Cà Kê Dê Ngỗng
"Một Bài Thơ Rất Mất Dạy!" - by Phạm Cao Dương / Trần Văn Giang (ghi lại).
Trong
ít ngày qua, khi kiểm điểm và sắp xếp lại sách vở, thư từ, tài liệu,
người viết tình cờ tìm lại được thư của một người bạn thân viết cho từ
một trại tị nạn Đông Nam Á.
Người bạn đó là nhà giáo kiêm nhà báo Nguyễn Quốc Hùng, bút danh là Thầy Khóa Tư của tờ báo Diều Hâu của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa ở Saigon thời trước năm 1975.
Bạn tôi xuất thân từ một gia đình Nho giáo. Anh là con một vị huấn đạo, một học quan trong chế độ xưa nên rất giỏi chữ Hán và chuyên dạy Quốc Văn cho các trường trung học ở Miền Nam với nhiệm sở chính là Trường Trung Học Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho.
Nhưng khác với các giáo sư Quốc Văn khác, anh không chỉ chuyên dạy Quốc Văn mà còn viết văn, viết báo, dịch truyện cổ từ chữ Hán sang tiếng Việt như Kim Bình Mai, Hồng Lâu Mộng, chưa kể tới Từ Điển Hán Việt...
Mặt khác, anh cũng giỏi về nhạc và chơi đàn lục huyền cầm Hạ Uy Di rất điêu luyện. Chính anh là người đã giúp cho tôi biết ít nhiều về nhạc mới Việt Nam, đặc biệt là nhạc tiền chiến mà cho tới khi biết anh, vì chỉ lo học hành, tôi hoàn toàn mù tịt, cũng giống như một bạn nhà giáo khác trước học cùng lớp với tôi, Giáo Sư Sử Địa Nguyễn Khắc Ngữ, người đã đưa tôi vào con đường nghiên cứu và xuất bản sách.
Chưa hết, trong các lối văn anh viết, bạn tôi rất giỏi về các thể văn cổ như thơ Đường, phú, văn tế, câu đối... mà anh viết một cách trôi chảy, dễ dàng không khác gì các nhà Nho ngày xưa với niêm, luật, đối âm, đối ý... rất chỉnh, khó có ai thời thập niên sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước và sau này có thể làm như vậy được.
Chính vì vậy hồi trước năm 1975, tôi đã thu thập một số thơ văn anh để giúp anh phổ biến nhưng không thành. Như một cơn hồng thủy, Biến Cố 30 Tháng Tư 1975 đã xóa đi tất cả.
Trong thư viết cho tôi, Thày Khóa Tư có gửi kèm cho tôi bài viết nhan đề “Giai Thoại Thi Ca Thời Đại” và yêu cầu tôi phổ biến.
Bài viết nói về bài thơ nhan đề “Đề Miếu Hưng Đạo Vương” truyền tụng là do Hồ Chí Minh làm khi ông này viếng thăm Đền Kiếp Bạc hồi đầu kháng chiến chống Pháp.
Thư bạn tôi viết đã lâu, ngót bốn thập niên trước, chữ rất mờ nhưng giá trị vẫn còn, nay tìm lại được, thể theo lời bạn, tôi xin sao lục gửi tới các quý vị thân hữu quen biết anh, đồng thời cũng xin gửi tới quý vị yêu lối thơ xướng họa của cổ nhân, có dịp nhớ lại sinh hoạt một thời, nay chỉ còn là vang bóng. Bài viết nguyên văn như sau:
Giai Thoại Thi Ca Thời Đại
Khóa tôi lúc mới ở trại tập trung cải tạo ra, được một anh bạn nhà văn đọc cho nghe một bài thơ của Hồ Chí Minh. Khóa tôi nghe xong bài thơ mà tay chân bủn rủn, cổ họng tắc nghẹn, vì nó thuộc loại cực kỳ mất dạy, có lẽ do tên “phản động” nào làm rồi gán cho “Hồ Chủ Tịch Vĩ Đại” để tuyên truyền bậy bạ chăng. Anh bạn tôi tức quá, tìm cho bằng được số tạp chí Văn Học Nghệ Thuật có đăng bài thơ đó dí vào mũi tôi.
Thì ra, hồi Việt Minh đánh Pháp, họ Hồ đi ngang đền thờ Đức Trần Hưng Đạo, ghé lại đề thơ như sau:
Đề Miếu Hưng Đạo Vương
"Suy ra tôi bác cũng anh hùng,
Sau trước cùng chung giữ núi sông.
Bác đuổi quân Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi xua giặc Pháp, ngọn cờ hồng.
Bác đưa dân tộc qua nô lệ,
Tôi dẫn năm châu đến đại đồng.
Bác có khôn thiêng cười một tiếng,
Giùm tôi kháng chiến sớm thành công."
Thật là giấy trắng mực đen, Khóa tôi hết ý kiến. Anh bạn nhà văn phạt Khóa tôi bằng cách bắt làm bài họa. Kể ra, đây là bài thơ niêm luật chỉnh tề, vần đối chững chạc. Hay nhất là hai câu thực, từ ngữ sống động, hình ảnh hào hùng.
Nhưng không phải vì thế mà khó làm bài họa. Lấy thơ để họa thơ là chuyện thường tình, khó là ở chỗ lấy ý mà chọi ý. Về vụ này, với bài thơ của họ Hồ thì Khóa tôi xin chịu thua trước. Họ Hồ coi Đức Thái Sư Thượng Phụ Thượng Quốc Công Bình Bắc Đại Nguyên Soái Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là chỗ bạn bè quen biết, xưng hô “tôi tôi bác bác” thì Khóa tôi phải gọi họ Hồ bằng đại danh từ gì cho tương xứng?
Họ Hồ lại còn tự khoe là trên cơ Đức Hưng Đạo, vì họ Hồ ở tầm vóc quốc tế, còn Đức Hưng Đạo chỉ có tầm vóc quốc nội, thì Khóa tôi phải so sánh cách gì cho xứng?
Thôi thì, thật thà là cha quỷ quái, Khóa tôi cứ chuyện mình mà nói, cứ đem mình ra so sánh với họ Hồ. Khóa tôi với họ Hồ có chỗ giống nhau là trước sau cùng vượt biên, chỉ khác nguyên nhân và mục đích là khác (về kết quả thì họ Hồ đã vượt biên thành công, nhờ làm cu ly bồi tầu cho Pháp, còn Khóa tôi thì chưa thành công mà thôi).
Bài họa của Khóa tôi như sau:
"Cu ly bồi bếp cũng xưng hùng,
Tao thẹn cùng mày một núi sông.
Tao trốn nguy cơ bầy quỷ đỏ,
Mày xua dân tộc đống than hồng.
Tao mua hạnh phúc chừng năm lượng,
Mày bán giang san được mấy đồng?
Hòm kiếng mày nằm sung sướng nhỉ?
Coi chừng chỉ một phát thần công."
Tất nhiên, như đã thưa trước bài họa còn thua xa bài xướng, phê bình từng chi tiết là phần quyền của độc giả.
Khóa tôi chỉ cầu xin Đức Hưng Đạo Đại Vương mỉm một nụ cười thôi.
Thầy Khóa Tư
***
Mặc dù quá trễ, lẽ ra tôi phải chuyển bài này tới tận tay cho nhiều người ngay khi nhận được như theo ý Thày Khóa, vì một số họ không còn nữa; tôi vẫn xin được sao chép lại ở đây để gửi chung tới quý vị độc giả, đặc biệt để quý vị nào còn yêu lối thơ xướng họa của người xưa để có thêm một giai thoại văn chương liên hệ tới lịch sử nước nhà.
Phạm Cao Dương
Trần Văn Giang (ghi lại)
_______________
Bài đọc thêm
Tiện đây, xin mời quý vị đọc thêm một bài thơ (cũng khá mất dạy), tạm gọi là bài họa (của bài thơ mất dạy) mà tôi tình cờ đọc qua và ghi chép lại từ một “phản hồi” (reply) trên một trang mạng như sau:
Số là bài thơ (như ông Phạm Cao Dương) gọi là “rất mất dạy” của boác ghi ở trên được lưu truyền đến tai một cô gái giang hồ. Cô ta ôm mặt khóc ròng ròng; than thở là đã bất hạnh không được sinh cùng thời với boác. Lời than của cô nàng được thi sĩ dân gian ghi lại như sau:
“Bác tôi, tôi bác cũng là người
Mà đã là người ‘cũng thế thôi!’
Tôi, GÁI GIANG HỒ vang khắp nước
Bác, TRAI TỨ CHIẾNG cộm muôn nơi
Bác đưa cầy cáo lên bàn độc
Tôi dắt nai tơ đến... chợ trời
Ví thử chúng mình cùng thế hệ
Đẹp duyên Rồng Phượng Bác và Tôi.”
Trần Văn Giang
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
"Một Bài Thơ Rất Mất Dạy!" - by Phạm Cao Dương / Trần Văn Giang (ghi lại).
Trong
ít ngày qua, khi kiểm điểm và sắp xếp lại sách vở, thư từ, tài liệu,
người viết tình cờ tìm lại được thư của một người bạn thân viết cho từ
một trại tị nạn Đông Nam Á.
Người bạn đó là nhà giáo kiêm nhà báo Nguyễn Quốc Hùng, bút danh là Thầy Khóa Tư của tờ báo Diều Hâu của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa ở Saigon thời trước năm 1975.
Bạn tôi xuất thân từ một gia đình Nho giáo. Anh là con một vị huấn đạo, một học quan trong chế độ xưa nên rất giỏi chữ Hán và chuyên dạy Quốc Văn cho các trường trung học ở Miền Nam với nhiệm sở chính là Trường Trung Học Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho.
Nhưng khác với các giáo sư Quốc Văn khác, anh không chỉ chuyên dạy Quốc Văn mà còn viết văn, viết báo, dịch truyện cổ từ chữ Hán sang tiếng Việt như Kim Bình Mai, Hồng Lâu Mộng, chưa kể tới Từ Điển Hán Việt...
Mặt khác, anh cũng giỏi về nhạc và chơi đàn lục huyền cầm Hạ Uy Di rất điêu luyện. Chính anh là người đã giúp cho tôi biết ít nhiều về nhạc mới Việt Nam, đặc biệt là nhạc tiền chiến mà cho tới khi biết anh, vì chỉ lo học hành, tôi hoàn toàn mù tịt, cũng giống như một bạn nhà giáo khác trước học cùng lớp với tôi, Giáo Sư Sử Địa Nguyễn Khắc Ngữ, người đã đưa tôi vào con đường nghiên cứu và xuất bản sách.
Chưa hết, trong các lối văn anh viết, bạn tôi rất giỏi về các thể văn cổ như thơ Đường, phú, văn tế, câu đối... mà anh viết một cách trôi chảy, dễ dàng không khác gì các nhà Nho ngày xưa với niêm, luật, đối âm, đối ý... rất chỉnh, khó có ai thời thập niên sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước và sau này có thể làm như vậy được.
Chính vì vậy hồi trước năm 1975, tôi đã thu thập một số thơ văn anh để giúp anh phổ biến nhưng không thành. Như một cơn hồng thủy, Biến Cố 30 Tháng Tư 1975 đã xóa đi tất cả.
Trong thư viết cho tôi, Thày Khóa Tư có gửi kèm cho tôi bài viết nhan đề “Giai Thoại Thi Ca Thời Đại” và yêu cầu tôi phổ biến.
Bài viết nói về bài thơ nhan đề “Đề Miếu Hưng Đạo Vương” truyền tụng là do Hồ Chí Minh làm khi ông này viếng thăm Đền Kiếp Bạc hồi đầu kháng chiến chống Pháp.
Thư bạn tôi viết đã lâu, ngót bốn thập niên trước, chữ rất mờ nhưng giá trị vẫn còn, nay tìm lại được, thể theo lời bạn, tôi xin sao lục gửi tới các quý vị thân hữu quen biết anh, đồng thời cũng xin gửi tới quý vị yêu lối thơ xướng họa của cổ nhân, có dịp nhớ lại sinh hoạt một thời, nay chỉ còn là vang bóng. Bài viết nguyên văn như sau:
Giai Thoại Thi Ca Thời Đại
Khóa tôi lúc mới ở trại tập trung cải tạo ra, được một anh bạn nhà văn đọc cho nghe một bài thơ của Hồ Chí Minh. Khóa tôi nghe xong bài thơ mà tay chân bủn rủn, cổ họng tắc nghẹn, vì nó thuộc loại cực kỳ mất dạy, có lẽ do tên “phản động” nào làm rồi gán cho “Hồ Chủ Tịch Vĩ Đại” để tuyên truyền bậy bạ chăng. Anh bạn tôi tức quá, tìm cho bằng được số tạp chí Văn Học Nghệ Thuật có đăng bài thơ đó dí vào mũi tôi.
Thì ra, hồi Việt Minh đánh Pháp, họ Hồ đi ngang đền thờ Đức Trần Hưng Đạo, ghé lại đề thơ như sau:
Đề Miếu Hưng Đạo Vương
"Suy ra tôi bác cũng anh hùng,
Sau trước cùng chung giữ núi sông.
Bác đuổi quân Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi xua giặc Pháp, ngọn cờ hồng.
Bác đưa dân tộc qua nô lệ,
Tôi dẫn năm châu đến đại đồng.
Bác có khôn thiêng cười một tiếng,
Giùm tôi kháng chiến sớm thành công."
Thật là giấy trắng mực đen, Khóa tôi hết ý kiến. Anh bạn nhà văn phạt Khóa tôi bằng cách bắt làm bài họa. Kể ra, đây là bài thơ niêm luật chỉnh tề, vần đối chững chạc. Hay nhất là hai câu thực, từ ngữ sống động, hình ảnh hào hùng.
Nhưng không phải vì thế mà khó làm bài họa. Lấy thơ để họa thơ là chuyện thường tình, khó là ở chỗ lấy ý mà chọi ý. Về vụ này, với bài thơ của họ Hồ thì Khóa tôi xin chịu thua trước. Họ Hồ coi Đức Thái Sư Thượng Phụ Thượng Quốc Công Bình Bắc Đại Nguyên Soái Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là chỗ bạn bè quen biết, xưng hô “tôi tôi bác bác” thì Khóa tôi phải gọi họ Hồ bằng đại danh từ gì cho tương xứng?
Họ Hồ lại còn tự khoe là trên cơ Đức Hưng Đạo, vì họ Hồ ở tầm vóc quốc tế, còn Đức Hưng Đạo chỉ có tầm vóc quốc nội, thì Khóa tôi phải so sánh cách gì cho xứng?
Thôi thì, thật thà là cha quỷ quái, Khóa tôi cứ chuyện mình mà nói, cứ đem mình ra so sánh với họ Hồ. Khóa tôi với họ Hồ có chỗ giống nhau là trước sau cùng vượt biên, chỉ khác nguyên nhân và mục đích là khác (về kết quả thì họ Hồ đã vượt biên thành công, nhờ làm cu ly bồi tầu cho Pháp, còn Khóa tôi thì chưa thành công mà thôi).
Bài họa của Khóa tôi như sau:
"Cu ly bồi bếp cũng xưng hùng,
Tao thẹn cùng mày một núi sông.
Tao trốn nguy cơ bầy quỷ đỏ,
Mày xua dân tộc đống than hồng.
Tao mua hạnh phúc chừng năm lượng,
Mày bán giang san được mấy đồng?
Hòm kiếng mày nằm sung sướng nhỉ?
Coi chừng chỉ một phát thần công."
Tất nhiên, như đã thưa trước bài họa còn thua xa bài xướng, phê bình từng chi tiết là phần quyền của độc giả.
Khóa tôi chỉ cầu xin Đức Hưng Đạo Đại Vương mỉm một nụ cười thôi.
Thầy Khóa Tư
***
Mặc dù quá trễ, lẽ ra tôi phải chuyển bài này tới tận tay cho nhiều người ngay khi nhận được như theo ý Thày Khóa, vì một số họ không còn nữa; tôi vẫn xin được sao chép lại ở đây để gửi chung tới quý vị độc giả, đặc biệt để quý vị nào còn yêu lối thơ xướng họa của người xưa để có thêm một giai thoại văn chương liên hệ tới lịch sử nước nhà.
Phạm Cao Dương
Trần Văn Giang (ghi lại)
_______________
Bài đọc thêm
Tiện đây, xin mời quý vị đọc thêm một bài thơ (cũng khá mất dạy), tạm gọi là bài họa (của bài thơ mất dạy) mà tôi tình cờ đọc qua và ghi chép lại từ một “phản hồi” (reply) trên một trang mạng như sau:
Số là bài thơ (như ông Phạm Cao Dương) gọi là “rất mất dạy” của boác ghi ở trên được lưu truyền đến tai một cô gái giang hồ. Cô ta ôm mặt khóc ròng ròng; than thở là đã bất hạnh không được sinh cùng thời với boác. Lời than của cô nàng được thi sĩ dân gian ghi lại như sau:
“Bác tôi, tôi bác cũng là người
Mà đã là người ‘cũng thế thôi!’
Tôi, GÁI GIANG HỒ vang khắp nước
Bác, TRAI TỨ CHIẾNG cộm muôn nơi
Bác đưa cầy cáo lên bàn độc
Tôi dắt nai tơ đến... chợ trời
Ví thử chúng mình cùng thế hệ
Đẹp duyên Rồng Phượng Bác và Tôi.”
Trần Văn Giang