Hình Ảnh & Sự Kiện
Melbourne: Buổi cơm gây quỹ để bảo trì Đền Thờ Quốc Tổ
Được ăn, được nói, được thêm một cái bầu mang về. Đúng vậy! Với nhiệt
tâm đóng góp để làm cho ngôi Đền Thờ Quốc Tổ ngày một khang trang hơn,
những thành viên có lòng trong cộng đồng đã không những đóng góp trực
tiếp bằng hiện kim mà còn qua hình thức các tặng phẩm để đấu giá, xổ số,
thức ăn, chè cháo, bánh ngọt, văn nghệ, ... Trong đó có một thành viên
mang đến gần 50 trái bầu, không bán mà chỉ nhận sự "tùy hỹ" của đồng bào
để góp phần vào việc gây quỹ.
Ăn uống, chuyện trò, rồi tham gia
vào những màn đấu giá thật hào hứng và phần xổ số rất vui nhộn, đồng bào
còn được thưởng thức phần văn nghệ với lối trình diễn chuyên nghiệp của
Ban Văn Nghệ Viễn Xứ và sự trẻ trung với một tâm hồn Việt Nam của các
em thuộc Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc 2015. Cuối cùng là phần karaoke với
những giọng ca "hát hay không bằng hay hát" của nhiều thế hệ - từ em
mới lớn ở tuổi dậy thì cho đến vị lão niên đã trên 90 tuổi nhưng tâm hồn
vẫn vui vẻ, trẻ trung, cùng với các anh chị em gắng bó với cộng đồng,
đã tìm đến đóng góp, chung vui bằng một tấm lòng.
Khi đến tham dự
có lẽ ai cũng chỉ nghĩ rằng buổi gây quỹ nào cũng vậy thôi - ăn uống,
đấu giá, xổ số, văn nghệ, và các mục linh tinh. Nhưng mọi người đã thật
sự ngạc nhiên, khi ông Nguyễn Thế Phong (Trưởng Ban Quản Trị ĐTQT) mời
gọi mọi người tham dự buổi lễ an vị của cố Thiếu Tá Lương Bông, trước
khi buổi gây quỹ chính thức bắt đầu.
Cố Thiếu Tá Lương Bông là ai?
"Ngày
19-4-1975, TT Dương Văn Minh kêu gọi tất cả quân nhân VNCH buông súng
đầu hàng CS. Tối ngày 30-4-1975, Thiếu tá Nguyễn Thanh Tâm cùng một số
quân nhân xuống tàu di tản ra nước ngoài. Thiếu tá Lương Bông không đi
và nói: "Tôi thà chết trên quê hương, không bỏ nước ra đi". Đến 9 giờ 30
tối 30-4-75, Thiếu tá Lương Bông quyên sinh bằng một quả lựu đạn M.26
tại văn phòng làm việc của ông."
(http://www.viendongdaily.com/toi-tha-chet-tren-que-huong-khong-bo-nuoc-ra-di-BuWS0OCu.html)
Nhưng tại sao lại an vị cố Thiếu Tá Lương Bông tai Đền Thờ Quốc Tổ?
Tại
Hội Chợ Tết Bính Thân ở Melbourne Showngrounds, cô Lương Tuyên đến
thắp nhang cho Quốc Tổ và nhìn thấy bàn thờ của các vị anh hùng
tuẫn tiết của VNCH vào những ngày cuối của cuộc chiến, và cô đã ngỏ
lời xin phép đem di ảnh của người cậu, cố Thiếu Tá Lương Bông, vào thờ
tại Đền Thờ Quốc Tổ. Cô còn cho biết, mẹ của cô đã thờ cố Thiếu Tá
(người em trai của bà) trong suốt 30 năm qua và cô đã tiếp tục việc thờ
phượng sau khi mẹ của cô qua đời.
Ông Nguyễn Thế Phong sơ lược
qua thân thế của cố Thiếu Tá Lương Bông và giới thiệu cô Lương Tuyên
cùng chồng đến với mọi người. Sau đó, cô Ca Dao ngâm một bài thơ do
chính người cháu rễ viết cho hương linh của cố Thiếu Tá. Giọng ngâm trầm
bổng, có lúc cao vút, lời thơ trang trọng, chứa đựng niềm hy vọng về
một tương lai tươi sáng làm tăng thêm sự long trọng của buổi lễ. Tiếp
theo, cô Lương Tuyên được mời lên làm lễ dâng hương cùng với cô Phượng
Vỹ (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC) và ông Nguyễn Thế Phong. Đồng bào cũng đã cùng
nhau thắp một nén nhang cho người quá cố như chào đón hương linh cố
Thiếu Tá Lương Bông về với Đền Thờ Quốc Tổ. Buổi lễ thật đơn sơ nhưng
thật nhiều ý nghĩa và xúc động đối với người cháu gái của cố Thiếu Tá.
Thay mặt cho gia đình, cô đã ngỏ lời cảm tạ chân thành đến với BCH
CĐNVTD/VIC và đặc biệt là tấm lòng nhiệt tình của ông Nguyễn Thế Phong.
Việc
đưa di ảnh của các vị như cố Thiếu Tá Lương Bông vào thờ tại Đền Thờ
Quốc Tổ, là những vị anh hùng đã tuẫn tiết khi Miền Nam Việt Nam rơi vào
tay giặc, không chỉ giúp cho các thế hệ đi trước được yên lòng (vì cứ
sợ rằng sau khi họ ra đi thì không còn ai tiếp tục việc thờ phượng) mà
còn củng cố việc nuôi dưỡng, hun đúc tinh thần bất khuất, ý chí quật
cường của con dân nước Việt.
Melbourne
13/03/2016
Một số hình ảnh của buổi gây quỹ
---
Bài đọc thêm về cố Thiếu Tá Lương Bông
Viết tặng cho người nằm xuống ngày 30-4-75
(Nguyễn Thanh Tâm/KBC 3252)
Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận, tôi xin ghi lại đây cái chết hào hùng một người bạn cũng là một cộng sự viên thân tín, một nhân viên đắc lực đã từ chối ra đi di tản để ở lại tìm cái chết chứ không đầu hàng Cộng Sản. Tôi ghi lại chuyện này cũng để tự nhận mình là kẻ không xứng đáng, tuy là cấp chỉ huy trực tiếp nhưng không bằng một thuộc cấp đã hy sinh ở lại, trong khi tôi tìm đường để thoát thân với gia đình, bỏ lại người bạn thân tín và bao nhiêu thuộc hạ đã cùng tôi sát cánh bên nhau hằng bao nhiêu năm trời.
Bây giờ sau 30 mươi năm, tôi kể lại sự việc này để hy vọng linh hồn người bạn của tôi nếu có linh thiêng xin chấp nhận lời tạ lổi của tôi. Cũng trong bài này , tôi xin trả lời câu hỏi mà những nhà sưu tập những câu chuyện về ngày 30 tháng 4 năm 1975, đã hỏi: ngày 30 -4-75 năm đó bạn đang làm gì và ở đâu? Sau đây tôi xin kể lại những gì đã xảy ra sáng ngày 30/4/75 tại Cần Thơ và đã đưa đến cái chết của Thiếu Tá Lương Bông, một phụ tá rất đắc lực của tôi.
Xin mời bạn đọc theo dõi câu chuyện.
Thiếu Tá Lương Bông làm Sĩ Quan Phụ Tá cho tôi khi tôi phụ trách cơ quan ANQĐ ở tỉnh Sa-Đéc. Sa-Đéc là một tỉnh nhỏ gồm có 4 quận, trước kia là Tỉnh, trong thời Đệ Nhất Cộng Hoà trở thành Quận trực thuộc Tỉnh Vĩnh Long, sau thời Đệ Nhị Cộng Hoà được trở lại thành Tỉnh như cũ, tuy nhiên bên phía VC thì họ vẫn coi Sa-Đéc là một huyện của Tỉnh Vĩnh Long, trong thời gian này tình hình tại Tỉnh Sa-Đéc tương đối có an ninh, không có những trận đánh lớn, tuy vẫn còn những trận nhỏ nhắm vào các đồn bót xa xôi hẻo lánh, đặc biệt là Quận Đức Tôn (ngày xưa gọi là Cái Tàu Thượng). VC tập trung nỗ lực vào công tác Binh Địch Vận và nội tuyến để phá hoại hàng ngũ xã ấp của ta. Trong thời gian này Thiếu Tá Bông phụ giúp tôi trong công tác ngăn chận và loại trừ các phần tử VC xâm nhập vào hàng ngũ ta rất là hữu hiệu.
Vào năm 1973, tôi được lệnh thuyên chuyển về Tỉnh Phong Dinh/Cần Thơ, đang ở một tỉnh tương đối nhỏ và có an ninh, nay về một Tỉnh lớn gồm 7 Quận và 2 Quận của Thị Xã Châu Thành mà Quận nào cũng có vấn đề. Hơn nữa, nơi đây còn có Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4, Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 4, Phi Trường Trà Nóc, Phi Trường Cần Thơ, Bộ Chỉ Huy 4 Tiếp Vận và hàng chục đơn vị Quân Đội trú đóng rải rác khắp trong Tỉnh lỵ, tuy các đơn vị này đều có Phòng An Ninh hoặc Sĩ Quan AN đơn vị phụ trách về an ninh nội bộ, tuy nhiên về mặt an ninh lãnh thổ thì cơ quan chúng tôi phải phụ trách với sự trợ giúp của Sở 4 An Ninh. Về phần VC thì họ tập trung mọi nỗ lực đánh phá về quân sự, một mặt họ tận dụng mọi cơ hội, bằng mọi cách, dưới mọi hình thức để đưa người của họ xâm nhập làm lũng đoạn hàng ngũ các cơ quan đầu não của ta, một nơi được mệnh danh là Thủ Đô Miền Tây. Nói về các cán bộ Tình Báo CS, theo tôi nhận xét thì những cán bộ cấp dưới thì có vẻ rất mù mờ, khờ khạo nhưng những cấp trên của chúng thì rất tinh khôn, quỹ quyệt vì một số họ có sang học về tình báo ở các nước CS như Liên Sô, Đông Đức chẳng hạn, cũng như chúng tôi được gửi đi du học ở Okinawa (Nhật Bản), Mã Lai hay ở Hoa Kỳ vậy.
Đảm nhận trọng trách rất nặng nề này, tôi thấy cần phải có một phụ tá đắc lực để đương đầu với địch, cho nên tôi đề nghị và được thượng cấp chấp thuận cho thuyên chuyển Thiếu Tá Lương Bông về với tôi, vì Thiếu Tá Bông rất có năng khiếu về Tình Báo, Phản Tình Báo như đã chứng tỏ lúc còn ở Sa Đéc. TT Bông quả thật xứng đáng cho tôi tin tưởng và khi về với tôi ở Tỉnh Phong Dinh/Cần Thơ đã chứng tỏ khả năng hoạt động chuyên môn, anh ta đã giúp tôi tiêu diệt và phá vỡ rất nhiều vụ binh vận, đặc công, nội tuyến rất ngoạn mục, bắt giữ nhiều cán bộ địch xâm nhập hàng ngũ ta và đặc biệt anh đã tổ chức đưa người của ta xâm nhập vào hàng ngũ địch chẳng những ở cấp Tỉnh Ủy mà còn lên cả BCH Miền của chúng để thu lượm tin tức. Những điệp viên này cung cấp cho ta rất nhiều tin tức rất có giá trị, đến nỗi cơ quan Tình Báo Quốc Phòng cũng như Tình Báo của Toà Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Cần Thơ phải đến nhờ tôi phối hợp và chia sẽ những tin tức quý báu cho họ. Nhân tiện đây, tôi cũng xin nói thêm về cái ngành rất là bạc bẽo của chúng tôi, chúng tôi âm thầm chiến đấu với địch, tuy không “dàn binh bố trận”như các đơn vị chiến đấu, nhưng chúng tôi đã dùng trí não để đối phó với địch, nếu thành công thì cũng chẳng được nhiều người biết nhưng để thất bại thì lãnh đủ.
Tôi còn nhớ hồi ở Sa Đéc, một buổi sáng sớm, Đại Tá Tỉnh Trưởng kêu tôi tháp tùng với Ông đi vào thăm một đồn ở Quận Đức Tôn mà đêm qua bị VC tấn công nặng nề, khi trực thăng đáp xuống sân đồn, một cảnh tượng vô cùng đau thương ở trước mặt chúng tôi, tất cả một Trung Đội hơn 30 người trú đóng trong đồn đều bị VC tiêu diệt, xác người nằm la liệt mọi nơi, chỉ duy nhất có một người còn sống sót, nhưng người đó lại là nội tuyến cho địch, lợi dụng lúc canh gác đêm khuya đã mở cửa đồn cho VC vào tàn sát tất cả đồng đội rồi đi theo họ luôn. Vụ này tôi bị “xát xà phòng” nặng nề, mặc dù trước đây tôi đã khám phá rất nhiều vụ tương tợ nhưng đâu có ai biết đến. Thành ra, nếu ngăn chặn được sự việc đừng để xảy ra thì ít người biết đến, nhưng nếu vì lý do gì đó mà không ngăn chặn được thì bị trách cứ là không chu toàn nhiệm vụ.
Sáng ngày 30/4/75, như thường lệ, tôi đến Tiểu Khu để họp mỗi buổi sáng, khi tôi đến phòng họp thì thấy các sĩ quan Tham Mưu của Tiểu Khu, thay vì vào ngồi trong phòng họp như thường lệ để chờ Đại Tá, Tiểu Khu Trưởng đến chủ tọa thì họ lại tụm năm, tụm ba ở ngoài hành lang hoặc rải rác trong phòng họp để xì xào bàn tán mà tuy tôi không nghe họ bàn luận về việc gì nhưng tôi cũng đoán được là họ đang bàn tán về một sự kiện quan trọng vừa xảy ra tối hôm trước. Sau khi tôi đến bắt tay chào hỏi một số người, có người hỏi tôi: Sao nghe anh đi đêm hôm qua rồi? Tôi chỉ cười và đáp lại: Chứ anh đang bắt tay ai đây? Số là 3 giờ sáng đêm 29 rạng ngày 30/4/75, tôi được tin là Bộ Chỉ Huy Hải Quân Vùng 4 đã kéo cả lực lượng này ra đi và có cả Chuẩn Tướng Ch.D.Q. là Tham Mưu Trưởng của Quân Đoàn 4 đi theo, đặc biệt lại có tin đồn (hoàn toàn là tin vịt) là trong nhóm người đi theo Hải Quân còn có Đại Tá Tỉnh Trưởng và tôi nữa, do đó mà các Sĩ Quan Tham Mưu Tiểu Khu mới bàn tán như đã nói ở trên. Sau khi họp xong, Đại Tá Tỉnh Trưởng gọi riêng tôi ra gần cột cờ (vì chỗ này không có ai đứng gần) để bàn chuyện và sau khi thảo luận, chúng tôi đồng ý là với tình hình này chắc phải ra đi và chúng tôi cũng dự tính là sẽ ra đi tối hôm đó (lúc này vợ và con của tôi còn ở bên Sa-Đéc). Trong lúc này, Đại Tá Tỉnh Trưởng cũng ngỏ ý là đang có tin đồn ngoài dân chúng là ông ta và tôi đã ra đi trong đêm vừa qua, nên ông ta yêu cầu tôi đích thân lái xe đưa ông đi một vòng thành phố để trước là quan sát tình hình, sau là để trấn an dân chúng là chúng tôi vẫn còn có mặt ở đây. Sau khi đi một vòng thành phố, tôi đưa ông ta đến Tòa Hành Chánh Tỉnh, còn tôi trở về cơ quan. Khi về đến văn phòng thì tôi nhận được 2 cái lệnh:
1.- Của Đại Tá S. (cấp chỉ huy trực tiếp của tôi trong ngành) yêu cầu tôi kiểm soát lại tất cả các Đơn Vị Trưởng trong thị trấn xem ai còn ở lại và ai đã ra đi
2.- Lệnh từ Quân Đoàn gọi tôi đến họp gấp, tôi cũng nói thêm là lúc này chưa có lệnh đầu hàng hay buông súng gì cả.
Việc thứ nhất tôi giao cho Thiếu Tá Bông thi hành, việc thứ hai tôi lại giao cho Thiếu Tá Th. (một phụ tá đặc biệt khác) đại diện tôi đi họp bên Quân Đoàn, phần tôi cố tìm cách liên lạc với gia đình ở Sa-Đéc để thu xếp qua Cần Thơ cho kịp để ra đi tối hôm đó. Sau đó vì có lệnh đầu hàng, buông súng bất ngờ nên chúng tôi phải thay đổi lịch trình ra đi vào xế trưa ngày 30/4/75 Chúng tôi gồm có: Đại Tá, Tỉnh Trưởng Kiêm Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh/Cần Thơ và phần lớn các sĩ quan ở Tiểu Khu, các công chức bên Tòa Hành Chánh, một số sĩ quan ở bên Quân Đoàn 4 và nhiều nữa mà lâu quá rồi tôi không nhớ hết, một số lớn trong nhóm di tản này đều đem được gia đình theo, tất cả chúng tôi đều lên một chiếc ghe đò máy để đi dọc theo sông Hậu Giang hướng ra biển và chi tiết về chuyến ra đi này tôi đã có tường thuật khá đầy đủ trong một bài trước đây có liên quan đến bài viết về ngày cuối cùng của Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 4. Trong khi chúng tôi còn lênh đênh trên dòng sông Hậu Giang thì có ai đó trên ghe bắt nghe được đài phát thanh Cần Thơ, đài này có loan tin là tàu của chúng tôi đã bị bắn chìm trên đường di tản rồi. Sau này tôi mới kiểm chứng lại thì được biết sự việc như sau: Số là sau khi chúng tôi rời Cần Thơ thì Thiếu Tuớng, Tư Lệnh Quân Đoàn 4 đề cử Đại Tá Th. làm Tỉnh Trưởng Kiêm Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh/Cần Thơ để thay thế Đại Tá D., sau khi nhậm chức, ông này có đưa ra lời kêu gọi gì đó trên đài phát thanh Cần Thơ và cũng trong dịp này, Đài có loan một tin giựt gân (không biết do đâu mà có) là chiếc tàu chở chúng tôi đi trên sông Hậu giang đã bị bắn chìm chết hết, trong đó đã nêu đích danh Đại Tá D. và cá nhân tôi. Tôi cũng xin nói thêm là, sau khi có lệnh buông súng đầu hàng, tôi có tập hợp các nhân viên trong cơ quan lại, lúc này có một số nhân viên đã bỏ đi về với gia đình, tôi cho biết là với tình hình này thì coi như không còn gì nữa, anh em ai về nhà nấy và tùy hoàn cảnh của mỗi người mà quyết định nên ra đi hay ở lại, nếu ai muốn đi thì theo tôi để đi, thật ra trong lúc này tôi cũng chưa biết phải ra đi bằng cách nào vì chúng tôi dự định đến tối hôm đó mới đi nên chưa chuẩn bị kịp ghe tàu gì cả. Tôi có hỏi riêng TT Bông có muốn đi hay không thì anh ta lưỡng lự một hồi rồi trả lời với tôi là với tình trạng này anh chưa biết quyết định ra sao, thôi thì cứ ở lại xem tình thế diễn biến như thế nào rồi sẽ tính sau và anh cầu chúc cho tôi và gia đình đi được bình an. Tôi nhớ có một số nhân viên, trong lúc hốt hoảng đã đi theo tôi, nhưng khi ghe vừa ra gần đến cửa biển thì lại tìm cách quay về vì kẹt gia đình, hơn nữa họ thấy với chiếc ghe cũ kỹ đó thì khó mà tới nơi tới chốn được và một số khác vẫn theo tôi đến đảo Mã Lai rồi cũng nhớ nhà rồi theo mấy chiếc ghe để trở về, lúc này có một số người chủ ghe muốn trở về nên nhà chức trách Mã Lai đồng ý cho họ trở về VN, cũng nhân dịp này tôi mới nhờ những người quen nhắn lại giùm với gia đình là tôi đã tới nhà chú Mã (Mã Lai) bình yên. Khi tôi qua định cư tại Hoa Kỳ, tôi có nghe đồn Thiếu Tá Lương Bông đã tự sát vào chiều ngày 30/4/75 nhưng tôi không rỏ chi tiết như thế nào, mãi cho đến mấy năm sau tôi mới được Hạ Sĩ Thân (anh này vừa là cận vệ vừa là tùy phái cho tôi) viết thư kể hết ngọn ngành về cái chết anh hùng của TT Bông như sau (những chữ trong ngoặc là chú thích của tôi):
“Thưa Thầy thân mến, (Anh này thường gọi tôi như thế) Khi đặt bút viết thư này cho Thầy thì tự nhiên nước mắt của em lưng tròng, vì khi nhớ đến Thầy tự nhiên em phải nhớ đến người quá cố, người cao cả ấy không phải ai xa lạ là người kế Thầy đó, Anh Lương Bông (TT Bông là người rất bình dân nên ngoài giờ làm việc các thuộc cấp đều xưng hô anh em với nhau). Cùng một ngày (30/4/75) mà 3 kẻ ra đi, Thầy đi miền đất lạnh, Anh Bông về lòng đất mẹ còn em trở lại xứ nghèo, em xin viết lại ngày quan trọng đó cho Thầy rõ. Lúc 10 giờ30 sáng ngày 30/4/75, sau khi tài xế Như đưa Thầy qua bên Tiểu Khu, nơi cơ quan mình chỉ còn lại Anh Bông, Phụng (một nhân viên thân tín khác) và em, ngoài ra không còn ai khác. Đến khoảng 11 giờ 30 thì ông Ấ. (Th/Sĩ này phụ trách trại giam của cơ quan) cùng một vài người trong trại gia binh phía sau lên đập cửa nhà của Thầy (ở cạnh văn phòng làm việc của tôi) để lấy tất cả đồ đạc, kể cả các đồ vật và mấy thùng rượu mà Thầy mua để chuẩn bị khao lon, chúng tôi chỉ đứng nhìn mà không dám nói gì. Độ 15 phút sau, Anh Bông và em cùng chú Phụng vô nhà thì đồ đạc, máy móc, quần áo v.v.. không còn gì cả, chỉ còn lại rác và những vật dụng không có giá trị nằm tung tóe khắp nhà xen lẫn cùng mấy tấm hình của cô và 2 cháu rơi rớt tùm lum. Em và Anh Bông có lượm mấy tấm ảnh cất làm kỷ niệm. Sau đó Anh Bông và em lấy xe của Thầy, chiếc xe jeep có gắn cần câu và hệ thống truyền tin đặc biệt đó, chạy vòng vòng thành phố và có chạy ra phía cầu Bắc Cần Thơ, khi đến nơi thì Bắc đã ngưng chạy, chúng em bèn quay trở về cơ quan. Lúc ấy khoảng 4 giờ chiều, Anh Bông bảo em lo nấu cơm và vào nhà Thầy coi có gì trong tủ lạnh để lấy ra nấu, trong nhà Thầy, đồ đạc thì tiêu hết nhưng thức ăn trong tủ lạnh vẫn còn. Sau khi nấu nướng xong, chúng em ăn uống trên đầu xe jeep đậu trong garage, ăn xong hơn 5 giờ chiều, Anh Bông vào phòng làm việc của Thầy mở máy lạnh và vặn đèn sáng choang cả phòng, Anh Bông lên ngồi đàng hoàng trên chiếc ghế của Thầy thường ngồi làm việc, lúc đó em còn đang dọn dẹp đồ ăn và ngó vào văn phòng xuyên qua cửa kính thì thấy Anh Bông đang “hý hoáy” viết gì đó, một lát sau tôi lại dòm vào thì thấy anh Bông lấy trái lựu đạn MK3 mà Thầy thường để trên kệ để phòng thân, ra và ôm vào bụng, lúc ấy em sợ quá nên chạy ra nhà xe la lớn lên cầu cứu nhưng lúc này trong cơ quan chẳng còn ai, thì ẦM một tiếng rất lớn, thế là Anh Bông đã ra đi một cách oanh liệt, khi em ôm anh ấy lên thì đôi mắt còn chớp lia và 2 giòng lệ còn lăn dài bên má. Em có nhặt tờ giấy mà anh Bông vừa viết khi nảy, thư này cũng bị cháy xém hết một phần, đại khái anh trăn trối lại với chị Bông là anh ấy xin lỗi chị ấy và cho biết là cả cuộc đời đã chiến đấu mà thất bại nay nay không thể sống để nhìn bọn cộng sản huênh hoang chiến thắng hay bắt tù làm nhục mình nên phải tìm cái chết này. Đến sáng hôm sau, em và Phụng khiên anh Bông ra ngoài để nằm ở nhà xe và tắm rửa, thay quần áo cho anh ấy xong, chúng em năn nỉ Tài xế Năm Lùn đưa giùm thi hài anh Bông về Sa-Đéc. Khi tụi này về đến Sa Đéc thì chị Bông qua Cần Thơ tìm anh Bông vì chị chưa biết tin anh Bông đã mất, khi được tin này và sau khi xem thư tuyệt mệnh của anh Bông để lại chị ấy ngất xỉu trong văn phòng của Thầy, lúc ấy đã hoang tàn đổ nát.”
Thưa quý độc giả, khi tôi ngồi viết lại chuyện này tôi tự lấy làm hổ thẹn, xấu hổ vì gần suốt cuộc đời trong quân ngũ mà không xứng đáng là một cấp chỉ huy, dù là cấp chỉ huy nhỏ trong Quân Đội, nhưng không có lòng cam đảm ở lại để sống chết với anh em vào lúc đất nước nguy kịch. Anh Bông, nếu linh hồn Anh có linh thiêng, xin tha thứ cho tôi, tôi xin hứa là khi nào tôi được trở về quê hương, tôi sẽ đến trước phần mộ của Anh để đốt nén hương trước là tạ tội sau là lạy Anh 3 lạy để tỏ lòng kính phục sự cam đảm của Anh at(không biết tôi còn sống đến ngày ấy không?).
San Francisco, Quốc Hận 2005
Nguyễn Thanh Tâm
Ty ANQĐ/Phong Dinh/Cần Thơ
KBC 3252'
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/4434-4434
TVQ chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Melbourne: Buổi cơm gây quỹ để bảo trì Đền Thờ Quốc Tổ
Được ăn, được nói, được thêm một cái bầu mang về. Đúng vậy! Với nhiệt
tâm đóng góp để làm cho ngôi Đền Thờ Quốc Tổ ngày một khang trang hơn,
những thành viên có lòng trong cộng đồng đã không những đóng góp trực
tiếp bằng hiện kim mà còn qua hình thức các tặng phẩm để đấu giá, xổ số,
thức ăn, chè cháo, bánh ngọt, văn nghệ, ... Trong đó có một thành viên
mang đến gần 50 trái bầu, không bán mà chỉ nhận sự "tùy hỹ" của đồng bào
để góp phần vào việc gây quỹ.
Ăn uống, chuyện trò, rồi tham gia
vào những màn đấu giá thật hào hứng và phần xổ số rất vui nhộn, đồng bào
còn được thưởng thức phần văn nghệ với lối trình diễn chuyên nghiệp của
Ban Văn Nghệ Viễn Xứ và sự trẻ trung với một tâm hồn Việt Nam của các
em thuộc Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc 2015. Cuối cùng là phần karaoke với
những giọng ca "hát hay không bằng hay hát" của nhiều thế hệ - từ em
mới lớn ở tuổi dậy thì cho đến vị lão niên đã trên 90 tuổi nhưng tâm hồn
vẫn vui vẻ, trẻ trung, cùng với các anh chị em gắng bó với cộng đồng,
đã tìm đến đóng góp, chung vui bằng một tấm lòng.
Khi đến tham dự
có lẽ ai cũng chỉ nghĩ rằng buổi gây quỹ nào cũng vậy thôi - ăn uống,
đấu giá, xổ số, văn nghệ, và các mục linh tinh. Nhưng mọi người đã thật
sự ngạc nhiên, khi ông Nguyễn Thế Phong (Trưởng Ban Quản Trị ĐTQT) mời
gọi mọi người tham dự buổi lễ an vị của cố Thiếu Tá Lương Bông, trước
khi buổi gây quỹ chính thức bắt đầu.
Cố Thiếu Tá Lương Bông là ai?
"Ngày
19-4-1975, TT Dương Văn Minh kêu gọi tất cả quân nhân VNCH buông súng
đầu hàng CS. Tối ngày 30-4-1975, Thiếu tá Nguyễn Thanh Tâm cùng một số
quân nhân xuống tàu di tản ra nước ngoài. Thiếu tá Lương Bông không đi
và nói: "Tôi thà chết trên quê hương, không bỏ nước ra đi". Đến 9 giờ 30
tối 30-4-75, Thiếu tá Lương Bông quyên sinh bằng một quả lựu đạn M.26
tại văn phòng làm việc của ông."
(http://www.viendongdaily.com/toi-tha-chet-tren-que-huong-khong-bo-nuoc-ra-di-BuWS0OCu.html)
Nhưng tại sao lại an vị cố Thiếu Tá Lương Bông tai Đền Thờ Quốc Tổ?
Tại
Hội Chợ Tết Bính Thân ở Melbourne Showngrounds, cô Lương Tuyên đến
thắp nhang cho Quốc Tổ và nhìn thấy bàn thờ của các vị anh hùng
tuẫn tiết của VNCH vào những ngày cuối của cuộc chiến, và cô đã ngỏ
lời xin phép đem di ảnh của người cậu, cố Thiếu Tá Lương Bông, vào thờ
tại Đền Thờ Quốc Tổ. Cô còn cho biết, mẹ của cô đã thờ cố Thiếu Tá
(người em trai của bà) trong suốt 30 năm qua và cô đã tiếp tục việc thờ
phượng sau khi mẹ của cô qua đời.
Ông Nguyễn Thế Phong sơ lược
qua thân thế của cố Thiếu Tá Lương Bông và giới thiệu cô Lương Tuyên
cùng chồng đến với mọi người. Sau đó, cô Ca Dao ngâm một bài thơ do
chính người cháu rễ viết cho hương linh của cố Thiếu Tá. Giọng ngâm trầm
bổng, có lúc cao vút, lời thơ trang trọng, chứa đựng niềm hy vọng về
một tương lai tươi sáng làm tăng thêm sự long trọng của buổi lễ. Tiếp
theo, cô Lương Tuyên được mời lên làm lễ dâng hương cùng với cô Phượng
Vỹ (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC) và ông Nguyễn Thế Phong. Đồng bào cũng đã cùng
nhau thắp một nén nhang cho người quá cố như chào đón hương linh cố
Thiếu Tá Lương Bông về với Đền Thờ Quốc Tổ. Buổi lễ thật đơn sơ nhưng
thật nhiều ý nghĩa và xúc động đối với người cháu gái của cố Thiếu Tá.
Thay mặt cho gia đình, cô đã ngỏ lời cảm tạ chân thành đến với BCH
CĐNVTD/VIC và đặc biệt là tấm lòng nhiệt tình của ông Nguyễn Thế Phong.
Việc
đưa di ảnh của các vị như cố Thiếu Tá Lương Bông vào thờ tại Đền Thờ
Quốc Tổ, là những vị anh hùng đã tuẫn tiết khi Miền Nam Việt Nam rơi vào
tay giặc, không chỉ giúp cho các thế hệ đi trước được yên lòng (vì cứ
sợ rằng sau khi họ ra đi thì không còn ai tiếp tục việc thờ phượng) mà
còn củng cố việc nuôi dưỡng, hun đúc tinh thần bất khuất, ý chí quật
cường của con dân nước Việt.
Melbourne
13/03/2016
Một số hình ảnh của buổi gây quỹ
---
Bài đọc thêm về cố Thiếu Tá Lương Bông
Viết tặng cho người nằm xuống ngày 30-4-75
(Nguyễn Thanh Tâm/KBC 3252)
Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận, tôi xin ghi lại đây cái chết hào hùng một người bạn cũng là một cộng sự viên thân tín, một nhân viên đắc lực đã từ chối ra đi di tản để ở lại tìm cái chết chứ không đầu hàng Cộng Sản. Tôi ghi lại chuyện này cũng để tự nhận mình là kẻ không xứng đáng, tuy là cấp chỉ huy trực tiếp nhưng không bằng một thuộc cấp đã hy sinh ở lại, trong khi tôi tìm đường để thoát thân với gia đình, bỏ lại người bạn thân tín và bao nhiêu thuộc hạ đã cùng tôi sát cánh bên nhau hằng bao nhiêu năm trời.
Bây giờ sau 30 mươi năm, tôi kể lại sự việc này để hy vọng linh hồn người bạn của tôi nếu có linh thiêng xin chấp nhận lời tạ lổi của tôi. Cũng trong bài này , tôi xin trả lời câu hỏi mà những nhà sưu tập những câu chuyện về ngày 30 tháng 4 năm 1975, đã hỏi: ngày 30 -4-75 năm đó bạn đang làm gì và ở đâu? Sau đây tôi xin kể lại những gì đã xảy ra sáng ngày 30/4/75 tại Cần Thơ và đã đưa đến cái chết của Thiếu Tá Lương Bông, một phụ tá rất đắc lực của tôi.
Xin mời bạn đọc theo dõi câu chuyện.
Thiếu Tá Lương Bông làm Sĩ Quan Phụ Tá cho tôi khi tôi phụ trách cơ quan ANQĐ ở tỉnh Sa-Đéc. Sa-Đéc là một tỉnh nhỏ gồm có 4 quận, trước kia là Tỉnh, trong thời Đệ Nhất Cộng Hoà trở thành Quận trực thuộc Tỉnh Vĩnh Long, sau thời Đệ Nhị Cộng Hoà được trở lại thành Tỉnh như cũ, tuy nhiên bên phía VC thì họ vẫn coi Sa-Đéc là một huyện của Tỉnh Vĩnh Long, trong thời gian này tình hình tại Tỉnh Sa-Đéc tương đối có an ninh, không có những trận đánh lớn, tuy vẫn còn những trận nhỏ nhắm vào các đồn bót xa xôi hẻo lánh, đặc biệt là Quận Đức Tôn (ngày xưa gọi là Cái Tàu Thượng). VC tập trung nỗ lực vào công tác Binh Địch Vận và nội tuyến để phá hoại hàng ngũ xã ấp của ta. Trong thời gian này Thiếu Tá Bông phụ giúp tôi trong công tác ngăn chận và loại trừ các phần tử VC xâm nhập vào hàng ngũ ta rất là hữu hiệu.
Vào năm 1973, tôi được lệnh thuyên chuyển về Tỉnh Phong Dinh/Cần Thơ, đang ở một tỉnh tương đối nhỏ và có an ninh, nay về một Tỉnh lớn gồm 7 Quận và 2 Quận của Thị Xã Châu Thành mà Quận nào cũng có vấn đề. Hơn nữa, nơi đây còn có Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4, Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 4, Phi Trường Trà Nóc, Phi Trường Cần Thơ, Bộ Chỉ Huy 4 Tiếp Vận và hàng chục đơn vị Quân Đội trú đóng rải rác khắp trong Tỉnh lỵ, tuy các đơn vị này đều có Phòng An Ninh hoặc Sĩ Quan AN đơn vị phụ trách về an ninh nội bộ, tuy nhiên về mặt an ninh lãnh thổ thì cơ quan chúng tôi phải phụ trách với sự trợ giúp của Sở 4 An Ninh. Về phần VC thì họ tập trung mọi nỗ lực đánh phá về quân sự, một mặt họ tận dụng mọi cơ hội, bằng mọi cách, dưới mọi hình thức để đưa người của họ xâm nhập làm lũng đoạn hàng ngũ các cơ quan đầu não của ta, một nơi được mệnh danh là Thủ Đô Miền Tây. Nói về các cán bộ Tình Báo CS, theo tôi nhận xét thì những cán bộ cấp dưới thì có vẻ rất mù mờ, khờ khạo nhưng những cấp trên của chúng thì rất tinh khôn, quỹ quyệt vì một số họ có sang học về tình báo ở các nước CS như Liên Sô, Đông Đức chẳng hạn, cũng như chúng tôi được gửi đi du học ở Okinawa (Nhật Bản), Mã Lai hay ở Hoa Kỳ vậy.
Đảm nhận trọng trách rất nặng nề này, tôi thấy cần phải có một phụ tá đắc lực để đương đầu với địch, cho nên tôi đề nghị và được thượng cấp chấp thuận cho thuyên chuyển Thiếu Tá Lương Bông về với tôi, vì Thiếu Tá Bông rất có năng khiếu về Tình Báo, Phản Tình Báo như đã chứng tỏ lúc còn ở Sa Đéc. TT Bông quả thật xứng đáng cho tôi tin tưởng và khi về với tôi ở Tỉnh Phong Dinh/Cần Thơ đã chứng tỏ khả năng hoạt động chuyên môn, anh ta đã giúp tôi tiêu diệt và phá vỡ rất nhiều vụ binh vận, đặc công, nội tuyến rất ngoạn mục, bắt giữ nhiều cán bộ địch xâm nhập hàng ngũ ta và đặc biệt anh đã tổ chức đưa người của ta xâm nhập vào hàng ngũ địch chẳng những ở cấp Tỉnh Ủy mà còn lên cả BCH Miền của chúng để thu lượm tin tức. Những điệp viên này cung cấp cho ta rất nhiều tin tức rất có giá trị, đến nỗi cơ quan Tình Báo Quốc Phòng cũng như Tình Báo của Toà Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Cần Thơ phải đến nhờ tôi phối hợp và chia sẽ những tin tức quý báu cho họ. Nhân tiện đây, tôi cũng xin nói thêm về cái ngành rất là bạc bẽo của chúng tôi, chúng tôi âm thầm chiến đấu với địch, tuy không “dàn binh bố trận”như các đơn vị chiến đấu, nhưng chúng tôi đã dùng trí não để đối phó với địch, nếu thành công thì cũng chẳng được nhiều người biết nhưng để thất bại thì lãnh đủ.
Tôi còn nhớ hồi ở Sa Đéc, một buổi sáng sớm, Đại Tá Tỉnh Trưởng kêu tôi tháp tùng với Ông đi vào thăm một đồn ở Quận Đức Tôn mà đêm qua bị VC tấn công nặng nề, khi trực thăng đáp xuống sân đồn, một cảnh tượng vô cùng đau thương ở trước mặt chúng tôi, tất cả một Trung Đội hơn 30 người trú đóng trong đồn đều bị VC tiêu diệt, xác người nằm la liệt mọi nơi, chỉ duy nhất có một người còn sống sót, nhưng người đó lại là nội tuyến cho địch, lợi dụng lúc canh gác đêm khuya đã mở cửa đồn cho VC vào tàn sát tất cả đồng đội rồi đi theo họ luôn. Vụ này tôi bị “xát xà phòng” nặng nề, mặc dù trước đây tôi đã khám phá rất nhiều vụ tương tợ nhưng đâu có ai biết đến. Thành ra, nếu ngăn chặn được sự việc đừng để xảy ra thì ít người biết đến, nhưng nếu vì lý do gì đó mà không ngăn chặn được thì bị trách cứ là không chu toàn nhiệm vụ.
Sáng ngày 30/4/75, như thường lệ, tôi đến Tiểu Khu để họp mỗi buổi sáng, khi tôi đến phòng họp thì thấy các sĩ quan Tham Mưu của Tiểu Khu, thay vì vào ngồi trong phòng họp như thường lệ để chờ Đại Tá, Tiểu Khu Trưởng đến chủ tọa thì họ lại tụm năm, tụm ba ở ngoài hành lang hoặc rải rác trong phòng họp để xì xào bàn tán mà tuy tôi không nghe họ bàn luận về việc gì nhưng tôi cũng đoán được là họ đang bàn tán về một sự kiện quan trọng vừa xảy ra tối hôm trước. Sau khi tôi đến bắt tay chào hỏi một số người, có người hỏi tôi: Sao nghe anh đi đêm hôm qua rồi? Tôi chỉ cười và đáp lại: Chứ anh đang bắt tay ai đây? Số là 3 giờ sáng đêm 29 rạng ngày 30/4/75, tôi được tin là Bộ Chỉ Huy Hải Quân Vùng 4 đã kéo cả lực lượng này ra đi và có cả Chuẩn Tướng Ch.D.Q. là Tham Mưu Trưởng của Quân Đoàn 4 đi theo, đặc biệt lại có tin đồn (hoàn toàn là tin vịt) là trong nhóm người đi theo Hải Quân còn có Đại Tá Tỉnh Trưởng và tôi nữa, do đó mà các Sĩ Quan Tham Mưu Tiểu Khu mới bàn tán như đã nói ở trên. Sau khi họp xong, Đại Tá Tỉnh Trưởng gọi riêng tôi ra gần cột cờ (vì chỗ này không có ai đứng gần) để bàn chuyện và sau khi thảo luận, chúng tôi đồng ý là với tình hình này chắc phải ra đi và chúng tôi cũng dự tính là sẽ ra đi tối hôm đó (lúc này vợ và con của tôi còn ở bên Sa-Đéc). Trong lúc này, Đại Tá Tỉnh Trưởng cũng ngỏ ý là đang có tin đồn ngoài dân chúng là ông ta và tôi đã ra đi trong đêm vừa qua, nên ông ta yêu cầu tôi đích thân lái xe đưa ông đi một vòng thành phố để trước là quan sát tình hình, sau là để trấn an dân chúng là chúng tôi vẫn còn có mặt ở đây. Sau khi đi một vòng thành phố, tôi đưa ông ta đến Tòa Hành Chánh Tỉnh, còn tôi trở về cơ quan. Khi về đến văn phòng thì tôi nhận được 2 cái lệnh:
1.- Của Đại Tá S. (cấp chỉ huy trực tiếp của tôi trong ngành) yêu cầu tôi kiểm soát lại tất cả các Đơn Vị Trưởng trong thị trấn xem ai còn ở lại và ai đã ra đi
2.- Lệnh từ Quân Đoàn gọi tôi đến họp gấp, tôi cũng nói thêm là lúc này chưa có lệnh đầu hàng hay buông súng gì cả.
Việc thứ nhất tôi giao cho Thiếu Tá Bông thi hành, việc thứ hai tôi lại giao cho Thiếu Tá Th. (một phụ tá đặc biệt khác) đại diện tôi đi họp bên Quân Đoàn, phần tôi cố tìm cách liên lạc với gia đình ở Sa-Đéc để thu xếp qua Cần Thơ cho kịp để ra đi tối hôm đó. Sau đó vì có lệnh đầu hàng, buông súng bất ngờ nên chúng tôi phải thay đổi lịch trình ra đi vào xế trưa ngày 30/4/75 Chúng tôi gồm có: Đại Tá, Tỉnh Trưởng Kiêm Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh/Cần Thơ và phần lớn các sĩ quan ở Tiểu Khu, các công chức bên Tòa Hành Chánh, một số sĩ quan ở bên Quân Đoàn 4 và nhiều nữa mà lâu quá rồi tôi không nhớ hết, một số lớn trong nhóm di tản này đều đem được gia đình theo, tất cả chúng tôi đều lên một chiếc ghe đò máy để đi dọc theo sông Hậu Giang hướng ra biển và chi tiết về chuyến ra đi này tôi đã có tường thuật khá đầy đủ trong một bài trước đây có liên quan đến bài viết về ngày cuối cùng của Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 4. Trong khi chúng tôi còn lênh đênh trên dòng sông Hậu Giang thì có ai đó trên ghe bắt nghe được đài phát thanh Cần Thơ, đài này có loan tin là tàu của chúng tôi đã bị bắn chìm trên đường di tản rồi. Sau này tôi mới kiểm chứng lại thì được biết sự việc như sau: Số là sau khi chúng tôi rời Cần Thơ thì Thiếu Tuớng, Tư Lệnh Quân Đoàn 4 đề cử Đại Tá Th. làm Tỉnh Trưởng Kiêm Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh/Cần Thơ để thay thế Đại Tá D., sau khi nhậm chức, ông này có đưa ra lời kêu gọi gì đó trên đài phát thanh Cần Thơ và cũng trong dịp này, Đài có loan một tin giựt gân (không biết do đâu mà có) là chiếc tàu chở chúng tôi đi trên sông Hậu giang đã bị bắn chìm chết hết, trong đó đã nêu đích danh Đại Tá D. và cá nhân tôi. Tôi cũng xin nói thêm là, sau khi có lệnh buông súng đầu hàng, tôi có tập hợp các nhân viên trong cơ quan lại, lúc này có một số nhân viên đã bỏ đi về với gia đình, tôi cho biết là với tình hình này thì coi như không còn gì nữa, anh em ai về nhà nấy và tùy hoàn cảnh của mỗi người mà quyết định nên ra đi hay ở lại, nếu ai muốn đi thì theo tôi để đi, thật ra trong lúc này tôi cũng chưa biết phải ra đi bằng cách nào vì chúng tôi dự định đến tối hôm đó mới đi nên chưa chuẩn bị kịp ghe tàu gì cả. Tôi có hỏi riêng TT Bông có muốn đi hay không thì anh ta lưỡng lự một hồi rồi trả lời với tôi là với tình trạng này anh chưa biết quyết định ra sao, thôi thì cứ ở lại xem tình thế diễn biến như thế nào rồi sẽ tính sau và anh cầu chúc cho tôi và gia đình đi được bình an. Tôi nhớ có một số nhân viên, trong lúc hốt hoảng đã đi theo tôi, nhưng khi ghe vừa ra gần đến cửa biển thì lại tìm cách quay về vì kẹt gia đình, hơn nữa họ thấy với chiếc ghe cũ kỹ đó thì khó mà tới nơi tới chốn được và một số khác vẫn theo tôi đến đảo Mã Lai rồi cũng nhớ nhà rồi theo mấy chiếc ghe để trở về, lúc này có một số người chủ ghe muốn trở về nên nhà chức trách Mã Lai đồng ý cho họ trở về VN, cũng nhân dịp này tôi mới nhờ những người quen nhắn lại giùm với gia đình là tôi đã tới nhà chú Mã (Mã Lai) bình yên. Khi tôi qua định cư tại Hoa Kỳ, tôi có nghe đồn Thiếu Tá Lương Bông đã tự sát vào chiều ngày 30/4/75 nhưng tôi không rỏ chi tiết như thế nào, mãi cho đến mấy năm sau tôi mới được Hạ Sĩ Thân (anh này vừa là cận vệ vừa là tùy phái cho tôi) viết thư kể hết ngọn ngành về cái chết anh hùng của TT Bông như sau (những chữ trong ngoặc là chú thích của tôi):
“Thưa Thầy thân mến, (Anh này thường gọi tôi như thế) Khi đặt bút viết thư này cho Thầy thì tự nhiên nước mắt của em lưng tròng, vì khi nhớ đến Thầy tự nhiên em phải nhớ đến người quá cố, người cao cả ấy không phải ai xa lạ là người kế Thầy đó, Anh Lương Bông (TT Bông là người rất bình dân nên ngoài giờ làm việc các thuộc cấp đều xưng hô anh em với nhau). Cùng một ngày (30/4/75) mà 3 kẻ ra đi, Thầy đi miền đất lạnh, Anh Bông về lòng đất mẹ còn em trở lại xứ nghèo, em xin viết lại ngày quan trọng đó cho Thầy rõ. Lúc 10 giờ30 sáng ngày 30/4/75, sau khi tài xế Như đưa Thầy qua bên Tiểu Khu, nơi cơ quan mình chỉ còn lại Anh Bông, Phụng (một nhân viên thân tín khác) và em, ngoài ra không còn ai khác. Đến khoảng 11 giờ 30 thì ông Ấ. (Th/Sĩ này phụ trách trại giam của cơ quan) cùng một vài người trong trại gia binh phía sau lên đập cửa nhà của Thầy (ở cạnh văn phòng làm việc của tôi) để lấy tất cả đồ đạc, kể cả các đồ vật và mấy thùng rượu mà Thầy mua để chuẩn bị khao lon, chúng tôi chỉ đứng nhìn mà không dám nói gì. Độ 15 phút sau, Anh Bông và em cùng chú Phụng vô nhà thì đồ đạc, máy móc, quần áo v.v.. không còn gì cả, chỉ còn lại rác và những vật dụng không có giá trị nằm tung tóe khắp nhà xen lẫn cùng mấy tấm hình của cô và 2 cháu rơi rớt tùm lum. Em và Anh Bông có lượm mấy tấm ảnh cất làm kỷ niệm. Sau đó Anh Bông và em lấy xe của Thầy, chiếc xe jeep có gắn cần câu và hệ thống truyền tin đặc biệt đó, chạy vòng vòng thành phố và có chạy ra phía cầu Bắc Cần Thơ, khi đến nơi thì Bắc đã ngưng chạy, chúng em bèn quay trở về cơ quan. Lúc ấy khoảng 4 giờ chiều, Anh Bông bảo em lo nấu cơm và vào nhà Thầy coi có gì trong tủ lạnh để lấy ra nấu, trong nhà Thầy, đồ đạc thì tiêu hết nhưng thức ăn trong tủ lạnh vẫn còn. Sau khi nấu nướng xong, chúng em ăn uống trên đầu xe jeep đậu trong garage, ăn xong hơn 5 giờ chiều, Anh Bông vào phòng làm việc của Thầy mở máy lạnh và vặn đèn sáng choang cả phòng, Anh Bông lên ngồi đàng hoàng trên chiếc ghế của Thầy thường ngồi làm việc, lúc đó em còn đang dọn dẹp đồ ăn và ngó vào văn phòng xuyên qua cửa kính thì thấy Anh Bông đang “hý hoáy” viết gì đó, một lát sau tôi lại dòm vào thì thấy anh Bông lấy trái lựu đạn MK3 mà Thầy thường để trên kệ để phòng thân, ra và ôm vào bụng, lúc ấy em sợ quá nên chạy ra nhà xe la lớn lên cầu cứu nhưng lúc này trong cơ quan chẳng còn ai, thì ẦM một tiếng rất lớn, thế là Anh Bông đã ra đi một cách oanh liệt, khi em ôm anh ấy lên thì đôi mắt còn chớp lia và 2 giòng lệ còn lăn dài bên má. Em có nhặt tờ giấy mà anh Bông vừa viết khi nảy, thư này cũng bị cháy xém hết một phần, đại khái anh trăn trối lại với chị Bông là anh ấy xin lỗi chị ấy và cho biết là cả cuộc đời đã chiến đấu mà thất bại nay nay không thể sống để nhìn bọn cộng sản huênh hoang chiến thắng hay bắt tù làm nhục mình nên phải tìm cái chết này. Đến sáng hôm sau, em và Phụng khiên anh Bông ra ngoài để nằm ở nhà xe và tắm rửa, thay quần áo cho anh ấy xong, chúng em năn nỉ Tài xế Năm Lùn đưa giùm thi hài anh Bông về Sa-Đéc. Khi tụi này về đến Sa Đéc thì chị Bông qua Cần Thơ tìm anh Bông vì chị chưa biết tin anh Bông đã mất, khi được tin này và sau khi xem thư tuyệt mệnh của anh Bông để lại chị ấy ngất xỉu trong văn phòng của Thầy, lúc ấy đã hoang tàn đổ nát.”
Thưa quý độc giả, khi tôi ngồi viết lại chuyện này tôi tự lấy làm hổ thẹn, xấu hổ vì gần suốt cuộc đời trong quân ngũ mà không xứng đáng là một cấp chỉ huy, dù là cấp chỉ huy nhỏ trong Quân Đội, nhưng không có lòng cam đảm ở lại để sống chết với anh em vào lúc đất nước nguy kịch. Anh Bông, nếu linh hồn Anh có linh thiêng, xin tha thứ cho tôi, tôi xin hứa là khi nào tôi được trở về quê hương, tôi sẽ đến trước phần mộ của Anh để đốt nén hương trước là tạ tội sau là lạy Anh 3 lạy để tỏ lòng kính phục sự cam đảm của Anh at(không biết tôi còn sống đến ngày ấy không?).
San Francisco, Quốc Hận 2005
Nguyễn Thanh Tâm
Ty ANQĐ/Phong Dinh/Cần Thơ
KBC 3252'
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/4434-4434
TVQ chuyển