ sông. Những người lính đang tiếp tục lục soát. Nắng làm những chiếc cổ màu đen của những người lính Thượng ri rỉ mồ hôi. Trung đội Hai đã vào và lục soát những khóm nhà dọc theo con đường làng. Trung đội Một, chận đường ở cầu, nằm bên bờ mương. Đại-bàng dặn trong máy dặn các đứa con coi chừng lựu đạn gài. Đứa con Hai đã tìm ra một trái ở cửa hông. Tôi nói, nghe năm trên năm. Phút chốc, tôi thấy những cuộn khói bốc lên và đám lửa hừng hực đỏ từ một căn nhà tranh ven đường. Các con của trung Hai đã đốt vì không dám gỡ lựu đạn. Có tiếng nổ long lở tiếp theo. Tôi mệt nhọc dựa lưng vào bờ vách, khẽ nhắm mắt. Nỗi mệt nhọc rã rời chạy dài trên khắp thân thể. Đôi chân duỗi ra, cố gắng ngồi một dáng thoải mái; tôi lấy bi-đông uống một hớp nước. Thằng mang máy ngồi bên cạnh, tiếp tục nghe và trả lời. Tiếng rè rè từ ống liên hợp đều đều. Vô sự. Phú-sơn đây Phú-sơn Ba trả lời. Gia đình tôi vô sự. Hả. Anh bắt được một đứa hả? Nó trốn trong dịp bọn nó tổng công kích vào dịp Tết, hả? Tôi nghe từng lời đối thoại. Chẳng có gì để nói nữa. Đằng sau nhà, có tiếng hét của người lính: Lên không. Đầu hàng đi. Tao ném lựu đạn xuống bây giờ. Tôi đứng dậy, tiến về tiếng hét. Thằng Trung cầm trái M.26, sắp bỏ vào miệng rút chốt. Tôi gọi giựt: Khoan đã. Muốn chết hả? Trung nói: Thiếu úy, em nghe tiếng động trong hầm, bọn nó núp trong hầm, thiếu úy. Tôi nạt: Mày tưởng bắt bọn nó dễ dàng như vậy sao? Trung cầm trái lựu đạn, phân bua: Thì ở đây là bọn nó rồi còn gì. Tôi nói: Lỡ dưới hầm toàn dân không thì sao? Tôi chỉ tay vào trái lựu đạn cay, sao mày không dùng thứ này? Ai dạy mày, hả.
Tôi nằm trên miệng hầm, sát tai vào lớp đất. Có tiếng rục rịch khe khẽ. Tôi bảo Trung và cả tổ nằm chĩa súng xung quanh miệng. Tôi hét. Đồng bào ở dưới thì lên, bọn tôi tới giải phóng đồng bào. Đồng bào không lên, chết chịu. Tôi đếm từ một đến mười…
Tôi đếm một, hai, ba, bốn, năm. Đồng bào lên không. Trái lựu đạn cay của Trung được đưa ra, và miệng nó sắp rút chốt, thì người đàn bà hiện lên trong khoảng tranh mờ tối của cửa hầm. Mụ ta có bầu, trạc độ 39, 40 tuổi. Mụ vừa trồi đầu lên vừa chắp tay lạy: Lạy các ông, chúng con vô tội. Binh Hai hét: Còn bao nhiêu người ở dưới đó? Mụ rên rỉ: Dạ còn chừng bảy, tám người. Gia đình con cả. Tiếp đến một lũ người trồi đầu lên. Đi đầu là hai ông già, mấy người đàn bà, một đứa con gái còn nhỏ và mấy đứa con nít. Họ mang theo những chiếc va-li thiếc, những thúng đồ hoặc những túi vải bố. Tôi bảo lính dồn đám người về một góc. Nắng chói lòa trên nền nhà đổ vụn và những mảnh chai phản chiếu một màu nhức nhối. Tôi cảm thấy khó chịu, khi những giọt mồ hôi bắt đầu ri rỉ xuống cổ. Mụ đàn bà cứ réo: Lạy các ông, các ông tha con. Binh nhất Hai lên đạn rắc rắc. Mụ nói các quan ơi tôi vô tội. Binh Hai vội đá cái va-li thiếc bay đi một khoảng và nói: Sao mụ có bầu. Chồng mụ ở đâu rồi. Mụ đàn bà vội nói: Chồng tôi, ảnh làm lính Quân-cụ ở Qui-nhơn. Tôi cười. Bao giờ cũng vậy, mỗi lần hành quân qua mỗi ngôi làng mất an ninh, chỉ thấy đàn bà, trẻ con và ông già bà lão. Đàn bà phần nhiều có chửa. Và một điều lạ, hỏi chồng bà ở đâu, chúng tôi chỉ nghe ảnh đi lính Quân-cụ, Quân-nhu, hay nằm bệnh viện. Lần này mụ đàn bà cũng nói như vậy. Tôi bảo lính lấy dao găm cạy va-li thiếc, lục soát. Nắp va li được mở tung. Có một bộ ka-ki vàng. Binh Hai hét: Chồng mụ đi lính Quân-cụ hay đi giải phóng. Nói mau. Hắn sắp bạt tai, thì tôi vội ngăn lại. Tôi không thể chịu nổi những gương mặt thảm thê, những đôi mắt ngơ ngác sợ sệt đó. Mụ đàn bà nhìn tôi van lơn. Hai ông già tiếp tục nhìn ra cánh đồng chói nắng. Những người khác nhìn xuống đất. Tôi quay mặt lại. Binh Hai vẫn tiếp tục điều tra, dọa dẫm. Nắng đã làm nhức mắt. Tôi muốn nhắm mắt lại, ngủ một giấc, một giấc thôi. Mẹ tôi ở đó, những đêm ôm chặt tôi trốn dưới gầm giường. Đạn réo ngoài sân, ngoài ngõ, ngoài hiên. Đạn réo trên đầu, trên mùng, Mẹ tôi ở đó, trên sân nắng, hai tay để lên đầu, khóc lóc nhìn bọn lính Tây tra hỏi. Vẫn những giọt nước mắt, vẫn những tiếng khóc lóc, như một âm vang từ xa xôi vọng lại, từ một quê hương, một xóm làng đìu hiu. Tôi chống hai tay vào đầu gối, mệt nhọc đứng dậy. Tôi nói: Thôi, để yên đó. Mùi thối từ ngôi nhà gạch bên cạnh bốc lên, đến buồn nôn. Có lẽ là một xác sinh vật nào đó. Những quả cà-nông vẫn tiếp tục dội về, như một cung đàn buồn thảm. Chiếc L.19 vẫn rà rà trên đầu. Tôi đi về phía nhà sau. Toán lính đang lục soát trong nhà bếp. Một hũ ruốc. Cả bọn la lên. Một người lính Thượng, đút tay vào hũ, và bỏ vào miệng, la: Ngon. Ngon. Những thùng lúa bị đổ, thóc rơi xuống nền, ngập tràn. Trên chiếc bếp, những lư nhang bị đổ gãy, nằm ngổn ngang. Tôi dặn tổ trưởng hãy cẩn thận, coi chừng tụi nó cài lựu đạn. Trung sĩ tổ trưởng đáp dạ, rồi hỏi chừng nào rút, thiếu úy. Tôi nói: Chắc chiều. Tôi trở ra hàng hiên. Binh Hai vẫn tiếp tục hét. Mặt hắn đỏ gay. Hắn đã bất lực trước đám người khốn nạn. Một cô bé trạc mười ba, mười bốn tuổi đang ngồi mặt cúi xuống. Binh Hai nói với tôi: xem chừng con nhỏ đi, mình dọa được, thiếu úy. Tôi ngước nhìn. Dáng dấp gầy yếu, màu da đen ngăm, đôi mắt mở lớn ráo hoảnh, ẩn bên trong nỗi sợ hãi tột cùng. Binh Hai cầm con dao, đưa lưỡi vào cổ con bé, hét: Mày chỉ mấy người đàn ông vừa chạy, ở đâu? Không nói tao giết. Con bé run run. Dạ con không biết. Binh Hai vội đá một đá vào mông con bé. Tôi tự thấy đắng ở cổ. Hai tay buông thõng, tôi nhìn những con kiến đang bò bên bờ thành. Một hàng li ti, chấm chấm đen. Bọn này bò, biết bao giờ thấy mỏi. Gió ngoài sông mang theo mùi thối từ căn nhà bên cạnh. Mặt trời chói lòa giữa bầu trời xanh lơ. Tôi đứng dậy, khổ sở, hét: Tại sao đồng bào lại ở đây, hả? Đồng bào không biết đêm ngày cà-nông, máy bay thả bom. Đồng bào lại chịu khổ cực như vậy hả?
Ông già được dịp phân trần: Dạ, tại vì nghèo quá. Bọn tôi nhờ chút lúa, chút gạo. Đi rồi lấy gì mà sống.
Tôi nói: Đồng bào phải quí trọng tính mạng của dồng bào.
* * *
Đến bốn giờ chiều, chúng tôi được lệnh mang số dân cư ngụ tại đây về vùng có an ninh. Trung đội tôi bọc chót. Tôi phải khổ tâm mới bảo họ lên đường. Những thúng gạo, nồi niêu, những bát chén, kèm theo những tiếng khóc nức nở. Tôi nghĩ đến một quê hương đã mất. Tôi phải bảo tính thúc từng người. Hình như không có người nào muốn đi. Cuối cùng đoàn người lục tục lên đường. Viên cố vấn Mỹ đi theo đại đội, đếm từng đầu người, rồi ghi trên sổ tay. Đồng ruộng trải dài, thỉnh thoảng vài hố bom cày, loang loáng nước. Đoàn người chậm chạp đi qua những con ruộng đất bùn. Hai bà già chống gậy run run mò mẫm, đi được một đoạn, vội nằm lăn trên đất, khóc lóc: Bọn mày đi đi, tao ở lại. Tao chết cũng còn thấy nhà tao, thấy cha mẹ tao, ông bà tao. Tao không sợ chết. Tao già rồi. Người đàn bà mặc áo màu nâu xanh, đến bên cạnh, ôm chân bà lão, khóc lóc. Má không đi, con cũng không đi. Tôi phải bảo lính dừng lại. Làm sao tôi khuyên họ. Chiếc L.19 vẫn bay rà rà trên đầu. Đại-bàng cứ gọi trong máy C.25, bảo: Hãy đưa họ về mau. Trời sắp tối rồi. Viên trung đội phó càu nhàu: Kệ họ, thiếu úy. Mình đi về muộn bọn nó phục kích thì chết. Tôi nói trong ống liên hợp: Xin Đại-bàng chờ. Tôi nói mãi, họ cũng không chịu đi. Nhứt là mấy bà lão. Tôi bỏ máy, đến bên người đàn bà, nói: Cổ nói với bả, rán đi. Bọn tôi giúp giùm cho. Nhưng bà già vẫn nằm lăn trên đất, tiếp tục gào: Tao không đi, tao không sợ chết. Tôi thẫn thờ nhìn về đằng trước, những người lính của trung đội 2 đã mờ khuất sau đám tre của ngôi làng T.H. Trời đã về chiều. Nắng đang hấp hối trên những hố bom loang loáng nước. Đại-bàng bảo trong máy: Hãy tìm tất cả mọi phương tiện, đưa họ về. Tôi lắc đầu: Tôi chịu, đại úy.
Cuối cùng, đoàn người được đưa về làng ven lộ yên ổn. Có ba, bốn người ở lại. Tôi khổ sở nhìn đám người chậm chạp, cử động trong màu sắc nhá nhem. Đại-bàng bảo nhiệm vụ của mình đến đây đã hết. Sơn-tây cho mấy đứa con sẵn sàng ra lộ, chờ lên con cua. Tôi đứng trên thềm một ngôi nhà gạch, nói lớn: Bây giờ đồng bào có thể yên tâm ở lại. Đây là vùng an ninh, có lính quận bảo vệ. Đồng bào được tự quyền đi lại. Đồng bào có thể về thành phố. Chúng tôi cám ơn đồng bào.
Một ông già chợt giơ tay, nói:
- Bẩm quan, quan đưa chúng tôi về rồi quan bỏ chúng tôi lại đây, chết đói. Chúng tôi ra đi không mang theo một đồng bạc. Chính phủ không lo cho chúng tôi. Làm sao chúng tôi có cơm gạo mà ăn.
Tôi nói:
- Đồng bào cứ yên tâm. Chánh phủ sẽ lo lắng sẽ cho nhà đồng bào ở, sẽ cung cấp gạo cơm cho đồng bào sinh sống.
Tôi nghe tiếng xầm xì trong đám đông. Trong máy, Đại-bàng giục sửa soạn xulu, cứ để cho tiểu khu lo sao thì lo. Tôi thấy những con mắt ngơ ngác nhìn quanh. Một đôi vợ chồng già đang tìm một góc thềm của căn nhà hoang, trải tàu dừa khô xuống. Đứa bé gái đang đứng, ủ rũ bên cây đa. Chẳng biết, mấy quan lớn có lo lắng để đưa đám dân khốn khổ này về trại lánh cư không. Tôi mệt nhọc, gọi trung đội phó, dặn bắt đầu kiểm soát rồi xulu. Trời đã chạng vạng. Một đàn cò bay ngang. Người Mỹ cố vấn đại đội cười nói với tôi: Sao họ can đảm vậy. Họ ở những nơi mà tôi không ngờ đến. Tôi buồn buồn nói: Ở Việt-nam, dân tôi sống khốn khổ như vậy. Nhưng họ cần cù, nhẫn nại. Họ quí mảnh đất ao vườn hơn chính bản thân của họ…
Trái với lệnh hành quân, các con cua sẽ đón chúng tôi trở về đại đội vào buổi chiều, nhưng đến giờ phút chót, chúng tôi được lệnh đóng quân đêm tại làng T.H. Đại-bàng chọn trụ sở ấp làm bộ chỉ huy. Đến 7 gay go, các toán kích bắt đầu đến mục tiêu. Tôi dặn trung sĩ Hoàng, nếu đụng, cứ bắn ba phát súng báo hiệu rồi chạy về. Tổ kích được chỉ định gồm những cậu lính tân binh. Tôi hơi e ngại, nhưng nghĩ rằng đã là lính, thì phải biết mùi. Tôi dắt trung đội lởn vởn khu vực kích, định đến đêm rút về để tổ trung sĩ Hoàng nằm lại. Trên đường di chuyển, chúng tôi gặp một ông già, mặc bà ba đen, chân đi đất, đi xe đạp. Tôi bảo lính bắt dừng lại để hỏi vài điều cần thiết. Nhưng lão già vẫn đạp xe. Thằng Hà vội lên đạn rắp rắp, quát: Ông đi, tôi bắn. Lão già ngừng xe. Tôi bảo binh Lợi hỏi giấy tờ, và lục soát thật kỹ. Dáng dấp lão thật khả nghi. Binh Lợi hỏi giấy tờ, lão đưa đủ giấy tờ. Nhưng khi đòi lục cả bóp, lão nằng nặc không chịu. Tôi nói, tiền bạc ông có bao nhiêu hãy cất, còn bóp đưa tôi ( tôi sợ bên trong, lão còn cất giấy tờ liên quan đến bên kia). Cuối cùng chúng tôi tìm được một tờ giấy khai sinh đề V.N.D.C.C.H. Tôi cười, vỗ vai lão thân mật:
-Chúng cháu ở trên núi mới về. Chúng cháu về đây để giải phóng đồng bào. Bác xem khăn đỏ, biểu thị cho màu cờ giải phóng.
Lão ngần ngừ, rồi nói:
- Tôi không biết.. Tôi là dân vô tội.
Tôi tiếp tục thuyết phục:
- Bác hãy chỉ những anh em đồng chí, ra gặp chúng tôi. Nếu không bác theo đế quốc, bác phản bội đồng bào, nhân dân.
- Không, không.
- Anh em tôi khổ cực từ trên núi rừng xuống, giải phóng đồng bào, bác tin không.
- Tin ( Có tiếng cười của vài thằng lính).
- Tốt. Bây giờ, bác hãy đem xe đạp gửi ở nhà bên cạnh, rồi đi với chúng tôi.
Một chốc, lão đi bộ ra. Chúng tôi cười. Binh Hà nói. Lại gặp một tên nằm vùng. Nhưng vừa ra, lão rên rỉ ( hình như lão đã biết những lời nói dối của chúng tôi). Tôi vô tội. Tôi theo chánh phủ. Tôi là phó ấp. Anh em lường gạt chúng tôi.
- Không. Chúng tôi là quân đội giải phóng. Tôi hỏi bác lần chót, Bác ở bên chúng tôi hay theo Ngụy.
- Tôi ở Ngụy!
Cả đám lính cười rộn rã. Tôi nói với thằng lính cận vệ. Thôi bảo lão đi kẻo tối.
Lão nhìn bọn tôi, kể lể:
- Tối rồi, sao đi được.. Tôi là ấp phó, các ông hại tôi. Đêm nay, tôi phải ở lại. Bọn nó về, có nước chết
Tôi sững sờ. Màu tối hắt hiu trên những gò mả, những kênh đào. Dù sao, đêm nay tôi cũng phải ân hận. Lỡ có chuyện gì xảy đến cho ông già khốn khổ này không? Lỡ đêm nay, bọn nó về, bắt ông già ra một bãi đất nào đó, cột hai tay lại, rồi đọc một bản cáo trạng, để sáng mai, người dân có thể thấy thi thể của một lão già gục chết. Tôi nhớ lại gương mặt của ông ấp trưởng ấp Đại-tín vào một buổi sáng mùa xuân, khi người bên kia hạ sát trong đêm tối. Đôi mắt mở trừng, dòng máu chảy ở cửa miệng, đầu ngoẻo xuống. Làm sao tôi quên được những buổi chiều, ông mời tôi một tách nước trà nóng, ngồi nhìn mặt trời lặn, tâm sự về những nỗi chịu đựng của những người sống trong bóng tối. Tôi nói nhiều về những nỗi khổ tâm của kẻ cầm súng, và những ước vọng về một ngày mai, khi đất nước thanh bình. Ông ấp trưởng rưng rưng thuật lại những cảnh cực khổ, dằng dặc từ ngày này qua ngày khác. Những đêm nằm bờ mương, trốn chạy từ nhà này sang nhà khác.
Bây giờ, tôi lại gặp một người, đang đứng bên cạnh, đang nhìn trời đêm, lo sợ. Tôi an ủi: bác tìm nhà nào quen, ngủ. Rồi rút toán lính về đóng cạnh bộ chỉ huy. Trước khi rút đi, tôi được biết ông già ấy mắc bệnh lãng tai. Tôi cúi đầu đếm những bước mỏi mệt. Toán lính trở về dưới ánh trăng mập mờ. tiếng côn trùng vọng về âm u. Những khóm tre xõa tóc như những bóng ma quái. Tôi cảm thấy lạnh. Trong máy C.25, các đứa con của trung đội 2, báo cáo bắt được một người đàn ông vừa trốn từ chân núi trở về và sắp sửa bắn một người đàn bà, trong đêm lại mò lên núi. Các đứa con báo cáo vị trí đã bị tiết lộ, bây giờ di chuyển toán lính về một địa điểm khác. Tôi lặng mình trong âm thanh quen thuộc từ ống liên hợp. Tiếng gọi và trả lời của người lính mang máy tiếp tục trồi lên, khe khẽ. Vô sự, các đứa con tôi đang zulu, đừng nổ súng ẩu, nghe bồ.
Đại bàng chia vị trí đóng quân đêm từ ống liên hợp. Chúng tôi đóng quân ở hướng Bắc, cây đèn bấm bật lên rồi tắt. Chiếc bản đồ trải ra. Tôi làm những động tác quen thuộc, như ăn, như uống, như làm vệ sinh, như giải quyết sinh lý. Dưới ánh trăng, khóm lá loang loáng những giọt sương đêm. Tôi nằm trên poncho. Người lính giúp việc mở bi-đông rượu, nói: Thiếu úy, uống một tí cho ấm. Tôi nói ừ đưa tao uống một tí. Sao mày lại kỳ vậy. Mỗi lần hành quân, lại mang cả bi-đông rượu theo. Uống say làm sao gác được. Hắn cười uống để đánh giặc cho hăng, thiếu úy.
Hắn mở nắp bi-đông, mời tôi. Rượu đế chánh hiệu. Em mua ngay tại ổ, thiếu úy. Tôi khẽ uống, nhắm mắt và nghe cả thân thể bừng nóng. Đêm thật buồn. Tôi chợt nhớ đến những gương mặt ngơ ngác của đám dân bị đưa về hồi chiều. Gương mặt con bé bị tát tai, với mái tóc rũ dài, và đôi mắt ráo hoảnh. Những bước chân lún sâu dưới bùn. Ba người đàn bà bị bỏ lại, những bà già nằm lăn trên đất, khóc lóc. Tiếng ông già vang lên dưới đám đông. Trong không gian hiu quạnh, có tiếng rì rầm của một chiếc trực thăng. Tôi nghe lòng như một sa mạc nhớ nhung. Đến bây giờ, tôi vẫn có mặt, yên ổn nằm đợi. Đến bây giờ tôi còn thấy được quãng đường đã qua, và quãng đường trước mặt. Một trái sáng được bắn lên từ một ngôi làng nào đó. Yên ổn đi nhé. Yên ổn để làm gì, nhỉ. Tôi muốn khóc. Đã một năm trôi qua, đêm nay tôi phải cám ơn ai để tôi còn hơi thở. Tay tôi mò mẫm trên ngực. Vết sẹo mỏng, nhức nhối. Tay tôi rờ trên đùi. Những mảnh lựu đạn còn sót lại trong thịt cứng trơ, nổi lên. Tôi phải cám ơn ai đây. Có tiếng ho húng hắng của một thằng lính từ một góc tối. Binh Nha trở dậy, nói với một thằng bạn. Con nhỏ hấp dẫn, đếch chịu được. Em ngồi bếp, thổi lửa. Tao vào, giả đò xin châm thuốc. Em vẫn ngồi, tao khẽ đụng bàn tay. Em cũng chả rút ra. Tức cha chả là tức. Sắp sửa nhảy vào, lại được lệnh rút đi. Có tiếng đáp: Đ.M, có ngày nó thiến mày đó, con ơi. Mày xem ở Bình-dương, cha thiếu úy T.Q.L.C. bị một con nhỏ cho về chầu trời. Những tiếng xì xầm bỗng yên lặng, khi những phát đạn ở ven chân núi dồn dập bắn lên. Tôi thét: Bố trí và nhào xuống thềm cầm cây M.16 chạy ra sân tìm chỗ núp. Những viên đạn lửa xẹt lên. Tôi cầm ống liên hợp, lắng nghe. Phú-sơn, đây Phú-sơn 2, nghe không trả lời. Các con tôi đụng. Chưa biết kết quả. Trả lời sau. Nghe không trả lời. Tôi nghe năm trên năm. Đại -bàng bảo hãy lục soát, rồi chuyển về gấp. Nghe không trả lời. Tiếng rè rè từ đầu ống liên hợp: Tôi nghe năm trên năm. Tôi báo anh một tên bị chết. Bắt được một gói tài liệu. Hiện chúng tôi sắp Zulu, nghe rõ không trả lời
Tôi hồi hộp đón nhận những mẩu âm thoại dồn dập. Chúng tôi đứng, ngồi bất động sau hàng giậu. Trước mặt, cánh đồng trải dài im lặng dưới chân núi. Những trái sáng bắn lên từ chỗ nổ súng. Tôi nói với người trung đội phó: Chờ Đại-bàng cho lệnh, rồi mình nghỉ.
Sáng hôm sau, tôi dắt trung đội đi lục soát khu vực toán kích nổ súng hồi đêm. Hy vọng sẽ tìm thêm một kẻ bị thương nằm lại đâu đó. Thằng Ngọc dắt tôi đến chỗ người bị bắn hồi đêm. Hắn kể lại những phút trước khi hắn nổ súng. Con đàn bà đó gan thật, cứ lầm lũi tiến. Nó mặc quần, xắn lên tới háng, đội mũ rừng, em tưởng là đàn ông. Em để nó cách ba thước mới bóp cò. Bọn đi sau chạy tán loạn. Tôi không còn nhận rõ mặt của người đàn bà nằm trên bờ ruộng. Đạn M.16 có sức công phá kinh khủng. Mặt bị loét lở. Nhưng tôi bỗng để ý đến chiếc áo màu nâu xám. Chiếc áo của người đàn bà trẻ ôm lấy chân bà già, khóc lóc. Má không đi, con cũng không đi. Tôi bảo thằng Hai kéo chân cho ngay ngắn, lấy tờ báo nhật trình trùm trên đầu và thân thể, đồng thời loan báo với dân làng, ai là thân nhân, hãy đến nhận về chôn liệm.
Đến chiều, một bà già chống gậy, mò mẫm trên con đường làng, vừa khóc vừa kêu: Hai ơi, Hai ơi, mày bỏ tao đi… Con ơi… Bà đến bên xác người đàn bà trẻ, khóc rống. Cánh đồng mùa hè mang vẻ bình lặng ngàn đời.
Một tháng sau, tôi cùng một thằng bạn lái xe jeep trở về thành phố. Chúng tôi ngồi trước hàng hiên của một tiệm giải khát. Tôi bỗng thấy đứa con gái nhỏ đứng trên lan can của một nhà tắm hơi. Tôi nhớ mang máng con bé bị tát tai trong chuyến hành quân trước. Con bé có mái tóc dài, dáng gầy, và đôi mắt ngơ ngắc. Con bé gánh đôi thúng gạo nặng, hai chân lún sâu dưới bùn, lảo đảo bước đi. Con bé đứng dưới gốc đa. Bây giờ con bé đang đứng trên lan can một tiệm Tắm Hơi. Tôi đứng dậy, đá cái lon sữa, đá một cái thật mạnh.
http://saigonecho.com/index.php/van-hoc/van-nhac-thi-si/16821-mat-dem
Tân Sơn Hòa chuyển
m
- Tác Giả: Trần Hoài Thư
Khi tổ tiền sát viên chạy đến gần chiếc cầu gỗ, ẩn dưới bờ mương, tôi bắt đầu cho tổ của trung sĩ Y Bok tiếp tục tiến chiếm gò mả để yểm trợ cho tổ đi sau. Bên kia chiếc cầu gỗ, xóm nhà xác xơ. Vài ngôi nhà ngói bị đổ nát, còn lại những đống gạch vụn, dưới ánh nắng chói chang. Đại-bàng ra lệnh trong máy C.25, hãy dặn các con anh coi chừng, có mãng cầu nhiều lắm đó. Tôi ngoắc tay, ra hiệu người trung đội phó, làm một thủ lệnh sẵn sàng qua cầu. Đằng sau, trung đội 1 cũng bắt đầu tiến lên trên đám ruộng phía trái. Một chiếc L.19 đang bay đảo vòng trong bầu trời xanh lơ. Một trái khói trắng bốc lên cách gần tôi một trăm thước. Đó là quả đạn hiệu chỉnh của pháo binh. Tiếp đến là những quả dạn nổ long trời. Bụi cát bốc lên mù mịt. Đó là những quả đạn bắn hiệu quả. Tôi áp người vào bờ mương, nghe thân thể rung động. Toán lính nằm dọc theo bờ, súng chĩa về ngôi làng. Tôi bặm môi, ra hiệu thằng mang máy đến gần , và báo cáo: Phú Sơn, đây Phú Sơn ba nghe không trả lời. Tôi báo cáo cho anh trình lại thẩm quyền, các con tôi sắp vượt qua cầu. Trình Đại bàng cho yểm trở. Nghe rõ trả lời. Bàn tay buông lỏng. Tiếng rè rè từ ống liên hợp cất lên: Tôi nghe năm trên năm. Bây giờ những quả đạn pháo binh nổ dồn dập. Những cột khói đen cuồn cuộn, quyện với hơi nóng rát mặt tỏa lên. Tôi được Đại-bàng bảo hãy chờ. Cho pháo binh cầy nát mục tiêu đã. Rồi mình qua. Tôi đáp, nghe năm trên măng, rồi nằm ngửa, súng đặt trên đùi. Tay lấy chiếc khăn, chiếc khăn màu lam mà Quỳnh đã gởi cho tôi trong lần chia ly cuối cùng, đẫm nước mắt, lau vội mặt kính nhem nhuốc nước bùn, tôi nghe nỗi kích thích lạ kỳ, tràn ngập trong từng tế bào, trong huyết quản. Thân thể bị lay động dưới sức nổ của đạn trái phá. Tôi xoay người lại, đặt đầu ống liên hợp vào tai lắng nghe những mẩu âm thoại dồn dập trong máy. Nắng đã bắt đầu lên, và cánh đồng trải dài nhảy múa trước mắt.
Bây giờ, Đại-bàng ra lệnh: Hãy qua cầu. Đứa con 2, yểm trở cho anh. Tôi đứng, hét: Tổ tiền sát viên, qua ngôi làng, chiếm ngôi nhà trước mặt. Tiến. Hạ sĩ I Ký cầm cây M.16, qua cầu, chạy như bay đến sau đống gạch vụn. Những người lính còn lại tiếp tục chạy qua cầu, yên ổn. Tôi thở dài nhẹ nhõm. Tôi không ngờ tình hình lại yên ổn như thế. Khi nãy, trung đội tôi còn ở trong ngôi vườn cách ngôi làng một cánh đồng đất bùn, chúng tôi đã phải nổ súng dữ dội khi thấy những người bà ba đen chạy vụt qua. Binh I Mễ hét lên: Bọn nó chạy đó, thiếu úy. Tiếp sau, những tràng nổ liên thanh chát chúa vang lên, kèm với những quả đạn M.79. Tôi hét lên: Ai cho lệnh bọn mày bắn, hả? Tiếng Đại-bang từ trong ống liên hợp ra lệnh thôi bắn, thôi bắn. Tôi bực dọc đá một thằng lính ngồi bên cạnh, say sưa nhả đạn. Ai cho mày bắn, hả? Mày lỡ bắn vào dân thì sao? Nó phân trần, bực dọc: Em thấy bọn nó mặc bà ba đen, chạy vụt qua mà. Tôi hét: Ai cho mày bắn? Đại-bàng la tùm lum, mày vác tai mà nghe! Binh Nay nói: Ở đây là V.C. hết. Thiếu úy không thấy ca-nông nhả, sao. Tôi không trả lời, rảo về phía tổ trung sĩ Y Đao, bố trí phía trái. Những nhánh hoa giấy đỏ thắm bò qua những sườn nhà trơ nóc, lung lay trong gió. Bầu trời thật xanh. Tôi ngồi xuống, và cảm thấy ngứa ở các ngón chân. Các ngón chân cọ quậy trong đôi tất ướt nước bùn. Tôi nghĩ đến câu nói của binh Nay. Có lý, có lý.
Làm sao lại có những người dân vô tội, ở tại cái vùng nơi trong bản đồ được đánh chữ thập bằng bút chì mỡ màu đỏ, xác định mục tiêu nặng nhất.
“Tin tình báo xác nhận vào khoảng một đại đội có vũ khí cộng đồng xuất hiện vào đêm… tại ấp V.Q. Chúng sẽ dưỡng quân tại đấy, đồng thời sửa soạn cho một cuộc tấn công mới vào các vùng của ta.
Lệnh hành quân vắn tắt như vậy. Tôi nói thầm: Có lý, có lý.
Chúng tôi vào đầu làng yên ổn. Tôi cảm thấy một nỗi sợ hãi bao vây, như những cánh tay vô hình cầm con dao sẵn sàng vuốt ve da thịt. Những bước chân giẫm trên đống gạch vụn, âm vang khô và nặng nề. Có tiếng xầm xì của một người lính Thượng, khi hắn đưa chiếc mũi trong không khí, đón nhận một hương vị nào đó. Thiếu úy, có cứt còn mới. Nhiều lắm. Tôi nói đâu đâu. Hắn chỉ tay vào cuối nền nhà, cạnh bờ sông , Tôi nói với người trung đội phó. Ở đây còn nhiều người lắm, trung sĩ. Bảo anh em nằm xung quanh, tìm vị trí ẩn núp. Đợi lệnh tôi. Tay phải với ống liên hợp, tôi quì xuống bằng đầu gối phải: Phú sơn đây. Phú-sơn 3, nghe không trả lời. Ở đây có người nhiều lắm. các con tôi vừa tìm ra một hầm cứt mới. Nghe không trả lời. Đại-bàng bảo cứ nằm yên, các con của Hai, sẽ qua cầu bây giờ. Tôi đưa thủ hiệu nằm xuống. Một tiếng động thật nhanh và khô kèm theo một âm thanh đổ. Tôi chụp khẩu súng, đặt hướng vào nơi khả nghi. Một con heo nái, những chiếc vú dài lê trên mặt đất, xuất hiện từ một bụi lau. Hạ sĩ Y Wang vừa chỉ tay vừa xầm xì. Tôi mỉm cười.
Binh Hà vừa tìm ra một thùng đạn K.50 giấu trong sàn bếp. Tôi bắt đầu cho các tổ lục soát và bố trí ra hướng bờ sông. Đằng là bãi cát trắng, những khóm lau đen nổi lên trên mặt nước yên tĩnh. Xa hơn nữa, dãy núi Bà Đen, hình dáng nặng nề, đen thẫm. Tôi mở bi-đông lấy một tí nước vỗ vào trán và quệt trên hai con mắt. Cái kính đã bị bụi làm cho nhem nhuốc. Nước mát lạnh. Tôi cởi hàng cúc áo, để hứng những làn gió từ bên bờ sông. Những người lính đang tiếp tục lục soát. Nắng làm những chiếc cổ màu đen của những người lính Thượng ri rỉ mồ hôi. Trung đội Hai đã vào và lục soát những khóm nhà dọc theo con đường làng. Trung đội Một, chận đường ở cầu, nằm bên bờ mương. Đại-bàng dặn trong máy dặn các đứa con coi chừng lựu đạn gài. Đứa con Hai đã tìm ra một trái ở cửa hông. Tôi nói, nghe năm trên năm. Phút chốc, tôi thấy những cuộn khói bốc lên và đám lửa hừng hực đỏ từ một căn nhà tranh ven đường. Các con của trung Hai đã đốt vì không dám gỡ lựu đạn. Có tiếng nổ long lở tiếp theo. Tôi mệt nhọc dựa lưng vào bờ vách, khẽ nhắm mắt. Nỗi mệt nhọc rã rời chạy dài trên khắp thân thể. Đôi chân duỗi ra, cố gắng ngồi một dáng thoải mái; tôi lấy bi-đông uống một hớp nước. Thằng mang máy ngồi bên cạnh, tiếp tục nghe và trả lời. Tiếng rè rè từ ống liên hợp đều đều. Vô sự. Phú-sơn đây Phú-sơn Ba trả lời. Gia đình tôi vô sự. Hả. Anh bắt được một đứa hả? Nó trốn trong dịp bọn nó tổng công kích vào dịp Tết, hả? Tôi nghe từng lời đối thoại. Chẳng có gì để nói nữa. Đằng sau nhà, có tiếng hét của người lính: Lên không. Đầu hàng đi. Tao ném lựu đạn xuống bây giờ. Tôi đứng dậy, tiến về tiếng hét. Thằng Trung cầm trái M.26, sắp bỏ vào miệng rút chốt. Tôi gọi giựt: Khoan đã. Muốn chết hả? Trung nói: Thiếu úy, em nghe tiếng động trong hầm, bọn nó núp trong hầm, thiếu úy. Tôi nạt: Mày tưởng bắt bọn nó dễ dàng như vậy sao? Trung cầm trái lựu đạn, phân bua: Thì ở đây là bọn nó rồi còn gì. Tôi nói: Lỡ dưới hầm toàn dân không thì sao? Tôi chỉ tay vào trái lựu đạn cay, sao mày không dùng thứ này? Ai dạy mày, hả.
Tôi nằm trên miệng hầm, sát tai vào lớp đất. Có tiếng rục rịch khe khẽ. Tôi bảo Trung và cả tổ nằm chĩa súng xung quanh miệng. Tôi hét. Đồng bào ở dưới thì lên, bọn tôi tới giải phóng đồng bào. Đồng bào không lên, chết chịu. Tôi đếm từ một đến mười…
Tôi đếm một, hai, ba, bốn, năm. Đồng bào lên không. Trái lựu đạn cay của Trung được đưa ra, và miệng nó sắp rút chốt, thì người đàn bà hiện lên trong khoảng tranh mờ tối của cửa hầm. Mụ ta có bầu, trạc độ 39, 40 tuổi. Mụ vừa trồi đầu lên vừa chắp tay lạy: Lạy các ông, chúng con vô tội. Binh Hai hét: Còn bao nhiêu người ở dưới đó? Mụ rên rỉ: Dạ còn chừng bảy, tám người. Gia đình con cả. Tiếp đến một lũ người trồi đầu lên. Đi đầu là hai ông già, mấy người đàn bà, một đứa con gái còn nhỏ và mấy đứa con nít. Họ mang theo những chiếc va-li thiếc, những thúng đồ hoặc những túi vải bố. Tôi bảo lính dồn đám người về một góc. Nắng chói lòa trên nền nhà đổ vụn và những mảnh chai phản chiếu một màu nhức nhối. Tôi cảm thấy khó chịu, khi những giọt mồ hôi bắt đầu ri rỉ xuống cổ. Mụ đàn bà cứ réo: Lạy các ông, các ông tha con. Binh nhất Hai lên đạn rắc rắc. Mụ nói các quan ơi tôi vô tội. Binh Hai vội đá cái va-li thiếc bay đi một khoảng và nói: Sao mụ có bầu. Chồng mụ ở đâu rồi. Mụ đàn bà vội nói: Chồng tôi, ảnh làm lính Quân-cụ ở Qui-nhơn. Tôi cười. Bao giờ cũng vậy, mỗi lần hành quân qua mỗi ngôi làng mất an ninh, chỉ thấy đàn bà, trẻ con và ông già bà lão. Đàn bà phần nhiều có chửa. Và một điều lạ, hỏi chồng bà ở đâu, chúng tôi chỉ nghe ảnh đi lính Quân-cụ, Quân-nhu, hay nằm bệnh viện. Lần này mụ đàn bà cũng nói như vậy. Tôi bảo lính lấy dao găm cạy va-li thiếc, lục soát. Nắp va li được mở tung. Có một bộ ka-ki vàng. Binh Hai hét: Chồng mụ đi lính Quân-cụ hay đi giải phóng. Nói mau. Hắn sắp bạt tai, thì tôi vội ngăn lại. Tôi không thể chịu nổi những gương mặt thảm thê, những đôi mắt ngơ ngác sợ sệt đó. Mụ đàn bà nhìn tôi van lơn. Hai ông già tiếp tục nhìn ra cánh đồng chói nắng. Những người khác nhìn xuống đất. Tôi quay mặt lại. Binh Hai vẫn tiếp tục điều tra, dọa dẫm. Nắng đã làm nhức mắt. Tôi muốn nhắm mắt lại, ngủ một giấc, một giấc thôi. Mẹ tôi ở đó, những đêm ôm chặt tôi trốn dưới gầm giường. Đạn réo ngoài sân, ngoài ngõ, ngoài hiên. Đạn réo trên đầu, trên mùng, Mẹ tôi ở đó, trên sân nắng, hai tay để lên đầu, khóc lóc nhìn bọn lính Tây tra hỏi. Vẫn những giọt nước mắt, vẫn những tiếng khóc lóc, như một âm vang từ xa xôi vọng lại, từ một quê hương, một xóm làng đìu hiu. Tôi chống hai tay vào đầu gối, mệt nhọc đứng dậy. Tôi nói: Thôi, để yên đó. Mùi thối từ ngôi nhà gạch bên cạnh bốc lên, đến buồn nôn. Có lẽ là một xác sinh vật nào đó. Những quả cà-nông vẫn tiếp tục dội về, như một cung đàn buồn thảm. Chiếc L.19 vẫn rà rà trên đầu. Tôi đi về phía nhà sau. Toán lính đang lục soát trong nhà bếp. Một hũ ruốc. Cả bọn la lên. Một người lính Thượng, đút tay vào hũ, và bỏ vào miệng, la: Ngon. Ngon. Những thùng lúa bị đổ, thóc rơi xuống nền, ngập tràn. Trên chiếc bếp, những lư nhang bị đổ gãy, nằm ngổn ngang. Tôi dặn tổ trưởng hãy cẩn thận, coi chừng tụi nó cài lựu đạn. Trung sĩ tổ trưởng đáp dạ, rồi hỏi chừng nào rút, thiếu úy. Tôi nói: Chắc chiều. Tôi trở ra hàng hiên. Binh Hai vẫn tiếp tục hét. Mặt hắn đỏ gay. Hắn đã bất lực trước đám người khốn nạn. Một cô bé trạc mười ba, mười bốn tuổi đang ngồi mặt cúi xuống. Binh Hai nói với tôi: xem chừng con nhỏ đi, mình dọa được, thiếu úy. Tôi ngước nhìn. Dáng dấp gầy yếu, màu da đen ngăm, đôi mắt mở lớn ráo hoảnh, ẩn bên trong nỗi sợ hãi tột cùng. Binh Hai cầm con dao, đưa lưỡi vào cổ con bé, hét: Mày chỉ mấy người đàn ông vừa chạy, ở đâu? Không nói tao giết. Con bé run run. Dạ con không biết. Binh Hai vội đá một đá vào mông con bé. Tôi tự thấy đắng ở cổ. Hai tay buông thõng, tôi nhìn những con kiến đang bò bên bờ thành. Một hàng li ti, chấm chấm đen. Bọn này bò, biết bao giờ thấy mỏi. Gió ngoài sông mang theo mùi thối từ căn nhà bên cạnh. Mặt trời chói lòa giữa bầu trời xanh lơ. Tôi đứng dậy, khổ sở, hét: Tại sao đồng bào lại ở đây, hả? Đồng bào không biết đêm ngày cà-nông, máy bay thả bom. Đồng bào lại chịu khổ cực như vậy hả?
Ông già được dịp phân trần: Dạ, tại vì nghèo quá. Bọn tôi nhờ chút lúa, chút gạo. Đi rồi lấy gì mà sống.
Tôi nói: Đồng bào phải quí trọng tính mạng của dồng bào.
* * *
Đến bốn giờ chiều, chúng tôi được lệnh mang số dân cư ngụ tại đây về vùng có an ninh. Trung đội tôi bọc chót. Tôi phải khổ tâm mới bảo họ lên đường. Những thúng gạo, nồi niêu, những bát chén, kèm theo những tiếng khóc nức nở. Tôi nghĩ đến một quê hương đã mất. Tôi phải bảo tính thúc từng người. Hình như không có người nào muốn đi. Cuối cùng đoàn người lục tục lên đường. Viên cố vấn Mỹ đi theo đại đội, đếm từng đầu người, rồi ghi trên sổ tay. Đồng ruộng trải dài, thỉnh thoảng vài hố bom cày, loang loáng nước. Đoàn người chậm chạp đi qua những con ruộng đất bùn. Hai bà già chống gậy run run mò mẫm, đi được một đoạn, vội nằm lăn trên đất, khóc lóc: Bọn mày đi đi, tao ở lại. Tao chết cũng còn thấy nhà tao, thấy cha mẹ tao, ông bà tao. Tao không sợ chết. Tao già rồi. Người đàn bà mặc áo màu nâu xanh, đến bên cạnh, ôm chân bà lão, khóc lóc. Má không đi, con cũng không đi. Tôi phải bảo lính dừng lại. Làm sao tôi khuyên họ. Chiếc L.19 vẫn bay rà rà trên đầu. Đại-bàng cứ gọi trong máy C.25, bảo: Hãy đưa họ về mau. Trời sắp tối rồi. Viên trung đội phó càu nhàu: Kệ họ, thiếu úy. Mình đi về muộn bọn nó phục kích thì chết. Tôi nói trong ống liên hợp: Xin Đại-bàng chờ. Tôi nói mãi, họ cũng không chịu đi. Nhứt là mấy bà lão. Tôi bỏ máy, đến bên người đàn bà, nói: Cổ nói với bả, rán đi. Bọn tôi giúp giùm cho. Nhưng bà già vẫn nằm lăn trên đất, tiếp tục gào: Tao không đi, tao không sợ chết. Tôi thẫn thờ nhìn về đằng trước, những người lính của trung đội 2 đã mờ khuất sau đám tre của ngôi làng T.H. Trời đã về chiều. Nắng đang hấp hối trên những hố bom loang loáng nước. Đại-bàng bảo trong máy: Hãy tìm tất cả mọi phương tiện, đưa họ về. Tôi lắc đầu: Tôi chịu, đại úy.
Cuối cùng, đoàn người được đưa về làng ven lộ yên ổn. Có ba, bốn người ở lại. Tôi khổ sở nhìn đám người chậm chạp, cử động trong màu sắc nhá nhem. Đại-bàng bảo nhiệm vụ của mình đến đây đã hết. Sơn-tây cho mấy đứa con sẵn sàng ra lộ, chờ lên con cua. Tôi đứng trên thềm một ngôi nhà gạch, nói lớn: Bây giờ đồng bào có thể yên tâm ở lại. Đây là vùng an ninh, có lính quận bảo vệ. Đồng bào được tự quyền đi lại. Đồng bào có thể về thành phố. Chúng tôi cám ơn đồng bào.
Một ông già chợt giơ tay, nói:
- Bẩm quan, quan đưa chúng tôi về rồi quan bỏ chúng tôi lại đây, chết đói. Chúng tôi ra đi không mang theo một đồng bạc. Chính phủ không lo cho chúng tôi. Làm sao chúng tôi có cơm gạo mà ăn.
Tôi nói:
- Đồng bào cứ yên tâm. Chánh phủ sẽ lo lắng sẽ cho nhà đồng bào ở, sẽ cung cấp gạo cơm cho đồng bào sinh sống.
Tôi nghe tiếng xầm xì trong đám đông. Trong máy, Đại-bàng giục sửa soạn xulu, cứ để cho tiểu khu lo sao thì lo. Tôi thấy những con mắt ngơ ngác nhìn quanh. Một đôi vợ chồng già đang tìm một góc thềm của căn nhà hoang, trải tàu dừa khô xuống. Đứa bé gái đang đứng, ủ rũ bên cây đa. Chẳng biết, mấy quan lớn có lo lắng để đưa đám dân khốn khổ này về trại lánh cư không. Tôi mệt nhọc, gọi trung đội phó, dặn bắt đầu kiểm soát rồi xulu. Trời đã chạng vạng. Một đàn cò bay ngang. Người Mỹ cố vấn đại đội cười nói với tôi: Sao họ can đảm vậy. Họ ở những nơi mà tôi không ngờ đến. Tôi buồn buồn nói: Ở Việt-nam, dân tôi sống khốn khổ như vậy. Nhưng họ cần cù, nhẫn nại. Họ quí mảnh đất ao vườn hơn chính bản thân của họ…
Trái với lệnh hành quân, các con cua sẽ đón chúng tôi trở về đại đội vào buổi chiều, nhưng đến giờ phút chót, chúng tôi được lệnh đóng quân đêm tại làng T.H. Đại-bàng chọn trụ sở ấp làm bộ chỉ huy. Đến 7 gay go, các toán kích bắt đầu đến mục tiêu. Tôi dặn trung sĩ Hoàng, nếu đụng, cứ bắn ba phát súng báo hiệu rồi chạy về. Tổ kích được chỉ định gồm những cậu lính tân binh. Tôi hơi e ngại, nhưng nghĩ rằng đã là lính, thì phải biết mùi. Tôi dắt trung đội lởn vởn khu vực kích, định đến đêm rút về để tổ trung sĩ Hoàng nằm lại. Trên đường di chuyển, chúng tôi gặp một ông già, mặc bà ba đen, chân đi đất, đi xe đạp. Tôi bảo lính bắt dừng lại để hỏi vài điều cần thiết. Nhưng lão già vẫn đạp xe. Thằng Hà vội lên đạn rắp rắp, quát: Ông đi, tôi bắn. Lão già ngừng xe. Tôi bảo binh Lợi hỏi giấy tờ, và lục soát thật kỹ. Dáng dấp lão thật khả nghi. Binh Lợi hỏi giấy tờ, lão đưa đủ giấy tờ. Nhưng khi đòi lục cả bóp, lão nằng nặc không chịu. Tôi nói, tiền bạc ông có bao nhiêu hãy cất, còn bóp đưa tôi ( tôi sợ bên trong, lão còn cất giấy tờ liên quan đến bên kia). Cuối cùng chúng tôi tìm được một tờ giấy khai sinh đề V.N.D.C.C.H. Tôi cười, vỗ vai lão thân mật:
-Chúng cháu ở trên núi mới về. Chúng cháu về đây để giải phóng đồng bào. Bác xem khăn đỏ, biểu thị cho màu cờ giải phóng.
Lão ngần ngừ, rồi nói:
- Tôi không biết.. Tôi là dân vô tội.
Tôi tiếp tục thuyết phục:
- Bác hãy chỉ những anh em đồng chí, ra gặp chúng tôi. Nếu không bác theo đế quốc, bác phản bội đồng bào, nhân dân.
- Không, không.
- Anh em tôi khổ cực từ trên núi rừng xuống, giải phóng đồng bào, bác tin không.
- Tin ( Có tiếng cười của vài thằng lính).
- Tốt. Bây giờ, bác hãy đem xe đạp gửi ở nhà bên cạnh, rồi đi với chúng tôi.
Một chốc, lão đi bộ ra. Chúng tôi cười. Binh Hà nói. Lại gặp một tên nằm vùng. Nhưng vừa ra, lão rên rỉ ( hình như lão đã biết những lời nói dối của chúng tôi). Tôi vô tội. Tôi theo chánh phủ. Tôi là phó ấp. Anh em lường gạt chúng tôi.
- Không. Chúng tôi là quân đội giải phóng. Tôi hỏi bác lần chót, Bác ở bên chúng tôi hay theo Ngụy.
- Tôi ở Ngụy!
Cả đám lính cười rộn rã. Tôi nói với thằng lính cận vệ. Thôi bảo lão đi kẻo tối.
Lão nhìn bọn tôi, kể lể:
- Tối rồi, sao đi được.. Tôi là ấp phó, các ông hại tôi. Đêm nay, tôi phải ở lại. Bọn nó về, có nước chết
Tôi sững sờ. Màu tối hắt hiu trên những gò mả, những kênh đào. Dù sao, đêm nay tôi cũng phải ân hận. Lỡ có chuyện gì xảy đến cho ông già khốn khổ này không? Lỡ đêm nay, bọn nó về, bắt ông già ra một bãi đất nào đó, cột hai tay lại, rồi đọc một bản cáo trạng, để sáng mai, người dân có thể thấy thi thể của một lão già gục chết. Tôi nhớ lại gương mặt của ông ấp trưởng ấp Đại-tín vào một buổi sáng mùa xuân, khi người bên kia hạ sát trong đêm tối. Đôi mắt mở trừng, dòng máu chảy ở cửa miệng, đầu ngoẻo xuống. Làm sao tôi quên được những buổi chiều, ông mời tôi một tách nước trà nóng, ngồi nhìn mặt trời lặn, tâm sự về những nỗi chịu đựng của những người sống trong bóng tối. Tôi nói nhiều về những nỗi khổ tâm của kẻ cầm súng, và những ước vọng về một ngày mai, khi đất nước thanh bình. Ông ấp trưởng rưng rưng thuật lại những cảnh cực khổ, dằng dặc từ ngày này qua ngày khác. Những đêm nằm bờ mương, trốn chạy từ nhà này sang nhà khác.
Bây giờ, tôi lại gặp một người, đang đứng bên cạnh, đang nhìn trời đêm, lo sợ. Tôi an ủi: bác tìm nhà nào quen, ngủ. Rồi rút toán lính về đóng cạnh bộ chỉ huy. Trước khi rút đi, tôi được biết ông già ấy mắc bệnh lãng tai. Tôi cúi đầu đếm những bước mỏi mệt. Toán lính trở về dưới ánh trăng mập mờ. tiếng côn trùng vọng về âm u. Những khóm tre xõa tóc như những bóng ma quái. Tôi cảm thấy lạnh. Trong máy C.25, các đứa con của trung đội 2, báo cáo bắt được một người đàn ông vừa trốn từ chân núi trở về và sắp sửa bắn một người đàn bà, trong đêm lại mò lên núi. Các đứa con báo cáo vị trí đã bị tiết lộ, bây giờ di chuyển toán lính về một địa điểm khác. Tôi lặng mình trong âm thanh quen thuộc từ ống liên hợp. Tiếng gọi và trả lời của người lính mang máy tiếp tục trồi lên, khe khẽ. Vô sự, các đứa con tôi đang zulu, đừng nổ súng ẩu, nghe bồ.
Đại bàng chia vị trí đóng quân đêm từ ống liên hợp. Chúng tôi đóng quân ở hướng Bắc, cây đèn bấm bật lên rồi tắt. Chiếc bản đồ trải ra. Tôi làm những động tác quen thuộc, như ăn, như uống, như làm vệ sinh, như giải quyết sinh lý. Dưới ánh trăng, khóm lá loang loáng những giọt sương đêm. Tôi nằm trên poncho. Người lính giúp việc mở bi-đông rượu, nói: Thiếu úy, uống một tí cho ấm. Tôi nói ừ đưa tao uống một tí. Sao mày lại kỳ vậy. Mỗi lần hành quân, lại mang cả bi-đông rượu theo. Uống say làm sao gác được. Hắn cười uống để đánh giặc cho hăng, thiếu úy.
Hắn mở nắp bi-đông, mời tôi. Rượu đế chánh hiệu. Em mua ngay tại ổ, thiếu úy. Tôi khẽ uống, nhắm mắt và nghe cả thân thể bừng nóng. Đêm thật buồn. Tôi chợt nhớ đến những gương mặt ngơ ngác của đám dân bị đưa về hồi chiều. Gương mặt con bé bị tát tai, với mái tóc rũ dài, và đôi mắt ráo hoảnh. Những bước chân lún sâu dưới bùn. Ba người đàn bà bị bỏ lại, những bà già nằm lăn trên đất, khóc lóc. Tiếng ông già vang lên dưới đám đông. Trong không gian hiu quạnh, có tiếng rì rầm của một chiếc trực thăng. Tôi nghe lòng như một sa mạc nhớ nhung. Đến bây giờ, tôi vẫn có mặt, yên ổn nằm đợi. Đến bây giờ tôi còn thấy được quãng đường đã qua, và quãng đường trước mặt. Một trái sáng được bắn lên từ một ngôi làng nào đó. Yên ổn đi nhé. Yên ổn để làm gì, nhỉ. Tôi muốn khóc. Đã một năm trôi qua, đêm nay tôi phải cám ơn ai để tôi còn hơi thở. Tay tôi mò mẫm trên ngực. Vết sẹo mỏng, nhức nhối. Tay tôi rờ trên đùi. Những mảnh lựu đạn còn sót lại trong thịt cứng trơ, nổi lên. Tôi phải cám ơn ai đây. Có tiếng ho húng hắng của một thằng lính từ một góc tối. Binh Nha trở dậy, nói với một thằng bạn. Con nhỏ hấp dẫn, đếch chịu được. Em ngồi bếp, thổi lửa. Tao vào, giả đò xin châm thuốc. Em vẫn ngồi, tao khẽ đụng bàn tay. Em cũng chả rút ra. Tức cha chả là tức. Sắp sửa nhảy vào, lại được lệnh rút đi. Có tiếng đáp: Đ.M, có ngày nó thiến mày đó, con ơi. Mày xem ở Bình-dương, cha thiếu úy T.Q.L.C. bị một con nhỏ cho về chầu trời. Những tiếng xì xầm bỗng yên lặng, khi những phát đạn ở ven chân núi dồn dập bắn lên. Tôi thét: Bố trí và nhào xuống thềm cầm cây M.16 chạy ra sân tìm chỗ núp. Những viên đạn lửa xẹt lên. Tôi cầm ống liên hợp, lắng nghe. Phú-sơn, đây Phú-sơn 2, nghe không trả lời. Các con tôi đụng. Chưa biết kết quả. Trả lời sau. Nghe không trả lời. Tôi nghe năm trên năm. Đại -bàng bảo hãy lục soát, rồi chuyển về gấp. Nghe không trả lời. Tiếng rè rè từ đầu ống liên hợp: Tôi nghe năm trên năm. Tôi báo anh một tên bị chết. Bắt được một gói tài liệu. Hiện chúng tôi sắp Zulu, nghe rõ không trả lời
Tôi hồi hộp đón nhận những mẩu âm thoại dồn dập. Chúng tôi đứng, ngồi bất động sau hàng giậu. Trước mặt, cánh đồng trải dài im lặng dưới chân núi. Những trái sáng bắn lên từ chỗ nổ súng. Tôi nói với người trung đội phó: Chờ Đại-bàng cho lệnh, rồi mình nghỉ.
Sáng hôm sau, tôi dắt trung đội đi lục soát khu vực toán kích nổ súng hồi đêm. Hy vọng sẽ tìm thêm một kẻ bị thương nằm lại đâu đó. Thằng Ngọc dắt tôi đến chỗ người bị bắn hồi đêm. Hắn kể lại những phút trước khi hắn nổ súng. Con đàn bà đó gan thật, cứ lầm lũi tiến. Nó mặc quần, xắn lên tới háng, đội mũ rừng, em tưởng là đàn ông. Em để nó cách ba thước mới bóp cò. Bọn đi sau chạy tán loạn. Tôi không còn nhận rõ mặt của người đàn bà nằm trên bờ ruộng. Đạn M.16 có sức công phá kinh khủng. Mặt bị loét lở. Nhưng tôi bỗng để ý đến chiếc áo màu nâu xám. Chiếc áo của người đàn bà trẻ ôm lấy chân bà già, khóc lóc. Má không đi, con cũng không đi. Tôi bảo thằng Hai kéo chân cho ngay ngắn, lấy tờ báo nhật trình trùm trên đầu và thân thể, đồng thời loan báo với dân làng, ai là thân nhân, hãy đến nhận về chôn liệm.
Đến chiều, một bà già chống gậy, mò mẫm trên con đường làng, vừa khóc vừa kêu: Hai ơi, Hai ơi, mày bỏ tao đi… Con ơi… Bà đến bên xác người đàn bà trẻ, khóc rống. Cánh đồng mùa hè mang vẻ bình lặng ngàn đời.
Một tháng sau, tôi cùng một thằng bạn lái xe jeep trở về thành phố. Chúng tôi ngồi trước hàng hiên của một tiệm giải khát. Tôi bỗng thấy đứa con gái nhỏ đứng trên lan can của một nhà tắm hơi. Tôi nhớ mang máng con bé bị tát tai trong chuyến hành quân trước. Con bé có mái tóc dài, dáng gầy, và đôi mắt ngơ ngắc. Con bé gánh đôi thúng gạo nặng, hai chân lún sâu dưới bùn, lảo đảo bước đi. Con bé đứng dưới gốc đa. Bây giờ con bé đang đứng trên lan can một tiệm Tắm Hơi. Tôi đứng dậy, đá cái lon sữa, đá một cái thật mạnh.
http://saigonecho.com/index.php/van-hoc/van-nhac-thi-si/16821-mat-dem
Tân Sơn Hòa chuyển
Mắt Đêm
Khi tổ tiền sát viên chạy đến gần chiếc cầu gỗ, ẩn dưới bờ mương, tôi bắt đầu cho tổ của trung sĩ Y Bok tiếp tục tiến chiếm gò mả để yểm trợ cho tổ đi sau. Bên kia chiếc cầu gỗ, xóm nhà xác xơ. Vài ngôi nhà ngói bị đổ nát, còn lại những đống gạch vụn, dưới ánh nắng chói chang. Đ
m
- Tác Giả: Trần Hoài Thư
Khi tổ tiền sát viên chạy đến gần chiếc cầu gỗ, ẩn dưới bờ mương, tôi bắt đầu cho tổ của trung sĩ Y Bok tiếp tục tiến chiếm gò mả để yểm trợ cho tổ đi sau. Bên kia chiếc cầu gỗ, xóm nhà xác xơ. Vài ngôi nhà ngói bị đổ nát, còn lại những đống gạch vụn, dưới ánh nắng chói chang. Đại-bàng ra lệnh trong máy C.25, hãy dặn các con anh coi chừng, có mãng cầu nhiều lắm đó. Tôi ngoắc tay, ra hiệu người trung đội phó, làm một thủ lệnh sẵn sàng qua cầu. Đằng sau, trung đội 1 cũng bắt đầu tiến lên trên đám ruộng phía trái. Một chiếc L.19 đang bay đảo vòng trong bầu trời xanh lơ. Một trái khói trắng bốc lên cách gần tôi một trăm thước. Đó là quả đạn hiệu chỉnh của pháo binh. Tiếp đến là những quả dạn nổ long trời. Bụi cát bốc lên mù mịt. Đó là những quả đạn bắn hiệu quả. Tôi áp người vào bờ mương, nghe thân thể rung động. Toán lính nằm dọc theo bờ, súng chĩa về ngôi làng. Tôi bặm môi, ra hiệu thằng mang máy đến gần , và báo cáo: Phú Sơn, đây Phú Sơn ba nghe không trả lời. Tôi báo cáo cho anh trình lại thẩm quyền, các con tôi sắp vượt qua cầu. Trình Đại bàng cho yểm trở. Nghe rõ trả lời. Bàn tay buông lỏng. Tiếng rè rè từ ống liên hợp cất lên: Tôi nghe năm trên năm. Bây giờ những quả đạn pháo binh nổ dồn dập. Những cột khói đen cuồn cuộn, quyện với hơi nóng rát mặt tỏa lên. Tôi được Đại-bàng bảo hãy chờ. Cho pháo binh cầy nát mục tiêu đã. Rồi mình qua. Tôi đáp, nghe năm trên măng, rồi nằm ngửa, súng đặt trên đùi. Tay lấy chiếc khăn, chiếc khăn màu lam mà Quỳnh đã gởi cho tôi trong lần chia ly cuối cùng, đẫm nước mắt, lau vội mặt kính nhem nhuốc nước bùn, tôi nghe nỗi kích thích lạ kỳ, tràn ngập trong từng tế bào, trong huyết quản. Thân thể bị lay động dưới sức nổ của đạn trái phá. Tôi xoay người lại, đặt đầu ống liên hợp vào tai lắng nghe những mẩu âm thoại dồn dập trong máy. Nắng đã bắt đầu lên, và cánh đồng trải dài nhảy múa trước mắt.
Bây giờ, Đại-bàng ra lệnh: Hãy qua cầu. Đứa con 2, yểm trở cho anh. Tôi đứng, hét: Tổ tiền sát viên, qua ngôi làng, chiếm ngôi nhà trước mặt. Tiến. Hạ sĩ I Ký cầm cây M.16, qua cầu, chạy như bay đến sau đống gạch vụn. Những người lính còn lại tiếp tục chạy qua cầu, yên ổn. Tôi thở dài nhẹ nhõm. Tôi không ngờ tình hình lại yên ổn như thế. Khi nãy, trung đội tôi còn ở trong ngôi vườn cách ngôi làng một cánh đồng đất bùn, chúng tôi đã phải nổ súng dữ dội khi thấy những người bà ba đen chạy vụt qua. Binh I Mễ hét lên: Bọn nó chạy đó, thiếu úy. Tiếp sau, những tràng nổ liên thanh chát chúa vang lên, kèm với những quả đạn M.79. Tôi hét lên: Ai cho lệnh bọn mày bắn, hả? Tiếng Đại-bang từ trong ống liên hợp ra lệnh thôi bắn, thôi bắn. Tôi bực dọc đá một thằng lính ngồi bên cạnh, say sưa nhả đạn. Ai cho mày bắn, hả? Mày lỡ bắn vào dân thì sao? Nó phân trần, bực dọc: Em thấy bọn nó mặc bà ba đen, chạy vụt qua mà. Tôi hét: Ai cho mày bắn? Đại-bàng la tùm lum, mày vác tai mà nghe! Binh Nay nói: Ở đây là V.C. hết. Thiếu úy không thấy ca-nông nhả, sao. Tôi không trả lời, rảo về phía tổ trung sĩ Y Đao, bố trí phía trái. Những nhánh hoa giấy đỏ thắm bò qua những sườn nhà trơ nóc, lung lay trong gió. Bầu trời thật xanh. Tôi ngồi xuống, và cảm thấy ngứa ở các ngón chân. Các ngón chân cọ quậy trong đôi tất ướt nước bùn. Tôi nghĩ đến câu nói của binh Nay. Có lý, có lý.
Làm sao lại có những người dân vô tội, ở tại cái vùng nơi trong bản đồ được đánh chữ thập bằng bút chì mỡ màu đỏ, xác định mục tiêu nặng nhất.
“Tin tình báo xác nhận vào khoảng một đại đội có vũ khí cộng đồng xuất hiện vào đêm… tại ấp V.Q. Chúng sẽ dưỡng quân tại đấy, đồng thời sửa soạn cho một cuộc tấn công mới vào các vùng của ta.
Lệnh hành quân vắn tắt như vậy. Tôi nói thầm: Có lý, có lý.
Chúng tôi vào đầu làng yên ổn. Tôi cảm thấy một nỗi sợ hãi bao vây, như những cánh tay vô hình cầm con dao sẵn sàng vuốt ve da thịt. Những bước chân giẫm trên đống gạch vụn, âm vang khô và nặng nề. Có tiếng xầm xì của một người lính Thượng, khi hắn đưa chiếc mũi trong không khí, đón nhận một hương vị nào đó. Thiếu úy, có cứt còn mới. Nhiều lắm. Tôi nói đâu đâu. Hắn chỉ tay vào cuối nền nhà, cạnh bờ sông , Tôi nói với người trung đội phó. Ở đây còn nhiều người lắm, trung sĩ. Bảo anh em nằm xung quanh, tìm vị trí ẩn núp. Đợi lệnh tôi. Tay phải với ống liên hợp, tôi quì xuống bằng đầu gối phải: Phú sơn đây. Phú-sơn 3, nghe không trả lời. Ở đây có người nhiều lắm. các con tôi vừa tìm ra một hầm cứt mới. Nghe không trả lời. Đại-bàng bảo cứ nằm yên, các con của Hai, sẽ qua cầu bây giờ. Tôi đưa thủ hiệu nằm xuống. Một tiếng động thật nhanh và khô kèm theo một âm thanh đổ. Tôi chụp khẩu súng, đặt hướng vào nơi khả nghi. Một con heo nái, những chiếc vú dài lê trên mặt đất, xuất hiện từ một bụi lau. Hạ sĩ Y Wang vừa chỉ tay vừa xầm xì. Tôi mỉm cười.
Binh Hà vừa tìm ra một thùng đạn K.50 giấu trong sàn bếp. Tôi bắt đầu cho các tổ lục soát và bố trí ra hướng bờ sông. Đằng là bãi cát trắng, những khóm lau đen nổi lên trên mặt nước yên tĩnh. Xa hơn nữa, dãy núi Bà Đen, hình dáng nặng nề, đen thẫm. Tôi mở bi-đông lấy một tí nước vỗ vào trán và quệt trên hai con mắt. Cái kính đã bị bụi làm cho nhem nhuốc. Nước mát lạnh. Tôi cởi hàng cúc áo, để hứng những làn gió từ bên bờ sông. Những người lính đang tiếp tục lục soát. Nắng làm những chiếc cổ màu đen của những người lính Thượng ri rỉ mồ hôi. Trung đội Hai đã vào và lục soát những khóm nhà dọc theo con đường làng. Trung đội Một, chận đường ở cầu, nằm bên bờ mương. Đại-bàng dặn trong máy dặn các đứa con coi chừng lựu đạn gài. Đứa con Hai đã tìm ra một trái ở cửa hông. Tôi nói, nghe năm trên năm. Phút chốc, tôi thấy những cuộn khói bốc lên và đám lửa hừng hực đỏ từ một căn nhà tranh ven đường. Các con của trung Hai đã đốt vì không dám gỡ lựu đạn. Có tiếng nổ long lở tiếp theo. Tôi mệt nhọc dựa lưng vào bờ vách, khẽ nhắm mắt. Nỗi mệt nhọc rã rời chạy dài trên khắp thân thể. Đôi chân duỗi ra, cố gắng ngồi một dáng thoải mái; tôi lấy bi-đông uống một hớp nước. Thằng mang máy ngồi bên cạnh, tiếp tục nghe và trả lời. Tiếng rè rè từ ống liên hợp đều đều. Vô sự. Phú-sơn đây Phú-sơn Ba trả lời. Gia đình tôi vô sự. Hả. Anh bắt được một đứa hả? Nó trốn trong dịp bọn nó tổng công kích vào dịp Tết, hả? Tôi nghe từng lời đối thoại. Chẳng có gì để nói nữa. Đằng sau nhà, có tiếng hét của người lính: Lên không. Đầu hàng đi. Tao ném lựu đạn xuống bây giờ. Tôi đứng dậy, tiến về tiếng hét. Thằng Trung cầm trái M.26, sắp bỏ vào miệng rút chốt. Tôi gọi giựt: Khoan đã. Muốn chết hả? Trung nói: Thiếu úy, em nghe tiếng động trong hầm, bọn nó núp trong hầm, thiếu úy. Tôi nạt: Mày tưởng bắt bọn nó dễ dàng như vậy sao? Trung cầm trái lựu đạn, phân bua: Thì ở đây là bọn nó rồi còn gì. Tôi nói: Lỡ dưới hầm toàn dân không thì sao? Tôi chỉ tay vào trái lựu đạn cay, sao mày không dùng thứ này? Ai dạy mày, hả.
Tôi nằm trên miệng hầm, sát tai vào lớp đất. Có tiếng rục rịch khe khẽ. Tôi bảo Trung và cả tổ nằm chĩa súng xung quanh miệng. Tôi hét. Đồng bào ở dưới thì lên, bọn tôi tới giải phóng đồng bào. Đồng bào không lên, chết chịu. Tôi đếm từ một đến mười…
Tôi đếm một, hai, ba, bốn, năm. Đồng bào lên không. Trái lựu đạn cay của Trung được đưa ra, và miệng nó sắp rút chốt, thì người đàn bà hiện lên trong khoảng tranh mờ tối của cửa hầm. Mụ ta có bầu, trạc độ 39, 40 tuổi. Mụ vừa trồi đầu lên vừa chắp tay lạy: Lạy các ông, chúng con vô tội. Binh Hai hét: Còn bao nhiêu người ở dưới đó? Mụ rên rỉ: Dạ còn chừng bảy, tám người. Gia đình con cả. Tiếp đến một lũ người trồi đầu lên. Đi đầu là hai ông già, mấy người đàn bà, một đứa con gái còn nhỏ và mấy đứa con nít. Họ mang theo những chiếc va-li thiếc, những thúng đồ hoặc những túi vải bố. Tôi bảo lính dồn đám người về một góc. Nắng chói lòa trên nền nhà đổ vụn và những mảnh chai phản chiếu một màu nhức nhối. Tôi cảm thấy khó chịu, khi những giọt mồ hôi bắt đầu ri rỉ xuống cổ. Mụ đàn bà cứ réo: Lạy các ông, các ông tha con. Binh nhất Hai lên đạn rắc rắc. Mụ nói các quan ơi tôi vô tội. Binh Hai vội đá cái va-li thiếc bay đi một khoảng và nói: Sao mụ có bầu. Chồng mụ ở đâu rồi. Mụ đàn bà vội nói: Chồng tôi, ảnh làm lính Quân-cụ ở Qui-nhơn. Tôi cười. Bao giờ cũng vậy, mỗi lần hành quân qua mỗi ngôi làng mất an ninh, chỉ thấy đàn bà, trẻ con và ông già bà lão. Đàn bà phần nhiều có chửa. Và một điều lạ, hỏi chồng bà ở đâu, chúng tôi chỉ nghe ảnh đi lính Quân-cụ, Quân-nhu, hay nằm bệnh viện. Lần này mụ đàn bà cũng nói như vậy. Tôi bảo lính lấy dao găm cạy va-li thiếc, lục soát. Nắp va li được mở tung. Có một bộ ka-ki vàng. Binh Hai hét: Chồng mụ đi lính Quân-cụ hay đi giải phóng. Nói mau. Hắn sắp bạt tai, thì tôi vội ngăn lại. Tôi không thể chịu nổi những gương mặt thảm thê, những đôi mắt ngơ ngác sợ sệt đó. Mụ đàn bà nhìn tôi van lơn. Hai ông già tiếp tục nhìn ra cánh đồng chói nắng. Những người khác nhìn xuống đất. Tôi quay mặt lại. Binh Hai vẫn tiếp tục điều tra, dọa dẫm. Nắng đã làm nhức mắt. Tôi muốn nhắm mắt lại, ngủ một giấc, một giấc thôi. Mẹ tôi ở đó, những đêm ôm chặt tôi trốn dưới gầm giường. Đạn réo ngoài sân, ngoài ngõ, ngoài hiên. Đạn réo trên đầu, trên mùng, Mẹ tôi ở đó, trên sân nắng, hai tay để lên đầu, khóc lóc nhìn bọn lính Tây tra hỏi. Vẫn những giọt nước mắt, vẫn những tiếng khóc lóc, như một âm vang từ xa xôi vọng lại, từ một quê hương, một xóm làng đìu hiu. Tôi chống hai tay vào đầu gối, mệt nhọc đứng dậy. Tôi nói: Thôi, để yên đó. Mùi thối từ ngôi nhà gạch bên cạnh bốc lên, đến buồn nôn. Có lẽ là một xác sinh vật nào đó. Những quả cà-nông vẫn tiếp tục dội về, như một cung đàn buồn thảm. Chiếc L.19 vẫn rà rà trên đầu. Tôi đi về phía nhà sau. Toán lính đang lục soát trong nhà bếp. Một hũ ruốc. Cả bọn la lên. Một người lính Thượng, đút tay vào hũ, và bỏ vào miệng, la: Ngon. Ngon. Những thùng lúa bị đổ, thóc rơi xuống nền, ngập tràn. Trên chiếc bếp, những lư nhang bị đổ gãy, nằm ngổn ngang. Tôi dặn tổ trưởng hãy cẩn thận, coi chừng tụi nó cài lựu đạn. Trung sĩ tổ trưởng đáp dạ, rồi hỏi chừng nào rút, thiếu úy. Tôi nói: Chắc chiều. Tôi trở ra hàng hiên. Binh Hai vẫn tiếp tục hét. Mặt hắn đỏ gay. Hắn đã bất lực trước đám người khốn nạn. Một cô bé trạc mười ba, mười bốn tuổi đang ngồi mặt cúi xuống. Binh Hai nói với tôi: xem chừng con nhỏ đi, mình dọa được, thiếu úy. Tôi ngước nhìn. Dáng dấp gầy yếu, màu da đen ngăm, đôi mắt mở lớn ráo hoảnh, ẩn bên trong nỗi sợ hãi tột cùng. Binh Hai cầm con dao, đưa lưỡi vào cổ con bé, hét: Mày chỉ mấy người đàn ông vừa chạy, ở đâu? Không nói tao giết. Con bé run run. Dạ con không biết. Binh Hai vội đá một đá vào mông con bé. Tôi tự thấy đắng ở cổ. Hai tay buông thõng, tôi nhìn những con kiến đang bò bên bờ thành. Một hàng li ti, chấm chấm đen. Bọn này bò, biết bao giờ thấy mỏi. Gió ngoài sông mang theo mùi thối từ căn nhà bên cạnh. Mặt trời chói lòa giữa bầu trời xanh lơ. Tôi đứng dậy, khổ sở, hét: Tại sao đồng bào lại ở đây, hả? Đồng bào không biết đêm ngày cà-nông, máy bay thả bom. Đồng bào lại chịu khổ cực như vậy hả?
Ông già được dịp phân trần: Dạ, tại vì nghèo quá. Bọn tôi nhờ chút lúa, chút gạo. Đi rồi lấy gì mà sống.
Tôi nói: Đồng bào phải quí trọng tính mạng của dồng bào.
* * *
Đến bốn giờ chiều, chúng tôi được lệnh mang số dân cư ngụ tại đây về vùng có an ninh. Trung đội tôi bọc chót. Tôi phải khổ tâm mới bảo họ lên đường. Những thúng gạo, nồi niêu, những bát chén, kèm theo những tiếng khóc nức nở. Tôi nghĩ đến một quê hương đã mất. Tôi phải bảo tính thúc từng người. Hình như không có người nào muốn đi. Cuối cùng đoàn người lục tục lên đường. Viên cố vấn Mỹ đi theo đại đội, đếm từng đầu người, rồi ghi trên sổ tay. Đồng ruộng trải dài, thỉnh thoảng vài hố bom cày, loang loáng nước. Đoàn người chậm chạp đi qua những con ruộng đất bùn. Hai bà già chống gậy run run mò mẫm, đi được một đoạn, vội nằm lăn trên đất, khóc lóc: Bọn mày đi đi, tao ở lại. Tao chết cũng còn thấy nhà tao, thấy cha mẹ tao, ông bà tao. Tao không sợ chết. Tao già rồi. Người đàn bà mặc áo màu nâu xanh, đến bên cạnh, ôm chân bà lão, khóc lóc. Má không đi, con cũng không đi. Tôi phải bảo lính dừng lại. Làm sao tôi khuyên họ. Chiếc L.19 vẫn bay rà rà trên đầu. Đại-bàng cứ gọi trong máy C.25, bảo: Hãy đưa họ về mau. Trời sắp tối rồi. Viên trung đội phó càu nhàu: Kệ họ, thiếu úy. Mình đi về muộn bọn nó phục kích thì chết. Tôi nói trong ống liên hợp: Xin Đại-bàng chờ. Tôi nói mãi, họ cũng không chịu đi. Nhứt là mấy bà lão. Tôi bỏ máy, đến bên người đàn bà, nói: Cổ nói với bả, rán đi. Bọn tôi giúp giùm cho. Nhưng bà già vẫn nằm lăn trên đất, tiếp tục gào: Tao không đi, tao không sợ chết. Tôi thẫn thờ nhìn về đằng trước, những người lính của trung đội 2 đã mờ khuất sau đám tre của ngôi làng T.H. Trời đã về chiều. Nắng đang hấp hối trên những hố bom loang loáng nước. Đại-bàng bảo trong máy: Hãy tìm tất cả mọi phương tiện, đưa họ về. Tôi lắc đầu: Tôi chịu, đại úy.
Cuối cùng, đoàn người được đưa về làng ven lộ yên ổn. Có ba, bốn người ở lại. Tôi khổ sở nhìn đám người chậm chạp, cử động trong màu sắc nhá nhem. Đại-bàng bảo nhiệm vụ của mình đến đây đã hết. Sơn-tây cho mấy đứa con sẵn sàng ra lộ, chờ lên con cua. Tôi đứng trên thềm một ngôi nhà gạch, nói lớn: Bây giờ đồng bào có thể yên tâm ở lại. Đây là vùng an ninh, có lính quận bảo vệ. Đồng bào được tự quyền đi lại. Đồng bào có thể về thành phố. Chúng tôi cám ơn đồng bào.
Một ông già chợt giơ tay, nói:
- Bẩm quan, quan đưa chúng tôi về rồi quan bỏ chúng tôi lại đây, chết đói. Chúng tôi ra đi không mang theo một đồng bạc. Chính phủ không lo cho chúng tôi. Làm sao chúng tôi có cơm gạo mà ăn.
Tôi nói:
- Đồng bào cứ yên tâm. Chánh phủ sẽ lo lắng sẽ cho nhà đồng bào ở, sẽ cung cấp gạo cơm cho đồng bào sinh sống.
Tôi nghe tiếng xầm xì trong đám đông. Trong máy, Đại-bàng giục sửa soạn xulu, cứ để cho tiểu khu lo sao thì lo. Tôi thấy những con mắt ngơ ngác nhìn quanh. Một đôi vợ chồng già đang tìm một góc thềm của căn nhà hoang, trải tàu dừa khô xuống. Đứa bé gái đang đứng, ủ rũ bên cây đa. Chẳng biết, mấy quan lớn có lo lắng để đưa đám dân khốn khổ này về trại lánh cư không. Tôi mệt nhọc, gọi trung đội phó, dặn bắt đầu kiểm soát rồi xulu. Trời đã chạng vạng. Một đàn cò bay ngang. Người Mỹ cố vấn đại đội cười nói với tôi: Sao họ can đảm vậy. Họ ở những nơi mà tôi không ngờ đến. Tôi buồn buồn nói: Ở Việt-nam, dân tôi sống khốn khổ như vậy. Nhưng họ cần cù, nhẫn nại. Họ quí mảnh đất ao vườn hơn chính bản thân của họ…
Trái với lệnh hành quân, các con cua sẽ đón chúng tôi trở về đại đội vào buổi chiều, nhưng đến giờ phút chót, chúng tôi được lệnh đóng quân đêm tại làng T.H. Đại-bàng chọn trụ sở ấp làm bộ chỉ huy. Đến 7 gay go, các toán kích bắt đầu đến mục tiêu. Tôi dặn trung sĩ Hoàng, nếu đụng, cứ bắn ba phát súng báo hiệu rồi chạy về. Tổ kích được chỉ định gồm những cậu lính tân binh. Tôi hơi e ngại, nhưng nghĩ rằng đã là lính, thì phải biết mùi. Tôi dắt trung đội lởn vởn khu vực kích, định đến đêm rút về để tổ trung sĩ Hoàng nằm lại. Trên đường di chuyển, chúng tôi gặp một ông già, mặc bà ba đen, chân đi đất, đi xe đạp. Tôi bảo lính bắt dừng lại để hỏi vài điều cần thiết. Nhưng lão già vẫn đạp xe. Thằng Hà vội lên đạn rắp rắp, quát: Ông đi, tôi bắn. Lão già ngừng xe. Tôi bảo binh Lợi hỏi giấy tờ, và lục soát thật kỹ. Dáng dấp lão thật khả nghi. Binh Lợi hỏi giấy tờ, lão đưa đủ giấy tờ. Nhưng khi đòi lục cả bóp, lão nằng nặc không chịu. Tôi nói, tiền bạc ông có bao nhiêu hãy cất, còn bóp đưa tôi ( tôi sợ bên trong, lão còn cất giấy tờ liên quan đến bên kia). Cuối cùng chúng tôi tìm được một tờ giấy khai sinh đề V.N.D.C.C.H. Tôi cười, vỗ vai lão thân mật:
-Chúng cháu ở trên núi mới về. Chúng cháu về đây để giải phóng đồng bào. Bác xem khăn đỏ, biểu thị cho màu cờ giải phóng.
Lão ngần ngừ, rồi nói:
- Tôi không biết.. Tôi là dân vô tội.
Tôi tiếp tục thuyết phục:
- Bác hãy chỉ những anh em đồng chí, ra gặp chúng tôi. Nếu không bác theo đế quốc, bác phản bội đồng bào, nhân dân.
- Không, không.
- Anh em tôi khổ cực từ trên núi rừng xuống, giải phóng đồng bào, bác tin không.
- Tin ( Có tiếng cười của vài thằng lính).
- Tốt. Bây giờ, bác hãy đem xe đạp gửi ở nhà bên cạnh, rồi đi với chúng tôi.
Một chốc, lão đi bộ ra. Chúng tôi cười. Binh Hà nói. Lại gặp một tên nằm vùng. Nhưng vừa ra, lão rên rỉ ( hình như lão đã biết những lời nói dối của chúng tôi). Tôi vô tội. Tôi theo chánh phủ. Tôi là phó ấp. Anh em lường gạt chúng tôi.
- Không. Chúng tôi là quân đội giải phóng. Tôi hỏi bác lần chót, Bác ở bên chúng tôi hay theo Ngụy.
- Tôi ở Ngụy!
Cả đám lính cười rộn rã. Tôi nói với thằng lính cận vệ. Thôi bảo lão đi kẻo tối.
Lão nhìn bọn tôi, kể lể:
- Tối rồi, sao đi được.. Tôi là ấp phó, các ông hại tôi. Đêm nay, tôi phải ở lại. Bọn nó về, có nước chết
Tôi sững sờ. Màu tối hắt hiu trên những gò mả, những kênh đào. Dù sao, đêm nay tôi cũng phải ân hận. Lỡ có chuyện gì xảy đến cho ông già khốn khổ này không? Lỡ đêm nay, bọn nó về, bắt ông già ra một bãi đất nào đó, cột hai tay lại, rồi đọc một bản cáo trạng, để sáng mai, người dân có thể thấy thi thể của một lão già gục chết. Tôi nhớ lại gương mặt của ông ấp trưởng ấp Đại-tín vào một buổi sáng mùa xuân, khi người bên kia hạ sát trong đêm tối. Đôi mắt mở trừng, dòng máu chảy ở cửa miệng, đầu ngoẻo xuống. Làm sao tôi quên được những buổi chiều, ông mời tôi một tách nước trà nóng, ngồi nhìn mặt trời lặn, tâm sự về những nỗi chịu đựng của những người sống trong bóng tối. Tôi nói nhiều về những nỗi khổ tâm của kẻ cầm súng, và những ước vọng về một ngày mai, khi đất nước thanh bình. Ông ấp trưởng rưng rưng thuật lại những cảnh cực khổ, dằng dặc từ ngày này qua ngày khác. Những đêm nằm bờ mương, trốn chạy từ nhà này sang nhà khác.
Bây giờ, tôi lại gặp một người, đang đứng bên cạnh, đang nhìn trời đêm, lo sợ. Tôi an ủi: bác tìm nhà nào quen, ngủ. Rồi rút toán lính về đóng cạnh bộ chỉ huy. Trước khi rút đi, tôi được biết ông già ấy mắc bệnh lãng tai. Tôi cúi đầu đếm những bước mỏi mệt. Toán lính trở về dưới ánh trăng mập mờ. tiếng côn trùng vọng về âm u. Những khóm tre xõa tóc như những bóng ma quái. Tôi cảm thấy lạnh. Trong máy C.25, các đứa con của trung đội 2, báo cáo bắt được một người đàn ông vừa trốn từ chân núi trở về và sắp sửa bắn một người đàn bà, trong đêm lại mò lên núi. Các đứa con báo cáo vị trí đã bị tiết lộ, bây giờ di chuyển toán lính về một địa điểm khác. Tôi lặng mình trong âm thanh quen thuộc từ ống liên hợp. Tiếng gọi và trả lời của người lính mang máy tiếp tục trồi lên, khe khẽ. Vô sự, các đứa con tôi đang zulu, đừng nổ súng ẩu, nghe bồ.
Đại bàng chia vị trí đóng quân đêm từ ống liên hợp. Chúng tôi đóng quân ở hướng Bắc, cây đèn bấm bật lên rồi tắt. Chiếc bản đồ trải ra. Tôi làm những động tác quen thuộc, như ăn, như uống, như làm vệ sinh, như giải quyết sinh lý. Dưới ánh trăng, khóm lá loang loáng những giọt sương đêm. Tôi nằm trên poncho. Người lính giúp việc mở bi-đông rượu, nói: Thiếu úy, uống một tí cho ấm. Tôi nói ừ đưa tao uống một tí. Sao mày lại kỳ vậy. Mỗi lần hành quân, lại mang cả bi-đông rượu theo. Uống say làm sao gác được. Hắn cười uống để đánh giặc cho hăng, thiếu úy.
Hắn mở nắp bi-đông, mời tôi. Rượu đế chánh hiệu. Em mua ngay tại ổ, thiếu úy. Tôi khẽ uống, nhắm mắt và nghe cả thân thể bừng nóng. Đêm thật buồn. Tôi chợt nhớ đến những gương mặt ngơ ngác của đám dân bị đưa về hồi chiều. Gương mặt con bé bị tát tai, với mái tóc rũ dài, và đôi mắt ráo hoảnh. Những bước chân lún sâu dưới bùn. Ba người đàn bà bị bỏ lại, những bà già nằm lăn trên đất, khóc lóc. Tiếng ông già vang lên dưới đám đông. Trong không gian hiu quạnh, có tiếng rì rầm của một chiếc trực thăng. Tôi nghe lòng như một sa mạc nhớ nhung. Đến bây giờ, tôi vẫn có mặt, yên ổn nằm đợi. Đến bây giờ tôi còn thấy được quãng đường đã qua, và quãng đường trước mặt. Một trái sáng được bắn lên từ một ngôi làng nào đó. Yên ổn đi nhé. Yên ổn để làm gì, nhỉ. Tôi muốn khóc. Đã một năm trôi qua, đêm nay tôi phải cám ơn ai để tôi còn hơi thở. Tay tôi mò mẫm trên ngực. Vết sẹo mỏng, nhức nhối. Tay tôi rờ trên đùi. Những mảnh lựu đạn còn sót lại trong thịt cứng trơ, nổi lên. Tôi phải cám ơn ai đây. Có tiếng ho húng hắng của một thằng lính từ một góc tối. Binh Nha trở dậy, nói với một thằng bạn. Con nhỏ hấp dẫn, đếch chịu được. Em ngồi bếp, thổi lửa. Tao vào, giả đò xin châm thuốc. Em vẫn ngồi, tao khẽ đụng bàn tay. Em cũng chả rút ra. Tức cha chả là tức. Sắp sửa nhảy vào, lại được lệnh rút đi. Có tiếng đáp: Đ.M, có ngày nó thiến mày đó, con ơi. Mày xem ở Bình-dương, cha thiếu úy T.Q.L.C. bị một con nhỏ cho về chầu trời. Những tiếng xì xầm bỗng yên lặng, khi những phát đạn ở ven chân núi dồn dập bắn lên. Tôi thét: Bố trí và nhào xuống thềm cầm cây M.16 chạy ra sân tìm chỗ núp. Những viên đạn lửa xẹt lên. Tôi cầm ống liên hợp, lắng nghe. Phú-sơn, đây Phú-sơn 2, nghe không trả lời. Các con tôi đụng. Chưa biết kết quả. Trả lời sau. Nghe không trả lời. Tôi nghe năm trên năm. Đại -bàng bảo hãy lục soát, rồi chuyển về gấp. Nghe không trả lời. Tiếng rè rè từ đầu ống liên hợp: Tôi nghe năm trên năm. Tôi báo anh một tên bị chết. Bắt được một gói tài liệu. Hiện chúng tôi sắp Zulu, nghe rõ không trả lời
Tôi hồi hộp đón nhận những mẩu âm thoại dồn dập. Chúng tôi đứng, ngồi bất động sau hàng giậu. Trước mặt, cánh đồng trải dài im lặng dưới chân núi. Những trái sáng bắn lên từ chỗ nổ súng. Tôi nói với người trung đội phó: Chờ Đại-bàng cho lệnh, rồi mình nghỉ.
Sáng hôm sau, tôi dắt trung đội đi lục soát khu vực toán kích nổ súng hồi đêm. Hy vọng sẽ tìm thêm một kẻ bị thương nằm lại đâu đó. Thằng Ngọc dắt tôi đến chỗ người bị bắn hồi đêm. Hắn kể lại những phút trước khi hắn nổ súng. Con đàn bà đó gan thật, cứ lầm lũi tiến. Nó mặc quần, xắn lên tới háng, đội mũ rừng, em tưởng là đàn ông. Em để nó cách ba thước mới bóp cò. Bọn đi sau chạy tán loạn. Tôi không còn nhận rõ mặt của người đàn bà nằm trên bờ ruộng. Đạn M.16 có sức công phá kinh khủng. Mặt bị loét lở. Nhưng tôi bỗng để ý đến chiếc áo màu nâu xám. Chiếc áo của người đàn bà trẻ ôm lấy chân bà già, khóc lóc. Má không đi, con cũng không đi. Tôi bảo thằng Hai kéo chân cho ngay ngắn, lấy tờ báo nhật trình trùm trên đầu và thân thể, đồng thời loan báo với dân làng, ai là thân nhân, hãy đến nhận về chôn liệm.
Đến chiều, một bà già chống gậy, mò mẫm trên con đường làng, vừa khóc vừa kêu: Hai ơi, Hai ơi, mày bỏ tao đi… Con ơi… Bà đến bên xác người đàn bà trẻ, khóc rống. Cánh đồng mùa hè mang vẻ bình lặng ngàn đời.
Một tháng sau, tôi cùng một thằng bạn lái xe jeep trở về thành phố. Chúng tôi ngồi trước hàng hiên của một tiệm giải khát. Tôi bỗng thấy đứa con gái nhỏ đứng trên lan can của một nhà tắm hơi. Tôi nhớ mang máng con bé bị tát tai trong chuyến hành quân trước. Con bé có mái tóc dài, dáng gầy, và đôi mắt ngơ ngắc. Con bé gánh đôi thúng gạo nặng, hai chân lún sâu dưới bùn, lảo đảo bước đi. Con bé đứng dưới gốc đa. Bây giờ con bé đang đứng trên lan can một tiệm Tắm Hơi. Tôi đứng dậy, đá cái lon sữa, đá một cái thật mạnh.
http://saigonecho.com/index.php/van-hoc/van-nhac-thi-si/16821-mat-dem
Tân Sơn Hòa chuyển