Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Mở Lại Những Trang Chiến Sử Xem Người Mỹ Đã Phản Công Như Thế Nào

Hải Quân Trung Cộng, đã có đủ khả năng, sẽ đánh chìm hai Hàng Không Mẫu Hạm của Hoa Kỳ và giết ít nhất là 10,000 binh sĩ, điều này sẽ cho thấy người Mỹ sẽ sợ hãi như thế nào."

Bùi Phạm Thành 

Trong một hội nghị thượng đỉnh quân sự của Trung Cộng (TC) ngày 20 tháng 12 năm 2018 vừa qua, Phó Đô Đốc Luo Yuan đã đưa một lời đe dọa đáng kinh ngạc rằng: "Nếu Hoa Kỳ tiếp tục can thiệp vào Biển Đông cũng như Eo Biển Đài Loan thì Hải Quân Trung Cộng, đã có đủ khả năng, sẽ đánh chìm hai Hàng Không Mẫu Hạm của Hoa Kỳ và giết ít nhất là 10,000 binh sĩ, điều này sẽ cho thấy người Mỹ sẽ sợ hãi như thế nào."

Luo Yuan
Là một tướng lãnh mà đưa ra lời tuyên bố như trên đủ thấy rằng Luo Yuan chỉ là một kẻ "đánh võ mồm" không am hiểu khả năng quân sự của mình và của đối phương, nhất là không am hiểu lịch sử chiến tranh để biết rằng người Mỹ sẽ phản ứng như thế nào khi họ bị tấn công và số người (binh sĩ và thường dân) bị chết quá cao. Có thể tóm tắt là quân đội Hoa Kỳ sẽ phản công rất mạnh mẽ và sự thiệt hại của bên gây chiến sẽ rất là thảm khốc.

Tưởng cũng nên nhắc lại Luo Yuan là một tướng văn phòng, chưa từng tham chiến một ngày nào, hiện đang là một Phó Đô Đốc của Hải Quân TC và đứng đầu một viện Đại Học Quân Sự TC.

Chúng ta hãy thử lược qua một vài trận chiến tiêu biểu của Hoa Kỳ từ ngày lập quốc cho đến nay.

Hãy Nhớ Alamo! - Remember The Alamo!

The Alamo, tranh vẽ năm 1854.
Trận chiến Alamo (từ 23 tháng 2 đến 6 tháng 3 năm 1836) là một sự kiện quan trọng trong lịch sử của Texas cũng như Hoa Kỳ. Sau một cuộc bao vây kéo dài 13 ngày, quân đội Mexico dưới thời Tổng Thống, đồng thời là tổng tư lệnh quân đội, Antonio López de Santa Anna đã phát động một cuộc tấn công vào nhà thờ (trụ sở truyền giáo) Alamo gần San Antonio de Béxar (San Antonio, Texas, Hoa Kỳ ngày nay), giết chết những người bảo vệ Texas (khoảng 400 đến 600 người) tử thủ tại nơi này. Sự tàn ác của Santa Anna trong trận chiến, ra lệnh xử tử tất cả những người sống sót hoặc đầu hàng, đã khích động nhiều người dân Texas, cả người định cư và nhà thám hiểm, gia nhập vào quân đội Texas. Với ý chí phục thù, người Texas đã đánh bại quân đội Mexico trong Trận San Jacinto, vào ngày 21 tháng 4 năm 1836, trận chiến chỉ kéo dài 18 phút, và quân đội Texas đã hô to khẩu hiệu "Remember the Alamo! - Hãy nhớ Alamo!" Kết cuộc là Santa Anna bị bắt sống và, để đổi lại với mạng sống, đã buộc phải ký kết thỏa ước trao quyền độc lập cho Texas.

Đài kỷ niệm những anh hùng chống giữ Alamo

Hãy Nhớ Ngày 7 Tháng Mười Hai! - Remember December 7th!

Ảnh chụp từ một máy bay Nhật Bản trong cuộc tấn công ngư lôi vào các tàu đậu ở hai bên đảo Ford ngay sau khi bắt đầu cuộc tấn công Trân Châu Cảng.
Bích chương in năm 1942 
Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng là một cuộc tấn công quân sự bất ngờ của Hải Quân Nhật Bản vào căn cứ hải quân Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng, Hawaii, vào sáng ngày 7 tháng 12 năm 1941. Cuộc tấn công, còn được gọi là Trận Trân Châu Cảng, dẫn đến việc Hoa Kỳ tham gia Thế Chiến II. 

Trận Trân Châu Cảng đã gây thiệt hại cho Hoa Kỳ:

4 tàu chiến bị đánh chìm
4 tàu chiến bị hư
1 tàu chiến cũ bị đánh chìm
1 tàu kéo chìm
3 tàu tuần dương bị hư
3 tàu khu trục bị hư
3 tàu khác bị hư
188 máy bay bị phá hủy
159 máy bay bị hư
2,335 bị chết
1,143 người bị thương

USS Arizona
Đài tưởng niệm tử sĩ Arizona - Arizona Memorial
Hai không ảnh chụp những đám mây hình nấm của bom nguyên tử thả xuống hai thành phố của Nhật Bản vào năm 1945
Kết cuộc, thì chúng ta đã biết, Nhật Bản đã đầu hàng sau khi hai quả bom nguyên tử (hạt nhân) thả xuống hai đảo Hiroshima và Nagasaki, gây thiệt hại:

Hiroshima:
20,000 lính bị chết
70,000 - 126,000 dân thường bị chết

Nagasaki:
39,000 - 80,000 bị chết

Tổng số bị chết:
129,000 - 226,000

Không Bao Giờ Quên 9/11 - Never Forget 9/11

Tượng Nữ Thần Tự Do và hai tòa nhà của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới tại New York đang bị cháy trong ngày 11 tháng 9 năm 2001
Các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 (còn gọi là 9/11) là một loạt bốn cuộc tấn công khủng bố phối hợp của nhóm khủng bố Hồi Giáo al-Qaeda chống lại Hoa Kỳ vào sáng thứ Ba, Ngày 11 tháng 9 năm 2001. Các cuộc tấn công này đã giết chết 2,996 người, làm bị thương hơn 6,000 người khác và gây tổn thất ít nhất 10 tỷ đô la (USD) về cơ sở hạ tầng và thiệt hại tài sản. Đồng thời có thêm nhiều người chết vì ung thư và các bệnh về đường hô hấp liên quan đến 9/11 trong những tháng và năm sau các cuộc tấn công.

Huy hiệu của toán 6
Cuộc tấn công 9/11 là nguyên nhân chính cho cuộc chiến tranh ở Afganistan (từ 2001 đến ngày nay), và kẻ chủ trương tấn công 9/11 là Osama Bin Laden đã bị chính phủ Hoa Kỳ lùng kiếm trên khắp các quốc gia vùng sa mạc Trung Đông trong nhiều năm.

Kết cuộc là, trong nhiệm kỳ của chính phủ Obama, Bin Laden bị giết ngay tại khu nhà ở Abbottabad, Pakistan ngày 2 tháng 5 năm 2011 bởi toán đặc nhiệm số 6 của SEAL (Sea, Air, and Land - Trên Biển, Trên Không và Trên Mặt Đất) thuộc Hải Quân Hoa Kỳ.



Hậu Quả Của Chiến Tranh

Guernica - của Picasso (vẽ năm 1937)
Quân đội không chỉ hơn nhau ở số đông và vũ khí mà còn là ở sự huấn luyện đầy đủ, lòng can đảm, tinh thần kỷ luật và kinh nghiệm chiến trường. Trong lịch sử thì lần cuối cùng quân đội TC tham chiến là Chiến Tranh Biên Giới Việt-Trung kéo dài 3 tuần 6 ngày (17 tháng Hai – 16 tháng Ba năm 1979) với một kết cuộc giống như một cuộc cướp phá của quân thổ phỉ ở biên giới, với thiệt hại của đôi bên gần như tương đương:

  • Trung Cộng: 26,000 chết, 37,000 bị thương
  • Việt Nam: 30,000 chết, 32,000 bị thương

Trong khi đó quân đội Hoa Kỳ, nếu chỉ tính từ sau chiến tranh Việt Nam (1975), thì vẫn tiếp tục tham chiến ở nhiều nơi.

Chiến tranh vùng Vịnh - Gulf War (1991)

Bản đồ hành quân ngày 24 - 28 tháng Hai năm 1991 của Chiến Dịch Bão Sa Mạc (Operation Desert Storm)

  • Thời gian: 6 tháng, 3 tuần và 5 ngày (2 tháng Tám, 1990 - 28 tháng Hai, 1991)
  • Đồng minh: Anh, Pháp, Ai Cập, Kuwait và Ả Rập
  • Đối phương: Iraq
Kết cuộc là một quốc gia Iraq tan hoang, với
  • 25,000-50,000 binh sĩ bị giết
  • hơn 75,000 bị thương
  • khoảng 80,000 bị bắt làm tù binh
  • cùng với 3,664 thường dân bị giết

Chiến tranh Kosovo - Kosovo War (1998-1999)
Trại tị nạn của những người Serbian và không phải là Albanian
  • Thời gian: tháng Hai, 1998 - tháng Mười Một, 1999
  • Quân đội Hoa Kỳ tham dự dưới danh nghĩa thành viên của NATO
  • Đối phương: Cộng Hòa Liên Bang Yugoslavia (Federal Republic of Yugoslavia)
Kết cuộc:
Khoảng từ 1.2 triệu đến 1.45 triệu người Albania gốc Kosovo phải di tản. Sau khi kết thúc chiến tranh vào tháng 6 năm 1999, nhiều người tị nạn Albania bắt đầu trở về từ các nước láng giềng. Đến tháng 11 năm 1999, theo Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc thì 848,100 trong số 1,108,913 đã trở lại.

Tổng thống Slobodan Milošević của Yugoslav, cùng với Milan Milutinovic, Nikola Sainovic, Dragoljub Ojdanic và Vlajko Stojiljkovic đã bị Tòa Án Tội Phạm Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc (United Nations International Criminal Tribunal) kết án với những tội ác giết người, cưỡng bức, trục xuất "dựa trên căn bản chính trị, chủng tộc hoặc tôn giáo."

Chiến tranh Iraq - Iraq War (2003-2011)

Bản đồ các đường tiến quân và các hoạt động / trận đánh lớn của Chiến tranh Iraq đến năm 2007
  • Thời gian: 20 tháng Ba, 2003 - 18 tháng Mười Hai, 2011 (8 năm, 8 tháng và 28 )
  • Đồng minh: Anh, Ba Lan, Úc và chiến binh người Kurdish - Cùng với sự ủng hộ của Canada và Hòa Lan (không thực sự tham chiến)
  • Đối phương: Iraq
Đây là một trong những cuộc chiến tranh dài mà quân đội Hoa Kỳ đã tham chiến bắt đầu từ năm 2003 với với cuộc tấn công vào Iraq bởi một liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo đã lật đổ chính phủ của Saddam Hussein. Cuộc xung đột tiếp diễn trong phần lớn của một thập niên tiếp theo khi một cuộc nổi dậy để chống lại các lực lượng chiếm đóng và chính phủ Iraq. Ước tính có khoảng 151,000 đến 600,000 người Iraq đã chết trong gần 4 năm xung đột đầu tiên. Hoa Kỳ đã tham gia lại vào năm 2014 khi đứng đầu một liên minh mới; cuộc nổi dậy và nhiều khía cạnh của chính trị và tôn giáo gây xung đột vũ trang dân sự vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Chiến tranh Iraq xảy ra như một phần của cuộc chiến chống khủng bố quốc tế và các quốc gia đã tài trợ nó dưới thời chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush sau vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9.

Kết cuộc:
Quốc gia Iraq bị tàn phá, hai người con trai của Saddam Hussein bị giết, Saddam Hussein bị bắt và bị tân chính phủ Iraq tử hình bằng phương pháp treo cổ với tội danh "Tội ác chống lại nhân loại - Crimes against humanity."

Vào mùa hè năm 2014, Tổng thống Obama tuyên bố rút quân khỏi Iraq, chỉ yểm trợ bằng không quân để ngăn chặn các cuộc tấn công của lực lượng ISIS, viện trợ nhân đạo cho người tị nạn mắc kẹt và giúp Iraq ổn định tình hình chính trị. Sau khi quân đội Hoa Kỳ rút lui, nội chiến giữa ISIS và quân chính phủ Iraq vẫn tiếp tục cho đến tháng Mười Hai năm 2017. Năm 2018, bạo lực ở Iraq đã ở mức thấp nhất trong mười năm.

Với cuộc chiến tranh đầy bạo lực, số người chết đã không được kiểm chứng rõ ràng, con số cao nhất được công bố bởi Lancet (tạp chí y khoa) vào tháng Sáu năm 2006 là 942,636 người Iraq bị chết.

Chiến tranh Afghanistan (2001 - Ngày nay)

Bản đồ chi tiết sự bành trướng của lực lượng nổi dậy Taliban ở Afghanistan 2002-2006
Chiến tranh ở Afghanistan (hay Chiến tranh Hoa Kỳ ở Afghanistan), mật danh là Chiến Dịch Giữ Vững Tự Do - Operation Enduring Freedom - từ 2001 đến 2014, và Chiến Dịch Bảo Vệ Tự Do - Operation Freedom's Sentinel - từ 2015 đến ngày nay, khởi đầu bằng cuộc tấn công vào Afghanistan của Hoa Kỳ ngày 7 tháng 10 năm 2001. Đây là cuộc chiến tranh  dài thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ, sau Chiến tranh Việt Nam, và có thể sẽ còn lâu dài hơn nữa.
  • Thời gian: từ ngày 7 tháng Mười, 2001 đến ngày nay (đã hơn 17 năm)
  • Đồng minh: Bắt đầu là Anh, Canada và Úc, sau đó là liên minh gồm hơn 40 quốc gia, bao gồm tất cả các thành viên của NATO
  • Mục đích: Tiêu diệt phiến quân al-Qaeda và không cho chúng dùng Afghanistan làm căn cứ an toàn để hoạt động bằng cách loại bỏ lực lượng Taliban - phong trào chính trị của Hồi Giáo Suni.
Kết cuộc:
Sau hơn 17 năm, cuộc chiến ở Afghanistan vẫn chưa có hồi kết cuộc, số người chết vì thế cũng chưa phải là con số sau cùng và Afghanistan vẫn chưa là một quốc gia được ổn định và có thể đứng vững trong tương lai. Rất có thể quốc gia này sẽ đi ngược thời gian để trở về thưở bộ lạc lang thang trong vùng sa mạc khô cằn và lởm chởm núi đá hoặc, tệ hại hơn, cuộc chiến nơi này sẽ trở thành một loại chiến tranh được gọi là Chiến Tranh Ủy Nhiệm (Proxy War), nơi để các quốc gia hùng mạnh thử vũ khí và chiến thuật, chiến lược đánh nhau trên sa mạc và núi đá.

Số người chết đã được ước tính như sau:

  • Lực lượng an ninh Afghanistan: 45,735 người chết
  • Liên Minh Phương Bắc (Northern Alliance): 200 người chết
  •  Đồng minh: 3,546 người chết 
    • Hoa Kỳ: 2,412
    • Vương quốc Anh: 456
    • Canada: 158
    • Pháp: 89
    • Đức: 57
    • Ý: 53
    • Các quốc gia khác: 321
  • Bị thương: 22,773 
    • Hoa Kỳ: 19,950
    • Vương quốc Anh: 2,188
    • Canada: 635
  • Tư nhân làm việc cho chính phủ: 2,000 người chết, hơn 15,000 bị thương
  • Thường dân: 31,000 người chết (2001-2016)
  • Taliban: hơn 72,000 người chết

Biết Người Biết Ta: So Sánh Lực Lượng Hoa Kỳ-Trung Cộng


Năm 2017, RAND Corporation đã dùng những tài liệu không thuộc loại bí mật để lập thành một bảng so sánh lực lượng Hoa Kỳ-Trung Cộng và đưa ra "phiếu điểm - scorecard" cho đôi bên, lấy hai điểm địa hình là Đài Loan (gần với Trung Hoa Lục Địa) và Trường Sa (xa Trung Hoa Lục Địa) để so sánh lợi thế của quân đội đôi bên.

Số điểm:
  • 4 - Lợi thế lớn
  • 3 - Có lợi thế
  • 2 - Tương đương
  • 1 - Bất lợi

Gần TC -
Đài Loan
Xa TC -
Trường Sa
1. Khả năng Trung Cộng tấn công các căn cứ không quân của Hoa Kỳ32
2. Ưu thế trên không của Hoa Kỳ so với Trung Cộng23
3. Khả năng Hoa Kỳ xâm nhập không phận Trung Cộng23
4. Khả năng Hoa Kỳ tấn công các căn cứ không quân Trung Cộng34
5. Khả năng Trung Cộng chống chiến tranh diện địa32
6. Khả năng Hoa Kỳ chống chiến tranh diện địa34
7. Vũ khí ngoài không gian của Hoa Kỳ22
8. Vũ khí ngoài không gian của Trung Cộng22
9. Chiến tranh không gian mạng (cyberwar) giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng33

10 . Khả năng trả đũa khi bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân:
  • Trung Cộng: Có thể trả đũa, nhưng không chắc chắn
  • Hoa Kỳ: Chắc chắn sẽ đủ khả năng trả đũa
Như thế thì Hoa Kỳ hầu như có lợi thế hơn TC về mọi phương diện và TC chỉ có thể gây khó khăn cho Hoa Kỳ ở trong khu vực nào đó gần với lục địa, có lẽ vì thế mà mấy năm gần đây TC tìm cách bành trướng ảnh hưởng ra khỏi lục địa bằng chương trình "Vành Đai, Con Đường" và xâm lăng, xây căn cứ quân sự ở Trường Sa. Một điều đáng ghi nhận là TC đã thành công chưa từng có với chiến tranh mạng (cyberwar) và đổi mới khả năng chống vũ khí ngoài không gian (counterspace).

Nếu Chiến Tranh Giữa Hoa Kỳ Và Trung Cộng Xảy Ra



Từ sau Thế Chiến thứ Hai cho đến ngày nay, với quân số hiện tại là 1,281,900 tại ngũ và 801,200 trừ bị, Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất trên thế giới có quân đội tham chiến ở hầu hết các chiến trường lớn trên thế giới. Ngoài ra, theo thống kê của Gallup năm 2017, thì 42% gia đình Mỹ có sở hữu vài khẩu súng đủ loại. Với dân số nước Mỹ vào khoảng 327 triệu, thì tổng số "tay súng dân sự" của Mỹ là khoảng 137 triệu, gấp 100 lần số binh sĩ tại ngũ. Đó là chưa kể đến vũ khí của Hải, Lục và Không Quân. Riêng về Hải Quân thì tổng số lực lượng Hải Quân của toàn thế giới gộp chung lại vẫn chưa có thể so sánh với lực lượng Hải Quân Hoa Kỳ. Chỉ với một vài con số như thế cũng đủ để nói câu "Muốn tấn công nước Mỹ thì không phải là dễ, nếu không muốn nói là không thể làm được, và nếu liều lĩnh thì sẽ phải trả với giá rất đắt."

Qua những nhận xét và các bài học lịch sử chiến tranh nêu trên, chúng ta có thể ước đoán hậu quả của cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng như sau:

Thời gian: có thể kéo dài từ 1 đến 5 năm
Đồng minh:

  • Liên minh 4 quốc gia trong "The Quad" (Mỹ, Nhật, Ấn, Úc)
  • Liên minh Âu Châu: Anh, Pháp
  • Các quốc gia khác tham gia trễ với hy vọng được chia phần sau khi chiến thắng
  • Ủng hộ nhưng không tham chiến: các quốc gia còn lại của khối NATO và các quốc gia còn lại của khối ASEAN

Đối phương: Trung Cộng với sự ủng hộ (không tham chiến) của Nga, Bắc Hàn, Cambodia và Cuba.

Kết cuộc:
Nếu Đức (hoặc Ý) và Canada tham dự vào liên minh chống TC thì chúng ta có thể ví đây là "Tám quốc gia liên minh lần thứ nhì - Đệ Nhị Bát Quốc Liên Minh" để chống Trung Cộng, và kết quả thì có thể là một trong ba trường hợp

  1. Không khác gì lần trước của "Bát Quốc Liên Minh", sau sự tàn phá ghê gớm và số người chết có thể lên đến hàng triệu, Trung Hoa Lục Địa sẽ được đem trở về nguyên trạng của thời xa xưa là phân chia ra thành nhiều quốc gia độc lập có ngôn ngữ và văn hóa riêng biệt. Rất có thể sẽ có những vùng bị đặt dưới quyền cai trị của các quốc gia tây phương thắng trận.
  2. Cả thế giới sẽ nhập cuộc vào "Thế Chiến Thứ Ba" và hậu quả có thể là một phần rộng lớn của TC sẽ chịu thảm họa giống như Hiroshima và Nagasaki, nhưng mức tàn phá sẽ khủng khiếp hơn và số người chết sẽ là vài triệu người, đồng thời hậu quả của phóng xạ sẽ khiến hàng triệu người khác lâm bệnh hoặc chết trong hàng chục năm sau khi chiến tranh chấm dứt. Các quốc gia như Đài Loan, Nam-Bắc Hàn, và Nhật cũng có thể bị ảnh hưởng nặng nề về sự tàn phá của chiến tranh.
  3. Trung Cộng chấp nhận đầu hàng hoặc đình chiến để được giữ lại đất đai như thời mới chiếm được lục địa. 
Trong cả ba trường hợp thì TC đều thất bại, một số lãnh tụ chính trị và quân đội của TC có thể sẽ bị đưa ra xử ở Tòa Án Tội Phạm Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc. Lý thuyết cộng sản trở nên quá lỗi thời, đảng cộng sản sẽ xuy tàn dần, và cuối cùng sẽ biến mất khỏi Trung Hoa lục địa cũng như trên toàn thế giới.

Dự đoán trên có thể không gần, nhưng cũng không quá xa, với hậu quả của một cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Đó là thực tế mà lịch sử đã chứng minh nhiều lần. Những "tướng văn phòng" và "quan võ mồm" cần phải đọc lại quân sử để hiểu những bài học căn bản của chiến tranh và nên nhớ rằng "Làm tướng ngu đần thì xương chất thành núi và máu chảy thành sông." Thế cho nên trước khi có những ý định điên rồ thì hãy nhớ lại những khẩu hiệu lịch sử của Hoa Kỳ và những trừng phạt ghê gớm cho những kẻ đứng bên kia mũi súng của những người hô vang những khẩu hiệu đó:

Hãy Nhớ Alamo! - Remember The Alamo!
Hãy Nhớ Ngày 7 Tháng Mười Hai! - Remember December 7th!
Không Bao Giờ Quên 9/11 - Never Forget 9/11


Bùi Phạm Thành 
Hoang Pham chuyen

Bàn ra tán vào (2)

Ông 7
Ở phần “đối phương”, xin tác giả ghi thêm một đệ tử của chúng nữa: Vịt nem. Cám ơn !

----------------------------------------------------------------------------------

Nguyệt phạm
Mỹ yếu lắm ! nó thua nước nhỏ như ta ,thì nó phải sợ nước lớn Trung quốc đễn nỗi ...teo " bác hồ " . Biết ta mạnh nó năn nỉ ta giúp ,chống đỡ Trung quốc cho nó .Bây giờ CHỈ MÌNH TA THỨC CANH GÁC HOÀ BÌNH CHO THẾ GIÁI ...Ta theo chủ trương của bác Hồ :LỦNG LẲNG ĐONG ĐƯA cho hai thằng đều ghét thì rồi "bác" cũng teo,hết còn lủng lẳng đong đưa...

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Mở Lại Những Trang Chiến Sử Xem Người Mỹ Đã Phản Công Như Thế Nào

Hải Quân Trung Cộng, đã có đủ khả năng, sẽ đánh chìm hai Hàng Không Mẫu Hạm của Hoa Kỳ và giết ít nhất là 10,000 binh sĩ, điều này sẽ cho thấy người Mỹ sẽ sợ hãi như thế nào."

Bùi Phạm Thành 

Trong một hội nghị thượng đỉnh quân sự của Trung Cộng (TC) ngày 20 tháng 12 năm 2018 vừa qua, Phó Đô Đốc Luo Yuan đã đưa một lời đe dọa đáng kinh ngạc rằng: "Nếu Hoa Kỳ tiếp tục can thiệp vào Biển Đông cũng như Eo Biển Đài Loan thì Hải Quân Trung Cộng, đã có đủ khả năng, sẽ đánh chìm hai Hàng Không Mẫu Hạm của Hoa Kỳ và giết ít nhất là 10,000 binh sĩ, điều này sẽ cho thấy người Mỹ sẽ sợ hãi như thế nào."

Luo Yuan
Là một tướng lãnh mà đưa ra lời tuyên bố như trên đủ thấy rằng Luo Yuan chỉ là một kẻ "đánh võ mồm" không am hiểu khả năng quân sự của mình và của đối phương, nhất là không am hiểu lịch sử chiến tranh để biết rằng người Mỹ sẽ phản ứng như thế nào khi họ bị tấn công và số người (binh sĩ và thường dân) bị chết quá cao. Có thể tóm tắt là quân đội Hoa Kỳ sẽ phản công rất mạnh mẽ và sự thiệt hại của bên gây chiến sẽ rất là thảm khốc.

Tưởng cũng nên nhắc lại Luo Yuan là một tướng văn phòng, chưa từng tham chiến một ngày nào, hiện đang là một Phó Đô Đốc của Hải Quân TC và đứng đầu một viện Đại Học Quân Sự TC.

Chúng ta hãy thử lược qua một vài trận chiến tiêu biểu của Hoa Kỳ từ ngày lập quốc cho đến nay.

Hãy Nhớ Alamo! - Remember The Alamo!

The Alamo, tranh vẽ năm 1854.
Trận chiến Alamo (từ 23 tháng 2 đến 6 tháng 3 năm 1836) là một sự kiện quan trọng trong lịch sử của Texas cũng như Hoa Kỳ. Sau một cuộc bao vây kéo dài 13 ngày, quân đội Mexico dưới thời Tổng Thống, đồng thời là tổng tư lệnh quân đội, Antonio López de Santa Anna đã phát động một cuộc tấn công vào nhà thờ (trụ sở truyền giáo) Alamo gần San Antonio de Béxar (San Antonio, Texas, Hoa Kỳ ngày nay), giết chết những người bảo vệ Texas (khoảng 400 đến 600 người) tử thủ tại nơi này. Sự tàn ác của Santa Anna trong trận chiến, ra lệnh xử tử tất cả những người sống sót hoặc đầu hàng, đã khích động nhiều người dân Texas, cả người định cư và nhà thám hiểm, gia nhập vào quân đội Texas. Với ý chí phục thù, người Texas đã đánh bại quân đội Mexico trong Trận San Jacinto, vào ngày 21 tháng 4 năm 1836, trận chiến chỉ kéo dài 18 phút, và quân đội Texas đã hô to khẩu hiệu "Remember the Alamo! - Hãy nhớ Alamo!" Kết cuộc là Santa Anna bị bắt sống và, để đổi lại với mạng sống, đã buộc phải ký kết thỏa ước trao quyền độc lập cho Texas.

Đài kỷ niệm những anh hùng chống giữ Alamo

Hãy Nhớ Ngày 7 Tháng Mười Hai! - Remember December 7th!

Ảnh chụp từ một máy bay Nhật Bản trong cuộc tấn công ngư lôi vào các tàu đậu ở hai bên đảo Ford ngay sau khi bắt đầu cuộc tấn công Trân Châu Cảng.
Bích chương in năm 1942 
Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng là một cuộc tấn công quân sự bất ngờ của Hải Quân Nhật Bản vào căn cứ hải quân Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng, Hawaii, vào sáng ngày 7 tháng 12 năm 1941. Cuộc tấn công, còn được gọi là Trận Trân Châu Cảng, dẫn đến việc Hoa Kỳ tham gia Thế Chiến II. 

Trận Trân Châu Cảng đã gây thiệt hại cho Hoa Kỳ:

4 tàu chiến bị đánh chìm
4 tàu chiến bị hư
1 tàu chiến cũ bị đánh chìm
1 tàu kéo chìm
3 tàu tuần dương bị hư
3 tàu khu trục bị hư
3 tàu khác bị hư
188 máy bay bị phá hủy
159 máy bay bị hư
2,335 bị chết
1,143 người bị thương

USS Arizona
Đài tưởng niệm tử sĩ Arizona - Arizona Memorial
Hai không ảnh chụp những đám mây hình nấm của bom nguyên tử thả xuống hai thành phố của Nhật Bản vào năm 1945
Kết cuộc, thì chúng ta đã biết, Nhật Bản đã đầu hàng sau khi hai quả bom nguyên tử (hạt nhân) thả xuống hai đảo Hiroshima và Nagasaki, gây thiệt hại:

Hiroshima:
20,000 lính bị chết
70,000 - 126,000 dân thường bị chết

Nagasaki:
39,000 - 80,000 bị chết

Tổng số bị chết:
129,000 - 226,000

Không Bao Giờ Quên 9/11 - Never Forget 9/11

Tượng Nữ Thần Tự Do và hai tòa nhà của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới tại New York đang bị cháy trong ngày 11 tháng 9 năm 2001
Các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 (còn gọi là 9/11) là một loạt bốn cuộc tấn công khủng bố phối hợp của nhóm khủng bố Hồi Giáo al-Qaeda chống lại Hoa Kỳ vào sáng thứ Ba, Ngày 11 tháng 9 năm 2001. Các cuộc tấn công này đã giết chết 2,996 người, làm bị thương hơn 6,000 người khác và gây tổn thất ít nhất 10 tỷ đô la (USD) về cơ sở hạ tầng và thiệt hại tài sản. Đồng thời có thêm nhiều người chết vì ung thư và các bệnh về đường hô hấp liên quan đến 9/11 trong những tháng và năm sau các cuộc tấn công.

Huy hiệu của toán 6
Cuộc tấn công 9/11 là nguyên nhân chính cho cuộc chiến tranh ở Afganistan (từ 2001 đến ngày nay), và kẻ chủ trương tấn công 9/11 là Osama Bin Laden đã bị chính phủ Hoa Kỳ lùng kiếm trên khắp các quốc gia vùng sa mạc Trung Đông trong nhiều năm.

Kết cuộc là, trong nhiệm kỳ của chính phủ Obama, Bin Laden bị giết ngay tại khu nhà ở Abbottabad, Pakistan ngày 2 tháng 5 năm 2011 bởi toán đặc nhiệm số 6 của SEAL (Sea, Air, and Land - Trên Biển, Trên Không và Trên Mặt Đất) thuộc Hải Quân Hoa Kỳ.



Hậu Quả Của Chiến Tranh

Guernica - của Picasso (vẽ năm 1937)
Quân đội không chỉ hơn nhau ở số đông và vũ khí mà còn là ở sự huấn luyện đầy đủ, lòng can đảm, tinh thần kỷ luật và kinh nghiệm chiến trường. Trong lịch sử thì lần cuối cùng quân đội TC tham chiến là Chiến Tranh Biên Giới Việt-Trung kéo dài 3 tuần 6 ngày (17 tháng Hai – 16 tháng Ba năm 1979) với một kết cuộc giống như một cuộc cướp phá của quân thổ phỉ ở biên giới, với thiệt hại của đôi bên gần như tương đương:

  • Trung Cộng: 26,000 chết, 37,000 bị thương
  • Việt Nam: 30,000 chết, 32,000 bị thương

Trong khi đó quân đội Hoa Kỳ, nếu chỉ tính từ sau chiến tranh Việt Nam (1975), thì vẫn tiếp tục tham chiến ở nhiều nơi.

Chiến tranh vùng Vịnh - Gulf War (1991)

Bản đồ hành quân ngày 24 - 28 tháng Hai năm 1991 của Chiến Dịch Bão Sa Mạc (Operation Desert Storm)

  • Thời gian: 6 tháng, 3 tuần và 5 ngày (2 tháng Tám, 1990 - 28 tháng Hai, 1991)
  • Đồng minh: Anh, Pháp, Ai Cập, Kuwait và Ả Rập
  • Đối phương: Iraq
Kết cuộc là một quốc gia Iraq tan hoang, với
  • 25,000-50,000 binh sĩ bị giết
  • hơn 75,000 bị thương
  • khoảng 80,000 bị bắt làm tù binh
  • cùng với 3,664 thường dân bị giết

Chiến tranh Kosovo - Kosovo War (1998-1999)
Trại tị nạn của những người Serbian và không phải là Albanian
  • Thời gian: tháng Hai, 1998 - tháng Mười Một, 1999
  • Quân đội Hoa Kỳ tham dự dưới danh nghĩa thành viên của NATO
  • Đối phương: Cộng Hòa Liên Bang Yugoslavia (Federal Republic of Yugoslavia)
Kết cuộc:
Khoảng từ 1.2 triệu đến 1.45 triệu người Albania gốc Kosovo phải di tản. Sau khi kết thúc chiến tranh vào tháng 6 năm 1999, nhiều người tị nạn Albania bắt đầu trở về từ các nước láng giềng. Đến tháng 11 năm 1999, theo Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc thì 848,100 trong số 1,108,913 đã trở lại.

Tổng thống Slobodan Milošević của Yugoslav, cùng với Milan Milutinovic, Nikola Sainovic, Dragoljub Ojdanic và Vlajko Stojiljkovic đã bị Tòa Án Tội Phạm Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc (United Nations International Criminal Tribunal) kết án với những tội ác giết người, cưỡng bức, trục xuất "dựa trên căn bản chính trị, chủng tộc hoặc tôn giáo."

Chiến tranh Iraq - Iraq War (2003-2011)

Bản đồ các đường tiến quân và các hoạt động / trận đánh lớn của Chiến tranh Iraq đến năm 2007
  • Thời gian: 20 tháng Ba, 2003 - 18 tháng Mười Hai, 2011 (8 năm, 8 tháng và 28 )
  • Đồng minh: Anh, Ba Lan, Úc và chiến binh người Kurdish - Cùng với sự ủng hộ của Canada và Hòa Lan (không thực sự tham chiến)
  • Đối phương: Iraq
Đây là một trong những cuộc chiến tranh dài mà quân đội Hoa Kỳ đã tham chiến bắt đầu từ năm 2003 với với cuộc tấn công vào Iraq bởi một liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo đã lật đổ chính phủ của Saddam Hussein. Cuộc xung đột tiếp diễn trong phần lớn của một thập niên tiếp theo khi một cuộc nổi dậy để chống lại các lực lượng chiếm đóng và chính phủ Iraq. Ước tính có khoảng 151,000 đến 600,000 người Iraq đã chết trong gần 4 năm xung đột đầu tiên. Hoa Kỳ đã tham gia lại vào năm 2014 khi đứng đầu một liên minh mới; cuộc nổi dậy và nhiều khía cạnh của chính trị và tôn giáo gây xung đột vũ trang dân sự vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Chiến tranh Iraq xảy ra như một phần của cuộc chiến chống khủng bố quốc tế và các quốc gia đã tài trợ nó dưới thời chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush sau vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9.

Kết cuộc:
Quốc gia Iraq bị tàn phá, hai người con trai của Saddam Hussein bị giết, Saddam Hussein bị bắt và bị tân chính phủ Iraq tử hình bằng phương pháp treo cổ với tội danh "Tội ác chống lại nhân loại - Crimes against humanity."

Vào mùa hè năm 2014, Tổng thống Obama tuyên bố rút quân khỏi Iraq, chỉ yểm trợ bằng không quân để ngăn chặn các cuộc tấn công của lực lượng ISIS, viện trợ nhân đạo cho người tị nạn mắc kẹt và giúp Iraq ổn định tình hình chính trị. Sau khi quân đội Hoa Kỳ rút lui, nội chiến giữa ISIS và quân chính phủ Iraq vẫn tiếp tục cho đến tháng Mười Hai năm 2017. Năm 2018, bạo lực ở Iraq đã ở mức thấp nhất trong mười năm.

Với cuộc chiến tranh đầy bạo lực, số người chết đã không được kiểm chứng rõ ràng, con số cao nhất được công bố bởi Lancet (tạp chí y khoa) vào tháng Sáu năm 2006 là 942,636 người Iraq bị chết.

Chiến tranh Afghanistan (2001 - Ngày nay)

Bản đồ chi tiết sự bành trướng của lực lượng nổi dậy Taliban ở Afghanistan 2002-2006
Chiến tranh ở Afghanistan (hay Chiến tranh Hoa Kỳ ở Afghanistan), mật danh là Chiến Dịch Giữ Vững Tự Do - Operation Enduring Freedom - từ 2001 đến 2014, và Chiến Dịch Bảo Vệ Tự Do - Operation Freedom's Sentinel - từ 2015 đến ngày nay, khởi đầu bằng cuộc tấn công vào Afghanistan của Hoa Kỳ ngày 7 tháng 10 năm 2001. Đây là cuộc chiến tranh  dài thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ, sau Chiến tranh Việt Nam, và có thể sẽ còn lâu dài hơn nữa.
  • Thời gian: từ ngày 7 tháng Mười, 2001 đến ngày nay (đã hơn 17 năm)
  • Đồng minh: Bắt đầu là Anh, Canada và Úc, sau đó là liên minh gồm hơn 40 quốc gia, bao gồm tất cả các thành viên của NATO
  • Mục đích: Tiêu diệt phiến quân al-Qaeda và không cho chúng dùng Afghanistan làm căn cứ an toàn để hoạt động bằng cách loại bỏ lực lượng Taliban - phong trào chính trị của Hồi Giáo Suni.
Kết cuộc:
Sau hơn 17 năm, cuộc chiến ở Afghanistan vẫn chưa có hồi kết cuộc, số người chết vì thế cũng chưa phải là con số sau cùng và Afghanistan vẫn chưa là một quốc gia được ổn định và có thể đứng vững trong tương lai. Rất có thể quốc gia này sẽ đi ngược thời gian để trở về thưở bộ lạc lang thang trong vùng sa mạc khô cằn và lởm chởm núi đá hoặc, tệ hại hơn, cuộc chiến nơi này sẽ trở thành một loại chiến tranh được gọi là Chiến Tranh Ủy Nhiệm (Proxy War), nơi để các quốc gia hùng mạnh thử vũ khí và chiến thuật, chiến lược đánh nhau trên sa mạc và núi đá.

Số người chết đã được ước tính như sau:

  • Lực lượng an ninh Afghanistan: 45,735 người chết
  • Liên Minh Phương Bắc (Northern Alliance): 200 người chết
  •  Đồng minh: 3,546 người chết 
    • Hoa Kỳ: 2,412
    • Vương quốc Anh: 456
    • Canada: 158
    • Pháp: 89
    • Đức: 57
    • Ý: 53
    • Các quốc gia khác: 321
  • Bị thương: 22,773 
    • Hoa Kỳ: 19,950
    • Vương quốc Anh: 2,188
    • Canada: 635
  • Tư nhân làm việc cho chính phủ: 2,000 người chết, hơn 15,000 bị thương
  • Thường dân: 31,000 người chết (2001-2016)
  • Taliban: hơn 72,000 người chết

Biết Người Biết Ta: So Sánh Lực Lượng Hoa Kỳ-Trung Cộng


Năm 2017, RAND Corporation đã dùng những tài liệu không thuộc loại bí mật để lập thành một bảng so sánh lực lượng Hoa Kỳ-Trung Cộng và đưa ra "phiếu điểm - scorecard" cho đôi bên, lấy hai điểm địa hình là Đài Loan (gần với Trung Hoa Lục Địa) và Trường Sa (xa Trung Hoa Lục Địa) để so sánh lợi thế của quân đội đôi bên.

Số điểm:
  • 4 - Lợi thế lớn
  • 3 - Có lợi thế
  • 2 - Tương đương
  • 1 - Bất lợi

Gần TC -
Đài Loan
Xa TC -
Trường Sa
1. Khả năng Trung Cộng tấn công các căn cứ không quân của Hoa Kỳ32
2. Ưu thế trên không của Hoa Kỳ so với Trung Cộng23
3. Khả năng Hoa Kỳ xâm nhập không phận Trung Cộng23
4. Khả năng Hoa Kỳ tấn công các căn cứ không quân Trung Cộng34
5. Khả năng Trung Cộng chống chiến tranh diện địa32
6. Khả năng Hoa Kỳ chống chiến tranh diện địa34
7. Vũ khí ngoài không gian của Hoa Kỳ22
8. Vũ khí ngoài không gian của Trung Cộng22
9. Chiến tranh không gian mạng (cyberwar) giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng33

10 . Khả năng trả đũa khi bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân:
  • Trung Cộng: Có thể trả đũa, nhưng không chắc chắn
  • Hoa Kỳ: Chắc chắn sẽ đủ khả năng trả đũa
Như thế thì Hoa Kỳ hầu như có lợi thế hơn TC về mọi phương diện và TC chỉ có thể gây khó khăn cho Hoa Kỳ ở trong khu vực nào đó gần với lục địa, có lẽ vì thế mà mấy năm gần đây TC tìm cách bành trướng ảnh hưởng ra khỏi lục địa bằng chương trình "Vành Đai, Con Đường" và xâm lăng, xây căn cứ quân sự ở Trường Sa. Một điều đáng ghi nhận là TC đã thành công chưa từng có với chiến tranh mạng (cyberwar) và đổi mới khả năng chống vũ khí ngoài không gian (counterspace).

Nếu Chiến Tranh Giữa Hoa Kỳ Và Trung Cộng Xảy Ra



Từ sau Thế Chiến thứ Hai cho đến ngày nay, với quân số hiện tại là 1,281,900 tại ngũ và 801,200 trừ bị, Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất trên thế giới có quân đội tham chiến ở hầu hết các chiến trường lớn trên thế giới. Ngoài ra, theo thống kê của Gallup năm 2017, thì 42% gia đình Mỹ có sở hữu vài khẩu súng đủ loại. Với dân số nước Mỹ vào khoảng 327 triệu, thì tổng số "tay súng dân sự" của Mỹ là khoảng 137 triệu, gấp 100 lần số binh sĩ tại ngũ. Đó là chưa kể đến vũ khí của Hải, Lục và Không Quân. Riêng về Hải Quân thì tổng số lực lượng Hải Quân của toàn thế giới gộp chung lại vẫn chưa có thể so sánh với lực lượng Hải Quân Hoa Kỳ. Chỉ với một vài con số như thế cũng đủ để nói câu "Muốn tấn công nước Mỹ thì không phải là dễ, nếu không muốn nói là không thể làm được, và nếu liều lĩnh thì sẽ phải trả với giá rất đắt."

Qua những nhận xét và các bài học lịch sử chiến tranh nêu trên, chúng ta có thể ước đoán hậu quả của cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng như sau:

Thời gian: có thể kéo dài từ 1 đến 5 năm
Đồng minh:

  • Liên minh 4 quốc gia trong "The Quad" (Mỹ, Nhật, Ấn, Úc)
  • Liên minh Âu Châu: Anh, Pháp
  • Các quốc gia khác tham gia trễ với hy vọng được chia phần sau khi chiến thắng
  • Ủng hộ nhưng không tham chiến: các quốc gia còn lại của khối NATO và các quốc gia còn lại của khối ASEAN

Đối phương: Trung Cộng với sự ủng hộ (không tham chiến) của Nga, Bắc Hàn, Cambodia và Cuba.

Kết cuộc:
Nếu Đức (hoặc Ý) và Canada tham dự vào liên minh chống TC thì chúng ta có thể ví đây là "Tám quốc gia liên minh lần thứ nhì - Đệ Nhị Bát Quốc Liên Minh" để chống Trung Cộng, và kết quả thì có thể là một trong ba trường hợp

  1. Không khác gì lần trước của "Bát Quốc Liên Minh", sau sự tàn phá ghê gớm và số người chết có thể lên đến hàng triệu, Trung Hoa Lục Địa sẽ được đem trở về nguyên trạng của thời xa xưa là phân chia ra thành nhiều quốc gia độc lập có ngôn ngữ và văn hóa riêng biệt. Rất có thể sẽ có những vùng bị đặt dưới quyền cai trị của các quốc gia tây phương thắng trận.
  2. Cả thế giới sẽ nhập cuộc vào "Thế Chiến Thứ Ba" và hậu quả có thể là một phần rộng lớn của TC sẽ chịu thảm họa giống như Hiroshima và Nagasaki, nhưng mức tàn phá sẽ khủng khiếp hơn và số người chết sẽ là vài triệu người, đồng thời hậu quả của phóng xạ sẽ khiến hàng triệu người khác lâm bệnh hoặc chết trong hàng chục năm sau khi chiến tranh chấm dứt. Các quốc gia như Đài Loan, Nam-Bắc Hàn, và Nhật cũng có thể bị ảnh hưởng nặng nề về sự tàn phá của chiến tranh.
  3. Trung Cộng chấp nhận đầu hàng hoặc đình chiến để được giữ lại đất đai như thời mới chiếm được lục địa. 
Trong cả ba trường hợp thì TC đều thất bại, một số lãnh tụ chính trị và quân đội của TC có thể sẽ bị đưa ra xử ở Tòa Án Tội Phạm Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc. Lý thuyết cộng sản trở nên quá lỗi thời, đảng cộng sản sẽ xuy tàn dần, và cuối cùng sẽ biến mất khỏi Trung Hoa lục địa cũng như trên toàn thế giới.

Dự đoán trên có thể không gần, nhưng cũng không quá xa, với hậu quả của một cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Đó là thực tế mà lịch sử đã chứng minh nhiều lần. Những "tướng văn phòng" và "quan võ mồm" cần phải đọc lại quân sử để hiểu những bài học căn bản của chiến tranh và nên nhớ rằng "Làm tướng ngu đần thì xương chất thành núi và máu chảy thành sông." Thế cho nên trước khi có những ý định điên rồ thì hãy nhớ lại những khẩu hiệu lịch sử của Hoa Kỳ và những trừng phạt ghê gớm cho những kẻ đứng bên kia mũi súng của những người hô vang những khẩu hiệu đó:

Hãy Nhớ Alamo! - Remember The Alamo!
Hãy Nhớ Ngày 7 Tháng Mười Hai! - Remember December 7th!
Không Bao Giờ Quên 9/11 - Never Forget 9/11


Bùi Phạm Thành 
Hoang Pham chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm